ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 973/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 05 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường; Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ;
Căn cứ Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1258/TTr-LN/TC-NNPTNT ngày 12 tháng 5 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường tại các xã, phường và thị trấn ven biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
1. Hỗ trợ hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gọi chung là cơ sở nuôi trồng thủy sản) bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường theo quy định tại Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 28/02/2014 của UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
2. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 1,5 tháng đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV và các hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp.
3. Hỗ trợ một lần các tàu không lắp máy hoặc lắp máy đánh bắt ven bờ và vùng lộng do phải tạm ngừng ra biển khai thác hải sản như sau:
- Ghe, thuyền không lắp máy: 3,5 triệu đồng/chiếc.
- Ghe, thuyền lắp máy có công suất dưới 90 CV: 5 triệu đồng/chiếc.
4. Các doanh nghiệp, chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có hoạt động thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá được vay vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định với lãi suất thấp nhất áp dụng cho lĩnh vực ưu tiên, kỳ hạn ngắn và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian tạm trữ tối đa 06 tháng để thu mua, tạm trữ hải sản từ ngày 05 tháng 5 năm 2016 đến hết ngày 05 tháng 6 năm 2016.
5. Hải sản khai thác trong vùng biển từ 20 hải lý trở vào bờ khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận không đảm bảo an toàn buộc phải tiêu hủy thì được hỗ trợ 70% giá trị theo giá các loại thủy, hải sản được Sở Tài chính thông báo.
6. Hỗ trợ khắc phục hậu quả môi trường (chi phí tiêu hủy hải sản chết bất thường như chi phí vận chuyển, thu gom, vật tư hóa chất khử trùng, tiêu độc; hỗ trợ tiền công tiêu hủy, bảo hộ lao động, trang thiết bị ...).
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Ngân sách Trung ương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và ngân sách tỉnh đảm bảo 100% kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này.
1. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai, thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân theo quy định tại Quyết định này, đảm bảo hỗ trợ trực tiếp đến người dân bị ảnh hưởng, kịp thời, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.
b) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: Căn cứ bảng kê của người dân về mức độ thiệt hại để thống kê thiệt hại, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) cấp huyện xác định chính xác mức độ thiệt hại để làm căn cứ quyết định hỗ trợ (trừ trường hợp hỗ trợ thêm từ nguồn kinh phí do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quản lý); thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước và mức hỗ trợ đối với từng hộ dân nuôi trồng thủy, hải sản bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường tại thôn, xã trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ; chủ động khắc phục hậu quả môi trường do hoạt động tiêu hủy hải sản chết bất thường trên địa bàn mình.
c) Quyết định hỗ trợ thiệt hại cho người dân trên cơ sở xác định mức độ thiệt hại của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng kinh tế) và đề nghị của Phòng Tài chính Kế hoạch (trừ trường hợp hỗ trợ thêm từ nguồn kinh phí do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quản lý); chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của số liệu và nội dung hỗ trợ; chủ động sử dụng nguồn ngân sách cấp huyện và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện chính sách kịp thời.
d) Báo cáo kết quả chi thực hiện chính sách về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh bổ sung kinh phí (theo biểu mẫu đính kèm).
e) Tổng hợp, báo cáo về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính các trường hợp nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại nặng mà mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này còn quá thấp so với chi phí đã đầu tư để được xem xét hỗ trợ thêm từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác nhằm khôi phục hoạt động sản xuất.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng.
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc xác nhận hải sản khai thác không bảo đảm an toàn buộc phải tiêu hủy.
c) Tổng hợp số liệu báo cáo của UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế để báo cáo UBND tỉnh và gửi Sở Tài chính làm căn cứ tính toán nhu cầu kinh phí.
3. Sở Tài chính:
a) Căn cứ mức độ thiệt hại của các huyện, thị xã và thành phố Huế để quyết định ứng trước kinh phí cho các địa phương kịp thời thực hiện chính sách.
b) Thông báo và công bố trên website của Sở mức giá các loại thủy, hải sản để làm cơ sở hỗ trợ khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận không đảm bảo an toàn buộc phải tiêu hủy.
c) Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện chính sách cho các địa phương, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính bổ sung kinh phí cho tỉnh theo quy định.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì tiếp nhận và phân bổ gạo từ Bộ Tài chính cho các địa phương để thực hiện chính sách.
5. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp thu mua, tạm trữ hải sản.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất thực hiện chính sách tín dụng quy định tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định này theo quy định của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình và trên báo Thừa Thiên Huế chính sách hỗ trợ để người dân được biết.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xem xét, thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để hỗ trợ thêm từ các nguồn kinh phí do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh quản lý đối với các trường hợp nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại nặng mà mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này còn quá thấp so với chi phí đã đầu tư.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
UBND HUYỆN….. |
NHU CẦU HỖ TRỢ GIỐNG THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT
STT |
Nội dung |
Tổng hợp thiệt hại (ha) |
Kinh phí hỗ trợ (1.000 đ) |
||||||||||||||
Diện tích thiệt hại từ 30% đến 50% |
Diện tích thiệt trên 50% đến 70% |
… |
|||||||||||||||
Diện tích nuôi cá truyền thống |
Diện tích nuôi tôm quảng canh, xen ghép |
Diện tích nuôi tôm sú thâm canh |
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng |
Diện tích nuôi ngao |
Số lồng, bè nuôi có cá chết (Cái) |
Khối lượng lồng, bè nuôi thiệt hại (m3) |
Diện tích nuôi cá truyền thống |
Diện tích nuôi tôm quảng canh, xen ghép |
Diện tích nuôi tôm sú thâm canh |
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng |
Diện tích nuôi ngao |
Số lồng, bè nuôi có cá chết (Cái) |
Khối lượng lồng, bè nuôi thiệt hại (m3) |
|
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8a |
8b |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14a |
14b |
15 |
16=17+18 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xã A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Xã B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phòng NN&PTNT (Phòng Kinh tế) |
Phòng TC-KH |
UBND Huyện …… |
HỖ TRỢ GẠO VÀ TIỀN CHO HỘ NGƯ DÂN
STT |
Nội dung |
Hỗ trợ gạo |
Hỗ trợ tiền |
||||
Số hộ gia đình chủ tàu và của lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng; hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng |
Số nhân khẩu |
Hỗ trợ gạo (15 kg/người x 1,5 tháng x số nhân khẩu) |
Số ghe, thuyền không lắp máy |
Số ghe, thuyền lắp máy có công suất dưới 90 CV |
Hỗ trợ tiền (1.000 đồng) |
||
|
Xã A |
|
|
|
|
|
|
|
Xã B |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Phòng NN&PTNT (Phòng Kinh tế) |
Phòng TC-KH |
UBND Huyện …. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.