ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 13 tháng 01 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2021
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác của ngành Tư pháp năm 2021 đã được Bộ Tư pháp triển khai tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/12/2020 về việc triển khai công tác tư pháp năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 11/TTr-STP, ngày 11 tháng 01 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp năm 2021 (kèm theo Kế hoạch số 34/KH-STP ngày 11/01/2021 của Giám đốc Sở Tư pháp).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm phối hợp cùng với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2021
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác của ngành Tư pháp năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2021 (ngày 23/12/2020), Sở Tư pháp đề ra kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2021 với những nội dung cơ bản sau:
Tập trung quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII, các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp. Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (sau khi được ban hành).
Triển khai thi hành hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL (hoàn thành tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu trong quý I/2021). Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định VBQPPL; nhất là quá trình xây dựng văn bản, tính dự báo, tính khả thi để chính sách, quy phạm pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Trong đó, tập trung theo sát thực tế ban hành văn bản, nhất là các văn bản có liên quan trực tiếp, rộng rãi đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh. Chú trọng hiệu quả xử lý văn bản trái pháp luật; báo cáo, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý đối với những trường hợp cần thiết liên quan đến văn bản trái pháp luật (kể cả xử lý văn bản và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân tham mưu, ban hành).
Thực hiện thường xuyên công tác rà soát VBQPPL thuộc trách nhiệm của địa phương để kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn; theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan liên quan thực hiện công tác rà soát vướng mắc, bất cập của VBQPPL và việc xử lý kết quả rà soát VBQPPL đã được thực hiện trong năm 2020.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế; tăng cường đưa đi bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ pháp chế; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác điều hành và quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực, ngành quản lý.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp, bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp.
Tiếp tục cập nhật văn bản QPPL vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải cơ sở
Thực hiện tốt Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”; Kế hoạch công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021, …
Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL, bảo đảm thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ của từng chương trình, đề án.
Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (thay thế Quyết định số 619/QĐ- TTg ngày 08/5/2017). Hoàn thành việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021”; đẩy nhanh thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên giai đoạn 2019 - 2022”.
Triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp, trong đó tập trung vào các văn bản pháp luật mới được ban hành và pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, phấn đấu tăng tỉ lệ hòa giải thành trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước, nuôi con nuôi, LLTP, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành; đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch; tập trung triển khai việc thực hiện Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, phấn đấu hoàn thành việc số hóa hộ tịch, đăng ký hộ tịch trực tuyến,...
Tiếp tục thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai chứng thực điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Kiểm tra, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đồng thời chấn chỉnh, khắc phục sai sót trong công tác chứng thực.
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi, trong đó, chú trọng kiểm tra các cơ sở nuôi dưỡng và rà soát, lập danh sách trẻ em có nhu cầu tìm gia đình thay thế trên địa bàn.
Thực hiện tốt các Đề án, Kế hoạch trong lĩnh vực quốc tịch; Chiến lược giải quyết vấn đề quốc tịch của người không quốc tịch ở Việt Nam giai đoạn 2019-2024 khi có chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
Tăng cường thực hiện cấp phiếu LLTP trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu LLTP và hạn chế thấp nhất tình trạng chậm cấp phiếu.
Tham gia xây dựng Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm, nhất là công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Tiếp tục tổ chức thi hành có hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Tăng cường phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát, các ngành có liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
4. Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp. Triển khai các văn bản mới được ban hành trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, như Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp; Nghị quyết số 172/NQ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng; Chỉ thị số 40/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản. Tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực thuộc công tác bổ trợ tư pháp.
Phối hợp với Đoàn Luật sư thực hiện tốt Luật Luật sư. Quy tắc đạo đức hành nghề luật sư. Nâng cao năng lực đội ngũ luật sư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng các dịch vụ công thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp như công chứng, bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp, thừa phát lại, quản lý, thanh lý tài sản, ... (hoàn thiện phần mềm công chứng, nghiên cứu xây dựng phần mềm giám định, thừa phát lại, ...); kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, Đề án đổi mới công tác Trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025; tăng cường truyền thông, quản lý nhà nước đối với công tác trợ giúp pháp lý tại địa phương. Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý và năng lực trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho đội ngũ Trợ giúp pháp lý, nhất là chất lượng vụ việc tham gia tố tụng; phối hợp chặt chẽ và tốt hơn nữa với các ngành, địa phương, các tổ chức có liên quan trong việc nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, nhất là công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
5. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật’’ giai đoạn 2018 - 2022; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào lĩnh vực trọng tâm liên ngành về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Công tác xây dựng Ngành; đào tạo, bồi dưỡng
Quán triệt, triển khai thực hiện tốt Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Tư pháp; biên chế công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã. Chuẩn bị các điều kiện chuyển đổi trụ sở về Khu Hành chính tỉnh Vĩnh Long theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện nhiệm vụ, kinh nghiệm thực tiễn và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thực hiện hiệu quả Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; THADS; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiến hành đồng bộ công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là công chứng, luật sư và đấu giá tài sản. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng.
8. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin; thi đua, khen thưởng
Triển khai thực hiện tốt Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tư pháp phiên bản 2.0, Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, ... Tăng cường sử dụng và khai thác tối đa lợi ích của văn bản điện tử, chữ ký số. Đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân mọi lúc, mọi nơi và thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ này trên cổng thông tin điện tử của đơn vị. Chú trọng việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan.
Tiếp tục triển khai, áp dụng có hiệu quả 11 phần mềm trong thực hiện nhiệm vụ, như: Hệ thống đăng ký và quản lý Hộ tịch dùng chung; đăng ký khai sinh điện tử; phần mềm quản lý thông tin người dùng; phần mềm công cụ quản lý hồ sơ quốc tịch; phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung; phần mềm Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp; phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; phần mềm Cơ sở dữ liệu về công chứng; phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh (Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh) và phần mềm kế toán.
Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tổ chức triển khai có hiệu quả, thiết thực phong trào thi đua của ngành với chủ đề “Ngành Tư pháp đoàn kết, hành động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao” năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 đã được phát động tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V, các phong trào thi đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cán bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII, các nghị quyết, quyết định của tỉnh vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của các chi bộ, Đảng bộ; phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025, “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2020-2025, thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thi đua cải cách hành chính,… và các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề khác do Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thi đua khu vực Miền Tây Nam Bộ phát động, nỗ lực bứt phá, thúc đẩy hoàn thành xuất sắc, về đích sớm các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao trong năm 2021 nói riêng, giai đoạn 2021-2025 nói chung.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2021, ngành Tư pháp xác định một số giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục đổi mới tư duy, lề lối làm việc, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn để đưa công tác tư pháp ngày càng phát triển bền vững. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch công tác để cụ thể hóa nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính khả thi; bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025.
2. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong ngành.
3. Ứng dụng mạnh mẽ, tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, công nghệ số vào công tác của đơn vị, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành, chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, gửi/nhận văn bản điện tử và cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức hành nghề thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp; xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) đúng quy định của pháp luật để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
5. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp, pháp chế; chủ động, kịp thời báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. Tăng cường đoàn kết, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính. Phát huy hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý nghiêm khắc các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm. Đồng thời, kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân nỗ lực đạt kết quả cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Căn cứ Kế hoạch này, Trưởng các Phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở và Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch công tác tư pháp năm 2021 của từng đơn vị phù hợp với tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ được giao, trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện và nêu những thuận lợi, khó khăn về Sở (thông qua Văn phòng Sở) để tổng hợp báo cáo chung và có hướng chỉ đạo kịp thời./.
|
GIÁM
ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.