ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 22 tháng 01 năm 2010 |
PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2942/TTr-SLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2009 về việc phê duyệt “Đề án chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020”.
(Ban hành kèm theo đề án).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Khoa học - Công nghệ, Giáo dục - Đào tạo, Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
I . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN:
1. Dân số và lao động:
- Theo Niên giám Thống kê năm 2008 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng diện tích đất tự nhiên 198.740 ha, trong đó đất nông nghiệp (bao gồm đất: nông, lâm, ngư, diêm nghiệp) 148.660 ha, chiếm 74,83% diện tích đất tự nhiên; chia ra: đất sản xuất nông nghiệp: 106.100ha; đất lâm nghiệp: 35.200ha; đất nuôi trồng thủy sản 6.210ha; đất làm muối 1.150ha.
- Dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 994.189 người, trong đó dân số nông thôn: 507.622 người chiếm 51,06% dân số. Lao động trong độ tuổi 642.676 người, đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân: 411.009, trong đó lao động nông nghiệp là 181.107 người, chiếm 44.06% lao động trong độ tuổi.
2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp
a) Nông, lâm, thuỷ sản luôn duy trì phát triển khá cao, có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến và thị trường, tăng giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân trong 3 năm (2006 – 2008) là 7%/năm. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 4,03%; công nghiệp, xây dựng 62,54%; dịch vụ 33,77%. Về trồng trọt: sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh khá rõ nét theo nhu cầu thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chăn nuôi phát triển với tốc độ khá cao, tỷ trọng chăn nuôi năm 2008 chiếm 39,4% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị sản lượng trồng trọt bình quân năm 2008 ước đạt 27 triệu đồng/ha đất canh tác, trong đó giá trị sản lượng trồng trọt bình quân là 27 triệu đồng/ha/năm đối với đất trồng cây hàng năm và 28 triệu đồng/ha/năm đối với đất trồng cây lâu năm, thu nhập của dân cư nông thôn đạt 28 triệu đồng /hộ/năm.
- Nuôi trồng thủy sản phát triển diện tích và năng suất nuôi. Khai thác thủy hải sản giảm về số lượng tàu thuyền nhưng công suất tăng do hộ ngư dân đầu tư tàu thuyền công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Sản lượng khai thác năm 2008 đạt 267.999 tấn.
- Tài nguyên rừng và đất rừng đã được quản lý bảo vệ tốt hơn, với hiện trạng quản lý là 35.210 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng hiện nay chiếm 17,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Số lượng, chất lượng xuất khẩu hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ hải sản là 326 triệu USD, chiếm 33,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều và sản phẩm chế biến hải sản.
b) Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, quan hệ sản xuất tiếp tục đổi mới.
Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp khoảng 56%, dịch vụ 25%, công nghiệp 19%. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã có bước phát triển khá, ngành nghề đa dạng, tỷ trọng sản phẩm nông sản qua chế biến và sơ chế đạt khoảng 50% và thuỷ sản là 70%.
c) Quan hệ sản xuất:
Kinh tế hộ tiếp tục phát triển mở rộng quy mô sản xuất, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, đa dạng hoá ngành nghề. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đã có sự chuyển biến, đến nay đã có 21 hợp tác xã nông, ngư nghiệp. Các công ty nông lâm ngư nghiệp có vốn nhà nước đã được sắp xếp đổi mới thành công ty cổ phần. Các đơn vị tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản: mủ cao su, hạt điều, gỗ rừng trồng,… góp phần tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản cho bà con nông dân. Kinh tế tư nhân có sự phát triển mạnh mẽ.
d) Hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được tiếp tục xây dựng:
- Đến nay, toàn tỉnh có 43 công trình thủy lợi, trong đó có 22 hồ chứa với tổng dung tích 101,45 triệu m3, 86,985 km kênh mương loại II, 10 km kênh mương loại III đã được kiên cố hóa, tổng năng lực tưới của các công trình là 8.069 ha, chủ yếu là tưới lúa, tiêu úng cho 2.850 ha, ngăn mặn – ngăn lũ cho 6.100 ha và cấp nước sinh hoạt : 150.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ thủy lợi hoá được 20,17% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có khả năng tưới tiêu.
- Tổng số hệ thống cấp nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh là 31 hệ thống và 1 nhà máy, với tổng công suất 19.570 m3/ngày đêm, cấp nước cho 34/38 xã nông thôn. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh hiện nay đạt 98% (chỉ tiêu 90%), trong đó tỷ lệ dân nông thôn có cơ hội sử dụng nước máy là 50%, tỷ lệ được sử dụng nước máy là 35%.
- Giao thông, đã được đầu tư cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ 55, 56; đầu tư mới tuyến đường ven biển Vũng Tàu đi Bình Thuận; các tuyến tỉnh lộ chính đã cơ bản hình thành, đường giao thông liên xã hầu hết đã được nâng cấp và nhựa hóa với tổng chiều dài 1.572 km, hầu hết đạt cấp V, cấp VI, tỷ lệ nhựa hoá 30%.
- Điện, đã đầu tư làm mới và cải tạo đường dây trung thế, hạ thế, tổng dung lượng các trạm biến áp 21.208 kVA máy biến áp hạ thế phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến cuối năm 2007, số hộ dân nông thôn được sử dụng điện trong sinh hoạt đạt 97% (chỉ tiêu 96%).
- Nhiều thị trấn, thị tứ ở nông thôn có bước phát triển mới gắn với sự phát triển các vùng nguyên liệu, các trung tâm của các nông lâm trường, các tụ điểm dân cư xung quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ven các trục giao thông nông thôn, hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động hơn.
e) Tích cực thực hiện giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo; đời sống vật chất, tinh thần nông dân, nông thôn tiếp tục được cải thiện :
- Hiện nay, thu nhập của dân cư nông thôn bình quân 28,5 triệu đồng/hộ/năm, tỉnh đã vận động các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội ủng hộ xây dựng 9.322 căn nhà tình thương, 1401 căn nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo và hộ chính sách; xoá 100% nhà tranh tre vách lá. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% hộ nghèo toàn tỉnh. Chương trình giải quyết việc làm được triển khai có hiệu quả thông qua các dự án nhỏ giải quyết việc làm, các nguồn vốn cho vay xuất khẩu lao động, đã giải quyết được việc làm cho 92.805 lao động. Chương trình xóa đói giảm nghèo triển khai thực hiện khá tốt, đến nay đã có 30.220 hộ thoát nghèo (chuẩn tỉnh), giảm tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn tỉnh ) từ 25,62% năm 2006 xuống 8,28% năm 2008.Trong đó tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 3,68%.
- Phát triển giáo dục: đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào cuối năm 2004; đang triển khai đề án phổ cập giáo dục bậc trung học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi; tỷ lệ người biết đọc biết viết hiện nay đạt 96%. Về đào tạo, đã có 32 cơ sở dạy nghề và có 32 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trên cả nước liên kết mở lớp tại tỉnh góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% vào năm 2008,
- Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; Bình quân hàng năm các cơ sở y tế trong tỉnh đã thực hiện khám chữa bệnh cho khoảng 01 triệu lượt người.
- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được phát triển mạnh, đến cuối năm 2008 có 89,2% gia đình, 76,5% ấp, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Mức hưởng thụ văn hóa liên tục được nâng lên 29,5 lần/người.
- Phong trào thể thao quần chúng được mở rộng, tỷ lệ số người tập thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên đạt 22,5%. Các trường học trong tỉnh bảo đảm 100% công tác giáo dục thể chất.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đối với đồng bào dân tộc tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc từ 1,02% năm 2006 đến 2008 còn 0,6%.
3. Một số hạn chế:
- Đất nông nghiệp bình quân đầu người tuy cao: 0,3 ha/người (cả nước 0,122 ha/ người) nhưng phần lớn đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, rừng sinh thái thu hút ít lao động; thu nhập bình quân chỉ đạt 27 triệu/ha/năm.
- Tuy có trên 35% lao động nông nghiệp qua đào tạo và phổ cập nghề nghiệp; nhưng chủ yếu là dưới 03 tháng không theo kịp yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật - chăn nuôi (KHKT-CN) mới trong chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, sơ chế, chế biến sau thu hoạch.
- Số lao động trên 35 tuổi đang làm nông nghiệp (đặc biệt là nữ) chiếm tỷ lệ cao nhưng trình độ văn hóa, tay nghề, tác phong công nghiệp còn thấp nên việc chuyển nghề nghiệp cho họ rất khó khăn.
- Lao động trong nông nghiệp chiếm 44,06% nhưng thu nhập GDP từ nông nghiệp chỉ chiếm 4,03% điều đó cho thấy năng suất lao động nông nghiệp quá thấp dẫn đến thu nhập của số lao động nông nghiệp không đảm bảo, đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nghèo của nông thôn còn khá cao.
- Giá trị một số cây trồng còn quá thấp (Niên giám Thống kê năm 2008):
+ Có 6.210 ha nuôi thủy sản. Tổng thu 509.532 triệu, bình quân 82 triệu/ha.
+ Có 6.875 ha cây ăn quả. Tổng thu 246.203 triệu, bình quân 35,8 triệu/ha
+ Có 49.949 ha cây công nghiệp lâu năm. Tổng thu 1.305.946 triệu, bình quân: 26,1 triệu/ha.
+ Có 43.484 ha cây lương thực. Tổng thu 675.115 triệu, bình quân: 15,5 triệu/ha
- Bình quân mỗi năm có trên 5.500 thanh niên nông thôn đến tuổi lao động, cùng với số lao động mất việc làm do có đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng (theo Nghị quyết số 06/2007/NQ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010; riêng năm 2009 là: 1.870 ha = 2.800 lao động; năm 2010 là: 5.326ha = 8.000 lao động) tạo nên sức ép về nhu cầu việc làm trong nông nghiệp - nông thôn rất lớn.
II. MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:
1. Mục tiêu tổng quát:
a) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng trên 2,5 lần so với hiện nay.
b) Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
c) Cùng với việc hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; đảm bảo điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao ở hầu hết các vùng nông thôn gần với các đô thị trung bình.
d) Giúp cho lao động nông nghiệp, nông dân nâng cao năng lực phòng chống giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nhất là nước biển dâng.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 4 – 4,5%/năm (đảm bảo cơ cấu: trồng trọt 50%, chăn nuôi 50%).
- Độ che phủ rừng đạt 44 – 50%.
- 100% hộ dân có điện, nước sạch và 100% cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia.
- Có 70% xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới và 70% xã văn hóa.
b) Mục tiêu chuyển dịch lao động:
- Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nông thôn đạt trên 95%.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm: 37,97% năm 2010; 25,46% năm 2015; và 17,21% năm 2020. Trên cơ sở đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian cho các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các dự án phát triển du lịch tại địa bàn từng huyện, hhị xã và thành phố, cũng như nhu cầu lao động các khu công nghiệp và các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh; hạn chề thấp nhất việc chuyển nghề phải chuyển chổ ở cho người lao động. (theo phụ lục đính kèm).
- Lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.
- Có 80% diện tích nông nghiệp đạt năng suất 80 triệu/ha. Thu nhập bình quân của nông dân tăng 2,5 lần so với năm 2007.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội:
Chuyển dịch lao động nông nghiệp nhằm khai thác đạt hiệu quả cao về tiềm năng lao động, đất đai hiện có, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa nông thôn và thành thị, thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp - nông thôn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26/TW và Nghị quyết số 24/NQ-CP của Chính phủ về nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Vì vậy các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi người dân cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
2. Chuyển dịch lao động nông nghiệp phải đặt trong chương trình tổng thể về: “quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”, “quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn”, “quy hoạch cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp”, “quy hoạch phát triển làng nghề trong nông thôn”, “xây dựng nông thôn mới”; “bảo tồn và phát triển làng nghề”, “đào tạo nguồn nhân lực”, “Phát triển kinh tế hợp tác”...Bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt là cơ cấu lại vật nuôi - cây trồng, loại bỏ những vật nuôi - cây trồng có năng suất và giá trị thấp như hiện nay.
3. Tăng cường công tác đào tạo nghề, tác phong lao động cho lao động nông thôn theo hướng:
- Lao động trên 35 tuổi thời gian đào tạo ngắn, chuyên sâu về ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) và sử dụng các công cụ cơ giới trong chăn nuội, trồng trọt, bảo quản, sơ chế, chế biến sau thu hoạch, các nghề truyền thống, các nghề chủ yếu trong các làng nghề, trong các trang trại hiện có tại địa phương…
- Lao động từ 35 tuổi trở xuống tập trung chủ yếu đào tạo hệ cao đẳng nghề, trung cấp nghề (cả tập trung và vừa học vừa làm) trên cơ sở quy hoạh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn, quy hoạch làng nghề, hợp tác xã dịch vụ, đặc biệt đáp ứng nhu cầu lao động của các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN) tại địa phương và các vùng lân cận.
- Nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề hiện có cả về quy mô, chất lượng đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư trường đào tạo nghề đã có chủ trương, đã phê duyệt nhanh chóng hoàn thành đầu tư, sớm đi vào hoạt động để đủ năng lực đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu chuyển dịch lao động nông nghiệp cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
4. Tăng cường vai trò của các tổ chức tín dụng đặc biệt là Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các tổ chức tín dụng nhân dân tạo mọi thuận lợi để các doanh nghiệp, các hợp tác xã (HTX), các làng nghề, trang trại và mọi nông dân có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, học nghề, phát triển sản xuất kinh doanh được vay thuận lợi, đủ nguồn, kịp mùa vụ....
5. Có chính sách thu hút mạnh các nhà đầu tư mở các cơ sở sản xuất, chế biến (đặc biệt chế biến các sản phẩm nông nghiệp) tại các vùng nông thôn nhằm góp phần thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, thu hút lao động tại chỗ.
6. Chú trọng việc nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học-công nghệ trong nông nghiệp nhất là các lĩnh vực vật nuôi, cây trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập Ban Chỉ đạo gồm:
- Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trưởng ban Chỉ đạo.
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội : Phó trưởng ban Thường trực.
- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn : Thành viên.
- Lãnh đạo Sở Kế hoạch – Đầu tư : Thành viên.
- Lãnh đạo Sở Tài chính : Thành viên.
- Lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo : Thành viên.
- Lãnh đạo Sở Công thương : Thành viên.
- Lãnh đạo Sở Khoa học – Công nghệ : Thành viên.
- Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội : Thành viên.
- Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn: Thành viên.
- Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh : Thành viên.
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Thành viên.
Giúp việc cho Ban Chỉ đạo: thành lập tổ chuyên viên gồm các đồng chí có năng lực của các cơ quan thành viên do đồng chí lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm tổ trưởng.
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giao các sở, ngành có liên quan triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông nghiệp; chương trình giải quyết việc làm (GQVL) giai đoạn 2010 -2020 trình Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý I/2010. Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo định kỳ và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: hoàn thành quy hoạch ngành nghề nông thôn đến 2020; công nhận các làng nghề; chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý I/2010.
c) Sở Kế hoạch - Đầu tư: xây dựng kế hoạch thu hút các nhà đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn; nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trong quý I/2010. Hàng năm đảm bảo cân đối nguồn kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia cho dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho số lao động nông nghiệp theo đề án này trong “Chương trình phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật đến năm 2020” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009.
d) Sở Tài chính: có trách nhiệm thẩm định cấp phát kinh phí hàng năm, đảm bảo các khoản kinh phí chi sự nghiệp hàng năm cho các nội dung của đề án và các hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định hiện hành.
đ) Sở Khoa học - Công nghệ: xây dựng chương trình nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ nông nghiệp, nông thôn từng năm và cả giai đoạn 2010 - 2020 trình Ủy ban nhân dân trong quý I/2010.
e) Sở Công thương: xây dựng tiến độ xúc tiến đầu tư, tiến độ về nhu cầu chi tiết nguồn công nhân kỹ thuật cung cấp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đảm bảo lấp đầy 30 cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trước năm 2010 như đã phê duyệt; chuẩn bị cho việc phát triển thêm 15 cụm cho giai đoạn 2011 - 2020.
g) Sở Thông tin - Truyền thông: phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện Đề án này.
h) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội; Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN&PTNT): có kế hoạch huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các làng nghề, trang trại.
i) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: xây dựng phương án chuyển dịch lao động nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2020 kế hoạch chi tiết từng năm báo cáo Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý I/2010.
k) Đề nghị Hội Nông dân tỉnh chủ động phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội bám sát Đề án này và kế hoạch chi tiết của các địa phương chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền giáo dục để đông đảo hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
l) Các Ban Chỉ đạo phát triển du lịch, Ban Chỉ đạo phát triển các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu lao động cho từng dự án về số lượng, trình độ, thời gian báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để có kế hoạch đào tạo nghề, cung ứng kịp thời theo nhu cầu của các doanh nghiệp.
m) Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh - Truyền hình: xây dựng chương trình tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện đề án này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu có khó khăn, vướng mắc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp ý kiến các cơ quan, đơn vị và đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh./.
PHỤ LỤC 1
LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
Năm | Tổng số | Vũng Tàu | Bà Rịa | Tân Thành | Châu Đức | Long Điền | Đất Đỏ | Xuyên Mộc | Côn Đảo |
2008 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 642.743 | 194.748 | 59.283 | 74.645 | 95.990 | 84.683 | 41.409 | 87.715 | 4.271 |
Lao động hoạt động KT | 411.009 | 124.544 | 37.912 | 47.736 | 61.387 | 54.156 | 26.482 | 56.095 | 2.731 |
Lao động nông nghiệp | 181.107 | 34.288 | 13.917 | 20.163 | 41.694 | 19.883 | 9.721 | 41.190 | 251 |
2009 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 644.855 | 195.388 | 59.478 | 74.890 | 96.305 | 84.961 | 41.546 | 88.003 | 4.285 |
Lao động hoạt động KT | 422.380 | 127.989 | 38.961 | 49.057 | 63.085 | 55.654 | 27.214 | 57.647 | 2.807 |
Lao động nông nghiệp | 175.278 | 33.185 | 13.469 | 19.514 | 40.352 | 19.243 | 9.408 | 39.864 | 243 |
2010 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 663.309 | 200.979 | 61.180 | 77.033 | 99.061 | 87.392 | 42.734 | 90.521 | 4.408 |
Lao động hoạt động KT | 444.417 | 134.667 | 40.994 | 51.616 | 66.376 | 58.558 | 28.634 | 60.654 | 2.953 |
Lao động nông nghiệp | 175.278 | 33.185 | 13.469 | 19.514 | 40.352 | 19.243 | 9.408 | 39.864 | 243 |
2011 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 667.355 | 202.205 | 61.553 | 77.503 | 99.666 | 87.926 | 42.995 | 91.074 | 4.435 |
Lao động hoạt động KT | 457.138 | 138.522 | 42.167 | 53.094 | 68.276 | 60.234 | 29.454 | 62.390 | 3.038 |
Lao động nông nghiệp | 169.736 | 32.135 | 13.043 | 18.897 | 39.076 | 18.635 | 9.111 | 38.604 | 235 |
2012 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 671.426 | 203.439 | 61.929 | 77.976 | 100.274 | 88.462 | 43.257 | 91.629 | 4.462 |
Lao động hoạt động KT | 469.998 | 142.418 | 43.353 | 54.588 | 70.197 | 61.928 | 30.283 | 64.145 | 3.123 |
Lao động nông nghiệp | 163.653 | 30.984 | 12.576 | 18.220 | 37.676 | 17.967 | 8.784 | 37.220 | 227 |
2013 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 675.522 | 204.680 | 62.306 | 78.452 | 100.885 | 89.002 | 43.521 | 92.188 | 4.489 |
Lao động hoạt động KT | 482.998 | 146.358 | 44.553 | 56.097 | 72.139 | 63.641 | 31.120 | 65.920 | 3.210 |
Lao động nông nghiệp | 157.023 | 29.729 | 12.066 | 17.482 | 36.150 | 17.239 | 8.428 | 35.712 | 217 |
2014 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 679.642 | 205.928 | 62.686 | 78.930 | 101.501 | 89.544 | 43.787 | 92.750 | 4.516 |
Lao động hoạt động KT | 496.139 | 150.340 | 45.765 | 57.624 | 74.101 | 65.373 | 31.967 | 67.713 | 3.297 |
Lao động nông nghiệp | 149.834 | 28.368 | 11.514 | 16.681 | 34.495 | 16.450 | 8.042 | 34.077 | 207 |
2015 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 738.303 | 223.702 | 68.097 | 85.743 | 110.261 | 97.273 | 47.566 | 100.756 | 4.906 |
Lao động hoạt động KT | 550.036 | 166.671 | 50.736 | 63.883 | 82.151 | 72.474 | 35.439 | 75.069 | 3.655 |
Lao động nông nghiệp | 148.455 | 28.106 | 11.408 | 16.528 | 34.177 | 16.298 | 7.968 | 33.764 | 205 |
2016 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 742.807 | 225.067 | 68.512 | 86.266 | 110.934 | 97.866 | 47.856 | 101.370 | 4.936 |
Lao động hoạt động KT | 564.533 | 171.064 | 52.073 | 65.567 | 84.316 | 74.384 | 36.374 | 77.048 | 3.752 |
Lao động nông nghiệp | 139.327 | 26.378 | 10.706 | 15.512 | 32.076 | 15.296 | 7.478 | 31.688 | 193 |
2017 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 747.338 | 226.440 | 68.930 | 86.792 | 111.611 | 98.463 | 48.148 | 101.989 | 4.966 |
Lao động hoạt động KT | 579.187 | 175.505 | 53.425 | 67.269 | 86.505 | 76.315 | 37.318 | 79.047 | 3.849 |
Lao động nông nghiệp | 129.564 | 24.530 | 9.956 | 14.425 | 29.828 | 14.224 | 6.954 | 29.467 | 179 |
2018 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 751.896 | 227.821 | 69.351 | 87.321 | 112.291 | 99.064 | 48.442 | 102.611 | 4.996 |
Lao động hoạt động KT | 593.998 | 179.993 | 54.791 | 68.989 | 88.717 | 78.267 | 38.272 | 81.069 | 3.947 |
Lao động nông nghiệp | 119.156 | 22.559 | 9.156 | 13.266 | 27.432 | 13.082 | 6.396 | 27.100 | 165 |
2019 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 756.483 | 229.211 | 69.774 | 87.854 | 112.976 | 99.668 | 48.737 | 103.237 | 5.027 |
Lao động hoạt động KT | 608.969 | 184.529 | 56.172 | 70.728 | 90.953 | 80.239 | 39.237 | 83.112 | 4.047 |
Lao động nông nghiệp | 108.092 | 20.465 | 8.306 | 12.034 | 24.885 | 11.867 | 5.802 | 24.584 | 150 |
2020 | |||||||||
Lao động trong tuổi | 784.205 | 237.610 | 72.331 | 91.074 | 117.116 | 103.321 | 50.523 | 107.020 | 5.211 |
Lao động hoạt động KT | 643.048 | 194.856 | 59.316 | 74.686 | 96.043 | 84.730 | 41.432 | 87.763 | 4.273 |
Lao động nông nghiệp | 109.318 | 20.697 | 8.400 | 12.171 | 25.167 | 12.002 | 5.868 | 24.863 | 151 |
Số lao động cần chuyển dịch | 73.015 | 13.592 | 5.517 | 7.992 | 16.527 | 7.881 | 3.853 | 16.327 | 99 |
PHỤ LỤC 2
LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
Năm | Tổng số | Vũng Tàu | Bà Rịa | Tân Thành | Châu Đức | Long Điền | Đất Đỏ | Xuyên Mộc | Côn Đảo |
2010 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 4.763 | 902 | 366 | 530 | 1.097 | 523 | 256 | 1.083 | 7 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 2.620 | 496 | 201 | 292 | 603 | 288 | 141 | 596 | 4 |
Số lao động trên 35 tuổi | 2.143 | 406 | 165 | 239 | 493 | 235 | 115 | 487 | 3 |
2011 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 1.066 | 202 | 82 | 119 | 245 | 117 | 57 | 242 | 1 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 586 | 111 | 45 | 65 | 135 | 64 | 31 | 133 | 1 |
Số lao động trên 35 tuổi | 480 | 91 | 37 | 53 | 110 | 53 | 26 | 109 | 1 |
2012 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 5.543 | 1.049 | 426 | 617 | 1.276 | 608 | 297 | 1.261 | 8 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 3.048 | 577 | 234 | 339 | 702 | 335 | 164 | 693 | 4 |
Số lao động trên 35 tuổi | 2.494 | 472 | 192 | 278 | 574 | 274 | 134 | 567 | 3 |
2013 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 6.082 | 1.152 | 467 | 677 | 1.400 | 668 | 326 | 1.383 | 8 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 3.345 | 633 | 257 | 372 | 770 | 367 | 180 | 761 | 5 |
Số lao động trên 35 tuổi | 2.737 | 518 | 210 | 305 | 630 | 300 | 147 | 622 | 4 |
2014 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 6.631 | 1.255 | 510 | 738 | 1.526 | 728 | 356 | 1.508 | 9 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 3.647 | 690 | 280 | 406 | 840 | 400 | 196 | 829 | 5 |
Số lao động trên 35 tuổi | 2.984 | 565 | 229 | 332 | 687 | 328 | 160 | 679 | 4 |
2015 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 7.189 | 1.361 | 552 | 800 | 1.655 | 789 | 386 | 1.635 | 10 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 3.954 | 749 | 304 | 440 | 910 | 434 | 212 | 899 | 5 |
Số lao động trên 35 tuổi | 3.235 | 612 | 249 | 360 | 745 | 355 | 174 | 736 | 4 |
2016 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 1.379 | 261 | 106 | 154 | 318 | 151 | 74 | 314 | 2 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 759 | 144 | 58 | 84 | 175 | 83 | 41 | 173 | 1 |
Số lao động trên 35 tuổi | 621 | 118 | 48 | 69 | 143 | 68 | 33 | 141 | 1 |
2017 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 9.128 | 1.728 | 701 | 1.016 | 2.101 | 1.002 | 490 | 2.076 | 13 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 5.020 | 950 | 386 | 559 | 1.156 | 551 | 269 | 1.142 | 7 |
Số lao động trên 35 tuổi | 4.108 | 778 | 316 | 457 | 946 | 451 | 220 | 934 | 6 |
2018 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 9.763 | 1.848 | 750 | 1.087 | 2.248 | 1.072 | 524 | 2.220 | 14 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 5.369 | 1.017 | 413 | 598 | 1.236 | 589 | 288 | 1.221 | 7 |
Số lao động trên 35 tuổi | 4.393 | 832 | 338 | 489 | 1.011 | 482 | 236 | 999 | 6 |
2019 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 10.408 | 1.971 | 800 | 1.159 | 2.396 | 1.143 | 559 | 2.367 | 14 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 5.724 | 1.084 | 440 | 637 | 1.318 | 628 | 307 | 1.302 | 8 |
Số lao động trên 35 tuổi | 4.684 | 887 | 360 | 521 | 1.078 | 514 | 251 | 1.065 | 6 |
2020 | |||||||||
Tổng số lao động nông nghiệp cần chuyển nghề | 11.064 | 2.095 | 850 | 1.232 | 2.547 | 1.215 | 594 | 2.516 | 15 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 6.085 | 1.152 | 468 | 677 | 1.401 | 668 | 327 | 1.384 | 8 |
Số lao động trên 35 tuổi | 4.979 | 943 | 383 | 554 | 1.146 | 547 | 267 | 1.132 | 7 |
Số lao động cần chuyển dịch | 73.015 | 13.592 | 5.517 | 7.992 | 16.527 | 7.881 | 3.853 | 16.327 | 99 |
Số lao động từ 35 tuổi trở xuống | 40.158 | 7.476 | 3.034 | 4.396 | 9.090 | 4.335 | 2.119 | 8.980 | 54 |
Số lao động trên 35 tuổi | 32.857 | 6.116 | 2.483 | 3.596 | 7.437 | 3.546 | 1.734 | 7.347 | 45 |
PHỤ LỤC 3
LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP CHUYỂN DỊCH THEO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2008 – 2020
Năm | Tổng số lao động | Tỷ lệ % | Trồng chọt | Lâm nghiệp | N.T.T.sản. muối | Khai thác hải sản | ||||
Diện tích | Lao động | Diện tích | Lao động | Diện tích | Lao động | Diện tích | Lao động | |||
2008 | 181.107 | 0.4406 | 106.100 | 110.559 | 35.210 | 22.459 | 7.360 | 11.819 | 5.000 | 36.270 |
2009 | 176.344 | 0.4175 | 104.000 | 104.232 | 36.000 | 23.419 | 7.200 | 9.632 | 5.500 | 39.060 |
2010 | 175.279 | 0.3944 | 101.250 | 101.609 | 36.000 | 23.427 | 7.000 | 9.458 | 6.000 | 41.850 |
2011 | 169.736 | 0.3713 | 99.000 | 96.773 | 36.000 | 21.439 | 6.800 | 6.884 | 6.500 | 44.640 |
2012 | 163.653 | 0.3482 | 96.750 | 91.219 | 36.000 | 18.735 | 6.700 | 6.269 | 7.000 | 47.430 |
2013 | 157.023 | 0.3251 | 94.500 | 85.245 | 36.000 | 15.610 | 6.500 | 5.948 | 7.500 | 50.220 |
2014 | 149.834 | 0.3020 | 92.250 | 78.944 | 36.000 | 12.159 | 6.300 | 5.721 | 8.000 | 53.010 |
2015 | 148.455 | 0.2699 | 90.000 | 78.590 | 36.000 | 8.475 | 6.000 | 5.590 | 8.500 | 55.800 |
2016 | 139.327 | 0.2468 | 88.000 | 70.380 | 36.000 | 4.857 | 6.000 | 5.500 | 9.000 | 58.590 |
2017 | 129.564 | 0.2237 | 86.000 | 60.464 | 36.000 | 3.600 | 6.000 | 5.500 | 9.500 | 60.000 |
2018 | 119.156 | 0.2006 | 84.000 | 50.056 | 36.000 | 3.600 | 6.000 | 5.500 | 1.000 | 60.000 |
2019 | 108.092 | 0.1775 | 82.000 | 38.992 | 36.000 | 3.600 | 6.000 | 5.500 | 1.000 | 60.000 |
2020 | 109.318 | 0.1700 | 80.000 | 40.218 | 36.000 | 3.600 | 6.000 | 5.500 | 1.000 | 60.000 |
PHỤ LỤC 4
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
(QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN 2020 - THÁNG 9 NĂM 2009)
Stt | Tên các khu công nghiệp | Số quyết định thành lập và địa bàn | Diện tích (ha) | Số lao động |
| Đã có đến tháng 12/2008 |
| 7900.77 | 197.519 |
1 | Đông Xuyên | 639/TTg ngày 09/9/1996 | 160.7 | 4018 |
2 | Phú Mỹ 1 | 213/QD-TTg ngày 04/02/1998 | 954.4 | 23860 |
3 | Mỹ Xuân A | 333/TTg ngày 22/5/1996 | 302.4 | 7560 |
4 | Mỹ Xuân A2 | 2205/GP ngày 24/5/2001 | 422.22 | 10556 |
5 | Mỹ Xuân B1 – CONAC | 300/QĐ-TTg ngày 14/4/1998 | 227.1 | 5678 |
6 | Cái Mép | 339/QĐ-TTg ngày 05/10/2002 | 670.6 | 16765 |
7 | Phú Mỹ 2 | 2089/QĐ-UBND ngày 29/6/2005 | 1.023.60 | 25590 |
8 | Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng | 1479/QĐ-UBND ngày 18/5/2006 | 200 | 5000 |
9 | Mỹ Xuân B1 - Đại Dương | 49221000009 ngày 12/01/2006 | 145.7 | 3643 |
10 | Phú Mỹ 3 | 49221000078 ngày 12/01/2006 | 993.81 | 24845 |
11 | Long Sơn | 2327/QĐ-UBND ngày 07/9/2008 | 1.250.00 | 31250 |
12 | Châu Đức | 3600/QĐ-UBND ngày 16/10/2008 | 1.550.24 | 38756 |
| Dự kiến lập mới 2009 |
| 900 | 22500 |
13 | Long Hương | Tân Thành | 400 | 11200 |
14 | Đất Đỏ | Đất Đỏ | 500 | 14000 |
| Dự kiến lập mới 2010-2020 |
| 1800 | 45000 |
15 | Cái Mép Hạ | Tân Thành | 800 | 22400 |
16 | Đất Đỏ 2 | Đất Đỏ | 1.000 | 28000 |
17 | Đất Đỏ 3 | Đất Đỏ | 500 | 14000 |
18 | Suối Rao | Châu Đức | 500 | 14000 |
| Tổng cộng |
| 10600.77 | 265019 |
PHỤ LỤC 5
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ở TỪNG ĐỊA PHƯƠNG
Stt | Đơn vị/cụm | Chủ đầu tư | Giấy chứng nhận đầu tư | Diện tích (ha) | VNĐ (tỷ) | USD (Triệu) | Ngành nghề sản xuất | Nhu cầu lao động |
I | Tân Thành |
|
| 911 |
|
|
| 25508 |
1 | Hắc Dịch 1 | Công ty Phú Mỹ | 49121000090.30/4/08 | 30 |
|
| May mặc, giày da | 840 |
2 | Hắc Dịch 2 | Khu A và B |
| 130 |
|
| May mặc, điện tử CBSX nông sản, xuất khẩu | 3640 |
4 | Tóc Tiên 1 |
|
| 48 |
|
| CB nông sản, sản xuất hàng xuất khẩu | 1344 |
5 | Tóc Tiên 2 | Tổng công ty CN Sài Gòn |
| 30 | 78.383 |
| Cơ khí chế tạo, thực phẩm công nghiệp | 840 |
6 | Tóc Tiên 4 |
|
| 66 |
|
| Cơ khí phụ trợ, CB gỗ, mây tre | 1848 |
10 | Tóc Tiên 7 |
|
| 75 |
|
| Gỗ trang trí nội thất và xuất khẩu | 2100 |
11 | Tân Hòa | Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hỷ Hân |
| 30 | 36.072 |
| May mặc, giày da, lắp ráp ĐT | 840 |
13 | Boomin Vina | Công ty trách nhiệm hữu hạn Boomin Vina |
| 50 |
| 10 | Sản xuất chăn len, bao bì đựng chăn len | 1400 |
14 | Mỹ Xuân 1 |
|
| 75 |
|
| Sản xuất giấy tái chế và thiết bị ngành giấy | 2100 |
15 | Phú mỹ - Korêa |
|
| 90 |
|
| Sản xuất phụ kiện đóng tàu | 2520 |
| Sau 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
| Hồng Quang | Tóc Tiên (5) |
| 67 |
|
| Công nghiệp nhẹ không gây ô nhiễm | 1876 |
| Hắc Dịch 1 | Tóc Tiên (6) |
| 46 |
|
| Đồ gỗ trang trí nội thất | 1288 |
| Vĩnh Phú Mỹ | Châu Pha |
| 47 |
|
| CB nông sản | 1316 |
| Tóc Tiên 8 |
|
| 52 |
|
| Cơ khí CB gỗ | 1456 |
| Đá Tây, Đá Chẻ |
|
| 25 |
|
| Sản xuất đá mỹ nghệ xuất khẩu | 700 |
| Tân Hải |
|
| 50 |
|
| Cơ khí, dịch vụ Logistic | 1400 |
II | Châu Đức |
|
| 809 |
|
|
| 22652 |
1 | Ngãi Giao | Công ty trách nhiệm hữu hạn XD-ĐT Kim Cương |
| 30 | 45 |
| Sản xuất sợi, dệt kim | 840 |
2 | Đá Bạc 1 | Láng Lớn (1) |
| 129 |
|
| Cơ khí, lắp ráp điện tử, công nhân phụ trợ | 3612 |
3 | Đá Bạc 2 | Kim Long |
| 121 |
|
| Cơ khí, lắp ráp điện tử, CB nông sản | 3388 |
| Đá Bạc 3 | Láng Lớn (2) |
| 107 |
|
| Cơ khí chế tạo, lắp ráp xe cơ giới, sản xuất PK Đ tàu | 2996 |
| Đá Bạc 4 | Cù Bị |
| 137 |
|
| Cơ khí chế tạo, lắp ráp xe cơ giới, sản xuất PK đóng tàu | 3836 |
| Sau 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Bình Giã |
|
| 95 |
|
| CB nông sản, ta gia súc, cơ khí, mộc GD | 2660 |
5 | Bình Trung |
|
| 95 |
|
| Sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng | 2660 |
6 | Bình Giã |
|
| 95 |
|
| CB nông sản, thức ăn gia súc, cơ khí | 2660 |
III | Bà Rịa |
|
| 533 |
|
|
| 14924 |
1 | Hồng Lam | Công ty cổ phần Thương mại Hồng Lam |
| 30 | 104 |
| Sản xuất thủy tinh, sành sứ, CB TP cao cấp | 840 |
2 | Long Tâm |
|
| 72 |
|
| Di dời trong đô thị, sản xuất sạch | 2016 |
5 | Kim Dinh |
|
| 56 |
|
| Cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng | 1568 |
7 | Tân Hưng |
|
| 100 |
|
| Công nghiệp chế biến, lắp ráp điện tử, cơ khí | 2800 |
8 | Long Phước |
|
| 100 |
|
| Công nghiệp phụ trợ, cơ khí | 2800 |
9 | Hòa Long |
|
| 100 |
|
| CB nông sản, cơ khí, điện, điện tử | 2800 |
| Sau 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
| Long Hương1 |
|
| 30 |
|
| Sản xuất vật liệu xây dựng, CB gỗ, cơ khí | 840 |
| Long Hương 2 |
|
| 45 |
|
| Cb lương thực, thực phẩm,chế tạo cơ khí, vật liệu xây dựng | 1260 |
IV | Long Điền |
|
| 394 |
|
|
| 11032 |
1 | An Ngãi | Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh | 9121000075.31/12/09 | 43 | 89,5 |
| May mặc, sản xuất muối công nghiệp | 1204 |
2 | Tam Phước 1 |
|
| 51 |
|
| Công nghiệp sạch |
|
3 | Tam Phước 2 | Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng Dầu khí (IDICO) |
| 45 |
|
| Công nghiệp phụ trợ, may mặc | 1260 |
6 | Long Điền 1 | Công ty trách nhiệm hữu hạn SP PLNNING |
| 98 |
| 6 | Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông | 2744 |
7 | Long Điền 2 | Công ty trách nhiệm hữu hạn CN Charm &CI (Korea) | 91043000120.05/9/09 | 74 |
| 10 | Công nghiệp phụ trợ, TB điện tử | 2070 |
| Sau 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
| Tam Phước 3 |
|
| 40 |
|
| CB gỗ, CB thực phẩm | 1120 |
8 | Long Điền 3 |
|
| 43 |
|
| May mặc, CB thực phẩm | 1204 |
V | Đất Đỏ |
|
| 150 |
|
|
| 4200 |
1 | Long Mỹ 1 | Công ty trách nhiệm hữu hạn Ever luck Vina | 91043000127.07/8/09 | 50 |
| 1,2 | Công nghiệp phụ trợ | 1400 |
2 | Đồng Thầy |
|
| 50 |
|
| Công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô và tàu biển | 1400 |
3 | Sau 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Bàu Sao |
|
| 50 |
|
| Công nghiệp phụ trợ | 1400 |
VI | Xuyên Mộc |
|
| 100 |
|
|
| 2800 |
1 | Phước Bửu |
|
| 60 |
|
| Nông sản, may mặc, dày thể thao | 1680 |
| Sau 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Bình Châu |
|
| 40 |
|
| CB hải sản, thức ăn gia súc | 1120 |
VII | Thành phố Vũng Tàu |
|
| 40 |
|
|
| 1120 |
1 | Phước Thắng |
|
| 40 |
|
| Di dời các cơ sở ô nhiểm trong thành phố | 1120 |
VIII | Côn Đảo sau 2010 |
|
| 20 |
|
|
| 560 |
| Bến Đầm |
|
| 20 |
|
| Di dời các cơ sở sản xuất đơn lẻ | 560 |
Tổng số |
|
| 2957 | 2E+05 | 26 |
| 82796 |
PHỤ LỤC 6
CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN 2020
(Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU)
Báo cáo số 189/BC-SVHTTDL ngày 27 tháng 5 năm 2009
Stt | Địa phương | Số dự án | Diện tích (Ha) | Vốn đăng ký | |
USD (Triệu) | VND (Tỷ) | ||||
1 | Thành phố Vũng Tàu | 25 | 814,86 | 38,1 | 1664,48 |
2 | Thị xã Bà Rịa |
|
|
|
|
3 | Huyện Tân Thành | 41 | 2238 |
| 652 |
4 | Huyên Châu Đức |
|
|
|
|
5 | Huyện Long Điền | 28 | 879 |
| 17059,55 |
6 | Huyện Đất Đỏ | 37 | 1420 |
| 8718,83 |
7 | Huyện Xuyên Mộc | 63 | 2277,36 | 4759,7 | 6512,11 |
8 | Huyện Côn Đảo | 3 | 23,98 | 27 | 204,1 |
| Tổng cộng | 146 | 5.488,08 | 11.464,12 | 3.319,34 |
- Số dự án đã đưa một phần vào kinh doanh : 9.
- Số dự án đã khởi công : 37.
- Số dự án xong thủ tục chuẩn bị khởi công : 7.
- Số dự án đang làm thủ tục đền bù : 42.
- Số dự án đang làm quy hoạch : 51.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.