ỦY
BAN nhân dân |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 958/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 15 tháng 09 năm 2015 |
V/V PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng;
Xét đề nghị của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Ninh Bình tại Tờ trình số 341/TTr-VPBCH ngày 03/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Ninh Bình (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện đúng nội dung Phương án được phê duyệt và các quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Ninh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 15 tháng 09 năm 2015 của UBND tỉnh Ninh Bình)
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 22/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 05/3/2014 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 197/2005/QĐ-BNN-KL ngày 27/01/2005 về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí công tác phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ Thông tư số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ Công điện số 2729/CĐ-BNN-TCLN ngày 03/04/2015 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
1. Vị trí địa lý:
- Ninh Bình là tỉnh phía nam đồng bằng Bắc bộ, diện tích tự nhiên 138.272 km2; phía bắc giáp Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp biên; địa hình tương đối phức tạp với độ dốc cao và bị chia cắt bởi các khe sông, suối, nhất là diện tích rừng trên núi đá.
- Hệ thống hồ đập có trữ lượng nhỏ, chủ yếu mới đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phân bố không đồng đều ở các địa phương và thường khô hạn trong mùa khô.
2. Đặc điểm tài nguyên rừng: Năm 2015, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 29.639,1 ha, trong đó có rừng là 27.445,8 ha (rừng tự nhiên 23.379,9 ha, rừng trồng 4.065,9 ha) và đất chưa có rừng là 2.193.3 ha; được chia theo 3 loại rừng là: Rừng đặc dụng 16.687,4 ha; rừng phòng hộ 9.188,5 ha; rừng sản xuất 3.763,2 ha. Phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Nho Quan, Hoa Lư, Gia Viễn, thành phố Tam Điệp.
3. Khí hậu, thủy văn: Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: Mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700-1.800 mm; nhiệt độ trung bình 23,5°C; số giờ nắng trong năm từ 1.600-1.700 giờ; độ ẩm tương đối trung bình từ 80-85%.
4. Những ảnh hưởng bất lợi đến công tác PCCCR:
- Có cư dân sống xen kẽ với rừng, hàng ngày vào rừng kiếm củi, đốt nương làm dãy, chăn thả gia súc, săn bắn, sử dụng lửa không đúng quy định.
- Một số khu, điểm du lịch nằm trong rừng, du khách vào thăm quan du lịch sử dụng lửa bất cẩn rất dễ gây ra cháy rừng.
5. Thực trạng về công tác PCCCR:
a) Công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng: Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn Ninh Bình thông tin cấp dự báo cháy rừng tới từng khu vực trên địa bàn tỉnh thông qua Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình và Đài truyền thanh các huyện, xã có rừng. Dự báo theo tuần khí tượng, theo ngày có nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên.
b) Lực lượng, phương tiện tham gia công tác PCCCR:
- Ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh có: 01 Ban, với 9 thành viên.
- Văn phòng Thường trực BCH cấp tỉnh có: 01 Văn phòng, với 17 thành viên.
- Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện có: 05 Ban, với 25 thành viên.
- Ban chỉ huy PCCCR cấp xã có: 20 Ban, với 140 thành viên.
- Tổ đội PCCCR có: 95 tổ đội, với 375 thành viên.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
+ Lực lượng thường trực: 200-250 người;
+ Phương tiện: 03 xe ôtô tải, 01 xe ca và 02 xe con.
- Công an tỉnh:
+ Lực lượng: 200-300 người;
+ Phương tiện: 10 xe chữa cháy, 05 máy bơm chữa cháy và các dụng cụ phương tiện đi kèm phục vụ công tác chữa cháy.
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh:
+ Lực lượng: 30 người;
+ Phương tiện: 05 xe con, 04 môtô, 04 máy bơm, 02 cưa xăng, 04 máy cắt thực bì; dụng cụ thô sơ có dao phát 100, 20 bình bột chữa cháy.
- Quân đoàn I (phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp):
+ Lực lượng: 700-1000 người (Trung đoàn 229, 202; Lữ đoàn 241; Trường quân sự; Tiểu đoàn 21, 701 và 140);
+ Phương tiện: 10 xe ô tô quân sự; dụng cụ thô sơ (dao, cuốc, xẻng): 300-500 cái.
- Sư đoàn 350, Quân khu 3 (phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình):
+ Lực lượng: 100-110 người (Trung đoàn 583, 584; Sư đoàn bộ binh);
+ Phương tiện: 10 xe ô tô quân sự; dụng cụ thô sơ 50 cái;
- Kho J102: Lực lượng 20-30 người; phương tiện 02 xe ô tô quân sự; dụng cụ thô sơ (dao, cuốc, xẻng) 50-70 cái.
- Lữ đoàn 279, Bộ tư lệnh Công binh (phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp): Lực lượng 25 người; phương tiện 03 xe ô tô quân sự; dụng cụ thô sơ 100 cái.
- Trường sĩ quan tăng thiết giáp: Lực lượng 50-70 người.
- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Lực lượng từ 50-70 người.
- Viện Quân y 5: 01 đội phẫu thuật, 05 tổ cấp cứu cơ động, 02 tổ vệ sinh phòng dịch, 08 cơ số thuốc và trang bị 03 xe con và 02 xe cứu thương.
- Các huyện, thành phố có rừng:
+ Lực lượng: 70-100 người (Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ).
+ Dụng cụ thô sơ (dao, cuốc, xẻng): 70-100 cái.
- Lực lượng khác (tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn): 100-200 người.
- Các xã, phường có rừng:
+ Lực lượng: 50-70 người (Ban lâm nghiệp các xã, kiểm lâm địa bàn, công an xã, xã đội trưởng, dân quân tự vệ, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng)
+ Dụng cụ thô sơ (dao, cuốc, xẻng): 50-70 cái.
c) Diễn biến số vụ cháy rừng:
Năm |
Số vụ |
Diện tích thiệt hại (ha) |
Chia ra loại rừng |
||
Rừng tự nhiên |
Rừng trồng |
Trảng cỏ cây bụi |
|||
2001 |
5 |
31,6 |
1,1 |
30,2 |
0,3 |
2002 |
9 |
43,7 |
2,0 |
13,7 |
28,0 |
2003 |
10 |
3,0 |
1,5 |
0,5 |
1,0 |
2004 |
9 |
14,4 |
|
|
14,4 |
2005 |
9 |
5,2 |
|
|
5,2 |
2006 |
9 |
2,2 |
|
|
2,2 |
2007 |
2 |
3,8 |
|
|
3,8 |
2008 |
|
|
|
|
|
2009 |
|
|
|
|
|
2010 |
8 |
2,54 |
|
0,2 |
2,34 |
2011 |
8 |
4,02 |
|
2,7 |
1,32 |
2012 |
1 |
0.03 |
|
|
0.03 |
2013 |
5 |
3.23 |
|
|
3.23 |
2014 |
4 |
4.43 |
|
|
4.43 |
2015 |
1 |
0.04 |
|
0.04 |
|
Cộng |
70 |
118,19 |
4,6 |
47,34 |
66,25 |
Tỉnh Ninh Bình có 23.624 ha rừng dễ cháy, chủ yếu là rừng trồng thông, bạch đàn, keo và rừng tự nhiên, rừng núi đá ở 5 huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Hoa Lư và TP. Tam Điệp. Các vụ cháy rừng thường xảy ra ở rừng trồng, rừng trên núi đá. Bình quân mỗi năm xảy ra từ 4-8 vụ cháy rừng với mức thiệt hại dưới 05ha, trong đó chủ yếu là rừng trên núi đá. Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, biến đổi khí hậu toàn cầu, nắng nóng kéo dài trong mùa hè và khô hanh kéo dài trong mùa đông, cộng với việc sử dụng lửa bất cẩn của người dân và khách thăm quan, du lịch thì nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng là rất cao.
d) Phương tiện chữa cháy:
Trang thiết bị, dụng cụ PCCCR của lực lượng Kiểm lâm được trang bị theo Phương án PCCCR tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015 bao gồm:
TT |
Chủng loại |
Đơn vị |
Số lượng |
Tình trạng hoạt động |
1 |
Đèn pin |
Cái |
219 |
Tốt |
2 |
Loa cầm tay |
Cái |
11 |
Tốt |
3 |
Giầy, tất đi rừng |
Đôi |
309 |
Tốt |
4 |
Máy phát điện |
Máy |
4 |
Tốt |
5 |
Máy tính |
Bộ |
2 |
Tốt |
6 |
Máy GPS |
Cái |
3 |
Tốt |
7 |
Biển báo tuyên truyền |
Biển |
78 |
Tốt |
8 |
Xe Ôtô |
Chiếc |
01 |
Tốt |
9 |
Loa, đài tuyên truyền |
Bộ |
05 |
Tốt |
10 |
Dao phát rừng |
Cái |
1600 |
Tốt |
11 |
Mũ bảo hộ lao động |
Cái |
234 |
Tốt |
12 |
Máy chụp ảnh |
Cái |
03 |
Tốt |
Tuy nhiên, một số dụng cụ đã xuống cấp, trang thiết bị máy móc cơ giới như máy bơm công suất lớn, cưa xăng, máy thổi gió, bình CO2,... Do điều kiện địa hình phức tạp, nguồn nước rất xa khu vực chữa cháy, khả năng tiếp cận đám cháy bằng cơ giới rất khó khăn, việc tổ chức chữa cháy rừng trên thực địa chủ yếu phải áp dụng phương pháp thủ công, do đó hiệu quả chữa cháy rừng thấp.
e) Tồn tại, nguyên nhân trong công tác PCCCR: Công tác PCCCR đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp cơ sở, đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động về PCCCR, xây dựng phương án PCCCR ở các cấp. Tuy nhiên, việc phòng cháy và hiệu quả chữa cháy rừng thấp. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Công tác tuyên truyền vận động về công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa sâu rộng, thường xuyên liên tục.
- Tính thực tiễn của các phương án PCCCR chưa cao; không xác định được trọng điểm cháy rừng, người chỉ huy, lực lượng chữa cháy, hậu cần ứng với những trường hợp cháy rừng cụ thể của địa phương. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lúng túng trong tổ chức và thực hiện chữa cháy rừng, nhất là khi có cháy rừng lớn xảy ra.
- Đầu tư cho công tác diễn tập phương án PCCCR còn hạn chế, sau diễn tập một số địa phương, cơ sở chưa kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung phương án PCCCR cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm điểm cháy của lực lượng Kiểm lâm (Trên trang website của Cục Kiểm lâm) đã được triển khai có hiệu quả, nhưng còn nhiều hạn chế, hiện tại chỉ mới dự báo nguy cơ cháy rừng trên diện rộng (Địa bàn xã), chưa dự báo trực tiếp các vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm được điểm cháy để kịp thời xử lý.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA PHƯƠNG ÁN:
1. Mục tiêu chung: Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao năng lực chỉ huy PCCCR và nhận thức về công tác PCCCR; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ rừng, của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tại các địa phương có rừng, nhất là cấp xã thực hiện nhiệm vụ PCCCR là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng PCCCR và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR.
- Xây dựng công trình PCCCR; đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công cụ phục vụ cho các hoạt động PCCCR.
- Xây dựng và vận hành các phần mềm dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy sớm thuộc vùng trọng điểm cháy trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho việc chỉ huy chữa cháy, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
3. Nhiệm vụ trọng tâm:
- Đảm bảo an toàn về PCCCR cho các vùng rừng trọng điểm; các khu rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; các khu du lịch sinh thái, tâm linh gắn liền với rừng, trong rừng; khu có di tích lịch sử, văn hóa; khu vực có kho quân sự, dân sự.
- Đảm bảo cho việc huy động lực lượng, phương tiện, cứu chữa kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không để cháy lớn gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và của nhân dân.
- Từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, PCCCR; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về PCCCR.
1. Kiện toàn lực lượng PCCCR các cấp:
- Cấp tỉnh: Kiện toàn Ban chỉ huy PCCC và bảo vệ rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020.
- Cấp huyện, xã: Củng cố, kiện toàn 25 Ban chỉ huy PCCCR, trong đó cấp huyện 5 Ban, cấp xã 20 Ban.
- Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động gắn với phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ huy PCCCR các cấp.
- Tăng cường trách nhiệm và khả năng, năng lực chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng; theo dõi, chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR của Ban Chỉ huy các cấp.
2. Tổ chức xây dựng lực lượng PCCCR các cấp:
a) Cấp tỉnh:
- Hình thành lực lượng sẵn sàng cơ động tham gia chữa cháy rừng gồm lực lượng trực thuộc: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh; Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình.
- Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và đầu tư trang thiết bị chữa cháy rừng cần thiết phục vụ công tác PCCCR; xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng cấp tỉnh sát với điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn.
b) Cấp huyện:
- Xây dựng lực lượng nòng cốt PCCCR gồm: Huyện đội, Công an huyện, Kiểm lâm huyện; chủ động phối hợp hiệp đồng với lực lượng khác trên địa bàn tổ chức chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn do cháy rừng gây ra.
- Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR; đầu tư trang thiết bị PCCCR phù hợp với tình hình thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng, quy chế hoạt động sát với tình hình thực tế của cấp huyện.
c) Cấp xã:
- Xây dựng lực lượng xung kích làm nòng cốt đủ mạnh khống chế, dập tắt kịp thời khi xuất hiện cháy rừng gồm: Kiểm lâm địa bàn; công an xã; xã đội; lực lượng dân quân tự vệ; đoàn thanh niên.
- Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR và đầu tư trang thiết bị PCCCR phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng, quy chế hoạt động sát với tình hình thực tế của cấp xã.
d) Đối với thôn, bản, cụm dân cư:
- Xây dựng tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR, gồm lực lượng: Các ban quản lý rừng, các chủ rừng, hộ gia đình theo đơn vị thôn, bản, cụm dân cư, do trưởng thôn, bản, cụm dân cư chỉ huy, khi phát hiện xảy ra cháy rừng báo cáo kịp thời với Ban chỉ huy PCCCR cấp trên, chủ động tổ chức chữa cháy và phối hợp hiệu quả với các lực lượng chữa cháy khác khi phạm vi cháy rừng vượt quá khả năng kiểm soát của lực lượng cơ sở.
- Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR và đầu tư trang thiết bị PCCCR phù hợp với tình hình thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng, quy chế, quy ước hoạt động của tổ đội quần chúng bảo vệ rừng PCCCR trên địa bàn thôn, bản, cụm dân cư.
3. Các biện pháp PCCCR:
a) Các biện pháp phòng cháy rừng:
a.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về PCCCR cho nhân dân ở các vùng rừng, ven rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BVR, PCCCR; xây dựng tin, bài, phóng sự gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong công tác BVR, PCCCR để tuyên truyền, nhân rộng.
- Xây dựng, bổ sung và tổ chức thực hiện hiệu quả quy ước bảo vệ rừng, PCCCR cấp thôn, bản, cụm dân cư.
- Xây dựng, sửa chữa biển báo, in ấn và phát tài liệu, tờ rơi, băng đĩa... có nội dung tuyên truyền về công tác BVR, PCCCR.
a.2. Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng:
- Xác định mùa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tập trung chủ yếu vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa hè thường xảy ra cháy rừng vào các thời điểm nắng nóng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, nguy cơ báo động cháy rừng luôn ở cấp III, IV có lúc lên đến cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm;
- Thời gian và thời điểm dễ xảy ra cháy rừng: Theo thống kê, thời điểm dễ xảy ra cháy rừng nhất trong ngày là khoảng 11 giờ đến 20 giờ. Thời điểm này người dân thường đốt thực bì phát dọn nương, rẫy, đốt ong... gây cháy rừng.
a.3. Phân vùng trọng điểm cháy rừng:
- Nguyên tắc xã định vùng trọng điểm cháy: Việc xác định địa bàn trọng điểm cháy rừng dựa trên kết quả tổng hợp, theo dõi diễn biến cháy rừng hằng năm, xác định số lần xuất hiện các vụ cháy trên thực địa, trạng thái rừng thường xảy ra cháy và diện tích rừng, vật liệu cháy, khí hậu, điều kiện gây cháy... Vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hàng năm phải được xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng và bản đồ phân bố trạng thái rừng theo nguy cơ cháy, nhằm tập trung nguồn lực cho PCCCR.
- Các vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn tỉnh:
+ Huyện Hoa Lư (03 xã) gồm: Ninh Hải, Trường Yên, Ninh Xuân. Tổng diện tích đất có rừng toàn huyện 2.936,9ha, trong đó rừng tự nhiên 2.924,7ha phân bố tập trung ở rừng núi đá và 12,2ha rừng trồng, đất trống 42ha. Khối lượng vật liệu cháy trên rừng núi đá từ 2-4 tấn/ha.
+ Huyện Gia Viễn (03 xã) gồm: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Sinh. Tổng diện tích đất có rừng toàn huyện là 3.053,3ha, trong đó rừng tự nhiên 2.749,2ha, rừng trồng là 304,1 ha, đất trống là 553,5ha. Khối lượng vật liệu cháy từ 2-5 tấn/ha.
+ Huyện Nho Quan (08 xã) gồm: Xích Thổ, Thạch Bình, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Quỳnh Lưu, Phú Lộc. Tổng diện tích đất có rừng là 16.722,3 ha, trong đó rừng tự nhiên 14.032,2 ha, rừng trồng 2.690,1 ha, đất trống 544,6ha. Khối lượng vật liệu cháy lớn từ 10-14 tấn/ha.
+ Thành phố Tam Điệp (04 xã, phường) gồm: Đông Sơn, Yên Sơn, Quang Sơn, Nam Sơn. Tổng diện tích đất có rừng là 2.517,1ha, trong đó rừng tự nhiên 2.001,6ha, rừng trồng 515,5ha, đất trống 226,3ha chủ yếu là rừng thông trồng, rừng núi đá. Khối lượng vật liệu cháy lớn từ 5-10 tấn/ha.
+ Huyện Yên Mô (01 xã): Yên Đồng; tổng diện tích đất có rừng toàn huyện là 1.671,9ha, trong đó rừng tự nhiên 1.593,2ha, rừng trồng 78,7ha, đất trống 84,4ha. Khối lượng vật liệu cháy từ 3-6 tấn/ha.
a.4. Theo dõi, cập nhật thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, kiểm tra, đôn đốc công tác PCCCR:
- Tiếp tục duy trì việc theo dõi, cập nhật thông tin dự báo thời tiết của Đài khí tượng thủy văn trung ương và địa phương về thông tin cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm điểm cháy rừng và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Ban Chỉ đạo các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng, PCCCR Trung ương được cập nhật, đăng tải trên trang website của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ: http://www.kiemlam.org.vn.
- Hằng năm, tổ chức các đợt kiểm tra về công tác PCCCR đối với các vùng trọng điểm và những địa bàn có nguy cơ cao về cháy rừng gắn với kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng Dân quân tự vệ, Công an xã trong công tác bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 và Quy chế phối hợp số 870/QC-QS-CA-NN&PTNT ngày 06/5/2015 giữa Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình qua đó kịp thời phát hiện những thiếu sót trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR để khắc phục kịp thời.
a.5. Đào tạo tập huấn và diễn tập phương án PCCCR: Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ thuật PCCCR; tổ chức diễn tập Phương án, phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ cho lực lượng PCCCR các cấp, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR rừng thôn, bản, qua đó nhằm:
- Nâng cao năng lực chỉ huy PCCCR;
- Nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCCR cho các cấp, chủ rừng và nhân dân trên địa bàn;
- Nâng cao kỹ năng chữa cháy rừng cho lực lượng PCCCR các cấp, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR thôn, bản;
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, tổ chức chữa cháy rừng nhanh chóng, kịp thời hiệu quả.
a.6. Xây dựng và duy trì các công trình PCCCR:
- Xây dựng đường băng trắng bảo vệ các lâm phận, rừng trồng hoặc rừng phòng hộ xung yếu, làm đường băng bao quanh cục bộ hoặc tạo thành các đường băng dọc theo chu vi lâm phận cần thiết kế để ngăn lửa cháy lan vào rừng. Chiều đường băng rộng dựa vào địa hình, độ dốc, chiều dài đường băng phụ thuộc vào chu vi cần bảo vệ..., có thể tạo bề rộng 5-10 m hoặc 10-15 m, trong băng phát dọn sạch cỏ, cành cây đã chặt hạ, phát tạo đường băng dọn vật liệu về hai phía, chú ý rải mỏng, đều, không để dày, không để phát sinh cháy lan ra xung quanh.
- Xây dựng đường băng xanh xung quanh các lâm phận rừng trồng, các khu rừng phòng hộ xung yếu, chiều rộng băng căn cứ vào địa hình, độ dốc. Có thể tạo băng rộng từ 10m trở lên, trên băng được phát dọn cỏ, thực bì để trồng những cây bản địa có tính chịu lửa cao, tán rộng, lá dầy chứa nhiều nước, xanh quanh năm.
- Xây dựng các bể nước, bến nước, hồ chứa nước chữa cháy tại các khu rừng trọng điểm.
a.7. Đầu tư phương tiện, máy móc thiết bị và công cụ PCCCR: Phương tiện, dụng cụ PCCCR phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và địa hình ở từng vùng, từng đơn vị để trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho phù hợp; quan điểm nhất quán là: Do chữa cháy rừng thường có địa hình phức tạp, xa khu dân cư, xa đường giao thông, thiếu nước nên các phương tiện, dụng cụ phải gọn, nhẹ, dễ sử dụng và dễ vận động;
a.8. Xây dựng các giải pháp làm giảm vật liệu cháy cho phù hợp:
- Giảm vật liệu cháy trong sản xuất nương rẫy sau vụ thu hoạch tiến hành phát dọn thực bì ngay, vun thành đống nhỏ hoặc rải đều cho khô thực bì rồi tiến hành đốt, trước khi đốt chú ý dọn đường băng cản lửa và phải có người canh gác, đốt trước khi bước vào mùa khô hanh.
- Dọn vệ sinh rừng sau khai thác, băm dập, rải đều cho khô vật liệu có thể đốt trước phòng cháy, nhưng phải được giám sát chặt chẽ.
- Đối với rừng trồng phải thiết kế đường băng cản lửa hoặc xây dựng các công trình phòng cháy trước khi tổ chức trồng, tuân thủ các quy định về PCCCR.
a.9. Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, đồng cỏ chăn nuôi gia súc:
- Tiếp tục khảo sát, điều tra, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, xác định cụ thể ranh giới giữa rừng và đất nông nghiệp trên bản đồ và thực địa, xây dựng, hướng dẫn các biện pháp sản xuất nương rẫy, tiến hành bổ sung thay thế mốc giới nương rẫy đã bị mất mát, hư hỏng.
- Phân vùng, quy hoạch chi tiết đồng cỏ giành cho chăn nuôi đại gia súc.
b) Các biện pháp chữa cháy rừng:
Chữa cháy rừng đảm bảo theo đúng Phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ), cùng với chữa cháy rừng là cứu người và tài sản nhân dân trong khu vực đám cháy, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa cháy và giữ vững thông tin liên lạc.
Căn cứ Quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; tùy theo tính chất, quy mô đám cháy mà Ban chỉ huy PCCCR các cấp chỉ huy, tổ chức huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo các biện pháp sau:
- Chữa cháy trực tiếp: Huy động lực lượng và phương tiện từ thủ công đến cơ giới như: Cuốc, xẻng, cào, câu liêm, bàn dập, cành cây tươi, thùng nước, bình nước đeo vai, máy ủi, máy bơm nước, xe chữa cháy chuyên dụng,... tác động trực tiếp vào đám cháy để nhanh chóng dập tắt đám cháy.
- Chữa cháy gián tiếp: Huy động lực lượng và phương tiện để tạo chướng ngại vật ngăn cản cháy lan như phát đường băng cản lửa, đốt chặn có kiểm soát, làm đai cản lửa bằng cơ giới,....
- Chữa cháy rừng bằng cách phối hợp cả 2 biện pháp chữa cháy trực tiếp và chữa cháy gián tiếp.
Yêu cầu khi chữa cháy rừng:
+ Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, diễn biến tình hình đám cháy rừng báo cáo về Ban chỉ huy PCCCR các cấp để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
+ Công tác phối hợp, tác chiến giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng phải nhịp nhàng, thực hiện nghiêm quy trình chữa cháy và phương án tác chiến do người chỉ huy chữa cháy rừng tại thực địa đưa ra.
+ Tổ chức lực lượng, đội hình chữa cháy nhanh gọn, hiệu quả phù hợp với tính chất, quy mô, địa hình... đám cháy.
+ Triển khai chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, kiên quyết, triệt để và an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa cháy.
c) Biện pháp khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra:
- Tổ chức điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy, mức độ thiệt hại (diện tích, loại rừng, địa điểm...) do cháy rừng gây ra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng phương án và lập kế hoạch trồng lại rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ rừng, vệ sinh rừng, giám sát phục hồi rừng.
- Tổ chức hỗ trợ vật chất, tinh thần, đề nghị xét công nhận chính sách cho những người bị thương, bị chết trong quá trình chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG CHÁY RỪNG VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY RỪNG
I. ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG MỨC ĐỘ CHÁY RỪNG:
1. Cháy nhỏ: Trường hợp cháy rừng với quy mô đám cháy có diện tích cháy dưới 2ha, và không có nguy cơ cháy lan sang các khu vực khác.
2. Cháy vừa, nguy hiểm: Trường hợp cháy rừng với quy mô đám cháy từ 2-5 ha, khả năng phát triển nhanh, ngoài khả năng chữa cháy của xã, phường, và có nguy cơ cháy lan sang các khu vực xung quanh.
3. Cháy lớn, cực kỳ nguy hiểm: Trường hợp cháy rừng với quy mô đám cháy trên 5 ha, lan nhanh trên diện rộng, ngoài khả năng chữa cháy của huyện.
II. GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG VÀ KỸ THUẬT CHỮA CHÁY RỪNG:
1. Cháy nhỏ (Tình huống 1): Chủ tịch UBND xã, Ban chỉ huy PCCCR cấp xã, phường, thị trấn và chủ rừng nơi xảy ra cháy rừng, tổ chức huy động ngay lực lượng tại chỗ tiến hành các biện pháp chữa cháy rừng, thực hiện phương châm 4 tại chỗ, kiên quyết dập tắt đám cháy rừng đồng thời báo cáo ngay về UBND huyện, thành phố.
2. Cháy vừa, nguy hiểm (Tình huống 2):
- Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện, thành phố tổ chức huy động ngay lực lượng hiện có của huyện gồm: Địa phương xảy ra cháy rừng, Kiểm lâm, các cơ quan xí nghiệp, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ, Y tế...v.v; phương tiện do các đơn vị tham gia tự bố trí và chỉ huy dập tắt đám cháy; đồng thời báo ngay cho Ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan như: Chi cục Kiểm lâm, Phòng cảnh sát PCCC để có kế hoạch điều động, huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu kịp thời.
- Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện, thành phố, đề nghị lực lượng quân đội (gồm người và phương tiện) đóng quân trên địa bàn khẩn trương tham gia chữa cháy rừng:
+ Trường hợp cháy rừng trên địa bàn xã Thạch Bình, huyện Nho Quan: Huy động lực lượng Lữ đoàn J102.
+ Trường hợp cháy rừng khu vực các xã Kỳ Phú, Cúc Phương, Phú Lộc, Phú Long, Quảng Lạc, Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan: Huy động lực lượng Trung đoàn 584/QK3, trung đoàn 202/QK1, lữ đoàn 241/QĐ1, trường Hạ sỹ quan Tăng thiết giáp.
+ Trường hợp cháy rừng trên địa bàn xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp: Huy động lực lượng Trường quân sự QĐ1.
+ Trường hợp cháy rừng khu vực phường Nam Sơn và xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô: Huy động lực lượng thuộc Quân đoàn I.
+ Trường hợp cháy rừng khu vực huyện Hoa Lư, Gia Viễn: Huy động lực lượng thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sư đoàn 350 và Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh.
3. Cháy lớn, cực kỳ nguy hiểm (Tình huống 3): Ngoài lực lượng tham gia chữa cháy của ban chỉ huy PCCCR huyện, thành phố đã điều động, Ban chỉ huy PCCCR tỉnh tổ chức huy động tối đa lực lượng phương tiện của các ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia chữa cháy rừng:
- Công an tỉnh điều động lực lượng, phương tiện của đơn vị tiến hành chữa cháy bằng xe chữa cháy ở những nơi có thể tiếp cận được mục tiêu.
- Chi cục kiểm lâm điều động tối đa lực lượng, phương tiện, dụng cụ hiện có của đơn vị tham gia chữa cháy rừng.
- Lực lượng cơ động của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh từ 250-300 cán bộ, chiến sỹ và phương tiện hiện có.
- Quân đoàn 1: Quân số từ 700 đến 1000 cán bộ, chiến sỹ (gồm lữ đoàn 299; 202; 241; trường quân sự; d701; d140) và phương tiện hiện có.
- Sư đoàn 350/QK3: Quân số từ 100-110 cán bộ, chiến sỹ và phương tiện hiện có.
- eBB8/f395: Quân số từ 105 đồng chí và phương tiện hiện có.
- Lữ đoàn Công binh 279: Quân số 25 cán bộ, chiến sỹ và phương tiện hiện có.
- Trường trung cấp KTTTG: Quân số 25-30 cán bộ chiến sỹ và phương tiện hiện có.
- Công ty xi măng X18: Quân số 30-40 cán bộ, chiến sỹ và phương tiện hiện có.
- Kho J102: Quân số 20-30 cán bộ, chiến sỹ và phương tiện hiện có.
- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Quân số từ 50-70 cán bộ chiến sỹ và phương tiện hiện có.
- Viện Quân y 5: 01 đội phẫu thuật, 5 tổ cấp cứu cơ động, 2 tổ vệ sinh phòng dịch, 8 cơ số thuốc và trang bị 03 xe con, 02 xe cứu thương và phương tiện hiện có.
4. Trường hợp cháy rừng với quy mô đám cháy quá lớn, lan nhanh trên diện rộng, ngoài khả năng chữa cháy của tỉnh: Ban chỉ huy PCCCR tỉnh báo cáo đề nghị ban chỉ huy PCCCR Trung ương chi viện, điều động lực lượng tùy theo tình hình, diễn biến cụ thể của đám cháy.
QUY ĐỊNH PHÂN CẤP CHỈ HUY VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Ban chỉ huy PCCCR tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện, luyện tập kỹ năng, kỹ thuật, chiến thuật chỉ huy và chữa cháy cho các lực lượng chữa cháy; xây dựng phương án tác chiến, quy chế phối hợp hành động giữa các lực lượng tham gia chữa cháy.
2. Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xây dựng và thực hiện hiệu quả phương án PCCCR, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có sự thay đổi về tính chất, đặc điểm và các điều kiện khác liên quan đến hoạt động chữa cháy thì phương án PCCCR phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời.
3. Phân cấp lãnh đạo chỉ huy chữa cháy rừng:
- Trường hợp dự báo cháy rừng cấp I và cấp II (nguy cơ cháy rừng thấp, trung bình, khả năng cháy trong phạm vi hẹp) Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn, công an xã, đôn đốc, kiểm tra các chủ rừng thực hiện tốt các quy định về PCCCR trên địa bàn xã quản lý.
- Trường hợp dự báo cháy rừng cấp III (ở cấp cao, nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra) Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Ban Chỉ huy PCCCR, các thôn, bản, các chủ rừng thực hiện nghiêm các quy định về dùng lửa, cấm đốt nương trong giờ cao điểm. Phân công lực lượng canh phòng từ 10 giờ đến 20 giờ trong ngày. Khi xảy ra cháy rừng Chủ tịch UBND xã huy động mọi lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng.
- Trường hợp dự báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm, nguy cơ cháy có khả năng lan tràn cao, có thể cháy trên diện rộng) Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo BCH PCCCR các xã phải trực tiếp chỉ đạo việc PCCCR trên địa bàn.
- Trường hợp dự báo cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy cao...) do thời tiết khô hạn kéo dài, có khả năng cháy lớn xảy ra ở tất cả các loại rừng, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ huy PCCCR trên toàn tỉnh, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện PCCCR, phân công cán bộ thường trực, nắm thông tin, phát hiện cháy rừng trong ngày và báo cáo kịp thời cho ban chỉ huy, để huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, dập tắt đám cháy, đồng thời cử cán bộ tiến hành điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy, truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Khi cần thiết đề nghị Trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.
II. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THÔNG TIN LIÊN LẠC:
1. Chế độ truyền tin theo nguyên tắc: Từ cấp cơ sở (thôn, bản) thông báo cho UBND cấp xã (hoặc cơ quan kiểm lâm gần nhất); UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện; UBND cấp huyện báo cáo Ban chỉ huy PCCCR tỉnh hoặc văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCCCR tỉnh.
2. Văn phòng thường trực BCH PCCCR tỉnh: Đặt tại Chi cục Kiểm lâm; tình huống cụ thể, thường trực chỉ huy có thể đặt tại các Hạt Kiểm lâm, UBND các xã trọng điểm cháy rừng.
3. Số điện thoại Ban chỉ huy PCCCR tỉnh:
+ Trưởng ban: Ông Đinh Chung Phụng, Phó chủ tịch UBND tỉnh: 0913.292.359.
+ Phó ban thường trực: Ông Bùi Xuân Diệu, Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT: 0948.121.977.
+ Văn phòng Ban chỉ huy PCCCR tỉnh: Chi cục Kiểm lâm (0912.455.796; 030.3874431; 030.3871977; 030.3881526).
4. Số điện thoại Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện:
+ Ban chỉ huy PCCCR huyện Nho Quan: Trưởng ban, ông Trịnh Đức Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện (0912.431.237); Văn phòng thường trực (030.3866.719).
+ Ban chỉ huy PCCCR thành phố Tam Điệp: Trưởng ban, ông Dương Đức Đằng, Chủ tịch UBND thành phố (0913.292.506); Văn phòng thường trực (030.3864176 và 0985.441.733).
+ Ban chỉ huy PCCCR huyện Yên Mô: Trưởng ban, ông Bùi Minh Đức, Phó chủ tịch UBND huyện (0904.035.868); Văn phòng thường trực (030.3864176 và 0985.441.733).
+ Ban chỉ huy PCCCR huyện Hoa Lư: Trưởng ban, ông Bùi Duy Quang, Phó chủ tịch UBND huyện (0913.579.011); Văn phòng thường trực (030.3640246).
+ Ban chỉ huy PCCCR huyện Gia Viễn: Trưởng ban, bà Đỗ Thị Bình, Phó chủ tịch UBND huyện (0914.405.363); Văn phòng thường trực (030.3640246).
1. Khái toán: 5.550 triệu đồng, trong đó:
- Năm 2016: |
950 triệu đồng |
- Năm 2017: |
1.200 triệu đồng |
- Năm 2018: |
1.150 triệu đồng |
- Năm 2019: |
1.100 triệu đồng |
- Năm 2020: |
1.150 triệu đồng |
2. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động PCCCR.
3. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí: Giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh quản lý, sử dụng, thanh quyết toán theo quy định hiện hành./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.