ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 983/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 13 tháng 5 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND thành phố ban hành Quy định về thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 06/2023/QD-UBND ngày 20/02/2023 của UBND thành phố về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND thành phố;
Căn cứ Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND thành phố ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết, định số 24/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND thành phố Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 08/2023/QĐ-UBND ngày 23/02/2023 của UBND thành phố Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng và bãi bỏ một phần Quyết định số 24/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa hàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 06/10/2018 của UBND thành phố Ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo trì các công trình đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Công văn số 2803/UBND-SGTVT ngày 02/6/2023 của UBND thành phố về việc liên quan đến một số kết cấu sử dụng khi cải tạo vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố;
Căn cứ Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ tại Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 03/01/2023 về việc ban hành nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước thành phố Đà Nẵng năm 2023;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 5621/TTr-SGTVT ngày 28/11/2023 về việc phê duyệt Đề án thí điểm huy động sự tham gia quản lý vỉa hè đường đô thị của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố và ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp giao ban ngày 23/4/2024 (Thông báo số 189/TB-VP ngày 08/5/2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THÍ
ĐIỂM HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA QUẢN LÝ VỈA HÈ THỊ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng)
Không gian đô thị, hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng ngày càng được phát triển, mở rộng. Nhiều công trình giao thông trọng điểm, nhiều khu dân cư mới được đầu tư xây dựng, hình thành nên một bộ mặt mới khang trang, hiện đại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và kinh tế xã hội, dân số thành phố không ngừng tăng, kéo theo phát triển nhiều ngành dịch vụ, du lịch, kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh sự phát triển kinh tế do các ngành dịch vụ mang lại, thành phố cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quản lý đô thị, trong đó quản lý vỉa hè là một ví dụ.
Do yêu cầu thực tế cuộc sống và thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội của thành phố, Sở Giao thông Vận tải đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định số 08/2023/QĐ-UBND ngày 23/02/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng trong đó cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông nhằm tổ chức sắp xếp, thiết lập, duy trì trật tự đô thị, mỹ quan đường phố, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của một số bộ phận trong nhân dân để kinh doanh, buôn bán và nhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
Với khối lượng vỉa hè gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của thành phố, để tăng cường ý thức, trách nhiệm của người dân, huy động nguồn lực của xã hội tham gia cùng Nhà nước trong việc quản lý, sửa chữa vỉa hè, cùng bảo vệ vỉa hè, lòng lề đường sạch sẽ, không để bị lấn chiếm, kinh doanh buôn bán trái phép, đảm bảo thông thoáng, mỹ quan đô thị, Sở Giao thông vận tải xây dựng Đề án thí điểm huy động sự tham gia quản lý vỉa hè đường đô thị của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhằm huy động sức mạnh, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân tham gia cùng Nhà nước trong công tác quản lý vỉa hè.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và huy động sự đóng góp của nhân dân cùng với Nhà nước quản lý, sửa chữa, chỉnh trang vỉa hè, đảm bảo công năng, giữ gìn vệ sinh, trật tự vỉa hè, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hóa giao thông.
- Quản lý sử dụng vỉa hè trước mặt tiền nhà ở vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của nhân dân, cơ quan, đơn vị trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước.
1. Nhân dân nắm rõ được các quy định pháp luật, của nhà nước về quản lý, sử dụng vỉa hè, có ý thức giữ gìn trật tự vỉa hè và gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của nhà nước có liên quan. Nhân dân nắm rõ các thông tin liên quan đến công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa, lắp đặt các công trình ngầm và nổi trong khu vực vỉa hè trước mặt tiền nhà, thông qua sự phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, UBND các địa phương, Tổ dân phố địa bàn cư trú.
2. Nhân dân ý thức được quản lý vỉa hè là quyền lợi, là trách nhiệm, góp phần cùng Nhà nước xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị, văn hóa giao thông, mỹ quan đô thị.
3. Việc thí điểm huy động sự tham gia cùng Nhà nước quản lý vỉa hè đường đô thị của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao tinh thần tự quản vỉa hè, tham gia trong công tác quản lý, sửa chữa của người dân; không phải là bàn giao tài sản vỉa hè cho người dân tự quản lý; đồng thời, người dân phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục và nộp đầy đủ phí sử dụng vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo quy định khi có nhu cầu sử dụng.
4. Phát hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động xâm phạm, vi phạm trật tự vỉa hè, sai quy định, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
5. UBND các địa phương tăng cường quản lý và kiểm tra, kiên quyết giải tỏa lấn chiếm vỉa hè và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, cần được liên tục thực hiện và thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.
6. Các cơ quan, đơn vị và lực lượng chức năng chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao và có kế hoạch phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, công dân thực hiện các quy định của pháp luật, của nhà nước về quản lý, sử dụng vỉa hè; đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm.
7. Việc bố trí sắp xếp các hoạt động buôn bán, để xe đạp, mô tô, vv ... trên vỉa hè được thực hiện trên cơ sở có phân tích đánh giá hiện trạng vỉa hè, các công trình hạ tầng bố trí trên vỉa hè và thực tế sinh hoạt, buôn bán để cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho phù hợp, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động ổn định, vừa bảo đảm trật tự vỉa hè.
II.3. Phạm vi giao tham gia quản lý vỉa hè
1. Vỉa hè hiện trạng một số tuyến đường phạm vi trước mặt tiền của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình (gọi tắt là hộ gia đình) để cùng Nhà nước thực hiện công tác quản lý, sửa chữa.
Đối với phần vỉa hè khu vực đất công cộng chưa xây dựng và các lô đất trống chưa xây dựng nhà, tùy theo vị trí cụ thể được phân cho các đơn vị trực tiếp quản lý đường theo phân cấp chịu trách nhiệm quản lý.
2. Triển khai thí điểm trên một số tuyến đường thuộc địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn.
3. Mỗi quận tiến hành thí điểm đối với vỉa hè một số tuyến đường có kết cấu, bề rộng vỉa hè khác nhau để đánh giá, rút kinh nghiệm theo thực tế.
1. Quyền lợi
a) Được các cơ quan chức năng cung cấp thông tin các công trình thi công đầu tư, sửa chữa, lắp đặt các hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi vỉa hè cùng Nhà nước quản lý.
b) Tham gia góp ý kiến khi cơ quan chức năng có yêu cầu trong việc sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông, thi công lắp đặt, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật có khả năng gây ảnh hưởng đến dân sinh.
c) Cùng với Nhà nước tham gia giám sát việc triển khai thi công và hoàn trả mặt bằng của các công trình đầu tư, sửa chữa, lắp đặt hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi vỉa hè quản lý theo đúng các quy định.
d) Được phép sửa chữa, chỉnh trang vỉa hè (các tuyến đường chưa được đầu tư cải tạo theo kết cấu vỉa hè hiện trạng hoặc mẫu đã được UBND thành phố thống nhất tại Công văn số 2803/UBND-SGTVT ngày 02/6/2023; riêng các tuyến đường đã được cải tạo vỉa hè, thực hiện theo kết cấu hiện trạng) khi có kinh phí đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép thi công; trong đó lưu ý:
- Chỉ được phép sửa chữa, chỉnh trang phần kết cấu vỉa hè (phần móng và lớp mặt của vỉa hè: gạch, bê tông,....); không được gây ảnh hưởng đến kết cấu, hình dáng bó vỉa hè, bó bồn, hố trồng cây; thảm cỏ, cây xanh; hệ thống báo hiệu đường bộ: cọc tiêu, biển báo, trụ tín hiệu, cần vương, giá long môn,...; trụ chiếu sáng; trụ điện; trụ viễn thông; hố ga các loại;....
- Cao độ vỉa hè sau khi sửa chữa, chỉnh trang không được thay đổi so với cao độ vỉa hè hiện trạng.
Trường hợp các hộ gia đình có nhu cầu sửa chữa, chỉnh trang ngoài nội dung quy định nêu trên (như: cải tạo vỉa hè không theo kết cấu hiện trạng hoặc kết cấu đã được UBND thành phố thống nhất; cải tạo, gia cố bó vỉa, vỉa hè để phương tiện lưu thông ra, vào;...), các hộ gia đình có trách nhiệm lập thủ tục đề nghị cấp phép và gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép thi công theo quy định trước khi thực hiện.
Trước khi thực hiện, các hộ gia đình có trách nhiệm gửi thông báo đến UBND phường tại nơi cần sửa chữa, chỉnh trang về nội dung, kết cấu, thời điểm thực hiện để theo dõi, phối hợp; trường hợp hộ gia đình có nhu cầu sửa chữa, chỉnh trang vỉa hè là tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thì phải được chủ hộ gia đình cho thuê thống nhất bằng văn bản hoặc giấy ủy quyền.
2. Trách nhiệm
a) Tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh tại khu vực vỉa hè trước nhà.
b) Tham gia cùng Nhà nước bảo vệ hiện trạng kết cấu hạ tầng trong khu vực vỉa hè; không lấn chiếm vỉa hè trái phép; kịp thời phát hiện, ngăn cản và thông báo cho các cơ quan chức năng các hành vi vi phạm, lấn chiếm vỉa hè và các trường hợp hư hỏng kết cấu hạ tầng. Các Tổ dân phố, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình được thông báo các số điện thoại nóng, các số điện thoại liên hệ của các cơ quan chức năng từ cấp thành phố đến cấp phường chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hạ tầng giao thông và phản hồi kết quả xử lý.
c) Thực hiện đúng các quy định về ranh giới sử dụng đất, các quy định về quản lý vỉa hè, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông.
Trường hợp có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (kể cả phạm vi vỉa hè do hộ gia đình đã sửa chữa, chỉnh trang), các hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về việc đăng ký, đề nghị cấp giấy phép và nộp lệ phí sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo quy định.
d) Chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các sự cố, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật tại khu vực do việc thi công sửa chữa, chỉnh trang vỉa hè gây nên.
đ) Khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân triển khai thi công công trình, lắp đặt hạ tầng,... tại phạm vi vỉa hè do hộ gia đình đã sửa chữa, chỉnh trang; các hộ gia đình có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện theo đúng nội dung giấy phép được cấp, không được ngăn cản, gây khó khăn.
Thời gian triển khai thực hiện Đề án từ ngày 01/4/2024 đến hết ngày 31/3/2025.
Sau thời gian triển khai thí điểm, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện tiến hành sơ kết, đánh giá quá trình triển khai và điều chỉnh, xây dựng hoàn chỉnh quy định nhân rộng mô hình nếu thuận lợi, kèm theo tham mưu điều chỉnh các quy định về quản lý vỉa hè cho phù hợp thực tế.
1. Sở Giao thông vận tải
a) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về vỉa hè trên địa bàn thành phố, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện Đề án thí điểm và kịp thời tham mưu UBND thành phố xử lý các phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
b) Chỉ đạo, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền triển khai Đề án.
c) Tổ chức cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông, các Giấy phép xây dựng lắp đặt, sửa chữa các công trình cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên các tuyến đường theo phân cấp. Tiến hành thông báo cho UBND các quận, huyện, phường, xã các Giấy phép dã cấp để UBND các địa phương thông báo đến các Tổ dân phố, hộ gia đình biết.
d) Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các đơn vị quản lý đường kiểm tra, phối hợp các lực lượng xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông; phối hợp các lực lượng Công an, UBND các quận, phường trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố.
đ) Thông báo các số điện thoại đường dây nóng các lực lượng chức năng trực thuộc Sở Giao thông vận tải đến các địa phương để triển khai thông báo đến các Tổ dân phố, hộ gia đình và nhân dân được biết, phối hợp; kịp thời triển khai xử lý, sửa chữa hư hỏng vỉa hè.
2. UBND các quận
a) Đăng ký danh sách các đoạn, tuyến đường dự kiến thí điểm huy động sự tham gia quản lý vỉa hè đường đô thị của các hộ gia đình tại địa bàn các quận; với các tuyến đường có vỉa hè kết cấu, bề rộng khác nhau, các tuyến đường tập trung nhiều cơ sở dịch vụ.
b) Thông báo một số kết cấu sử dụng khi cải tạo vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố theo quy định tại Công văn số 2803/UBND-SGTVT ngày 02/6/2023 đến các hộ gia đình trên các tuyến đường thí điểm.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các phường triển khai thực hiện Đề án thí điểm.
d) Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác quản lý trật tự vỉa hè trên địa bàn, bảo đảm việc quản lý, giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn các quận.
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường, Tổ dân phố trên địa bàn triển khai công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình để nắm rõ và thực hiện Đề án.
e) Tổ chức cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông, các Giấy phép xây dựng lắp đặt, sửa chữa công trình cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên các tuyến đường theo phân cấp. Tiến hành thông báo UBND phường các Giấy phép đã cấp để UBND các địa phương thông báo đến các Tổ dân phố, hộ gia đình biết.
g) Chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương, UBND các phường kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông; phối hợp với lực lượng Công an trong việc giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn.
h) Thông báo các số điện thoại đường dây nóng các lực lượng chức năng trực thuộc đến UBND các phường để các Tổ dân phố, các hộ gia đình và nhân dân được biết.
i) Định kỳ ngày 25 tháng cuối hàng quý tổng hợp và báo cáo công tác quản lý trật tự vỉa hè trên các tuyến đường triển khai theo Đề án trên địa bàn quận gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp.
3. UBND các phường
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện Đề án này đến các Tổ dân phố, các hộ gia đình trên địa bàn do phường quản lý.
b) Tổ chức triển khai cho các hộ gia đình có nhà mặt tiền đăng ký tham gia cùng Nhà nước quản lý vỉa hè.
c) Tiếp nhận thông tin của các hộ gia đình có nhu cầu sửa chữa, chỉnh trang vỉa hè và phối hợp kiểm tra đảm bảo các quy định tại điểm d khoản 1 Mục II.4. quy định này.
d) Tổ chức cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo phân cấp theo quy định.
đ) Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè.
e) Thông báo các số điện thoại đường dây nóng các lực lượng chức năng đến các Tổ dân phố, các hộ gia đình và nhân dân được biết.
f) Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận và các lực lượng chức năng trong việc bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn phường.
- Việc huy động sức mạnh của nhân dân cùng Nhà nước tham gia công tác quản lý vỉa hè vừa tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, vừa gắn trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân trong xây dựng bộ mặt đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh, phát huy được sức mạnh của nhân dân, là kênh thông tin, là lực lượng cùng với Nhà nước thực hiện công tác quản lý.
- Việc xây dựng và triển khai Đề án thí điểm huy động sự tham gia quản lý vỉa hè đường đô thị của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố là một điểm mới trong công tác quản lý; tuy nhiên do tính chất phức tạp của công tác quản lý vỉa hè sẽ nảy sinh nhiều vấn đề nên việc triển khai cần thận trọng, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế; do đó giao Sở Giao thông vận tải theo dõi, tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực tiễn và tham mưu UBND thành phố điều chỉnh kịp thời các phát sinh trong quá trình triển khai.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.