ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2006/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 05 tháng 01 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2005/QĐ-UBND NGÀY 06/7/2005 CỦA UBND TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ, hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ban hành kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-UBND ngày 06/7/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Điều 2.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện việc soạn thảo, ban hành văn bản đảm bảo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố Phan Thiết và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2005/QĐ-UBND NGÀY 06/7/2005 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-UBND ngày 05/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Nay Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ban hành kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-UBND như sau:
1. Bổ sung khoản 3 vào Điều 6 như sau:
“3. Đối với cơ quan có hai cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp thì căn cứ vào quy chế hoạt động khi thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cơ quan chủ quản nào thì ghi tên cơ quan chủ quản đó.
Ví dụ: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có hai cơ quan chủ quản là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì khi Văn phòng tham mưu, giúp việc cho cơ quan chủ quản nào thì ghi tên cơ quan chủ quản đó.
Ví dụ:
HĐND HUYỆN BẮC BÌNH hoặc UBND HUYỆN BẮC BÌNH
VĂN PHÒNG VĂN PHÒNG
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 7 như sau:
“ b. Ký hiệu của văn bản hành chính
- Ký hiệu của văn bản có tên loại như: quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), báo cáo, thông báo, tờ trình, biên bản, công điện, giấy mời,…(trừ công văn có hướng dẫn riêng) bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theo Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản kèm theo Quyết định ban hành Quy định này (Phụ lục I) và chữ viết tắt Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
Ví dụ:
Số:.../QĐ-UBND (Quyết định cá biệt của Chủ tịch UBND các cấp);
Số:.../CT-UBND (Chỉ thị cá biệt của Chủ tịch UBND các cấp)
Số:…/BC-UBND (Báo cáo của UBND các cấp);
Số:…/BC-SCN (Báo cáo của Sở Công nghiệp);
Số:…/TTr-UBND (Tờ trình của UBND các cấp);
Số:…/TTr-SCN (Tờ trình của Sở Công nghiệp);
Số:…/TB-UBND (Thông báo của UBND các cấp);
Số:…/TB-SCN (Thông báo của Sở Công nghiệp);
Số:…/BB-UBND (Biên bản của UBND các cấp);
Số:…/TB-SCN (Thông báo của Sở Công nghiệp);
Số:…/GM-UBND ( Giấy mời của UBND các cấp);
Số:…/GM-SCN (Giấy mời của Sở Công nghiệp);
….
- Ký hiệu của Công văn bao gồm chữ viết tắt Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt Tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có).
Ví dụ:
Công văn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do bộ phận chuyên viên, cán bộ (hoặc thư ký) theo dõi lĩnh vực Kinh tế soạn thảo ghi: Số:…/UBND-KT (hoặc “TH” nếu là lĩnh vực Tổng hợp,...).
Công văn của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã do bộ phận Tổng hợp soạn thảo ghi: Số:…/VP-TH.
- Chữ viết tắt tên của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Phòng, ban chuyên môn cấp huyện và chữ viết tắt tên các đơn vị, bộ phận trong mỗi cơ quan, tổ chức do cơ quan, tổ chức thống nhất quy định nhưng phải bảo đảm ngắn gọn dễ hiểu.
Ví dụ: Công văn của Sở Công nghiệp do bộ phận văn phòng soạn thảo ghi:
Số:…/SCN-VP. ”
3. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục VI về Bảng chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 44/2005/QĐ-UBND như sau:
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC HOẶC CHỨC DANH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Stt | Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước | Chữ viết tắt ghi trong phần Số, ký hiệu của văn bản |
1. | Hội đồng nhân dân | HĐND |
2. | Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân | UBND |
3 | Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân | VP |
”.
4. Sửa đổi, bổ sung phần Số, ký hiệu của mẫu 2.1; mẫu 2.2 (mẫu quyết định cá biệt của Chủ tịch UBND các cấp) và mẫu 2.3 (mẫu chỉ thị cá biệt của Chủ tịch UBND các cấp) tại Phụ lục V ban hành kèm Quyết định số 44/2005/QĐ-UBND như sau:
a) Số, ký hiệu của mẫu 2.1; mẫu 2.2 sửa đổi thành như sau:
“Số:.../QĐ-UBND”
b) Số, ký hiệu của mẫu 2.3 sửa đổi thành như sau:
“Số:.../CT-UBND”
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai thực hiện việc ban hành văn bản đúng theo thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tại Quy định sửa đổi, bổ sung này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ảnh về Ủy ban nhân dân Tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.