BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2008/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG ĐÁ QUÝ, ĐẤT HIẾM VÀ URANI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Thực hiện Thông báo số 5487/VPCP-CN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 221/TTr-NCPT ngày 9 tháng 6 năm 2008 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp;
Xét đề nghị của các Vụ trưởng: Vụ Kế hoạch và Vụ Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản;
- Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani ổn định và bền vững, với công nghệ tiên tiến, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước;
- Thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng đá quý, đất hiếm và urani tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong giai đoạn quy hoạch;
- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani trên cơ sở lợi thế về tài nguyên, chiếm lĩnh thị trường nội địa sẵn có và điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của từng khu vực có khoáng sản;
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đất hiếm gắn liền với hợp tác, liên kết với các tập đoàn, công ty nước ngoài để tranh thủ công nghệ và đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Khai thác, chế biến và sử dụng quặng urani vì mục đích hoà bình. Nhà nước độc quyền trong khai thác, chế biến và sử dụng quặng urani cũng như các chế phẩm phóng xạ. Trong giai đoạn đến năm 2025, nghiên cứu khai thác và chế biến quặng urani chủ yếu phục vụ cho nhu cầu phát triển điện hạt nhân trong nước.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
- Tập trung thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng đá quý, đất hiếm và urani đã được điều tra, đánh giá để đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác và chế biến trong giai đoạn quy hoạch;
- Khai thác triệt để và tiết kiệm tài nguyên kết hợp chế biến sâu với công nghệ tiên tiến các loại khoáng sản đá quý, đất hiếm và urani. Đảm bảo hiệu quả kinh tế trong khai thác, chế biến và bảo vệ môi trường sinh thái tại tại các địa bàn hoạt động khoáng sản;
- Phấn đấu sản lượng khai thác, chế biến sâu các loại sản phẩm như sau:
+ Đá quý: Đến năm 2015 khai thác quy mô công nghiệp 6 mỏ tại Nghệ An và Yên Bái. Tổng công suất khai thác 200-300 ngàn m3 đất quặng/năm. Sản lượng chế tác mài cabachon ~ 500.000 cts/năm, hàng faset ~ 150.000-200.000 cts/năm. Giai đoạn sau 2015, kêu gọi đầu tư thăm dò khai thác thêm 3 mỏ ở Yên Bái và 4 mỏ tại Nghệ An; tiếp tục đầu tư phát triển gia công, chế tác đá quý đáp ứng nhu cầu trong nước và gia công cho các đối tác nước ngoài;
+ Đất hiếm: Đến năm 2015 khai thác và chế biến được các sản phẩm ôxyt đất hiếm riêng rẽ với tổng sản lượng đạt 10 ngàn tấn REO, sản xuất được một số kim loại đất hiếm với quy mô nhỏ. Đến năm 2025 sẽ nâng sản lượng lên gấp đôi, đạt 20 ngàn tấn/năm REO, phấn đấu sản xuất được một số sản phẩm ứng dụng của đất hiếm;
+ Urani: Đến năm 2025, từng bước thực hiện một số khâu của chu trình nhiên liệu hạt nhân, tiến tới sản xuất nhiên liệu hạt nhân từ nguồn tài nguyên urani khai thác trong nước. Giai đoạn đầu sản xuất urani kỹ thuật (yellowcake) từ quặng cát kết khu vực Nông Sơn, tiếp đó thực hiện từng bước các giai đoạn chế tạo viên gốm và thanh nhiên liệu urani thiên nhiên và urani giàu (theo phương án thuê gia công hoặc nhập nguyên liệu giàu) phục vụ cho các nhà máy điện hạt nhân trong nước.
III. DỰ BÁO NHU CẦU ĐÁ QUÝ, ĐẤT HIẾM VÀ URANI
Nhu cầu về đá quý, đất hiếm, urani dự báo như sau:
TT | Chủng loại | Đơn vị tính | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2025 |
1 | Đá quý không kể kim cương | Triệu USD | 15-16 | 21-23 | 28-34 | 38-50 |
2 | Đất hiếm | Ngàn tấn REO | 0,8-1 | 1,5-1,8 | 3-3,5 | 4-5 |
3 | Urani | Tấn U | - | - | 170 | 680 |
IV. QUY HOẠCH THĂM DÒ
1. Thăm dò quặng đá quý
- Đến 2015 chủ yếu tập trung thăm dò các khu vực triển vọng cấp A. Trong đó tập trung các khu vực Đồi Tỷ, Bãi Triệu, Bản Gié và Bản Khứm- Bản Kên, Pom Lâu (Nghệ An); Các mỏ Trúc Lâu, Nước Lạnh, Vĩnh Đồng và vùng lân cận thuộc Yên Bái;
- Triển khai việc điều tra nghiên cứu phát hiện và tìm kiếm các khu vực triển vọng cấp B và C. Trong trường hợp có kết quả khả quan, sẽ chuyển tiếp sang thăm dò vào giai đoạn sau 2015.
2. Thăm dò quặng đất hiếm
- Giai đoạn 2008-2015: thăm dò mỏ Đông Pao; Yên Phú;
- Giai đoạn 2016-2020: thăm dò mỏ Nam Nậm Xe.
3. Thăm dò quặng urani
Giai đoạn 2008 - 2015: thăm dò mỏ Pà Lừa đạt 4.000 tấn U3O8; mỏ Pà Rồng đạt 4.000 tấn U3O8; mỏ Khe Cao và các diện tích khác đã được đánh giá khoảng 6.000 tấn U3O8.
V. QUY HOẠCH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
1. Khai thác, chế biến quặng đá quý
- Giai đoạn đến 2015: Khai thác quy mô công nghiệp 6 mỏ: Đồi Tỷ, Bãi Triệu, Bản Gié (Quỳ Châu, Nghệ An) và ở khu vực Trúc Lâu (Km51), Nước Lạnh, Vĩnh Đồng (Lục Yên, Yên Bái) với quy mô 20.000-50.000 m3 quặng/năm mỗi mỏ. Đầu tư chiều sâu các cơ sở chế tác và xử lý nhiệt đá quý hiện có. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực gia công, chế tác đá quý, bán quý, đồ trang sức trên cơ sở lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo tay của nước ta tại 2 Trung tâm lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gắn với tham quan, du lịch;
- Giai đoạn 2016 đến 2025: Phát triển khai thác các mỏ: Bản Khứm- Bản kên, Pom Lâu, Chà Lim- Đồng Xường (Nghệ An), đá ngọc Jade Cò Phương (Sơn la) và các khu vực khác trên cơ sở phát hiện, tìm kiếm đánh giá có triển vọng tốt ở giai đoạn trước. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các cơ sở chế tác đã có, kết hợp kêu gọi đầu tư để có thế sản xuất các sản phẩm cao cấp sử dụng nguyên liệu khai thác trong nước và nhập khẩu.
2. Khai thác, chế biến quặng đất hiếm
Tổng trữ lượng tiềm năng đất hiếm của Việt Nam dự báo có trên 22 triệu tấn REO. Trong đó, trữ lượng cấp B + C1 + C2 là 9.783 ngàn tấn, còn lại là cấp P1 và P2.
- Giai đoạn 2008- 2015: Tập trung khai thác mỏ Đông Pao. Công suất khai thác, chế biến thô khoảng 200.000 tấn quặng một năm. Tinh quặng đất hiếm sau tuyển 45% RE2O3 và sản phẩm phụ đi kèm là tinh quặng barit 95% BaSO4 và fluorit 97% CaF2. Từ tinh quặng tiếp tục thuỷ luyện ra sản phẩm ôxyt Ce, La, Pr, Nd riêng rẽ và REO2 nhóm nặng. Tổng sản phẩm các ôxyt đất hiếm riêng rẽ đạt khoảng 10.000 tấn/năm. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu, một phần nhỏ tiêu dùng trong nước.
Hợp tác đầu tư đưa mỏ Yên Phú vào khai thác do có nhiều nguyên tố nhóm nặng với công suất từ 3-5 ngàn tấn REO/năm.
Xây dựng cơ sở sản xuất kim loại đất hiếm quy mô nhỏ, ban đầu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, sau đó sẽ sử dụng sản phẩm ôxyt đất hiếm riêng rẽ sản xuất từ quặng Đông Pao.
- Giai đoạn 2016-2025: Tuỳ theo khả năng thị trường, có thể huy động thêm mỏ Nam Nậm Xe vào khai thác. Kêu gọi đầu tư vào các dự án công nghệ cao sản xuất các kim loại đất hiếm và các sản phẩm ứng dụng đất hiếm như: ắc quy, nam châm vĩnh cửu, bột mài cao cấp, phân bón, chất xúc tác.
3. Quy hoạch khai thác, chế biến quặng urani
Tổng trữ lượng tài nguyên urani của Việt Nam dự báo khoảng 218 ngàn tấn U3O8, trong đó cấp C1 và C2 khoảng 17 ngàn tấn; cấp P khoảng 201 ngàn tấn.
- Giai đoạn 2008-2015: kết hợp với công tác thăm dò, triển khai nghiên cứu công nghệ quy mô bán công nghiệp. Trên cơ sở kết quả thăm dò và nghiên cứu công nghệ, lập báo cáo khả thi khai thác mỏ Pà Lừa hoặc Pà Rồng.
- Giai đoạn sau 2015: khai thác với quy mô nhỏ (công suất khoảng 50-100 ngàn tấn quặng nguyên khai/năm) ở khu vực Nông Sơn.
Giai đoạn đầu sản xuất urani kỹ thuật (yellowcake) từ quặng, tiếp đó thực hiện từng bước các giai đoạn chế tạo viên gốm và thanh nhiên liệu urani thiên nhiên và urani giàu (theo phương án thuê gia công hoặc nhập nguyên liệu giàu).
VI. VỐN ĐẦU TƯ
Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani trong giai đoạn quy hoạch khoảng 3.330-4.060 tỷ đồng Trong đó: giai đoạn 2008-2015 khoảng 1.460-1.660 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2025 khoảng 1.870-2.400 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư: Gồm vốn tự thu xếp của doanh nghiệp, vốn vay đầu tư phát triển của Nhà nước và vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn ngân sách nhà nước cho thăm dò, nghiên cứu công nghệ các mỏ urani khoảng 245-300 tỷ đồng.
VII. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp, chính sách tổng thể
- Khuyến khích chế biến sâu quặng đá quý, đất hiếm và urani chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
- Tăng cường phân cấp quản lý tài nguyên, hoàn thiện quy chế và tăng cường đấu thầu hoạt động khoáng sản, đặc biệt là khai thác chế biến quặng đá quý; thành lập các Công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác đến chế biến. Khuyến khích đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm theo định hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước; liên doanh liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực chế biến đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như chế biến đất hiếm;
- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản đá quý, đất hiếm và urani như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút, đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể, đặc thù cho từng loại khoáng sản
2.1. Đối với đá quý
Cho phép tổ chức khai thác tận thu các khu vực mỏ đã bị đào đãi trước đây trên cơ sở xây dựng các biện pháp khai thác hàng năm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu đá quý và bán quý từ nước ngoài để gia công tại Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào việc gia công và chế tác hàng xuất khẩu trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu thông qua chính sách điều chỉnh giảm thuế VAT đối với gia công chế tác đá quý và thuế nhập khẩu đá quý (kể cả kim cương) thô phục vụ gia công xuất khẩu..
- Đổi mới các thủ tục cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác đá quý nhằm gắn liền thăm dò với khai thác và chế biến sâu khoáng sản; tăng cường công tác đấu thầu các diện tích chứa đá quý.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đá quý của Việt Nam thông qua việc tham gia tích cực và thường xuyên các hội chợ quốc tế về đá quý.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chí, thông số phân loại đá quý dựa trên thông lệ quốc tế.
Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trong lĩnh vực đá quý nhằm đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm giám định, xử lý nhiệt đá quý, cập nhật những thông tin mới về khoa học công nghệ của ngành đá quý.
Thu hút và khuyến khích các Viện quốc tế như GAA, GA, thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh đá quý. Tham gia tích cực vào các tổ chức hiệp hội quốc tế về đá quý.
Củng cố hoạt động của Hiệp hội Đá quý Việt Nam theo hướng nâng cao vai trò làm đầu mối thực sự cho các doanh nghiệp đá quý.
2.2. Đối với đất hiếm
Tập trung tháo gỡ vấn đề thị trường để phát triển ngành thông qua việc hợp tác với các tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới để tranh thủ công nghệ và bao tiêu sản phẩm. Trước mắt có thể là các tập đoàn của Nhật Bản.
Tạo điều kiện để cấp phép khai thác nhanh cho doanh nghiệp triển khai dự án.
Cho phép các doanh nghiệp ứng dụng đất hiếm trong sản xuất phân bón, phụ gia dầu điêzen, sản xuất ferô đất hiếm, hợp kim trung gian và kim loại đất hiếm được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ như đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao để khuyến khích phát triển sản xuất quy mô công nghiệp.
2.3. Đối với urani
Urani là loại khoáng sản đặc biệt, Nhà nước độc quyền quản lý, vì vậy, trước mắt, cần ưu tiên cấp vốn ngân sách cho chương trình thăm dò và điều tra tài nguyên; nghiên cứu công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tiếp thu công nghệ nước ngoài trong quá trình hợp tác nghiên cứu, khai thác và chế biến urani theo nội dung của Quyết định số 114/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, có trách nhiệm công bố và chủ trì tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ cập nhật, thời sự hoá tình hình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng đá quý, đất hiếm, urani.
2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng đá quý, đất hiếm và urani trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản;
- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng đá quý, đất hiếm và urani thuộc thẩm quyền cấp phép của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này. Khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản đá quý, đất hiếm và urani;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG ĐÁ QUÝ, ĐẤT HIẾM VÀ URANI ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2008/QĐ-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2008 của Bộ Công Thương )
Phụ lục 1. Danh mục mỏ, điểm quặng đá quý đến 30/6/2007 và quy hoạch thăm dò, khai thác
STT | Tên mỏ, điểm quặng | Tỉnh | Vị trí-Toạ độ địa lý | Mức độ điều tra | Trữ lượng và TNDB | Quy hoạch phát triển |
1 | Đá ngọc Jade Cò Phương, h. Sông Mã | Sơn La |
| TCT đá quý và vàng điều tra (1993, 1999) | Có triển vọng | Điều tra đánh giá đến 2015; kêu gọi thăm dò khai thác sau 2015 |
2 | Đá quý Trúc Lâu | Yên Bái | Xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên 22o 03’ 30”; 104o 39’ 45" | Công ty đá quý và vàng Yên Bái đã điều tra đánh giá. | Điểm khoáng sản cozindon Trữ lượng cấp C1 = 129,0kg; C2 = 1328,0 kg, C1+C2+P= 1.516 kg. | Đã khai thác trước đây, nay đã dừng. Quy hoạch tiếp tục thăm dò và khai thác đến năm 2015 |
3 | Đá quý Nước Lạnh | Yên Bái | Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên 22o 04’ 40”; 104o 48’ 38" | Xí nghiệp 183 tìm kiếm đánh giá tỷ lệ 1/25.000 năm 1989- 1992. | Mỏ khoáng. Trữ lượng corindon = 3,6 tấn, trong đó quặng thương phẩm là 717 kg. | Quy hoạch thăm dò và khai thác đến năm 2015 |
4 | Đá quý Hin Om | Yên Bái | Xã Minh Tiến, huyện Lục Yên 22o 03’ 25”; 104o 49’ 43" | Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm đánh giá tỷ lệ 1/25.000. | Tổng tài nguyên cozindon là 2770 kg, trong đó rubi đạt thương phẩm là 118,0kg. | Công ty MENAGEMs đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu |
5 | Đá quý Phai Chẹp- Bãi Cạn | Yên Bái | Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên 22o 03’ 56”; 104o 48’ 13" | Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993. | Tài nguyên cozindon là 3,382 tấn, trong đó đá thương phẩm là 81,2 kg. | Công ty Việt Thái đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu |
6 | Đá quý Vàng Sáo | Yên Bái | Xã An Phú, huyện Lục Yên 22o 02’ 19”; 104o 48’ 34" | Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993. | Tài nguyên thương phẩm của 4 thân quặng là 62,0 kg corindon. | Công ty MENAGEMs đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu |
7 | Đá quý Lũng Cận B | Yên Bái | Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên 22o 04’ 06”; 104o 48’ 54" | Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993. | Tài nguyên corindon là 2245 kg, trong đó đá thương phẩm là 69 kg. | Công ty Việt Thái đã khai thác trước đây, dân đào bới nhiều lần. Quy hoạch cho khai thác tận thu |
8 | Đá quý Vĩnh Đồng | Yên Bái | Xã Liễu Đô, huyện Lục Yên 22o 05’ 00”; 104o 49’ 17" | Xí nghiệp Đá quý 183 tìm kiếm tỷ lệ 1/25.000 năm 1993. | Tài nguyên corindon là 187 kg, trong đó đá quý đạt thương phẩm là 15 kg. | QH thăm dò, khai thác 2011-2015 |
9 | Đá quý Tân Hương | Yên Bái | Xã Tân Hương, huyện Yên Bình 21o48’ 34”; 104o 53’ 45" | Tổng Công ty đá quý và vàng điều tra khai thác | Chưa có báo cáo nộp Lưu trữ Địa chất, vùng có triển vọng | Công ty đá quý và vàng Yên Bái đã khai thác và đóng cửa mỏ, quy hoạch cho khai thác tận thu |
10 | Điểm đá quý Nam Cường | Bắc Kạn | Nam Cường - Chợ Đồn 105°36' 58" - 22°23' 12" |
| Tài nguyên corindon cấp P1: 9759 kg Trong đó loại B=0.33kg, C=75kg | Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch |
11 | Điểm đá quý Quảng Khê | Bắc Kạn | Quảng Khê - Ba Bể 105°40' 52" - 22°20' 45" |
| Tài nguyên corindon cấp P1: 639 kg Trong đó loại B=1.02kg, loại C=75.4kg | Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch |
12 | Mỏ đá quý Xuân Lệ | Thanh Hoá | Xuân Lẹ - Thường Xuân 105° 10' 20" -19° 49' 55" |
| 12926 kg | Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch |
13 | Đá quý Bản Khứm - Bản Kên | Nghệ An | Xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu 19°41'34" 105°05'00" | Công ty Khảo sát Thăm dò mỏ tìm kiếm đánh giá năm 1997 | Điểm khoáng sản. TNDB cấp P1: corindon loại A+B: 10.600g , loại C+D: 149.300g + Spinel loại A+B: 2.300g C+D: 1.321.800g | Quy hoạch thăm dò, khai thác sau 2015 |
14 | Đá quý Bãi Triệu | Nghệ An | Xã Châu Bình, H. Quỳ Châu 19° 30' 08" 105°13'06" | Công ty Đá quý và vàng Nghệ An điều tra năm 2000 | Cấp C2: 1088kg corindon (đá quý là 148kg) | Quy hoạch thăm dò khai thác 2008-2010 |
15 | Đá quý Pom Lâu | Nghệ An | Xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu 19o29'43'' 105o12'50'' | Công ty khảo sát thăm dò mỏ tiến hành khảo sát, khoanh vùng triển vọng và chi tiết hoá tỉ lệ 1:10.000 năm 2000. | Cấp C2: 90.250g TNDB cấp P2: 563.410g | Quy hoạch thăm dò khai thác sau 2015 |
16 | Đá quý Đồi Tỷ | Nghệ An | Xã Châu Bình, H. Quỳ Châu 19°29'16" 105°13'09" | Công ty Đá quý và vàng Nghệ An điều tra năm 2000 | Điểm khoáng sản. | Quy hoạch khai thác 2008-2010 |
17 | Đá quý Bản Gié | Nghệ An | Xã Châu Bình, H. Quỳ Châu 19° 29' 06" 105°13'58" | Công ty Đá quý và vàng Nghệ An điều tra năm 2000 | Cấp C2: 1358kg corindon. Trong đó đá quý là 455kg | Quy hoạch thăm dò khai thác 2011-2015 |
18 | Đá quý Bản Ngọc | Nghệ An | Xã Châu Hồng, Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp 19o24'45'' 105o06'39'' | Công ty khảo sát thăm dò mỏ khảo sát, khoanh vùng triển vọng tỉ lệ 1:25.000 năm 1998. | Biểu hiện khoáng sản TNDB: corindon loại B: 5.070g; loại C+D: 57.640g | Ít triển vọng, không xem xét quy hoạch |
19 | Đá quý Chà Lim - Đồng Xường | Nghệ An | Xã Châu Lộc, Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp 19° 23' 55" 105°14'28" | Công ty Khảo sát Thăm dò mỏ tìm kiếm đánh giá năm 1997 | Điểm khoáng sản. TNDB cấp P1: corindon loại A+B: 7.570g, loại C+D: 1.366.500g | Quy hoạch thăm dò khai thác sau 2015 |
20 | Đá quý Đăk Tôn | Đăk Nông | Suối Đăk Tôn, xã Trường Xuân, huyện Đăk Song. 12o 07’ 30”; 107o 42’ 00 | LĐ Địa chất 6 điều tra (1994). Công ty Đá quý và Vàng Tây Nguyên thăm dò khai thác (1996). | C1:119,53kg; C2:303,04 kg; P1:211,42kg Tổng C1+C2: 422,58kg | Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch. Thủ tướng CP đã cho phép khai thác tận thu |
21 | Mỏ đá qúy Tiên Kô | Lâm Đồng | Liên Đầm - Di Linh 108°00' 18" - 11°32' 47" |
| C1:254kg; C2:0 kg; P1:21,20kg Tổng C1+C2: 367,86kg | Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch |
22 | Mỏ đá quý Đá Bàn | Bình Thuận | Hồng Liêm - Hàm Thuận Bắc 108°14' 43" - 11°06' 30" |
| C1:41,3kg; C2:14,6 kg; P1:0kg Tổng C1+C2: 55,81kg | Chưa có cơ sở và ít triển vọng, không xem xét quy hoạch |
Phụ lục 2. Danh mục mỏ, điểm quặng đất hiếm đến 30/6/2007 và quy hoạch thăm dò, khai thác.
TT | Mỏ, điểm quặng | Số hiệu trên BĐ | Vị trí địa lý | Mức độ điều tra | Quy mô, triển vọng | Quy hoạch phát triển |
| Lai Châu |
|
|
|
|
|
1 | Đất hiếm - xạ (barit-fluorit) Bắc Nậm Xe. X. Nậm Xe H. Phong Thổ | 19 | 22031’09” 103027’50”
| Từ 1968 - 1979 Đoàn 151 (Liên đoàn 10) thăm dò sơ bộ quặng đất hiếm, phóng xạ. Năm 1993 Liên đoàn Intergeo điều tra chi tiết hoá Pb-Zn. | Mỏ khoáng lớn T.lượng TR2O3: 7 triệu tấn Pb : 400.000 tấn Zn : 51.000 tấn CaF2 : 1 triệu tấn BaSO4 : 1,6 triệu tấn | Chưa xem xét trong giai đoạn quy hoạch |
2 | Đất hiếm Nam Nậm Xe X.Nậm Xe H. Phong Thổ
| 21 | 22030’10’’ 103028’19’’
| Liên Đoàn 10 tìm kiếm thăm dò 1968-1979. | Mỏ lớn T.L TR2O3 cấp B + C = 199.100 tấn ; P1 = 3 triệu tấn | Quy hoạch thăm dò 2016-2020; khai thác công nghiệp sau 2020 |
3 | Đất hiếm Đông Pao X. Bản Hon H. Phong Thổ | 49 | 22016’54” 103034’58”
| Đoàn 35 thăm dò. Liên đoàn ĐC 10 tìm kiếm đánh giá barit đất hiếm ở Bản Hon; Tcty KS và NUTSUTOMO thăm dò bổ sung trên diện tích nhoe | Mỏ khoáng Trữ lượng quặng: TR2O3: C1 + C2 + P1 = 694.800 tấn; P2 = 9.682.000 tấn. | Quy hoạch thăm dò 2008-2015; khai thác công nghiệp từ 2010 |
| Lào Cai |
|
|
|
|
|
4 | Đất hiếm Mường Hum | 37 | 22031'00'' 103042'39'' Xã Mường Hum, huyện Bát Xát. | Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm tìm kiếm đánh giá (1983). | Mỏ khoáng Trữ lượng cấp C2: TR2O3 = 44.075 tấn; ThO2 = 3.300 tấn và U3O8 = 225 tấn. | QH khu vực dự trữ |
| Yên Bái |
|
|
|
|
|
5 | Đất hiếm Yên Phú | 49 |
Xã Yên Phú, huyện Văn Yên. 21o 49’ 30”; 104o 40’ 05" | Đoàn 150 Liên đoàn 10 tìm kiếm đánh giá (1986-1990) | Mỏ khoáng. Trữ lượng cấp C1+C2 +P1 = 17.847 tấn TR2O3, trong đó cấp C1 : 6.409 C2: 10.438 P1 : 524 | Quy hoạch thăm dò 2008-2015; khai thác công nghiệp 2010-2015 |
6 | Điểm đất hiếm Làng Nhẻo |
| Châu Quế Hạ - Văn Yên 104° 28' 00" - 22° 02' 40" |
| 747.6 tấn | Chưa đủ điều kiện xem xét quy hoạch |
Phụ lục 3. Danh mục mỏ, điểm quặng urani đến 30/6/2007 và quy hoạch thăm dò, khai thác.
TT | Mỏ, điểm quặng | Tên tỉnh | Vị trí địa lý | Mức độ điều tra | Quy mô, triển vọng | Quy hoạch phát triển |
1 | Uran -thori Suối Háng A
| Sơn La | 21016’55’’ 104030’22’’ Xã Tà Sùa, huyện Bắc Yên | Liên đoàn ĐC Xạ Hiếm, đoàn 153 tìm kiếm chi tiết | Điểm quặng, tài nguyên P1:1,332 tấn | Chưa nên đầu tư đánh giá |
2 | Mỏ urani - thori Mường Hum (Quặng đi kèm trong mỏ đất hiếm Mường Hum) | Lào Cai | Mường Hum - Bát Xát 103° 42' 10" - 22° 30' 35" | VL.144: tìm kiếm tỷ lệ 1: 25000, 1:2000. Lê Văn Tơ - 1983 | Trữ lượng U3O8+ThO2 ThO2: C2:3569,99tấn, P1:5996,17tấn U3O8: C2:204,943tấn, P1:612,44tấn | Chưa xem xét quy hoạch |
4 | Uran Suối Vui | Hà Giang | 23o03'41" 105o55'11"X. Tòng Vài H. Quản Bạ | Liên đoàn Xạ Hiếm tìm kiếm sơ bộ | Điểm khoáng sản | Chưa nên đầu tư đánh giá |
5 | Uran Bình Đường | Cao Bằng | Xã Phan Thanh H. Nguyên Bình 22037’40” 106049’0” | Thăm dò sơ bộ | Điểm khoáng sản. trữ lượng cấp C1+C2+P1 = 21 tấn U3O8 | Chưa nên đầu tư đánh giá |
6 | Uran Pà Lừa Xã Tabhinh, huyện Nam Giang | Quảng Nam | 150 40’ 35”; 1070 40’ 58” | Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm đánh giá năm 1999. | Mỏ trung bình Trữ lượng cấp C2 + P1 = 5.420tấn, hàm lượng trung bình từ 0,0194% đến 0,1702%. Cấp C2= 1.160tấn U3O8, trong đó hàm lượng U3O8 >0,6% (quặng loại I) là 886 tấn quặng; hàm lượng >0,04% (quặng loại II) là 272 tấn. Cấp P1 = 4.260 tấn U3O8. | Quy hoạch thăm dò 2008- 2015 Khai thác trong giai đoạn 2016-2020 |
7 | Uran An Điềm Các xã Kà Dăng, huyện Đông Giang; Xã Đại Lãnh, Đại Sơn, huyện Đại Lộc | Quảng Nam | 150 51’ 43”; 1070 53’ 20” | Liên đoàn địa chất Xạ Hiếm tìm kiếm đánh giá năm 2001. | Mỏ nhỏ. Cấp C2 đã xác định được 418,12tấn cho các lớp 6, 6/3 cho khu Sườn Giữa. Cấp C2 +P1 = 2.266,38 tấn U3O8. | Quặng urani phân bố phân tán, bề dày lớp quặng mỏng, không nên đầu tư nghiên cứu tiếp theo. |
8 | Uran Đông Nam Bến Giằng. Xã Cà Dy, huyện Nam Giang; xã Quế Phước, huyện Quế Sơn. | Quảng Nam | 150 40’ 00”; 1070 51’ 10” | Liên đoàn địa chất Xạ Hiếm đánh giá năm 2004. | Mỏ nhỏ. Cấp C2 + P1 = 1.834,8 tấn U3O8, trong đó cấp C2 = 397,5 tấn; cấp P1 = 1.437,3 tấn U3O8 ( quặng loại I đạt 733,1 tấn; quặng loại II đạt 1.101,7 tấn. Cấp P2 = 4.631 tấn. | Hàm lượng tương đối nghèo, quy mô không lớn chưa xem xét quy hoạch. |
9 | Uran Pà Rồng. Xã Tabhinh, huyện Nam Giang | Quảng Nam | 150 39’ 03”; 1070 43’ 48” | Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm đánh giá năm 2004. | Mỏ nhỏ. Cấp C2+P1= 4.560,8 tấn, trong đó U3O8 cấp C2 đạt 1.415,4 tấn (gồm 1.398,8 tấn quặng loại I và 16,6 tấn quặng loại II). Cấp P1= 3.145,4 tấn U3O8 (với 2.892,4 tấn quặng loại I và 253 tấn quặng loại II) | Quy hoạch thăm dò 2008-2015 |
10 | Uran Khe Cao Xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc. | Quảng Nam | 150 47’ 30” 1070 55’ 11” | Liên đoàn Địa chất 10 tìm kiém tỷ lệ 1:10.000 năm 1995. | Mỏ nhỏ. C2 + P1 = 6.845 tấn U3O8, trong đó cấp C2 = 1.328 tấn U3O8; cấp P1 = 67.000 đến 70.000 tấn U3O8. | Quy hoạch thăm dò 2008-2015 |
Phụ lục 4. Danh mục các dự án đầu tư 2008-2015
TT | Tên dự án | Quy mô | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Ghi chú |
I | Các dự án đá quý* |
| 235-320 |
|
1 | Thăm dò, khai thác đá quý Trúc Lâu | Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm; | 10-15 | Đã hoàn thành thăm dò, đang làm thủ tục xin phép khai thác |
2 | Thăm dò, khai thác đá quý Nước Lạnh | Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm; | 10-15 |
|
3 | Thăm dò, khai thác đá quý Vĩnh Đồng | Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm; | 15-20 |
|
4 | Thăm dò, khai thác đá quý Bãi Triệu | Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm; | 10-15 |
|
5 | Thăm dò. khai thác đá quý Đồi Tỷ | Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm; | 10-15 | Đã hoàn thành thăm dò, đang làm thủ tục xin phép khai thác |
6 | Thăm dò, khai thác đá quý Bản Gié | Công suất 20-50 m3 đất quặng 1 năm; | 15-20 |
|
7 | Nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có | Kể cả cắt, mài và xử lý nhiệt | 15-20 |
|
8 | Đầu tư mới 2 cơ sở chế tác (kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước) | Mài cabachon ~500.000 cts/năm, hàng faset ~ 150.000-200.000 cts/năm | 150-200 |
|
II | Các dự án đất hiếm |
| 980-1100 |
|
1 | Thăm dò mỏ đất hiếm Đông Pao |
| 10 | 2008-2010 |
2 | Khai thác, chế biến đất hiếm Đông Pao (Liên doanh với nước ngoài) | Công suất 200 ngàn tấn đất quặng 1 năm; 10.000 tấn REO riêng rẽ | 480-500 |
|
3 | Thăm dò mỏ đất hiếm Yên Phú |
| 10 | 2008-2012 |
4 | Khai thác, chế biến đất hiếm Yên Phú | Nếu tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm có thể triển khai sớm với công suất 3-5 ngàn tấn REO/năm | 400-500 | 2008-2015 |
5 | Gia công nguyên liệu và tinh chế đất hiếm tại KCN Việt Hưng - Quảng Ninh | Công ty TNHH INTEGRAL MATERIALS INVESTMENT công suất 1.200 tấn ng.liệu/năm | 80 | Đang thi công, tháng 8/2008 sản xuất |
III | Các dự án urani |
| 245 |
|
1 | Thăm dò mỏ Uran Pà Lừa | Xác định trữ lượng cấp 122 và 121 đạt 4.000 tấn U3O8 | 70 |
|
2 | Thăm dò mỏ Uran Pà Rồng | Xác định trữ lượng cấp 122 và 121 đạt 4.000 tấn U3O8. | 75 |
|
3 | Thăm dò mỏ Uran Khe Cao và vùng phụ cận | Xác định trữ lượng cấp 122 và 121 đạt 6.000 tấn U3O8. | 100 |
|
Phụ lục 5. Danh mục các dự án đầu tư 2016-2025
TT | Tên dự án | Quy mô | Vốn ĐT (tỷ đồng) | Ghi chú |
I | Các dự án đá quý* |
| 305-435 |
|
1 | Thăm dò, khai thác đá quý Bản Khứm- Bản kên | Công suất 50-70 m3 đất quặng 1 năm; | 25-30 |
|
2 | Thăm dò, khai thác đá quý Pom Lâu | Công suất 30-50 m3 đất quặng 1 năm; | 20-25 |
|
3 | Thăm dò, khai thác đá quý Chà Lim- Đồng Xường | Công suất 100-150 m3 đất quặng 1 năm; | 30-40 |
|
4 | Thăm dò, khai thác đá quý đá ngọc Jade Cò Phương (Sơn la) | Công suất 100-150 m3 đất quặng 1 năm; | 30-40 |
|
5 | Đầu tư nâng công suất các cơ sở chế tác và gia công đã có | Mài cabachon ~1-1.5 triệu cts/năm, hàng faset ~ 400-500 ngàn cts/năm | 200-300 |
|
II | Các dự án đất hiếm |
| 1465-1865 |
|
1 | Thăm dò mỏ đất hiếm Nam Nậm Xe |
| 15 |
|
2 | Mở rộng, nâng công suất khai thác, chế biến đất hiếm Đông Pao (Liên doanh với nước ngoài) | Công suất 400 ngàn tấn đất quặng 1 năm; 12-14 ngàn tấn REO riêng rẽ | 350-400 | Liên doanh với nước ngoài |
3 | Mở rộng, nâng công suất khai thác, chế biến đất hiếm Yên Phú | Nếu tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm có thể nâng công suất lên 6-10 ngàn tấn REO/năm | 200-250 | Liên doanh với nước ngoài |
4 | Khai thác, chế biến đất hiếm Nậm Xe | Nếu tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm có thể triển với công suất 5-10 ngàn tấn REO/năm | 400-500 | Liên doanh với nước ngoài |
5 | Các nhà máy sản xuất kim loại đất hiếm, các sản phẩm ứng dụng từ đất hiếm như: nam châm vĩnh cửu, bột mài, hoạt chất, fero đất hiếm... | Nếu tìm được đối tác đầu tư và tiêu thụ sản phẩm | 500-700 | Kêu gọi đầu tư |
III | Các dự án urani |
| 100 |
|
1 | Khai thác, chế biến sơ bộ mỏ Uran Pà Lừa hoặc Pà Rồng | Công suất khoảng 50-100 ngàn tấn quặng nguyên khai/năm |
| 2015-2020 |
2 | Thăm dò mỏ một vài mỏ khác có triển vọng sau khi điều tra, tìm kiếm giai đoạn trước |
| 100 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.