ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 954/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 03 tháng 4 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 341/TTr-SNN-VP ngày 01 tháng 02 năm 2013 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 376/TTr-VP ngày 01 tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố sửa đổi, bổ sung Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; trong đó ban hành mới 02 thủ tục; sửa đổi 02 thủ tục, thay thế 02 thủ tục, bãi bỏ 08 thủ tục hành chính tại Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (có danh mục đính kèm). Các nội dung khác của Quyết định số 1465/QĐ-UBND vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
Số TT |
Tên thủ tục hành chính |
I. Lĩnh vực kiểm lâm |
|
01 |
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với động vật rừng khai thác, gây nuôi trong nước và sản phẩm của chúng (thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trường hợp vận chuyển ra ngoài tỉnh) |
02 |
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với thực vật rừng và sản phẩm chưa hoàn chỉnh của chúng (trừ gỗ), thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm (có nguồn gốc trong nước trong trường hợp vận chuyển ra ngoài tỉnh) |
03 |
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với thực vật rừng (trừ gỗ), động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng trong trường hợp vận chuyển ra ngoài tỉnh |
04 |
Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với thực vật rừng (trừ gỗ), động vật rừng đã tịch thu sung quỹ nhà nước (thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trường hợp vận chuyển ra ngoài tỉnh) |
II. Lĩnh vực lâm nghiệp |
|
05 |
Thủ tục cấp giấy phép tỉa thưa rừng trong trường hợp có tận thu lâm sản |
06 |
Thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế tỉa thưa rừng trồng |
07 |
Thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế trồng rừng, khoanh nuôi, tái sinh, chăm sóc rừng, giao khoán bảo vệ rừng |
08 |
Thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ
Số TT |
Tên thủ tục hành chính |
I. Lĩnh vực nông nghiệp |
|
01 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả |
02 |
Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng |
03 |
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn |
04 |
Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn |
II. Lĩnh vực lâm nghiệp |
|
05 |
Thủ tục thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép thiết kế, tỉa thưa rừng trồng trong trường hợp có tận thu lâm sản |
06 |
Thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Nếu không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng : Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều : Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;
+ Bản sao chụp chứng chỉ tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp (mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (chỉ áp dụng đối với cơ sở sơ chế, chế biến).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 2 - 5 người để tiến hành thẩm định, đánh giá các cơ sở xin cấp giấy chứng nhận.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định, đoàn thẩm định có trách nhiệm thông báo cho cơ sở kế hoạch kiểm tra trước thời điểm tiến hành thẩm định, đánh giá ít nhất là 05 (năm) ngày làm việc. Kế hoạch kiểm tra nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần đoàn và yêu cầu kiểm tra;
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra hoặc ngày có kết quả thử nghiệm mẫu của đoàn kiểm tra, cơ sở đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp chưa đủ điều kiện đã được nêu rõ trong biên bản kiểm tra. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định có quyền xem xét, đánh giá các báo cáo khắc phục (nếu cần thiết sẽ cử đại diện kiểm tra lại). Nếu đạt yêu cầu, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc có kết quả kiểm tra lại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành cấp giấy chứng nhận.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp.
- Cơ quan phối hợp: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Thủ tục này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến rau quả; sản xuất, chế biến chè, đủ điều kiện đảm bảo rau, quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
g) Tên mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả ban hành kèm theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
- Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 (ba) năm;
Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày giấy chứng nhận hết hạn, cơ sở phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận thực hiện theo Điều 9 của Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gửi 01 (một) bộ hồ sơ công bố hợp quy qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai (nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận công bố hợp quy.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu:
+ Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện hồ sơ;
+ Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng : Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều : Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc nộp qua đường Bưu điện theo địa chỉ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, hồ sơ bao gồm:
Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục số 15 của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp giấy chứng nhận hợp quy của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (tên giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật).
+ Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, hồ sơ bao gồm:
Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục số 15 của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bản chính biên bản kiểm định đồng ruộng theo Phụ lục số 05 của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu của 01 lô giống đại diện cho mỗi giống được sản xuất, kinh doanh do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định cấp;
Bản mô tả tóm tắt về từng giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh (nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật);
Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp: Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu Phụ lục số 15 của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 của Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Thông báo bằng văn bản.
j) Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà sản xuất gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 3 - 5 người.
Bước 4: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất.
Bước 5: Trường hợp đủ điều kiện thì thời hạn ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định.
Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng : Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều : Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục số 05 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục số 05 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận (thời hạn hiệu lực của kết quả: 05 năm).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Điều kiện 1: Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn.
+ Nhân lực:
Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);
Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
+ Đất trồng và giá thể:
Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;
Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục số 01 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Nước tưới:
Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;
Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục số 02 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.
+ Quy trình sản xuất rau, quả an toàn:
Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.
- Điêu kiện 2: Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn.
+ Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
+ Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;
+ Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
+ Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);
+ Nhà sơ chế phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP;
+ Quy trình sơ chế rau, quả an toàn: Nhà sơ chế xây dựng quy trình sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
4. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà sản xuất gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 3 - 5 người.
Bước 4: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất.
Bước 5: Trường hợp đủ điều kiện thì thời hạn ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định.
Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng : Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều : Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (nếu có thay đổi so với đăng ký lần đầu);
+ Báo cáo kết quả sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trong thời gian được cấp giấy chứng nhận (đối với trường hợp giấy chứng nhận hết hiệu lực);
+ Báo cáo khắc phục (đối với trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
g) Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận (thời hạn hiệu lực của kết quả: 05 năm).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Điều kiện 1: Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn.
+ Nhân lực:
Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);
Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
+ Đất trồng và giá thể:
Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;
Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục số 01, Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Nước tưới:
Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;
Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục số 02 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.
+ Quy trình sản xuất rau, quả an toàn: Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
+ Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.
- Điêu kiện 2: Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn.
+ Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
+ Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;
+ Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
+ Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);
+ Nhà sơ chế phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP;
+ Quy trình sơ chế rau, quả an toàn;
+ Nhà sơ chế xây dựng quy trình sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
II. Lĩnh vực lâm nghiệp
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch sản xuất lâm nghiệp của đơn vị, được thể hiện trong kế hoạch sản xuất - tài chính hàng năm do đơn vị xây dựng, đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Đơn vị xây dựng phương án thiết kế khai thác theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực khai thác của đơn vị và tờ trình xin phê duyệt phương án thiết kế khai thác của đơn vị.
Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ của người nộp. Phòng Lâm nghiệp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở) sẽ phối hợp cùng các phòng, ban liên quan xem xét, kiểm tra, thẩm định. Ghi nhận bằng biên bản thẩm định và dự thảo quyết định trình Lãnh đạo Sở ký.
Bước 4: Sau 20 ngày làm việc tổ chức, đơn vị đến nơi nộp hồ sơ nhận quyết định thực hiện.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng : Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều : Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất lâm nghiệp (bản sao).
+ Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước (bản sao).
+ Phương án thiết kế khai thác theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực khai thác của đơn vị.
+ Tờ trình xin phê duyệt phương án thiết kế tỉa thưa rừng của đơn vị.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Lệ phí mức lao động thẩm định thiết kế khai thác gỗ rừng trồng.
- Mức lệ phí công/m3: 0,128.
(Theo Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế kỹ thuật và thẩm định thiết kế khai thác rừng).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác;
- Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tạm thời định mức lao động thiết kế kỹ thuật và thẩm định thiết kế khai thác rừng.
6. Thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Căn cứ kế hoạch sản xuất lâm nghiệp của đơn vị, được thể hiện trong kế hoạch sản xuất - tài chính hàng năm do đơn vị xây dựng, đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Đơn vị xây dựng dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực dự án của đơn vị và tờ trình xin phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán.
Bước 3: Nộp đầy đủ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ của người nộp. Phòng Lâm nghiệp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở) sẽ phối hợp cùng các phòng, ban và các sở, ngành liên quan xem xét, kiểm tra, thẩm định dự án. Ghi nhận bằng biên bản thẩm định và trình Lãnh đạo Sở phê duyệt.
Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Sáng : Từ 07h30’ đến 11h30’.
- Chiều : Từ 13h00’ đến 17h00’.
(Trừ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất lâm nghiệp (bản sao).
+ Quyết định về việc giao dự toán ngân sách nhà nước (bản sao).
+ Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh theo kế hoạch được duyệt, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 thể hiện rõ vị trí, khu vực dự án của đơn vị.
+ Tờ trình xin phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán các công trình lâm sinh của đơn vị.
- Số lượng hồ sơ: 06 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc; sau khi nhận đủ hồ sơ và hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
f) Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
h) Phí, lệ phí:
- Mức lệ phí:
+ Từ 1 tỷ trở xuống: 0,1188;
+ Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ: 0,1188 - 0,1073.
(Theo Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định dự án đầu tư).
i) Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.
j) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.
k) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
- Quyết định số 4361/2002/QĐ-BNN ngày 17/10/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định trình tự nội dung lập hồ sơ thiết kế dự toán các công trình lâm sinh thuộc Dự án 661 và các dự án sử dụng vốn ngân sách.
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
- Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành định mức lao động điều tra quy hoạch rừng.
- Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định dự án đầu tư./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.