BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2069/2000/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2000 |
QUVẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 2069/2000/QĐ-BGTVT NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN KỸ THUẬT CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC SẢN XUẤT, LẮP RÁP THEO THIẾT KẾ VÀ MANG NHÃN HIỆU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC NGOÀI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tồ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;
Căn cứ mục 3 điều 3 và mục 4 điều 4 Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định, phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa;
Căn cứ Quyết định 75/TTg ngày 3 tháng 2 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 1192/KCM-GTVT , ngày 12 tháng 6 năm 1996 của Liên Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 về việc phân công quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Vận tải.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật các loại phương tiện cơ giới đường bộ được sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 1259 QĐ/KHKT-PCVT ngày 04-6-1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, các Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Lã Ngọc Khuê (Đã ký) |
QUYĐỊNH
VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC LOẠI PHƯƠNG TIÊN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC SẢN XUẤT LẮP RÁP THEO THIẾT KẾ VÀ MANG NHÃN HIỆU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2069/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ (CGĐB) theo quy định này là việc sử dụng toàn bộ các chi tiết, tổng thành và hệ thống mới 100% từ nguồn nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước để đóng mới, lắp ráp các loại phương tiện CGĐB theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài, phù hợp với các quy định hiện hành.
1.2. Thuật ngữ dùng trong quy định này được hiểu như sau:
- Phương tiện CGĐB bao gồm các loại phương tiện được định nghĩa tại TCVN 6211: 1996 "Phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa".
- Tổng thành được hiểu là: thân xe hoặc thùng chở hàng hay thiết bị chuyên dùng lắp đặt trên phương tiện .
- Hệ thống được hiểu là: hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, các đèn chiếu sáng và tín hiệu.
- Sản phẩm được hiểu là: các chi tiết, tổng thành, hệ thống và các phương tiện CGĐB được sản xuất, lắp ráp tại các cơ sở sản xuất.
- Sản phẩm cùng loại là: các sản phẩm có cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng thiết kế, cùng thông số kỹ thuật, cùng mã số nhận dạng (trừ các ký tự thể hiện vị trí tay lái, nơi sản xuất).
Chủ sở hữu công nghiệp được hiểu theo quy định tại Điều 33 chương 4 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
1.3. Đối tượng, phạm vi áp dụng của quy định
- Quy định này được áp dụng cho việc sản xuất, lắp ráp các loại phương tiện CGĐB nói tại mục 1.1, bao gồm cả việc sản xuất các chi tiết, các tổng thành, các hệ thống để lắp ráp các loại phương tiện CGĐB nói trên.
- Quy định này không áp dụng đối với phương tiện CGĐB được sản xuất, lắp ráp dùng vào mục đích quân sự của Bộ Quốc phòng và mục đích đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội của Bộ Công an.
1.4. Cơ sở sản xuất:
Cơ sở sản xuất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, có giấy phép đầu tư sản xuất, lắp ráp phương tiện CGĐB hoặc doanh nghiệp trong nước có tư cách pháp nhân, đó đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất, lắp ráp phương tiện CGĐB theo các quy định của pháp luật hiện hành; có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm trong quá trình sản xuất, lắp ráp.
1.5. Cơ quan quản lý chất lượng:
Cục Đăng kiểm Việt nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về chất lượng các loại phương tiện giao thông vận tải (dưới đây gọi tắt là Cơ quan QLCL) tổ chức, tiến hành kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật cho các đối tượng sản phẩm được nêu trong quy định này.
2. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ KỸ THUẬT CỦA SẢN PHẨM
2.1. Hồ sơ kỹ thuật.
2.1.1. Hồ sơ kỹ thuật của các chi tiết, tổng thành, hệ thống bao gồm:
- Bản vẽ kỹ thuật, bản thông số và chỉ tiêu chất lượng, an toàn kỹ thuật kèm theo các tiêu chuẩn thiết kế chế tạo của sản phẩm;
- Thuyết minh các giải pháp công nghệ để đảm bảo chất lượng của sản phẩm;
- Thuyết minh các ký hiệu được sử dụng trên sản phẩm;
- Biên bản thử nghiệm sản phẩm của cơ sở sản xuất;
- Bản sao chứng chỉ chất lượng (nếu có) phân biệt cho các trường hợp sau:
+ Văn bản do chủ sở hữu công nghiệp nước ngoài của sản phẩm xác nhận chất lượng tương đương với sản phẩm nguyên mẫu cùng loại đối với các sản phẩm sản xuất theo công nghệ do nước ngoài chuyển giao;
+ Chứng chỉ chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đối với các sản phẩm nhập khẩu.
2.1.2. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện CGĐB bao gồm:
- Bản vẽ tổng thể, ảnh chụp kiểu dáng sản phẩm, bản tính năng kỹ thuật và các chỉ tiêu chất lượng, an toàn kỹ thuật kèm theo tiêu chuẩn thiết kế chế tạo;
- Chứng chỉ chất lượng của các tổng thành, hệ thống liên quan đến an toàn kỹ thuật của phương tiện;
- Thuyết minh các giải pháp công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, lắp ráp;
- Bản đăng ký, thuyết minh về phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;
- Tài liệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm phục vụ cho việc khai thác, sử dụng;
- Kết quả kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất đối với sản phẩm mẫu ở các công đoạn sản xuất, lắp ráp;
- Bản sao chứng chỉ chất lượng và an toàn kỹ thuật của phương tiện được cấp bởi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi xuất xứ sản phầm;
- Văn bản do chủ sở hữu công nghiệp nước ngoài của phương tiện xác nhận phương tiện đạt chất lượng tương đương với sản phẩm nguyên mẫu cùng loại.
2.2. Kiểm tra hồ sơ
2.2.1. Kiểm tra hồ sơ được tiến hành bởi Cơ quan QLCL là việc kiểm tra, đối chiếu các tính năng kỹ thuật của sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành nhằm đảm bảo cho các sản phẩm được sản xuất, lắp ráp đáp ứng các yêu cầu chất lượng, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và đảm bảo an toàn giao thông.
2.2.2. Kết quả kiểm tra hồ sơ phải được thông báo trong phạm vi 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thời gian kiểm tra do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì Cơ quan QLCL phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở sản xuất.
3. QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT, LẮP RÁP
3.1. Việc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm phải thực hiện theo đúng hồ sơ kỹ thuật đã được kiểm tra và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn kỹ thuật.
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm xây dựng qui trình công nghệ, qui trình kiểm tra chất lượng đồng thời trang bị đầy đủ các trang thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất tương ứng. Các thiết bị này phải được kiểm tra và hiệu chuẩn theo các quy định hiện hành.
3.2. Đối với sản phẩm cùng loại đã được chứng nhận chất lượng, cơ sở sản xuất có trách nhiệm duy trì chất lượng sản phẩm theo đúng các chỉ tiêu đã được chứng nhận và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
4. QUY ĐỊNH VỀ 'KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN KỸ THUẬT
4.1. Kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật
4.1.1. Kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật là việc kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá chất lượng của các chi tiết, tổng thành, hệ thống cũng như của toàn bộ phương tiện được sản xuất lắp ráp theo hồ sơ kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4.1.2. Việc kiểm tra được thực hiện theo phương thức kiểm tra sản phẩm mẫu. Sản phẩm mẫu sử dụng cho việc kiểm tra chứng nhận chất lượng phải phù hợp về chủng loại, thông số kỹ thuật và xuất xứ theo đúng hồ sơ kỹ thuật đã quy định tại mục 2.
Căn cứ vào phương pháp thử theo các tiêu chuẩn hiện hành, Cơ quan QLCL quy định cụ thể số lượng mẫu thử phải thử nghiệm.
4.1.3. Sau khi sản phẩm mẫu kiểm tra đạt tiêu chuần, Cơ quan QLCL cấp Giấy chứng nhận chất lượng cho loại sản phẩm đó, theo một trong các mẫu quy định tại phụ lục 1 của quy định này.
4.1.4. Đối với các sản phẩm là các chi tiết, tổng thành, hệ thống liên quan đến an toàn kỹ thuật của phương tiện đã có một trong số các chứng chỉ chất lượng nêu tại mục 2.1.1 của quy định này thì Cơ quan QLCL có thể miễn kiểm tra.
4.1.5. Việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm được thực hiện trong phạm vi 15 ngày sau khi hồ sơ kỹ thuật đã được kiểm tra. Trường hợp phải kéo dài thời gian do yêu cầu hoàn thiện sản phẩm mẫu thì Cơ quan QLCL phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở sản xuất.
4.1.6. Đối với sản phẩm cùng loại được cơ quan QLCL cấp giấy chứng nhận chất lượng, nếu cơ sở sản xuất đáp ứng các điều kiện quy định tại mục 4.1.7. sẽ được Cơ quan QLCL uỷ quyền bằng văn bản để tự nghiệm thu và cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4.1.8. cho từng sản phẩm tiếp theo và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
4.1.7. Điều kiện để cơ sở sản xuất được ủy quyển kiểm tra chất lượng cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt như sau :
- Thỏa mãn các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nêu tại mục l.4. và mục 3. của quy định này;
- Có kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và được nhà sản xuất nước ngoài hoặc cơ quan QLCL cấp chứng chỉ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với loại sản phẩm sản xuất, lắp ráp.
Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và ủy quyền bằng văn bản cho cơ sở sản xuất có đủ điều kiện nói trên.
4.1.8. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được lập theo các mẫu quy định tại phụ lục 2 .
Các phiếu xuất xưởng lập theo mẫu 2a do cơ sở sản xuất phát hành và quản lý dùng để cấp cho sản phẩm là tổng thành, hệ thống.
Các phiếu xuất xưởng lập theo mẫu 2b do Cơ quan QLCL thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng dùng để cấp cho sản phẩm là phương tiện CGĐB.
Người ký tên trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phải là giám đốc cơ sở sản xuất hoặc người được giám đốc ủy quyền bằng văn bản; được Cơ quan QLCL chấp thuận.
4.2. Hồ sơ kỹ thuật cấp cho sản phẩm
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm cấp cho từng sản phẩm xuất xưởng các hồ sơ kỹ thuật sau đây:
4.2.1. Đối với các sản phẩm là tổng thành, hệ thống:
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4.1.8.;
- Bản thông số, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
4.2.2. Đối với các phương tiện CGĐB:
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4.1.8.; ,
- Tài liệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm phục vụ cho việc khai thác, sử dụng;
- Phiếu bảo hành sản phẩm.
4.1.5. Việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm được thực hiện trong phạm vi 15 ngày sau khi hồ sơ kỹ thuật đã được kiểm tra. Trường hợp phải kéo dài thời gian do yêu cầu hoàn thiện sản phẩm mẫu thì Cơ quan QLCL phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở sản xuất.
4.1.6. Đối với sản phẩm cùng loại đã được cơ quan QLCL cấp giấy chứng nhận chất lượng, nếu cơ sở sản xuất đáp ứng các điều kiện quy định tại mục 4.1.7. sẽ được Cơ quan QLCL ủy quyền bằng văn bản để tự nghiệm thu và cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4.1.8. cho từng sản phẩm tiếp theo và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
4. l.7. Điều kiện để cơ sở sản xuất được ủy quyển kiểm tra chất lượng cho các sản phẩm sản xuất hàng loạt như sau :
- Thỏa mãn các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nêu tại mục 1.4. và mục 3. của quy định này;
- Có kỹ thuật viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và được nhà sản xuất nước ngoài hoặc cơ quan QLCL cấp chứng chỉ nghiệp vụ kiểm tra chất lượng phù hợp với loại sản phẩm sản xuất, lắp ráp.
Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và ủy quyền bằng văn bản cho cơ sở sản xuất có đủ điều kiện nói trên.
4.1.8. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được lập theo các mẫu quy định tại phụ lục 2.
Các phiếu xuất xưởng lập theo mẫu 2a do cơ sở sản xuất phát hành và quản lý dùng để cấp cho sản phẩm là tổng thành, hệ thống.
Các phiêú xuất xưởng lập theo mẫu 2b do Cơ quan QLCL thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng dùng để cấp cho sản phẩm là phương tiện CGĐB.
Người ký tên trên phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phải là giám đốc cơ sở sản xuất hoặc người được giám đốc ủy quyền bằng văn bản; được Cơ quan QLCL chấp thuận.
4.2. Hồ sơ kỹ thuật cấp cho sản phẩm
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm cấp cho từng sản phầm xuất xưởng các hồ sơ kỹ thuật sau đây:
4.2.1. Đối với các sản phẩm là tổng thành, hệ thống:
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4. l.8.;
- Bản thông số, tính năng kỹ thuật của sản phầm.
4.2.2. Đối với các phương tiện CGĐB :
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại mục 4.1.8.;
- Tài liệu kỹ thuật giới thiệu tính năng và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm phục vụ cho việc khai thác, sử dụng;
- Phiếu bảo hành sản phẩm.
4.2.3. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cấp cho phương tiện CGĐB được sản xuất lắp ráp nói tại mục 4.2.2. trên đây dùng để làm thủ tục đăng ký phương tiện.
5. Các điều khoản khác
5.1. Định kỳ 06 tháng một lần, Cơ quan QLCL tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (qua Vụ khoa học Công nghệ) và thông báo cho Cục Đường bộ Việt Nam biết.
5.2. Hồ sơ kiểm tra chất lượng phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL và tại cơ sở sản xuất ít nhất 05 năm.
5.3. Sau khi ủy quyền, cơ quan QLCL có nhiệm vụ kiểm tra các cơ sở sản xuất trong việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩm sản xuất, lắp ráp. Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì Cơ quan QLCL có thể thu hồi Giấy ủy quyền kiểm tra chất lượng.
5.4. Cơ quan QLCL được phép thu các khoản thu liên quan đến việc kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm theo các quy định hiện hành.
5.5. Những giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, tem cho phép kiểm tra chất lượng đã được cấp cho sản phẩm quy định tại mục 1.3. trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì vẫn có giá trị sử dụng.
5.6. Cơ quan QLCL căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thi hành quy định này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.