BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2002/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN CHỌN, CÔNG NHẬN, KHEN THƯỞNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ vào Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Thông tư số 08/LBXD ngày 7/1/1992 của Liên Bộ - Uỷ ban KHKT Nhà nước - Bộ Xây dựng - Bộ Giao thông VTBĐ - Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ NN& PTNT) - Hội Xây dựng Việt nam về việc xét thưởng các công trình tiêu biểu, chất lượng cao;
Để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT.
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & CLSP và Vụ trưởng Vụ Đầu tư XDCB.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tuyển chọn công nhận, khen thưởng công trình xây dựng chất lượng cao” của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quy chế này thay thế cho "Quy chế tuyển chọn, công nhận, khen thưởng các công trình tiêu biểu chất lượng cao” ban hành kèm theo Quyết định số 168 QĐ/KT ngày 03/4/1993 của Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT). Mọi quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP, Vụ Trưởng Vụ Đầu tư XDCB, Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc các Ban Quản lý dự án và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
QUY CHẾ
TUYỂN CHỌN, CÔNG NHẬN, KHEN THƯỞNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2002/QĐ-BNN ngày 12/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng: Quy chế này quy định việc đăng ký tuyển chọn, công nhận, khen thưởng các công trình xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa đạt chất lượng cao của Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các công trình này do các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Công trình dự tuyển được xem xét về chất lượng từ khâu thiết kế đến thi công đã được phê duyệt, bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chủ yếu xét về chất lượng thi công công trình.
Công trình dự tuyển thuộc đối tượng xem xét là các công trình, hạng mục công trình được đầu tư (xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa), gồm:
1. Cụm công trình thủy lợi.
2. Các hạng mục công trình thủy lợi riêng biệt (cống, đập tràn, đập dâng, đập hồ chứa, trạm bơm, trạm thủy điện, đoạn kênh, các công trình trên kênh) có vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên.
Trường hợp đặc biệt: những công trình nhỏ ở miền núi, hoặc công trình có áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hoặc công trình. có chất lượng, mỹ thuật nổi bật, có vốn thấp hơn mức trên cũng được xét chọn, nhưng phải được Thường trực Hội đồng nhất trí.
3. Các công trình xây dựng, giao thông, kiến trúc dân dụng, công nghiệp nằm trong các dự án thủy lợi, nông, lâm nghiệp.
Điều 2. Phạm vi áp dụng: Quy chế này áp dụng cho tất cả các công trình được nêu ở Điều 1 do các nhà thầu trong và ngoài nước xây dựng và nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
Chương II
ĐĂNG KÝ CÔNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO
Điều 3. Tất cả các nhà thầu xây dựng các công trình đều được quyền đăng ký dự tuyển công trình chất lượng cao cho các công trình do mình thi công.
Trường hợp một công trình có nhiều nhà thầu thi công, thì một nhà thầu đại diện (do thỏa thuận, do một nhà thầu có gói thầu lớn nhất hoặc do Ban Quản lý dự án chỉ định), sẽ chịu trách nhiệm lập hồ sơ đăng ký dự tuyển cho công trình đó.
Trường hợp công trình có nhiều hạng mục độc lập do các nhà thầu thi công riêng biệt thì từng nhà thầu có thể đăng ký dự tuyển riêng cho hạng mục do mình đảm nhiệm.
Điều 4. Thủ tục đăng ký:
1. Nhà thầu phải có đơn đăng ký gửi về Hội đồng tuyển chọn công trình chất lượng cao của Bộ (Thường trực là Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm) trước khi khởi công xây dựng công trình.
2. Trường hợp đặc biệt: nhà thầu có thể đăng ký sau khi khởi công công trình, nhưng phải có lý do chính đáng và phải được Thường trực Hội đồng chấp nhận.
Chương III
TUYỂN CHỌN
Điều 5. Điều kiện để các công trình được tuyển chọn công trình chất lượng cao:
1. Có đơn đăng ký.
2. Công trình phải xây dựng xong được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và qua một thời gian thử thách như sau:
a) Đối với các công trình chống lũ (hồ chứa, đập tràn, đê, kè...) cần qua một mùa lũ.
b) Đối với công trình tiêu, trạm bơm tiêu nước: cần qua một vụ chống úng.
c) Đối với các công trình chống hạn (trạm bơm tưới, cống tưới...) qua một vụ tưới.
d) Đối với công trình khác qua 6 tháng vận hành.
Thời gian thử thách tính từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Trường hợp đặc biệt: Công trình đã đưa vào thực tế sử dụng vì lý do khách quan, chưa nghiệm thu bàn giao thì thời gian thử thách được tính từ thời điểm công trình thực tế đưa vào sử dụng.
Các trường hợp khác Thường trực Hội đồng báo cáo Bộ xin ý kiến quyết định.
Điều 6. Hồ sơ dự tuyển - như Phụ lục 2:
Hồ sơ dự tuyển làm thành 2 bộ, gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm).
Điều 7. Hội đồng tuyển chọn gồm:
1. Chủ tịch: Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm.
2. Các ủy viên: Đại diện của các đơn vị: Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Cục Quản lý nước và công trình thủy lợi, Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều (nếu các công trình xét chọn là công trình thuộc vốn đê điều phòng chống lụt bão).
Chuyên viên Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm là ủy viên Thư ký Hội đồng.
Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng:
1. Tư vấn cho Bộ về việc xét chọn, công nhận, khen thưởng các công trình chất lượng cao, và kiến nghị các biện pháp đẩy mạnh hoạt động này trong toàn ngành.
2. Hội đồng (hoặc đại điện Hội đồng) có trách nhiệm: Theo dõi, tổ chức kiểm tra tại hiện trường và lập biên bản kiểm tra chất lượng công trình, hướng đẫn, giúp đỡ các đơn vị đăng ký triển khai trong quá trình xây dựng để công trình đạt chất lượng cao.
Chế độ làm việc của Hội đồng: Theo yêu cầu
của công việc Quyết đinh của Hội đồng có giá trị khi có từ 2/3 số thành viên trở lên có ý kiến đồng ý và khi tuyển chọn công trình thì có từ 2/3 số thành viên trở lên có bảng châm điểm gửi về Thường trực Hội đồng.
Điều 9. Điều kiện để công trình được đề nghị công nhận đạt chất lượng cao gồm:
1. Có đầy đủ hồ sơ như Điều 6.
2. Điểm của công trình (bình quân điểm chấm của các ủy viên Hội đồng) phải đạt 80% số điểm tối đa trở lên. Bảng điểm đánh giá công trình được nêu tại Phụ lục 3.
Điều 10. Hồ sơ trình Bộ quyết định công nhận, khen thưởng công trình chất lượng cao gồm:
1. Tờ trình của Vụ Khoa học công nghệ và chất' lượng sản phẩm.
2. Biên bản họp Hội đồng tuyển chọn.
3. Văn bản đề nghị của Chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án (đối với .các dự án do Bộ quản lý).
4. Văn bản đề nghị của Nhà thầu.
5. Văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các dự án do địa phương quản lý).
Chương IV
KHEN THƯỞNG
Điều 11. Danh hiệu khen thưởng:
Các công trình được Bộ công nhận đạt chất lượng cao, thì các đơn vị có liên quan đền xây dựng công trình được Bộ khen thưởng theo mức như sau:
1. Nhà thầu thi công (B) được Bộ tặng Huy chương vàng, Bằng, Giấy chứng nhận công nhận công trình chất lượng cao và tiền thưởng.
2. Nhà thầu tư vấn (thiết kê), Ban Quản lý dự án, các B phụ (nếu có) tùy theo mức độ đóng góp được Bộ tặng Bằng, Giấy chứng nhận công trình chất lượng cao và tiền thưởng.
3. Các tập thể, cá nhân được Bộ tặng Bằng khen và tiền thưởng.
4. Những đơn vị có nhiều .công trình chất lượng cao sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công đoàn nông nghiệp và phát triển nông thôn khen thưởng trong các dịp tổng kết.
Điều 12. Mức thưởng:
Mức thưởng cho các tập thể, cá nhân tùy theo thành tích đóng góp để công trình đạt chất lượng cao, được quy định như Phụ lục 4.
Khi có sự trượt giá, mức thưởng trên sẽ được Bộ Quyết định phù hợp.
Điều 13.
1. Nguồn kinh phí thưởng:
a) Trích trong lợi ích do tiết kiệm và chất lượng cao của các công trình mang lại, hoặc trích từ khoản kiến thiết cơ bản khác trong tổng dự toán được duyệt:
b) Trích từ quỹ thi đua và phúc lợi của các tập thể có công trình đạt chất lượng cao.
Đối với các Ban Quản lý dự án, trích từ mục 4 khoản II Phần II Thông tư số 23/2002/TT-BTC ngày 20/3/2002 của Bộ Tài chính, trên cơ sở lập dự toán chi phí của Ban Quản lý dự án do Bộ phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục, trách nhiệm lập và trích thưởng:
Ngay từ đầu, khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi, các đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán, tổng mức đầu tư, cần dự trù trong đó một khoản "chi phí kiểm tra và khuyến khích chất lượng". Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản và các đơn vị chức năng giúp Bộ thẩm định dự toán các dự án công trình đó và trình Bộ duyệt. Các Ban Quản lý dự án sẽ lập thủ tục chi phí theo Quyết định của Bộ và hạch toán vào khoản "kiến thiết cơ bản khác" của công trình.
Các nguồn trích thưởng khác thực hiện theo Quyết định của Bộ.
Chương V
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Điều 14. Quyền lợi của các nhà thầu (thiết kế, thi công) có công trình chất lượng cao:
1. Khi đấu thầu công trình cùng loại với công trình đã được công nhận là công trình chất lượng cao thì mỗi công trình chất lượng cao được cộng thêm điểm ưu tiên trong bảng điểm chấm thầu.
Điểm tính ưu tiên chỉ tính cho các công trình được công nhận chất lượng cao trong vòng 5 năm tính đến ngày dự thầu.
2. Các nhà thầu có nhiều công trình chất lượng cao được ưu đãi khi xét chọn thầu, giao thầu.
Điều 15. Trách nhiệm của các Nhà thầu (thiết kế, thi công):
1. Báo cáo cho Thường trực Hội đồng các điểm mốc thi công quan trọng, như: chặn dòng, nghiệm thu hố móng, xử lý nền, hạng mục chính, phức tạp để tiện theo dõi, kiểm tra.
2. Tổ chức hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng, huấn luyện cán bộ công nhân viên chức nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
3. Theo dõi ghi chép chất lượng trong sổ nhật ký công trình, báo cáo đầy đủ, trung thực tình hình và tạo điều kiện thuận lợi khi Hội đồng đến kiểm tra./.
PHỤ LỤC 2
HỒ SƠ DỰ TUYỂN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG CAO CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Đơn đăng ký.
2. Văn bản đề nghị Bộ công nhận, khen thưởng là công trình chất lượng cao của Nhà thầu. Biên bản họp, chấm điểm, đề nghị của Hội đồng cơ sở lập hồ sơ.
3. Thuyết minh giới thiệu công trình:
Tên, địa điểm xây dựng.
Đơn vị thi công, quản lý xây dựng, thiết kế.
Quy mô công trình, nhiệm vụ, đặc điểm, tiến độ.
Quá trình thi công, những sáng kiến cải tiến, thay đổi trong quá trình thi công. Khối lượng, giá thành. Bản sao quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật.
Tóm tắt công tác quản lý chất lượng, đánh giá chung vá đề nghị của Nhà thầu.
4. Biên bản nghiệm thu các giai đoạn chính và nghiệm thu đưa vào sử dụng của cơ sở và cấp trên (của tỉnh, Bộ hoặc Nhà nước nếu có).
5. Văn bản xác nhận chất lượng, hiệu quả công trình, đề nghị khen thưởng của Ban A đối với 3 đơn vị tham gia xây dựng công trình (A, B, thiết kế). Cần nói rõ nguồn gốc có thể trích thưởng (nếu được Bộ quyết định) .
6. Văn bản xác nhận chất lượng, hiệu quả, đề nghị của đơn vị quản lý khai thác sử dụng công trình hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
7. Bản sao các kết quả thí nghiệm vật liệu (cát, sỏi đá, xi măng, sắt, thép) thí nghiệm bê tông, đất đắp (cả phúc tra bằng siêu âm, bắn súng, khoan kiểm tra... nếu có).
8. Một số bản vẽ đặc trưng: chính diện, mặt bàng, mặt cắt các kết cấu chính đặc sắc.
9. Ảnh 3 - 4 cái cỡ 20 x 24, phối cảnh nhìn từ thượng hạ lưu.
Hồ sơ tuyển nộp về Bộ gồm:
Đối với công trình dự tuyển: 2 bộ.
Kinh phí thẩm tra tuyển gửi trong 1 lần đối với mỗi công trình là 300.000 đồng./.
PHỤ LỤC 3
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH
Thứ tự | Nội dung | Tổng số | Chia ra | Ghi chú |
1 | Bảo đảm đúng yêu cầu đồ án thiết kế: a) Tính năng của vật liệu chủ yếu. b) Cường độ: của. vật liệu, bê tông, vữa xây, mối hàn. c) Biến dạng: độ vồng, độ võng d) Hình dáng: đảm bảo kích thước hình học bên ngoài (đúng dung sai cho phép) và mỹ quan e) Đúng với năng lực thiết kế | 0 - 50 | 0-10 0-12 0-8 0-10 0-10 |
|
2 | Thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và quy định riêng cho công trình trong thiết kế, thi công, có nhiều sáng kiến cải tiến trong thiết kế, thi công. a. Như trên và không có sự cố b. Có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới | 0-30 | 0-20 0-10 |
|
3 | Nộp hố sơ đầy đủ: . a) Nghiệm thu từng phần, bộ phận công trình, nhật ký thi công, tổng nghiệm thu, hoàn công. b) Có đăng ký trước | 0-10 | 0-5 0-5 |
|
4 | Hiệu quả kinh tế cao: a) Thời gian hoàn thành kịp và vượt tiến độ b) Phù hợp với dự toán được duyệt, tài chính lành mạnh, giải ngân tốt | 0-10 | 0-7 0-3 |
|
5 | Điểm phạt: * Có sai sót nhỏ, phạt từ Tổng cộng: Điểm cho Điểm phạt | 0-20 0-100 0-20 |
|
|
PHỤ LỤC 4
MỨC THƯỞNG CHO TẬP THỂ CÓ CÔNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO VÀ CÁC TẬP THỂ CÁ NHÂN CÓ ĐÓNG GÓP ĐỂ CÔNG TRÌNH ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO
1. Mức thưởng cho các tập thể có công trình chất lượng cao như sau:
a) Nhà thầu thi công:
Được thưởng từ 3 đến 15 triệu đồng cho mỗi công trình chất lượng cao.
b) Nhà thầu tư vấn thiết kế, Bản quản lý dự án:
Được thưởng từ 1 đến 5 triệu đồng cho mỗi công trình chất lượng cao.
2. Mức thưởng cho các tập thể cồ đóng góp để công trình đạt chất lượng cao:
Từ 1 đến 3 triệu đồng.
3. Mức thưởng cho các cá nhân có đóng góp để công trình đạt chất lượng cao:
Từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng.
Khi có sự trượt giá, mức thưởng trên sẽ được Bộ quyết định phù hợp./.
Ghi chú. Không in Phụ. lục 1
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.