NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 961/2002/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2002 |
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 961/2002/QĐ-NHNN NGÀY 09 THÁNG 9 NĂM 2002 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG MỘT SỐ TÀI KHOẢN TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH 425/1998/QĐ-NHNN2 NGÀY 17/12/1998 CỦATHỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay sửa đổi và bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17-12-1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
1- Sửa đổi tài khoản 481 như sau:
481 Quỹ dự trữ ngoại hối
4811 Quỹ dự trữ ngoại hối
4812 Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
a- Định kỳ hàng tháng (vào ngày cuối tháng), xác định số chênh lệch tăng, giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối trên cơ sở so sánh số dư giữa tài khoản 4811"Quỹ dự trữ ngoại hối" (sau khi đã đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối tháng hoặc đánh giá lại vàng theo giá thông báo đánh giá lại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định).
b- Nếu có chênh lệch thì hạch toán điều chỉnh lại số dư TK 4812 cho bằng số dư TK 4811 (quy ra đồng Việt Nam ), số chênh lệch này chuyển vào bên Có hoặc bên Nợ TK 631 "Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ" (ghi đối ứng với TK 4812)
c- Việc chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng; hoặc tạm ứng và sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối phải căn cứ vào bản chính Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm lưu Bản chính Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:
Tài khoản 4811 "Quỹ dự trữ ngoại hối" chỉ mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước dùng để hạch toán giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại hối nhập vào Quỹ dự trữ ngoại hối:
+ Từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng chuyển sang.
+ Mua ngoại hối.
+ Thu hồi tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước.
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại hối xuất từ Quỹ dự trữ ngoại hối:
+ Chuyển sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
+ Bán ngoại hối;
+ Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước.
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đang quản lý.
Hạch toán chi tiết:
- Mở 3 tài khoản chi tiết:
+ 4811.1- Ngoại tệ
+ 4811.2- Vàng
+ 4811.3- Các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ
Tài khoản 4812 "Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối" chỉ mở tại Vụ Kế toán - Tài chính dùng để hạch toán các khoản mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.
Bên Nợ ghi: - Số tiền đồng Việt Nam đã chi ra để mua ngoại hối (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi mua vào).
- Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (tăng) tương ứng với giá trị ngoại hối được điều chuyển từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang hoặc được hoàn trả tạm ứng (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi điều chuyển hoặc thu hồi tạm ứng).
- Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 - Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ).
+ Đánh giá lại vàng theo giá thông báo đánh giá lại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.
Bên Có ghi: - Số tiền đồng Việt Nam thu được do bán ngoại hối (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi bán ra).
- Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (giảm) tương ứng với giá trị ngoại hối chuyển sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng hoặc tạm ứng, sử dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi điều chuyển hoặc khi tạm ứng).
- Kết chuyển số chênh lệch giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 - Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ).
+ Đánh giá lại vàng theo giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền đồng Việt Nam đã chi ra mua ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối (đối ứng với số dư tài khoản 4811 "Quỹ dự trữ ngoại hối ).
Hạch toán chi tiết:
- Mở 3 tài khoản chi tiết:
+ 4812.1- Ngoại tệ
+ 4812.2- Vàng
+ 4812.3- Các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ
2- Sửa đổi tài khoản 483 như sau:
483 Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
4831 Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
4832 Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
a- Cuối kỳ kế toán, xác định số chênh lệch giữa doanh số ngoại hối bán ra (bằng tổng số tiền tính bằng đồng Việt Nam thu được do bán ngoại hối trong kỳ, tính theo tỷ giá hoặc giá thực tế bán ra) và doanh số ngoại hối mua vào tương ứng (bằng tỷ giá hoặc giá mua vào bình quân trong kỳ nhân với số ngoại hối đã bán trong kỳ) để hạch toán khoản chênh lệch này vào tài khoản Thu nhập hay Chi phí về kinh doanh ngoại hối.
b- Sau khi thực hiện bước 1 nêu trên, tiến hành xác định số chênh lệch tăng, tăng giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng trên cơ sở so sánh số dư giữa tài khoản 4831 "Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng" (sau khi đã đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối tháng hoặc đánh giá lại vàng theo giá thông báo đánh giá lại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định) với số dư tài khoản 4832 "Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng" để tìm ra số chệnh lệch thì hạch toán điều chỉnh lại số dư TK 4832 cho bằng số dư TK 4831 (quy ra đồng Việt Nam), số chênh lệch này chuyển vào bên Có hoặc bên Nợ TK 631 "Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ" (ghi đối ứng với TK 4832).
Nội dung hạch toán các tài khoản này như sau:
Tài khoản 4831 "Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng" chỉ mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước dùng để hạch toán giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
Bên Có ghi: - Giá trị ngoại hối nhập vào Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng:
+ Từ Quỹ dự trữ ngoại hối chuyển sang .
+ Mua ngoại hối
Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại hối xuất từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng:
+ Chuyển sang Quỹ dự trữ ngoại hối.
+ Bán ngoại hối.
Số dư Có: - Phản ảnh giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, Ngân hàng Nhà nước đang quản lý.
Hạch toán chi tiết:
- Mở 2 tài khoản chi tiết.
+ 4831.1- Ngoại tệ
+ 4831.2- Vàng
+ 4831.3- Các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ
Tài khoản 4832 "Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng" chỉ mở tại Sở giao dịch NHNN dùng để hạch toán các khoản mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
Bên Nợ ghi: - Số tiền đồng Việt Nam đã chi ra để mua ngoại hối (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi mua vào).
- Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (tăng) tương ứng với giá trị ngoại hối được điều chuyển từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi điều chuyển).
- Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 - Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ).
+ Đánh giá lại vàng theo giá thông báo đánh giá lại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.
Bên Có ghi: - Số tiền đồng Việt Nam thu được do bán ngoại hối (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi bán ra).
- Thanh toán số tiền đồng Việt Nam (giảm) tương ứng với giá trị ngoại hối chuyển sang Quỹ dự trữ ngoại hối (tính theo tỷ giá thực tế đối với ngoại tệ hoặc giá thực tế đối với vàng, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ khi điều chuyển).
- Kết chuyển số chênh lệch giảm giá trị ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi:
+ Đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối tháng (đối ứng với tài khoản 631 - Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ).
+ Đánh giá lại vàng theo giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Số dư Nợ: - Phản ảnh số tiền đồng Việt Nam đang chi ra mua ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng (đối ứng với số dư tài khoản 4831).
Hạch toán chi tiết:
- Mở 2 tài khoản chi tiết.
+ 4832.1- Ngoại tệ
+ 4832.2- Vàng
+ 4832.3- Các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ
3- Sửa đổi tài khoản 9089 như sau:
9089 Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý
Nội dung hạch toán tài khoản này như sau:
Tài khoản 9089 " Tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại chờ xử lý" dùng để hạch toán các loại nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại thu ở khách hàng.
Bên Nhập ghi: - Số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại nhập kho.
Bên Xuất ghi: - Số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại xuất kho.
Số còn lại: - Phản ảnh số tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đang còn bảo quản trong kho.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại và theo kho quản lý.
4- Bổ sung vào Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước các tài khoản sau:
a- Tài khoản 467- Kinh phí sự nghiệp
Tài khoản này (chỉ mở tại những đơn vị được cấp và sử dụng kinh phí sự nghiệp) dùng để phản ảnh số kinh phí sự nghiệp được hình thành từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn khác và việc sử dụng kinh phí sự nghiệp vào những mục đích chỉ định.
Bên Có ghi: - Số kinh phí được cấp.
Bên Nợ ghi: - Số kinh phí rút ra để sử dụng.
Số dư Có: - Phản ảnh số kinh phí sự nghiệp của Ngân hàng Nhà nước còn chưa sử dụng.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng mục đích chỉ định.
b- Tài khoản 973 - Sử dụng dự trữ ngoại hối theo lệnh của Chính phủ
Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán - Tài chính) ) dùng để phản ảnh giá trị ngoại hối thuộc dự trữ ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ.
Tài khoản 973 có các tài khoản cấp III sau:
9731 Bằng vàng
9732 Bằng ngoại tệ
Bên Nhập ghi: - Giá trị ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ.
Bên Xuất ghi: - Thu hồi lại dự trữ ngoại hối phần giá trị ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ.
Số còn lại: - Phản ảnh giá trị ngoại hối thuộc dự trữ ngoại hối đã sử dụng theo lệnh của Chính phủ, chưa thu hồi.
Hạch toán chi tiết:
- Mở 1 tài khoản chi tiết.
c- Tài khoản 98 - Các khoản nợ phải thu
Tài khoản này có các tài khoản cấp II sau:
981 Các khoản nợ phải thu khách hàng
982 Các khoản nợ phải thu nội bộ
+ Tài khoản 981 "Các khoản nợ phải thu khách hàng" dùng để phản ảnh các khoản khách hàng nợ mà Ngân hàng Nhà nước phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này, như: phải thu tiền cho thuê trụ sở, thu phí bảo lãnh cho khách hàng (trường hợp thu sau)...
+ Tài khoản 982 "Các khoản nợ phải thu nội bộ" dùng để phản ảnh các khoản nợ Ngân hàng Nhà nước phải thu trong nội bộ nhưng đến thời hạn mà vẫn chưa thu được, và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này, ví dụ: nợ về tiền thuê nhà ở đối với cán bộ Ngân hàng Nhà nước theo hợp đồng...
- Kết cấu của tài khoản 981 và 982 như sau:
Bên Nhập ghi: - Số nợ Ngân hàng Nhà nước sẽ phải thu.
Bên Xuất ghi: - Số nợ Ngân hàng Nhà nước đã thu được.
Số còn lại: - Phản ảnh số nợ Ngân hàng Nhà nước còn phải thu.
Hạch toán chi tiết:
- Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân nợ.
d- Tài khoản 996- Hạn mức kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, sử dụng theo mục đích chỉ định
Tài khoản này (chỉ mở tại những đơn vị được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí) dùng để phản ảnh số hạn mức kinh phí và tình hình sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước bằng hạn mức (như: kinh phí đào tạo, vốn đầu tư xây dựng cấp cho các dự án...).
Bên Nhập ghi: - Số hạn mức kinh phí được phân phối, được thông báo.
Bên Xuất ghi: - Số hạn mức kinh phí thực tế đã nhận, đã rút.
Số còn lại: - Phản ảnh số hạn mức kinh phí còn lại chưa nhận, chưa rút.
Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng mục đích chỉ định.
Cuối năm, số hạn mức kinh phí còn lại sẽ bị huỷ bỏ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
|
Vũ Thị Liên (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.