ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 960/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 27 tháng 4 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TCTS-TTTS ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá tại Tổng cục Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Kế hoạch triển khai hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1224/SNN-VP ngày 15 tháng 4 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận” (đính kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
KT.CHỦ TỊCH |
QUẢN
LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ TỈNH
BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quy chế này quy định về tổ chức quản lý hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận và việc khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu tàu cá trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh Bình Thuận.
1. Quy chế này áp dụng đối với đơn vị trực tiếp quản lý thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh là Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh, các Trạm Dữ liệu giám sát tàu cá và các tổ chức, cá nhân được khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh.
2. Tổ chức, cá nhân được khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
c) Chi cục Thủy sản.
d) Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện.
đ) Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá hoặc Ban Quản lý cảng cá trong danh sách cảng cá chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e) Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi).
g) Các Đồn Biên phòng vùng biển được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh giao nhiệm vụ.
h) Cơ quan thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư Trung ương, Cảnh sát biển, Hải Quân).
i) Chủ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
k) Tổ chức có liên quan.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống giám sát tàu cá là hệ thống được tích hợp bởi thiết bị lắp đặt trên tàu cá kết nối với Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh để quản lý, giám sát hành trình, hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
2. Thiết bị giám sát hành trình (bao gồm các thiết bị phụ trợ) lắp đặt trên tàu cá là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.
3. Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh là hạ tầng được thiết lập và vận hành hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh (gọi tắt là Trung tâm dữ liệu tỉnh).
4. Trạm dữ liệu giám sát tàu cá là hạ tầng được thiết lập để tiếp nhận, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh phục vụ cho công tác quản lý, giám sát tàu cá theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có liên quan (gọi tắt là Trạm dữ liệu).
5. Phân quyền truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá là việc phân chia cấp độ quyền được tiếp cận, khai thác, sử dụng dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá của các đối tượng, gồm 4 cấp độ: không được phép truy cập; được phép truy cập; được quyền đọc; được quyền chỉnh lý dữ liệu.
QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ
Điều 3. Tổ chức quản lý hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về hoạt động của hệ thống giám sát tàu cá theo phân cấp quản lý hệ thống giám sát tàu cá.
2. Chi cục Thủy sản là cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý Trung tâm dữ liệu tỉnh đồng thời chịu trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên theo phân quyền của Tổng cục Thủy sản.
3. Trung tâm dữ liệu tỉnh đặt tại Văn phòng Chi cục Thủy sản, được bố trí phòng làm việc riêng và trang thiết bị cần thiết đảm bảo điều kiện làm việc, kết nối đồng bộ trung tâm dữ liệu tàu cá Trung ương (máy vi tính dung lượng lớn, màn hình chuyên dụng, tủ hồ sơ, bàn làm việc, đường truyền internet tốc độ cao,…); có nhân sự tổ chức trực ban (là cán bộ nghiệp vụ thuộc biên chế của Chi cục thủy sản kiêm nhiệm) để quản lý, vận hành hệ thống giám sát tàu cá.
Trung tâm dữ liệu tỉnh quản lý toàn bộ thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá tỉnh; chia sẻ, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá từ Tổng cục Thủy sản theo phân quyền; phân cấp quyền sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá cho các Trạm dữ liệu. Được quyền khai thác, sử dụng, xử lý, lưu trữ toàn bộ các thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá tỉnh; cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan và đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo, hướng dẫn các nội dung có liên quan đối với tàu cá hoạt động trên biển; thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Các Trạm dữ liệu đặt tại Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá hoặc ban Quản lý cảng cá chỉ định; Phòng Tham mưu và các Đồn Biên phòng (địa bàn trọng điểm nghề cá) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Trạm dữ liệu được trang bị thiết bị cần thiết để tiếp nhận, chia sẻ thông tin, dữ liệu theo phân quyền từ Trung tâm dữ liệu tỉnh; có nhân lực tổ chức trực ban là cán bộ nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị được quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh.
Trạm dữ liệu Quản lý toàn bộ thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá; chia sẻ, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá trong phạm vi được phân quyền từ Trung tâm dữ liệu tỉnh; thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
5. Cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ trực ban tại Trung tâm dữ liệu và các Trạm dữ liệu được hưởng chế độ làm việc kiêm nhiệm, làm thêm giờ và các chế độ khác theo quy định hiện hành; kinh phí chi trả cho cán bộ, nhân viên trực ban được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
Điều 4. Phân quyền truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
1. Thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh bao gồm:
a) Thông tin tàu cá, thông tin về chủ tàu và thuyền trưởng, thiết bị giám sát và thông tin liên lạc của tàu cá theo các thông tin quy định tại phiếu khai báo thông tin lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
b) Dữ liệu về tàu cá gồm tọa độ vị trí tàu cá theo thời gian, trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá, thời gian cập nhật dữ liệu gần nhất, cơ sở dữ liệu theo trường thông tin từ biểu mẫu thông tin.
c) Dữ liệu nhật ký hành trình gồm danh sách các chuyến ra khơi, danh sách các chuyến đã cập bến, danh sách các chuyến trung chuyển.
d) Dữ liệu về các vùng, gồm: vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi; cảng cá; khu neo đậu; khu bảo tồn;…
đ) Dữ liệu về bão, áp thấp.
2. Phân quyền truy cập dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh:
a) Chi cục Thủy sản được quyền truy cập dữ liệu tất cả các cấp độ;
b) Các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này được phân quyền truy cập dữ liệu theo chức năng, nhiệm vụ hoặc mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân.
3. Các cơ quan, đơn vị tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này lập danh sách những người có trách nhiệm gửi Chi cục Thủy sản để phân quyền truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá tỉnh và hướng dẫn khai thác, sử dụng, thực hiện chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu theo quy định.
Điều 5. Quản lý thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá
1. Thiết bị giám sát hành trình do chủ tàu đầu tư trang bị, quản lý, vận hành, sử dụng và trả các khoản chi phí theo quy định của Chính phủ.
2. Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá phải đáp ứng các yêu cầu, tính năng theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ và Thông báo số 1008/TB-TCTS-TTTS ngày 04/5/2019 của Tổng cục Thủy sản. Riêng đối với tàu cá hoạt động nghề giã cào bay, cào đáy công suất lớn, thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu phải đảm bảo tính năng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ, liên tục khi tàu cá hoạt động trên biển.
3. Thiết bị giám sát hành trình phải được đơn vị cung cấp thiết bị kẹp chì cố định trên tàu khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa; chủ tàu phải lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá ở vị trí bảo đảm trạng thái hoạt động tốt nhất của thiết bị, không tự ý tháo gỡ, di chuyển, trao đổi thiết bị.
4. Trường hợp thiết bị giám sát hành trình gặp sự cố về kỹ thuật, hỏng hóc, chủ tàu, thuyền trưởng phải sử dụng những thông tin thiết bị khác báo cáo vị trí tàu cá về Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh theo quy định, đồng thời báo ngay với đơn vị cung cấp thiết bị để kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành.
KHAI THÁC, SỬ DỤNG, XỬ LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀU CÁ
Điều 6. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá
1. Cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát hành trình tàu cá vào các mục đích sau:
a) Phát hiện, cảnh báo, khuyến cáo, ngăn chặn kịp thời tàu cá trong tỉnh vượt ranh giới cho phép trên biển, bao gồm ranh giới vùng biển Việt Nam, ranh giới vùng cấm khai thác hoặc khu vực nguy hiểm theo cảnh báo của cấp có thẩm quyền.
b) Giám sát hành trình di chuyển, neo đậu, khai thác hải sản của tàu cá trên biển làm căn cứ để các cơ quan chức năng kiểm soát nhật ký khai thác; thực hiện chính sách hỗ trợ đối với tàu cá khai vùng biển xa; xác nhận, chứng nhận thủy sản từ khai thác theo quy định của pháp luật.
c) Làm căn cứ pháp lý xử phạt vi phạm hành chính các hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp; xử lý các tranh chấp nghề cá trên biển.
d) Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
đ) Phục vụ công tác đảm bảo an ninh, chủ quyền trên biển.
e) Hỗ trợ chủ tàu tra cứu thông tin và kiểm soát tình hình hoạt động của tàu cá trên biển.
g) Theo dõi, chỉ đạo sản xuất của nghề cá trên biển.
h) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá thuộc hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân ngoài khoản 1 Điều này nếu có nhu cầu về thông tin, dữ liệu thực hiện nhiệm vụ cần thiết do pháp luật quy định, liên hệ Trung tâm dữ liệu tỉnh để được cung cấp theo yêu cầu từ cấp có thẩm quyền.
1. Trung tâm dữ liệu tỉnh:
a) Tổ chức trực ban 24/24 giờ để vận hành, tiếp nhận, xử lý, chia sẻ thông tin dữ liệu giám sát tàu cá được phân quyền từ Tổng cục Thủy sản, gồm:
- Tình hình tàu cá vượt qua ranh giới cho phép trên biển;
- Cung cấp kịp thời thông tin về dữ liệu giám sát hành trình của tàu cá bị mất kết nối trên biển cho các đơn vị chức năng để xử lý theo quy định;
- Tình hình thời tiết khi có bão, áp thấp nhiệt đới;
- Tình hình tàu cá gặp nạn và khu vực xung quanh tàu cá gặp nạn như: vị trí, số tàu hoạt động, số hiệu tàu và các thông tin khác cho Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thông tin về tàu cá có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề cá, an ninh trên biển, vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp và các thông tin khác cho cơ quan thực thi pháp luật trên biển, chủ tàu cá và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân báo cáo thông tin liên quan đến Trung tâm dữ liệu tỉnh; chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin được cập nhật trên hệ thống và đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
c) Lưu trữ thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá phục vụ tra cứu, truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu.
d) Sử dụng hệ thống giám sát tàu cá đúng nội dung được phân quyền. đ) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định.
2. Các Trạm dữ liệu:
a) Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin dữ liệu giám sát tàu cá theo phân quyền từ Trung tâm dữ liệu tỉnh.
b) Báo cáo kịp thời cho người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị để xử lý các tình huống liên quan trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.
c) Lưu trữ thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá phục vụ tra cứu, truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu.
d) Thực hiện chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá theo nội dung được phân quyền.
đ) Thực hiện chế độ báo cáo về Trung tâm dữ liệu tỉnh theo quy định.
Điều 8. Xử lý dữ liệu giám sát hành trình bị mất tín hiệu kết nối khi tàu cá hoạt động trên biển
1. Trực ban tại Trung tâm dữ liệu tỉnh có trách nhiệm thông tin kịp thời các tàu cá hoạt động trên biển mất tín hiệu kết nối với hệ thống giám sát tàu cá tỉnh hoặc với hệ thống giám sát tàu cá Trung ương (đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên) đến cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm để kiểm tra, xác định nguyên nhân và xử lý theo quy trình được quy định.
2. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 đến dưới 24 m bị mất kết nối khi tàu cá hoạt động trên biển thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.
3. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên bị mất kết nối khi tàu cá hoạt động trên biển thực hiện theo quy định tại Quyết định 599/QĐ-TCTS-TTTS ngày 28/10/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
Điều 9. Xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển
1. Trực ban tại Trung tâm dữ liệu tỉnh và các Trạm dữ liệu có trách nhiệm thông tin kịp thời dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển đến cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm để chỉ đạo và xử lý theo quy trình được quy định.
2. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 đến dưới 24 m vượt ranh giới cho phép trên biển thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chế này.
3. Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên vượt ranh giới cho phép trên biển thực hiện theo quy định tại Quyết định 575/QĐ-TCTS-TTTS ngày 21/10/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai việc thực hiện Quy chế này.
2. Tổ chức quản lý hệ thống giám sát tàu cá của tỉnh gồm hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết tại Trung tâm dữ liệu tỉnh, các Trạm dữ liệu; chỉ đạo tổ chức tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ, nhân viên quản lý, vận hành hệ thống giám sát tàu cá; bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu tỉnh và các Trạm dữ liệu tại Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá.
3. Chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá, Chánh Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá bố trí phòng ốc để thiết lập Trung tâm dữ liệu tỉnh và các Trạm dữ liệu; bố trí cán bộ, nhân viên nghiệp vụ tổ chức trực ban tại Trung tâm dữ liệu tỉnh và các Trạm dữ liệu để quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá theo phân quyền.
4. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Trung tâm dữ liệu tỉnh và các Trạm dữ liệu; việc quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị, tài sản được trang bị theo quy định; kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai sót, sai phạm.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tại Trạm dữ liệu được phân quyền từ Trung tâm dữ liệu tỉnh; chỉ đạo phòng chức năng, các Đồn Biên phòng bố trí cán bộ trực ban tại Trạm dữ liệu để phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển và Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình bị mất tín hiệu kết nối khi tàu cá hoạt động trên biển ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Chỉ đạo các Đồn, Trạm Biên phòng vùng biển phối hợp các đơn vị quản lý thủy sản tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, yêu cầu thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trong thời hạn quy định; kiên quyết không cho xuất bến đối với tàu cá quá hạn mà chưa lắp đặt; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Chi cục Thủy sản
1. Trực tiếp quản lý Trung tâm dữ liệu tỉnh, bố trí nhân sự trực ban và ban hành quy chế nội bộ hoạt động của Trung tâm dữ liệu tỉnh đảm bảo quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, xử lý thông tin, dữ liệu trên hệ thống giám sát tàu cá tỉnh.
2. Thực hiện phân quyền truy cập dữ liệu hệ thống giám sát tàu cá cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ và mục đích sử dụng; thực hiện chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá theo quy định.
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của trực ban tại Trung tâm dữ liệu tỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển và Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình bị mất tín hiệu kết nối khi tàu cá hoạt động trên biển ban hành kèm theo Quy chế này.
4. Thực hiện các chế độ báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản theo quy định.
Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tại Trạm dữ liệu được phân quyền từ Trung tâm dữ liệu tỉnh phục vụ công tác phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Điều 14. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển
1. Chỉ đạo các phòng chức năng, chính quyền cấp xã phối hợp các cơ quan chức năng (kiểm ngư, biên phòng) tuyên truyền, thông báo đến chủ tàu cá thực hiện lắp đặt trong thời hạn được quy định; tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm tàu cá không chấp hành theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tại địa phương phối hợp khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu giám sát tàu cá được phân quyền từ Trung tâm dữ liệu tỉnh để phục vụ công tác quản lý, giám sát hoạt động của tàu cá tại địa bàn.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình
1. Chỉ được phép cho tàu cá ra biển hoạt động khi thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoạt động bình thường.
2. Duy trì chế độ kết nối thông tin với Trung tâm dữ liệu tỉnh 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; đảm bảo cung cấp thông tin (truyền tín hiệu tự động) vị trí của tàu cá về Trung tâm dữ liệu tỉnh định kỳ 02 giờ/01 lần; riêng tàu cá hành nghề giã cào bay, giã cào đáy ít nhất 01 giờ/01 lần.
3. Thông tin khẩn cấp về Trung tâm dữ liệu tỉnh bằng thiết bị giám sát hành trình hoặc thiết bị thông tin liên lạc trên tàu trong các trường hợp sau đây:
- Tàu cá hoặc người trên tàu cá bị tai nạn đề nghị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn hoặc phát hiện hành vi gây nguy hiểm cho tàu và người trên tàu từ tác nhân bên ngoài vượt quá khả năng xử lý;
- Phát hiện tàu cá nước ngoài khai thác bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam hoặc các hành vi nguy hiểm gây mất trật tự, an ninh trên biển;
- Thiết bị giám sát hành trình bị sự cố, mất nguồn, mất tín hiệu;
- Thông tin cần thiết khác.
4. Nghiêm cấm sử dụng các biện pháp vô hiệu hóa hoạt động của thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá hoặc thực hiện báo động giả về cứu hộ, cứu nạn trên thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá.
5. Trường hợp có thay đổi thông tin về tàu cá, thiết bị giám sát hành trình (mua, bán, sang tên chuyển nhượng, cải hoán) chủ tàu phải khai báo với Chi cục Thủy sản và đơn vị cung cấp thiết bị để điều chỉnh thông tin phù hợp.
Điều 16. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát tàu cá
1. Cung cấp hồ sơ tính năng kỹ thuật mẫu thiết bị giám sát hành trình được phép lắp đặt trên tàu cá đã được cấp có thẩm quyền thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cập nhật, quản lý thông tin về tàu cá, chủ tàu, thiết bị giám sát tàu cá và tự động truyền về trung tâm dữ liệu giám sát hành trình tàu cá ở trung ương và tỉnh; xử lý sự cố tín hiệu thiết bị giám sát tàu cá do đơn vị mình cung cấp.
3. Thực hiện việc cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và các dịch vụ khác theo quy định; kẹp chì cố định thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi lắp đặt mới hoặc sau khi sửa chữa; không được tự ý ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình.
4. Thông báo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá ngư dân trong tỉnh để kiểm tra, giám sát.
5. Giảm trừ cước phí dịch vụ sử dụng thiết bị giám sát hành trình trong thời gian tàu cá ngưng hoạt động sản xuất trên biển theo quy định.
6. Thực hiện chế độ lưu trữ, bảo mật thông tin dữ liệu giám sát tàu cá theo quy định.
7. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm gởi Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đột xuất theo yêu cầu.
1. Các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
QUY TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH KHI BỊ MẤT
TÍN HIỆU KẾT NỐI KHI TÀU CÁ HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị trực thuộc Sở:
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý cảng cá, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tổ chức trực ban tại Trung tâm dữ liệu tỉnh và các Trạm dữ liệu để xử lý dữ liệu giám sát hành trình (GSHT) đối với tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển; chỉ đạo giải quyết hoặc phối hợp cơ quan liên quan giải quyết các trường hợp phức tạp hoặc vượt thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc.
1.2. Chi cục Thủy sản:
a) Phân công nhân lực tổ chức trực ban 24/24 giờ tại Trung tâm dữ liệu tỉnh để cung cấp thông tin về dữ liệu GSHT đối với tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển tới các đơn vị có liên quan, thực hiện các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Trong khoảng thời gian không quá 02 giờ (đối với tàu làm nghề lưới kéo không quá 01 giờ) kể từ khi phát hiện tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển (thông qua trạng thái hoạt động và thời gian, vị trí định kỳ cuối cùng của tàu cá cập nhật trên hệ thống), trực ban tại Trung tâm dữ liệu tỉnh phải:
- Xác định thông tin về tàu cá (chủ tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác…) và hành trình của tàu cá từ khi bắt đầu chuyến khai thác trên biển đến khi tàu bị mất tín hiệu;
- Thông báo ngay cho chủ tàu, thuyền trưởng qua điện thoại, thiết bị thông tin liên lạc và yêu cầu chủ tàu cá, thuyền trưởng kiểm tra, bật thiết bị hoạt động đồng thời điện báo cho đơn vị cung cấp thiết bị để kiểm tra, xác minh cụ thể lý do mất kết nối của thiết bị được lắp trên tàu cá đó;
- Nếu không liên lạc được với chủ tàu, thuyền trưởng, trực ban liên lạc với tàu cá gần vị trí tàu mất tín hiệu kết nối đề nghị sử dụng các kênh liên lạc khác để truyền đạt nội dung cần xử lý đến tàu đó.
Bước 2: Trường hợp tàu cá cố tình vi phạm hoặc không liên lạc được hoặc chưa kết nối trở lại trong khoảng thời gian không quá 4 giờ kể từ khi phát hiện vụ việc, trực ban Trung tâm dữ liệu tỉnh phải:
- Liên lạc lại với chủ tàu, đơn vị cung cấp thiết bị GSHT để biết nguyên nhân và yêu cầu chủ tàu thông báo với thuyền trưởng định kỳ báo vị trí tàu cá 6 giờ/lần bằng các thiết bị thông tin liên lạc khác về trực ban Trung tâm dữ liệu tỉnh hoặc đến các cơ quan chức năng liên quan;
- Trực ban báo cáo vụ việc cho lãnh đạo Chi cục Thủy sản xin ý kiến chỉ đạo để cung cấp thông tin (qua điện thoại, fax, email) cho đơn vị có liên quan: Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá, Đồn Biên phòng vùng biển.
Bước 3: Trực ban tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin từ các đơn vị liên quan cho đến khi tàu cá về bờ và thông báo cho Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá, Đồn Biên phòng nơi tàu cá về bờ để phối hợp xử lý theo quy định.
Bước 4: Cập nhật kết quả xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ đơn vị có liên quan để báo cáo theo quy định.
Trực ban tại Trung tâm dữ liệu phải ghi chép đầy đủ vào sổ trực làm cơ sở bàn giao giữa các ca trực; toàn bộ thông tin liên quan tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển phải được khởi tạo và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu tỉnh.
b) Phối hợp với đơn vị có liên quan, địa phương thông báo tới chủ tàu và yêu cầu tàu cá bật thiết bị giám sát hành trình hoạt động.
c) Chủ trì phối hợp với Biên phòng và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
d) Cập nhật, tổng hợp kết quả xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá, Ban Quản lý các cảng cá:
Sau khi nhận được thông tin tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ trực ban Trung tâm dữ liệu tỉnh, trực ban tại Trạm dữ liệu thực hiện các bước:
Bước 1: Kiểm tra trên hệ thống xem ngày xuất bến của tàu cá đó và theo dõi hành trình của tàu.
Bước 2: Theo dõi từ khi phát hiện tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên hệ thống đến sau 10 ngày nếu tàu về thì kiểm tra, xử lý theo quy định. Nếu tàu chưa về thông báo, liên lạc với chủ tàu đến khi tàu về bến.
Bước 3: Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các phòng, đơn vị trực thuộc:
2.1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Theo dõi, chỉ đạo Phòng Tham mưu, các Đồn Biên phòng vùng biển tổ chức trực ban tại Trạm dữ liệu được trang bị để phối hợp xử lý dữ liệu giám sát hành trình (GSHT) đối với tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo giải quyết các trường hợp phức tạp hoặc vượt thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc.
2.2. Phòng Tham mưu, các Đồn Biên phòng vùng biển:
Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ Trung tâm dữ liệu tỉnh, thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Phối hợp chính quyền địa phương thông báo tới chủ tàu hoặc người nhà của chủ tàu và yêu cầu thuyền trưởng tàu cá bật thiết bị giám sát hành trình hoạt động.
Bước 2: Phối hợp với Chi cục Thủy sản và Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Cập nhật tình hình, tổng hợp kết quả xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển, báo cáo lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
3. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình:
Sau khi tiếp nhận thông tin về thiết bị GSHT của tàu cá do mình cung cấp bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ Trung tâm dữ liệu tỉnh và các đơn vị chức năng, thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật và xác định nguyên nhân thiết bị mất kết nối.
Bước 2: Liên lạc với chủ tàu, thuyền trưởng yêu cầu bật thiết bị GSHT hoạt động. Trường hợp thiết bị giám sát bị sự cố, hư hỏng thì yêu cầu thuyền trưởng thực hiện báo cáo vị trí, tiến hành khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Bước 3: Liên lạc với trực ban Trung tâm dữ liệu tỉnh và các đơn vị liên quan báo cáo cụ thể tình hình tàu cá bị mất tín hiệu.
Sau khi tiếp nhận thông tin về thiết bị GSHT tàu cá của mình bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ các cơ quan chức năng, chủ tàu phải thực hiện:
Bước 1: Liên lạc với thuyền trưởng yêu cầu bật thiết bị GSHT hoạt động.
Bước 2: Trường hợp thiết bị giám sát bị hỏng, yêu cầu thuyền trưởng báo cáo vị trí tàu cá theo quy định; liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình yêu cầu bảo hành hoặc sửa chữa thiết bị.
Bước 3: Liên lạc với trực ban Trung tâm dữ liệu tỉnh và các đơn vị liên quan báo cáo cụ thể tình hình tàu cá bị mất tín hiệu.
5. Trách nhiệm của thuyền trưởng:
Sau khi tiếp nhận thông tin về thiết bị GSHT tàu cá của mình bị mất tín hiệu kết nối trên biển từ các cơ quan chức năng, thuyền trưởng phải thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị GSHT lắp trên tàu cá.
Bước 2: Khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị GSHT lắp trên tàu cá. Trường hợp thiết bị GSHT bị hỏng, thực hiện báo cáo vị trí tàu 6 giờ/lần theo quy định./.
QUY TRÌNH XỬ LÝ DỮ LIỆU GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH ĐỐI VỚI TÀU
CÁ VƯỢT RANH GIỚI CHO PHÉP TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở:
Chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá thực hiện xử lý dữ liệu giám sát hành trình (GSHT) đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển theo đúng quy định; chỉ đạo giải quyết hoặc phối hợp cơ quan liên quan giải quyết các trường hợp phức tạp hoặc vượt thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc.
1.1. Đối với Chi cục Thủy sản:
a) Phân công nhân lực trực ban 24/24 giờ tại Trung tâm dữ liệu tỉnh và chỉ đạo thực hiện xử dữ liệu GSHT đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển như sau:
Bước 1: Trong khoảng thời gian không quá 20 phút từ khi phát hiện tàu cá vượt qua ranh giới cho phép trên biển, trực ban tại Trung tâm dữ liệu phải:
- Xác định thông tin về tàu (chủ tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác thủy sản … ) và hành trình của tàu từ khi bắt đầu vượt qua ranh giới cho phép trên biển (vị trí, vận tốc, hướng di chuyển,…);
- Thông báo ngay cho chủ tàu, thuyền trưởng qua điện thoại, thiết bị thông tin liên lạc khác và yêu cầu tàu cá quay trở lại ranh giới cho phép trên biển đồng thời thông báo vụ việc cho lãnh đạo Chi cục Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc phối hợp xử lý.
Bước 2: Trường hợp tàu cá cố tình vi phạm hoặc không liên lạc được trong khoảng thời gian không quá 45 phút kể từ khi phát hiện vụ việc, trực ban tại Trung tâm dữ liệu phải:
- Báo cáo lãnh đạo Chi cục Thủy sản và cung cấp thông tin (qua điện thoại, fax, email) cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tổng cục Thủy sản để đề nghị các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư Trung ương, Cảnh sát biển, Hải quân) hỗ trợ xử lý kịp thời;
- Trực ban tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin từ các đơn vị liên quan và thường xuyên liên lạc với chủ tàu 6 giờ /lần cho đến khi tàu quay trở lại ranh giới cho phép trên biển. Nếu tàu mất tín hiệu thì xử lý theo Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá bị mất kết nối khi hoạt động trên biển.
Bước 3: Trực ban tại Trung tâm dữ liệu cập nhật kết quả xử lý tàu cá tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin từ các đơn vị liên quan cho đến khi tàu cá về bờ và thông báo cho Đồn Biên phòng, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá nơi tàu cá về bờ để xử lý theo quy định.
Bước 4: Trực ban tại Trung tâm dữ liệu cập nhật kết quả xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển cho đến khi kết thúc vụ việc báo cáo lãnh đạo Chi cục Thủy sản.
Các hoạt động của cán bộ trực ban phải được ghi chép đầy đủ trong sổ trực làm cơ sở bàn giao công việc giữa các ca trực tại Trung tâm dữ liệu. Toàn bộ các thông tin chuyển đi, nhận về liên quan đến từng sự vụ phải được khởi tạo và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu.
b) Phối hợp với lực lượng Biên phòng và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định.
c) Cập nhật, tổng hợp kết quả xử lý, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản theo quy định.
1.2. Đối với Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá:
Sau khi khi nhận được thông tin tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển từ trực ban Trung tâm dữ liệu tỉnh, thực hiện các bước:
Bước 1: Kiểm tra trên hệ thống xem ngày xuất bến của tàu cá đó và theo dõi hành trình của tàu.
Bước 2: Theo dõi từ khi phát hiện trên hệ thống đến tàu về bến thì kiểm tra, xử lý theo quy định. Nếu tàu chưa về thông báo cho chủ tàu đến khi tàu về bến.
Bước 3: Phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật;
2. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Chỉ đạo Phòng Tham mưu, Đồn Biên phòng vùng biển trực ban tại các Trạm dữ liệu để xử lý dữ liệu giám sát hành trình (GSHT) đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển từ Trung tâm dữ liệu và các đơn vị chức năng.
Sau khi tiếp nhận thông tin về việc tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chỉ đạo Phòng Tham mưu, Đồn Biên phòng phối hợp với các đơn vị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người nhà của chủ tàu và yêu cầu thuyền trưởng tàu cá quay trở lại ranh giới cho phép trên biển theo đúng quy định.
Bước 2: Thông báo cho lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân trong trường hợp tàu cá cố tình vi phạm hoặc không liên lạc được để thực hiện các biện pháp yêu cầu tàu cá quay lại ranh giới cho phép hoặc xử lý tàu cá cố tình vi phạm theo quy định và đề nghị lực lượng chức năng xử lý vụ việc trao đổi thông tin theo quy định.
Bước 3: Chỉ đạo Đồn Biên phòng biên phòng vùng biển phối hợp các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của chính quyền địa phương:
Khi tiếp nhận thông tin tàu cá của địa phương vượt qua ranh giới cho phép trên biển, chính quyền địa phương nơi có tàu cá thực hiện như sau:
Bước 1: Phân công cán bộ trách nhiệm liên hệ và phối hợp lực lượng biên phòng, các đơn vị quản lý thủy sản thông báo tới chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người nhà và yêu cầu tàu cá quay lại ranh giới cho phép.
Bước 2: Phối hợp với lực lượng chức năng xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển sau khi tàu về bờ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Cập nhật tình hình, kết quả xử lý vụ việc và báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp trên theo quy định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.