ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 985/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 07 tháng 7 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; sổ 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 về việc phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 ”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1640/TTr-SNNPTNT-KL ngày 14/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ, với nội dung như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn the, trong từng khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khuôn viên trường học, khu công nghiệp, công sở... với sự tham gia của mọi người dân; huy động tối đa nguồn lực của xã hội, nhằm từng bước nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng; tăng cường sự tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các cấp; huy động sự tham gia vào cuộc của các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân trong việc thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm.
2. Yêu cầu
- Giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể đến từng huyện, thị xã, thành phố,... làm cơ sở để tổ chức thực hiện; phấn đấu hoàn thành các nội dung thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Chính phủ trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đề ra, việc thực hiện yêu cầu phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng.
- Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây phân tán phải đúng thời vụ, lựa chọn loài cây trồng phải phù hợp với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, phù hợp với quy định, tiêu chuẩn cây trồng.
- Trồng cây nào sống cây đó, sau khi trồng, công tác chăm sóc, bảo vệ phải được quan tâm và gắn trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây trồng đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân;
- Tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu, thay đổi suy nghĩ và hành động về công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, cây xanh cảnh quan, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng cây, trồng rừng; đồng thời nhân rộng các mô hình về xã hội hoá phát triển cây xanh đạt hiệu quả trong các năm tiếp theo.
Đến năm 2025, toàn tỉnh trồng mới được 7.295 ha cây xanh (tương đương với 14.507.584 cây; trong đó, cây xanh trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn khoảng 1.253.048 cây; cây xanh trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng sản xuất khoảng 13.254.536 cây, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
1. Trồng cây xanh phân tán
a) Khu vực đô thị
- Số lượng: 250.590 cây, bình quân trồng 50.118 cây/năm.
- Yêu cầu về loài cây trồng: Chọn loài cây trồng phù hợp với cảnh quan và điều kiện sinh thái; ưu tiên chọn các loài cây: Bàng, Phượng vĩ, Muồng ngủ, Muông hoa đào, Hồng, Long não, Ngọc lan, Dã hương, Móng bò trắng, Móng bò tím, Mai vàng, Dừa, Cau lùn, Hoa giấy, Phi lao, Xác máu, Huỳnh đàn (Sưa), Lát hoa, Giổi xanh, Dầu rái, Sao đen,...
- Địa điểm trồng: Trồng trên vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác.
b) Khu vực nông thôn
- Số lượng: 1.002.458 cây, bình quân trồng 200.492 cây/năm.
- Yêu cầu về loài cây trồng: Chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực, trong đó chú trọng trồng cây lấy gỗ kết hợp ăn trái; trồng cây xanh lấy gỗ kết hợp tạo bóng mát, cụ thể:
+ Loài cây lấy gỗ kết hợp ăn trái: Tùy theo điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của từng địa phương để bố trí loài cây trồng phù hợp; ưu tiên trồng các loài cây: Mít, Vú sữa, Xoài, Nhãn lồng, Khế, Dẻ, Xoay, Chay, Giổi xanh, ...
+ Loài cây xanh lấy gỗ kết hợp tạo bóng mát: Chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng của từng vùng, địa phương; ưu tiên trồng các loài cây: Lim xanh, Dầu rái, Xà cừ, Muồng hoa đào, Sữa, Ngọc lan, Long não, Muồng ngủ, Me, Bằng lăng nước, Muồng hoa vàng, Bạch đàn, Phi lao,...
- Địa điểm trồng: Đất trống xung quanh vườn nhà, đất trồng xen cây công nghiệp, đất đồi gò, đất trống vườn hộ gia đình, vườn rừng; Đất trồng xung quanh vườn nhà, bờ kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, ven đê, đất trồng xen cây công nghiệp, đường giao thông nông thôn, khu dân cư, đồi gò, đất trống vườn hộ gia đình, vườn rừng,...
2. Trồng cây xanh trong rừng tập trung
a) Trồng rừng phòng hộ (trồng rừng tập trung, trồng băng xanh)
- Diện tích 2.055 ha, tương đương 3.287.536 cây (bình quân 411 ha/năm, tương đương 657.507 cây/năm).
- Yêu cầu về loài cây trồng
+ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn: trồng các loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt như: Sao đen, Lim xanh, Muồng đen, Trâm, Huỷnh, Giổi xanh,...
+ Trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: trồng các loài cây như Phi lao; Bàng vuông,...
+ Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: trồng rừng ngập mặn các loài cây trồng như: Bần trắng, Mắm trắng, Cóc trắng,...
- Địa điểm trồng: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, trong đó đặc biệt ưu tiên trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
b) Trồng mới rừng sản xuất
- Diện tích 3.987 ha, tương đương 9.967.000 cây (bình quân 797 ha/năm, tương đương 1.993.400 cây/năm).
- Yêu cầu về loài cây trồng: Lựa chọn loài cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn lâu năm, như các loại cây trồng: Sao đen, Lim xanh, Bạch đàn, Xoan, Lát hoa, Dầu rái,...
- Địa điểm trồng: Diện tích đất được quy hoạch trồng mới rừng sản xuất.
3. Kế hoạch thực hiện phân kỳ theo năm
Từ năm 2021-2025, thực hiện trồng 7.295 ha, tương đương 14.507.584 cây; phân kỳ theo năm thực hiện như sau:
- Năm 2021: diện tích 1.301,0 ha; tương đương 2.678.486 cây.
- Năm 2022: diện tích 1.501,0 ha; tương đương 2.977.580 cây.
- Năm 2023: diện tích 1.517,0 ha; tương đương 2.987.580 cây.
- Năm 2024: diện tích 1.478,0 ha; tương đương 2.915.515cây.
- Năm 2025: diện tích 1.498,0 ha; tương đương 2.948.125 cây.
(Chi tiết tại phụ biểu 01a, 01b; 02 a,b kèm theo).
1. Tuyền truyền, giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hàng năm.
- Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây xanh.
- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và trồng, chăm sóc cây xanh đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.
- Phát động các phong trào thi đua như “Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”, “Màu xanh cho tương lai”... để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân.
2. Rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch
- UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ; trồng mới rừng sản xuất; trồng cây phân tán; xây dựng kế hoạch trồng rừng hàng năm và giai đoạn 2021-2025 phù hợp với địa phương;
- Tổ chức giao đất, giao rừng, đảm bảo diện tích đất thuộc các đối tượng trồng rừng và trồng cây phân tán phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng. Diện tích đất có khả năng trồng cây thuộc các tổ chức và hộ gia đình thì các tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm quản lý và có kế hoạch trồng, chăm sóc cây xanh. Đối với diện tích đất công, các công trình công cộng, đường giao thông, bờ kênh mương thủy lợi,... thì chính quyền địa phương giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, hội, đoàn thể trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây trồng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ; xây dựng kế hoạch trồng rừng hàng năm và giai đoạn 2021-2025 theo phương án quản lý rừng bền vững.
3. Về cây giống
Căn cứ kế hoạch trồng cây hàng năm, các địa phương chủ động có kế hoạch chuẩn bị đủ số lượng cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, cụ thể:
a) Đối với loài cây xanh trồng trong đô thị: Tham khảo lựa chọn trong danh mục theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012.
b) Trồng rừng tập trung:
- Đối với loài cây trồng lâm nghiệp chính thực hiện giám sát chất lượng theo quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đối với Danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chọn giống cây trồng có năng suất cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, ưu tiên chọn cây bản địa, cây thân gỗ, cây lâu năm, cây đa mục đích.
4. Về kỹ thuật
a) Trồng cây xanh phân tán:
- Khu vực đô thị: Lựa chọn loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với mục đích cảnh quan và điều kiện sinh thái gây trồng của từng địa phương, từng khu vực cụ thể. Tổ chức trồng, chăm sóc cây theo quy trình trồng cây xanh đô thị và áp dụng thâm canh cao để cây đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, sớm phát huy tác dụng, cảnh quan. Thực hiện thiết kế để trồng cây xanh đô thị theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 .
- Khu vực nông thôn: Lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, tập quán canh tác; ưu tiên trồng cây bản địa lâu năm, cây gỗ lớn, trồng cây đa mục đích.
b) Trồng mới rừng tập trung:
- Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư: Trồng rừng ở nơi đất trống, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng; trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa, loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ.
- Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng; áp dụng biện pháp trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt.
- Đối với rừng sản xuất: Hình thành vùng rừng trồng tập trung, khuyến khích sử dụng các loài cây bản địa; trồng rừng hỗn loài, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn lâu năm ở những nơi nó điều kiện thích hợp.
c) Tổ chức trồng, chăm sóc rừng và cây xanh theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của từng loài cây.
5. Về huy động nguồn lực
Tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai trồng và bảo vệ cây xanh, trong đó:
- Tăng cường huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng, trồng cây xanh thông qua các dự án tài trợ hoặc sáng kiến thành lập quỹ trồng cây xanh của các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp,... sử dụng để mua vật tư, cây giống hỗ trợ cho các phong trào, dự án trồng cây phân tán trên địa bàn quản lý.
- Kêu gọi các nhà tài trợ, hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả các dự án ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, trồng cây xanh.
- Kết hợp thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật, như: Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, công sở, làm đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh được các bộ ngành, địa phương triển khai thực hiện; các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác,...
- Huy động nguồn lực về lao động, sự tình nguyện tham gia của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
VI. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch
Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước (Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chứ, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, trong đó:
1. Đối với nguồn ngân sách nhà nước đầu tư trồng rừng phòng hộ, trồng cây xanh công cộng đô thị phục vụ lợi ích cộng đồng, hỗ trợ trồng mới rừng sản xuất, hỗ trợ trồng cây lâm nghiệp phân tán; tuyên truyền, kiểm tra, gia, sát tình hình thực hiện Kế hoạch..,: được quản lý và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan.
2. Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng nguồn vốn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung, giải pháp, công tác triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện kế hoạch định kỳ 06 tháng/lần.
b) Xây dựng dự án trồng rừng phòng hộ theo đúng quy định để tổ chức triển khai thực hiện.
c) Tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện trồng mới rừng tập trung và trồng cây xanh phân tán khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh;
d) Tham mưu việc bổ sung tiêu chí về diện tích cây xanh trong Bộ tiêu chí về huyện, xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
e) Tham mưu đề xuất UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Xây dựng
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh của tỉnh;
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra, đánh giá đầy đủ thực trạng quản lý cây xanh đô thị, khu công nghiệp, đồng thời xác định rõ diện tích đất khuôn viên khu đô thị, khu, cụm công nghiệp phục vụ cho trồng cây phân tán trong thời gian tới theo hướng nâng cao diện tích cây xanh tại các khu đô thị.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện công tác quản lý cây xanh đô thị; rà soát các quy hoạch xây dựng, trong đó bảo đảm không gian, diện tích đất cho phát triển cây xanh sử dụng công cộng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi xây dựng chính sách phát triển cây xanh đô thị để bảo đảm tỷ lệ trồng cây xanh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
- Nghiên cứu, xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị phù hợp với chiến lược phát triển đô thị của tỉnh, bảo đảm an toàn cho đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3. Các Sở: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh phân bổ, lồng ghép nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư các Chương trình, Dự án, Đề án theo quy định để thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất bảo đảm ổn định, lâu dài, đúng mục đích; dành quỹ đất đủ lớn cho phát triển cây xanh, bảo đảm các tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng theo quy định.
b) Đưa chỉ tiêu cây xanh vào theo dõi, quan trắc, báo cáo môi trường hàng năm.
5. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, hướng dẫn các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện trồng cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan trên các tuyến đường ngoài phạm vi đô thị theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh
a) Tùy từng điều kiện cụ thể, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết đế tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh, thời gian trong khoảng từ tháng 9-11/2021. Báo cáo UBND tỉnh thời gian, địa điểm tổ chức thực hiện.
b) Chủ động có kế hoạch tổ chức duy trì và thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ ” hàng năm.
c) Tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, trong đó xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đất trồng mới rừng sản xuất nhất là trồng rừng gỗ lớn; đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn; xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021-2025.
d) Kêu gọi, huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, chung tay đóng góp thực hiện trồng cây xanh vì cộng đồng,....
đ) Chủ động chuẩn bị đủ cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể theo kế hoạch được duyệt.
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển cây xanh trên địa bàn. Giao chỉ tiêu kế hoạch trồng cây hàng năm cho các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, từng khu dân cư; khu kinh tế, khu công nghiệp.
f) Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
g) Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các xã phường, thị trấn, tổ chức, đoàn thể; các khu kinh tế, khu công nghiệp trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng và cây xanh.
h) Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng, nhân rộng điển hình những tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi phá hoại rừng, cây xanh; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch (bao gồm cả kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn) trước ngày 31/12 hằng năm (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp), đồng thời tích hợp vào báo cáo theo tháng, quý năm theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.
7. Các đoàn thể chính trị, xã hội
a) Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động thành viên tổ chức đoàn thể tham gia trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây xanh.
b) Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng về mục đích, ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng, cây xanh; động viên, khuyến khích, kêu gọi toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội.
c) Vận động, hướng dẫn quần chúng, nhân dân ký cam kết về bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh môi trường.
d) Huy động nguồn vốn trong các tổ chức, doanh nghiệp; quyên góp của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng cho phát triển cây xanh.
đ) Triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh; bảo vệ rừng.
8. Các cơ quan truyền thông
Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp các giá trị về kinh tế và xã hội.
9. Các sở, ngành khác có liên quan
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp các sở ngành, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: ha
STT |
Nội dung |
Tổng cộng |
Đơn vị thực hiện |
||||||||||||||
Bình Sơn |
Tư Nghĩa |
Sơn Tây |
Sơn Tịnh |
Minh Long |
Nghĩa Hành |
TX. Đức Phổ |
Mộ Đức |
Sơn Hà |
Trà Bồng |
Ba Tơ |
TP. Quãng Ngãi |
Lý Sơn |
BQL rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi |
BQL KKT Dung Quất và các KCN |
|||
|
Tổng cộng |
7.295 |
11 |
24 |
541 |
50 |
270 |
70 |
73 |
620 |
1.560 |
3.071 |
46 |
29 |
50 |
696 |
185 |
I |
Trồng cây phân tán |
1.253 |
11 |
24 |
167 |
50 |
83 |
67 |
36 |
181 |
60 |
316 |
45 |
29 |
- |
- |
185 |
1 |
Khu vực đô thị, khu công nghiệp, trường học |
251 |
- |
1 |
7 |
2 |
4 |
11 |
5 |
7 |
10 |
10 |
5 |
5 |
- |
- |
185 |
1.1 |
Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa,...); cây xanh cảnh quan ven sông, hồ,...) |
27 |
|
1 |
1 |
0,1 |
1 |
|
3 |
3 |
5 |
|
4 |
|
|
|
9 |
1.2 |
Cây xanh đường phố |
61 |
|
|
4 |
0,1 |
2 |
2 |
2 |
1 |
3 |
|
0,3 |
|
|
|
47 |
1.3 |
Cây xanh khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khuôn viên công sở, nhà máy, doanh trại,... |
157 |
|
|
2 |
1,4 |
1 |
9 |
1 |
2 |
2 |
10 |
1 |
5 |
|
|
123 |
1.4 |
Cây xanh chuyên dụng khác |
5 |
|
|
|
0,2 |
- |
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
5 |
2 |
Khu vực nông thôn |
1.002 |
11 |
23 |
160 |
48 |
80 |
57 |
32 |
174 |
50 |
306 |
39 |
24 |
- |
- |
- |
2.1 |
Diện tích đất vườn, nương rẫy, trang trại, đất nông lâm kết hợp, đất trồng cây công nghiệp cần trồng cây phân tán che bóng,. |
669 |
11 |
5 |
60 |
32 |
30 |
10 |
18 |
138 |
36 |
299 |
8 |
24 |
|
|
|
2.2 |
Đất ven đường giao thông nông thôn, ven sông, hồ, kênh mương, |
205 |
|
11 |
56 |
10 |
28 |
27 |
8 |
34 |
9 |
7 |
17 |
|
|
|
|
2.3 |
Đất bờ vùng, bờ đồng, các mảnh đất nhỏ phân tán khác có diện tích dưới 0,3 ha. |
129 |
|
7 |
44 |
6 |
22 |
20 |
7 |
3 |
5 |
|
15 |
|
|
|
|
II |
Dự kiến trồng rừng phòng hộ và trồng mới rừng sản xuất |
6.042 |
- |
- |
374 |
- |
187 |
3 |
37 |
439 |
1.500 |
2.755 |
1 |
- |
50 |
696 |
- |
1 |
Trồng rừng phòng hộ |
2.055 |
|
|
198 |
|
99 |
|
37 |
439 |
500 |
36 |
- |
|
50 |
696 |
|
2 |
Trồng mới rừng sản xuất |
3.987 |
|
|
176 |
|
88 |
3 |
|
|
1.000 |
2.719 |
1 |
|
|
|
|
Ghi chú: Đối với cây xanh trồng phân tán quy đổi 01 ha 1.000 cây.
Đối với trồng rừng phòng hộ quy đổi 01 ha 1.600 cây.
Đối với trồng rừng sản xuất quy đổi 01 ha 2.500 cây.
Đối với trồng rừng tập trung: không bao gồm trồng rừng thay thế và trồng lại rừng sản xuất (trồng lại sau khai thác gỗ).
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CÂY XANH TRỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: cây
STT |
Nội dung |
Tổng cộng |
Đơn vị thực hiện |
||||||||||||||
Bình Sơn |
Tư Nghĩa |
Sơn Tây |
Sơn Tịnh |
Minh Long |
Nghĩa Hành |
TX. Đức Phổ |
Mộ Đức |
Sơn Hà |
Trà Bồng |
Ba Tơ |
TP. Quảng Ngãi |
Lý Sơn |
BQL rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi |
BQL KKT Dung Quất và các KCN |
|||
|
Tổng cộng |
14.507.584 |
11.000 |
24.120 |
923.532 |
50.000 |
461.766 |
73.500 |
95.200 |
883.180 |
3.360.000 |
7.170.840 |
47.950 |
28.500 |
80.000 |
1.113.456 |
184.540 |
I |
Trồng cây phân tán |
1.253.048 |
11.000 |
24.120 |
166.732 |
50.000 |
83.366 |
67.250 |
36.000 |
181.100 |
60.000 |
315.740 |
44.700 |
28.500 |
- |
- |
184.540 |
1 |
Khu vực đô thị, khu công nghiệp, trường học |
250.590 |
- |
1.420 |
7.200 |
1.800 |
3.600 |
10.590 |
4.500 |
6.700 |
10.000 |
9.840 |
5.400 |
5.000 |
- |
- |
184.540 |
1.1 |
Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa,...); cây xanh cảnh quan ven sông, hồ,...) |
27.210 |
- |
1.420 |
1.100 |
100 |
550 |
- |
2.500 |
3.200 |
5.000 |
- |
4.300 |
- |
- |
- |
9.040 |
1.2 |
Cây xanh đường phố |
61.450 |
- |
- |
4.000 |
100 |
2.000 |
1.950 |
1.500 |
1.300 |
3.000 |
- |
300 |
- |
- |
- |
47.300 |
1.3 |
Cây xanh khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khuôn viên công sở, nhà máy, doanh trại. |
156.730 |
- |
- |
2.100 |
1.400 |
1.050 |
8.640 |
500 |
2.200 |
2.000 |
9.840 |
800 |
5.000 |
- |
- |
123.200 |
1.4 |
Cây xanh chuyên dụng khác |
5.200 |
- |
- |
- |
200 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
5.000 |
2 |
Khu vực nông thôn |
1.002.458 |
11.000 |
22.700 |
159.532 |
48.200 |
79.766 |
56.660 |
31.500 |
174.400 |
50.000 |
305.900 |
39.300 |
23.500 |
- |
- |
- |
2.1 |
Diện tích đất vườn, nương rẫy, trang trại, đất nông lâm kết hợp, đất trồng cây công nghiệp cần trồng cây phân tán che bóng,. |
669.160 |
11.000 |
5.000 |
60.000 |
32.000 |
30.000 |
10.000 |
17.500 |
137.660 |
36.000 |
299.000 |
7.500 |
23.500 |
- |
- |
- |
2.2 |
Đất ven đường giao thông nông thôn, ven sông, hồ, kênh mương, |
204.698 |
- |
10.600 |
55.532 |
10.000 |
27.766 |
26.660 |
7.500 |
33.540 |
9.000 |
6.900 |
17.200 |
- |
- |
- |
- |
2.3 |
Đất bờ vùng, bờ đồng, các mảnh đất nhỏ phân tán khác có diện tích dưới 0,3 ha. |
128.600 |
- |
7.100 |
44.000 |
6.200 |
22.000 |
20.000 |
6.500 |
3.200 |
5.000 |
- |
14.600 |
- |
- |
- |
- |
II |
Dự kiến trồng rừng phòng hộ và trồng mới rừng sản xuất |
13.254.536 |
- |
- |
756.800 |
- |
378.400 |
6.250 |
59.200 |
702.080 |
3.300.000 |
6.855.100 |
3.250 |
- |
80.000 |
1.113.456 |
- |
1 |
Trồng rừng phòng hộ |
3.287.536 |
- |
- |
316.800 |
- |
158.400 |
- |
59.200 |
702.080 |
800.000 |
57.600 |
- |
- |
80.000 |
1.113.456 |
- |
2 |
Trồng mới rừng sản xuất |
9.967.000 |
- |
- |
440.000 |
- |
220.000 |
6.250 |
- |
- |
2.500.000 |
6.797.500 |
3.250 |
- |
- |
- |
- |
Ghi chú: Đối với cây xanh trồng phân tán quy đổi 01 ha = 1.000 cây.
Đối với trồng rừng phòng hộ quy đổi 01 ha = 1.600 cây.
Đối với trồng rừng sản xuất quy đổi 01 ha - 2.500 cây.
Đối với trồng rừng tập trung: không bao gồm trồng rừng thay thế và trồng lại rừng sản xuất (trồng lại sau khai thác gỗ).
TIẾN ĐỘ DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: ha
TT |
Đơn vị thực hiện |
Tổng cộng |
Kế hoạch thực hiện theo năm |
Ghi chú |
|||||||||||||||||||||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||||||||||||||||||||||
Tổng cộng |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
|||||||||||||||
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
||||
|
Tổng cộng |
7.295 |
251 |
1.002 |
2.055 |
3.987 |
19 |
182 |
302 |
798 |
43 |
191 |
470 |
796 |
53 |
208 |
458 |
797 |
75 |
205 |
402 |
797 |
61 |
216 |
422 |
798 |
|
1 |
Bình Sơn |
11 |
|
11 |
|
|
|
3 |
|
|
|
2 |
|
|
|
2 |
|
|
|
2 |
|
|
|
2 |
|
|
Công văn số 1395/UBND ngày 28/5/2021 của UBND huyện Bình Sơn |
2 |
Tư Nghĩa |
24 |
1 |
23 |
|
|
0,2 |
4 |
|
|
0,4 |
5 |
|
|
0,5 |
4 |
|
|
0,2 |
5 |
|
|
0,1 |
5 |
|
|
Công văn số 884/UBND ngày 23/4/2021 của UBND huyện Tư Nghĩa |
3 |
Sơn Tây |
541 |
7 |
160 |
198 |
176 |
1 |
32 |
|
35 |
1 |
32 |
50 |
35 |
1 |
32 |
55 |
35 |
2 |
32 |
33 |
35 |
1 |
32 |
60 |
35 |
Công văn số 500/UBND ngày 26/5/2021 của UBND huyên Sơn Tây |
4 |
Sơn Tịnh |
50 |
2 |
48 |
|
|
|
10 |
|
|
0 |
10 |
|
|
1 |
10 |
|
|
1 |
10 |
|
|
1 |
10 |
|
|
Công văn số 902/UBND ngày 08/6/2021 của UBND huyên Sơn Tịnh |
5 |
Minh Long |
270 |
4 |
80 |
99 |
88 |
0,4 |
16 |
|
18 |
1 |
16 |
25 |
18 |
1 |
16 |
28 |
18 |
1 |
16 |
17 |
18 |
1 |
16 |
30 |
18 |
Công văn số 344/UBND-KTTH ngày 07/6/2021 của UBND huyện Minh Long |
6 |
Nghĩa Hành |
70 |
11 |
57 |
|
3 |
2 |
15 |
|
1 |
2 |
10 |
|
1 |
2 |
10 |
|
1 |
2 |
10 |
|
1 |
2 |
10 |
|
0,5 |
Công văn số 1112/UBND ngày 04/6/2021 của UBND huyện Nghĩa Hành |
7 |
TX. Đức Phổ |
73 |
5 |
32 |
37 |
|
1 |
5 |
7 |
|
1 |
6 |
7 |
|
1 |
6 |
7 |
|
1 |
7 |
7 |
|
1 |
7 |
7 |
|
Công văn số 931/UBND ngày 05/5/2021 của UBND thi xã Đức Phổ |
8 |
Mộ Đức |
620 |
7 |
174 |
438 |
|
2 |
14 |
57 |
|
1 |
28 |
129 |
|
1 |
45 |
107 |
|
2 |
39 |
80 |
|
1 |
48 |
65 |
|
Công văn số 638/UBND-NL ngày 07/6/2021 của UBND huyên Mô Đức |
9 |
Sơn Hà |
1.560 |
10 |
50 |
500 |
1.000 |
2 |
10 |
100 |
200 |
2 |
10 |
100 |
200 |
2 |
10 |
100 |
200 |
2 |
10 |
100 |
200 |
2 |
10 |
100 |
200 |
Công văn số 591/UBND ngày 27/5/2021 của UBND huyện Sơn Hà |
10 |
Trà Bồng |
3.071 |
10 |
306 |
36 |
2.719 |
|
60 |
7 |
543 |
2 |
60 |
4 |
543 |
2 |
61 |
6 |
544 |
2 |
62 |
10 |
544 |
2 |
64 |
9 |
545 |
Công văn số 1090/UBND-NNTN ngày 05/5/2021 của UBND huyện Trà Bồng |
11 |
Ba Tơ |
46 |
5 |
39 |
|
1 |
|
8 |
|
1 |
1 |
8 |
|
|
1 |
8 |
|
|
1 |
8 |
|
|
2 |
8 |
|
|
Công văn số 592/UBND ngày 06/5/2021 của UBND huyện Ba Tơ |
12 |
TP. Quảng Ngãi |
29 |
5 |
24 |
|
|
1 |
5 |
|
|
1 |
5 |
|
|
1 |
5 |
|
|
1 |
5 |
|
|
1 |
5 |
|
|
Công văn số 1575/UBND-KT ngày 28/4/2021 của UBND thành phố Quảng Ngãi |
13 |
Lý Sơn |
50 |
|
|
50 |
|
|
|
10 |
|
|
|
10 |
|
|
|
10 |
|
|
|
10 |
|
|
|
10 |
|
Công văn số 1008/UBND ngày 19/4/2021 của UBND huyện Lý Sơn |
14 |
BQL rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi |
696 |
|
|
696 |
|
|
|
121 |
|
|
|
145 |
|
|
|
145 |
|
|
|
145 |
|
|
|
140 |
|
Công văn số 43/BQLR-KHKT ngày 26/4/2021 của Ban Quản lý RPH tỉnh Quảng Ngãi: trong trồng rừng phòng hộ có diện tích trồng băng xanh |
15 |
BQLKKT Dung Quất và các KCN |
185 |
185 |
|
|
|
10 |
|
|
|
29 |
|
|
|
39 |
|
|
|
59 |
|
|
|
47 |
|
|
|
Công văn số 671/BQL-KHTH ngày 23/4/2021 của Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
TIẾN ĐỘ TRỒNG CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
ĐVT: cây
TT |
Đơn vị thực hiện |
Tổng cộng |
Kế hoạch thực hiện theo năm |
|||||||||||||||||||||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
||||||||||||||||||||||
Tổng cộng |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
Trồng cây phân tán |
Trồng rừng tập trung |
||||||||||||||
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
Khu vực đô thị |
Khu vực nông thôn |
Trồng rừng PH |
Trồng rừng SX |
|||
|
Tổng cộng |
14.507.284 |
251.090 |
1.002.458 |
3.286.736 |
9.967.000 |
18.830 |
181.960 |
483.696 |
1.994.000 |
43.090 |
191.100 |
752.640 |
1.990.750 |
53.190 |
208.500 |
732.640 |
1.993.250 |
74.665 |
204.560 |
643.040 |
1.993.250 |
61.315 |
216.340 |
674.720 |
1.995.750 |
1 |
Bình Sơn |
11.000 |
|
11.000 |
|
|
|
3.100 |
|
|
|
1.900 |
|
|
|
2.000 |
|
|
|
1.900 |
|
|
|
2.100 |
|
|
2 |
Tư Nghĩa |
24.120 |
1.420 |
22.700 |
|
|
230 |
4.400 |
|
|
350 |
4.600 |
|
|
450 |
4.300 |
|
|
245 |
4.600 |
|
|
145 |
4.800 |
|
|
3 |
Sơn Tây |
923.532 |
7.200 |
159.532 |
316.800 |
440.000 |
720 |
31.906 |
|
88.000 |
1.440 |
31.906 |
80.000 |
88.000 |
1.440 |
31.906 |
88.000 |
88.000 |
2.160 |
31.906 |
52.800 |
88.000 |
1.440 |
31.906 |
96.000 |
88.000 |
4 |
Sơn Tịnh |
50.000 |
1.800 |
48.200 |
|
|
|
10.000 |
|
|
300 |
9.700 |
|
|
500 |
9.500 |
|
|
500 |
9.500 |
|
|
500 |
9.500 |
|
|
5 |
Minh Long |
461.766 |
3.600 |
79.766 |
158.400 |
220.000 |
360 |
15.953 |
|
44.000 |
720 |
15.953 |
40.000 |
44.000 |
720 |
15.953 |
44.000 |
44.000 |
1.080 |
15.953 |
26.400 |
44.000 |
720 |
15.953 |
48.000 |
44.000 |
6 |
Nghĩa Hành |
73.500 |
10.590 |
56.660 |
|
6.250 |
2.120 |
15.080 |
|
1.250 |
2.120 |
10.420 |
|
1,250 |
2.120 |
10.420 |
|
1.250 |
2.120 |
10.420 |
|
1.250 |
2.110 |
10.320 |
|
1.250 |
7 |
TX. Đức Phổ |
95.200 |
4.500 |
31.500 |
59.200 |
|
1.000 |
5.200 |
11.840 |
|
1.000 |
6.300 |
11.840 |
|
900 |
6.400 |
11.840 |
|
800 |
6.500 |
11.840 |
|
800 |
7.100 |
11.840 |
|
8 |
Mộ Đức |
882.880 |
7.200 |
174 400 |
701.280 |
|
1.600 |
14,000 |
91.200 |
|
1.000 |
28.100 |
206.400 |
|
1.000 |
44.800 |
171.200 |
|
2.300 |
39.160 |
128.000 |
|
1.300 |
48.340 |
104.480 |
|
9 |
Sơn Hà |
3.360.000 |
10.000 |
50.000 |
800.000 |
2.500.000 |
2.000 |
10.000 |
160.000 |
500.000 |
2.000 |
10.000 |
160.000 |
500.000 |
2.000 |
10.000 |
160.000 |
500.000 |
2.000 |
10.000 |
160.000 |
500.000 |
2.000 |
10.000 |
160.000 |
500.000 |
10 |
Trà Bồng |
7.170.840 |
9.840 |
305.900 |
57.600 |
6.797.500 |
|
59.600 |
11.200 |
1.357.500 |
2.460 |
59.800 |
6.400 |
1.357.500 |
2.460 |
60.900 |
9.600 |
1.360.000 |
2.460 |
62.100 |
16.000 |
1.360.000 |
2.460 |
63.500 |
14.400 |
1.362.500 |
11 |
Ba Tơ |
47.950 |
5.400 |
39.300 |
|
3.250 |
|
8.020 |
|
3.250 |
1.300 |
7.720 |
|
|
1.400 |
7.620 |
|
|
1.200 |
7.820 |
|
|
1.500 |
8.120 |
|
|
12 |
TP. Quảng Ngãi |
28.500 |
5.000 |
23.500 |
|
|
1.000 |
4.700 |
|
|
1.000 |
4.700 |
|
|
1.000 |
4.700 |
|
|
1.000 |
4.700 |
|
|
1.000 |
4.700 |
|
|
13 |
Lý Sơn |
80.000 |
|
|
80.000 |
|
|
|
16.000 |
|
|
|
16.000 |
|
|
|
16.000 |
|
|
|
16.000 |
|
|
|
16.000 |
|
14 |
BQL rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi |
1.113.456 |
|
|
1.113.456 |
|
|
|
193.456 |
|
|
|
232.000 |
|
|
|
232.000 |
|
|
|
232.000 |
|
|
|
224.000 |
|
15 |
BQL KKT Dung Quất và các KCN |
184 540 |
184.540 |
|
|
|
9.H00 |
|
|
|
29.400 |
|
|
|
39.200 |
|
|
|
58.800 |
|
|
|
47.340 |
|
|
|
TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NỘI DUNG NHIỆM VỤ
(Kèm theo Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT |
Nội dung nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
I |
Rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch |
|
|
|
1 |
Rà soát, kiểm tra, đánh giá đầy đủ thực trạng quản lý cây xanh đô thị, khu công nghiệp, xác định rõ mục tiêu cần đạt, kế hoạch trồng cây xanh đô thị, khu công nghiệp trong thời gian tới theo hướng nâng cao diện tích cây xanh/đầu người tại các khu đô thị |
Sở Xây dựng |
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Các sở, ngành liên quan; - Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
Quý IV năm 2021 |
2 |
Hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp cho phát triển rừng và trồng cây xanh; đặc biệt ở các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để xác định khu vực ưu tiên trồng cây |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Các sở, ngành liên quan; - Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
Quý IV năm 2021 |
3 |
Rà soát quỹ đất, xác định các đoạn đường và tuyến đường đủ điều kiện và đảm bảo đúng các quy định để trồng cây xanh trong phạm vi an toàn đường bộ trên các tuyến đường quốc lộ ủy quyền, tỉnh lộ; đảm bảo hệ thống đường giao thông được trồng cây xanh, tạo cảnh quan, bóng mát theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành |
Sở Giao thông vận tải |
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Các sở, ngành liên quan |
Quý III năm 2021 |
4 |
Rà soát quy hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất; trồng cây phân tán (khu vực đô thị và nông thôn) |
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Chủ rừng; - Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
Các sở, ngành liên quan |
Quý III năm 2021 |
5 |
Xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hằng năm và cả giai đoạn 2021-2025 |
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Chủ rừng; - Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
- Các sở, ngành liên quan; - Sở Xây dựng |
Hằng năm và cả giai đoạn 2021-2025 |
6 |
Tổng hợp kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán hằng năm và cả giai đoạn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
- Sở Tài nguyên và Môi trường; - UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan; Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
Hằng năm và cả giai đoạn 2021-2025 |
II |
Về công tác chuẩn bị cây giống, trồng, chăm sóc cây trồng |
|
|
|
1 |
Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng cây trồng phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định |
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Chủ rừng; - Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan |
Hằng năm và cả giai đoạn 2021-2025 |
1 |
Hướng dẫn các địa phương trồng cây xanh tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất và trồng cây phân tán vùng nông thôn, quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan |
Hằng năm |
2 |
Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn công tác chăm sóc, tình hình phát triển cây trồng phân tán khu vực đô thị |
Sở Xây dựng |
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Các sở, ngành liên quan, các khu công nghiệp,cụm công nghiệp, đô thị, |
Hằng năm và cả giai đoạn 2021-2025 |
IV |
Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ", |
UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Hằng năm |
V |
Tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh theo Kế hoạch đã được phê duyệt giai đoạn 2021 - 2025 |
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Chủ rừng; - Ban Quản lý KKT Dung Quất và Các KCN Quảng Ngãi |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan |
Hằng năm |
VI |
Cơ chế chính sách |
|
|
|
1 |
Bổ sung tiêu chí về diện tích cây xanh trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện, xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, liên quan |
Năm 2021-2022 |
2 |
Xây dựng chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị để bảo đảm tỷ lệ trồng cây xanh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng; Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị |
Sở Xây dựng |
UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan |
Năm 2021 -2022 |
3 |
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích, hỗ trợ về đất đai cho hoạt động phát triển cây xanh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan |
Năm 2021 -2022 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.