ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 921/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Căn cứ Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt nhiệm vụ đề án quy hoạch ngành Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển ngành dệt may Thừa Thiên Huế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung.
- Phát triển tối đa thị trường nội địa (trong tỉnh, trong nước) đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành.
- Phát triển ngành theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, ổn định, bền vững và hiệu quả. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may. đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang.
- Phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.
- Đến năm 2030, ngành công nghiệp dệt may vẫn là ngành công nghiệp chủ lực, đẩy mạnh xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao.
- Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung.
- Giai đoạn 2015 - 2020: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của toàn ngành bình quân đạt 17,5% - 18%/năm, trong đó ngành dệt tăng 17,5% - 18%/năm, ngành may tăng 17% - 17,5%/năm.
Tăng trưởng xuất khẩu đạt 14,5 – 15,0%.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 15,5% - 16%/năm, trong đó ngành dệt tăng 15,5% - 16%/năm, ngành may tăng 15% -15,5%/năm.
Tăng trưởng xuất khẩu đạt 8,0 - 8,5%.
(xem Phụ lục 1).
- Phát triển ngành dệt may của Tỉnh theo hướng hiện đại, ổn định và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang sản xuất chuỗi sản phẩm từ nguyên liệu, bán thành phẩm, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
- Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm đến môi trường.
- Tăng cường đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may, đặc biệt chú trọng đầu tư sản xuất xơ, sợi, vải; Sản xuất gắn với công tác thiết kế mẫu, nhãn hiệu, thương hiệu. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang.
2. Định hướng phát triển theo ngành
a) Công nghiệp may:
- Khuyến khích các doanh nghiệp may chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm. đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Lựa chọn những mặt hàng chiến lược có uy tín trên thị trường để đầu tư.
Tập trung đầu tư đổi mới ở các khâu quyết định như khâu cắt vải, thiết kế mẫu mới, hoàn thiện sản phẩm để tăng năng suất lao động và đa dạng hóa sản phẩm.
- Tập trung phát triển công nghiệp thời trang tại Thành phố Huế, thị xã Hương Trà và Hương Thủy. Dịch chuyển sản xuất may về các huyện, thị xã có nguồn lao động và hệ thống đường giao thông thuận tiện.
b) Công nghiệp dệt (bao gồm sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải)
- Tập trung phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc.
- Tập trung nguồn lực vào các khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó khâu nhuộm, hoàn tất là quan trọng nhất. Lựa chọn công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, không gây ô nhiễm môi trường.
- Hình thành 3 - 4 khu liên hợp (sợi - nhuộm, hoàn tất) vào các khu công nghiệp: Phong Điền, Quảng Vinh, Chân Mây - Lăng Cô để thuận tiện cho việc xử lý nước thải khâu dệt nhuộm hoàn tất. Các nhà máy dệt nhuộm khép kín được quy hoạch sử dụng công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến, đảm bảo xử lý nước thải theo quy định.
c) Công nghiệp hỗ trợ
- Kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành tập trung đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, vải, sợi để hình thành nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
- Bố trí các nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ (sợi bông, sợi tổng hợp, thuốc nhuộm, các phụ kiện…) tại Khu công nghiệp để thuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử lý nước thải.
- Đầu tư thiết bị công nghệ cho sản xuất nguyên phụ liệu, khép kín quy trình sản xuất từ sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất - may.
- Đầu tư xưởng cơ khí sửa chữa phục vụ các nhà máy dệt may. Hợp tác với các doanh nghiệp cơ khí sản xuất các phụ tùng đặc thù của ngành như lược, lamen, dây go (cho ngành dệt), khuyên, nồi, suốt sắt,… (cho ngành kéo sợi), chân bàn máy khâu, máy cắt, máy kiểm vải,... (cho ngành may), hệ thống thông gió làm mát, các loại xe vận chuyển trong nhà máy.
d) Công nghiệp thời trang
- Phát triển thị trường thời trang, xây dựng trung tâm thiết kế mẫu mốt, thiết kế vải dệt, quảng bá và giới thiệu sản phẩm.
Xây dựng mô hình thiết kế, tạo mẫu theo viện mẫu thời trang của Hồng Kông. đây sẽ là trung tâm cung cấp thông tin cho nhà sản xuất, định hướng xu thế thời trang cho thị trường trong và ngoài nước.
- Ngành thời trang phát triển theo hướng phục vụ nhu cầu trong nước, ngoài nước và khách du lịch, thiết kế nhanh, quảng bá thương hiệu.
3. Định hướng phân bố theo không gian
a) Công nghiệp may:
Ngành may sử dụng nhiều lao động, không gây tác động xấu tới môi trường. Lao động của các nhà máy chủ yếu là từ nông thôn ra, chính vì vậy các doanh nghiệp dệt may cần phân bố đều về địa bàn các huyện, thị xã để thu hút lao động tại chỗ.
Đầu tư các nhà máy may có quy mô 3 - 5 triệu sản phẩm/năm để chuyên môn hóa, hợp tác hóa, bố trí ở các KCN: Quảng Vinh, Phú Bài, Phú đa, Phong điền, Chân Mây - Lăng Cô và các cụm công nghiệp: Vinh Hưng, điền Lộc, Tứ Hạ, Thủy Phương, Hương Sơ,…
Các nhà máy có quy mô nhỏ 300.000 sản phẩm năm có thể xem xét bố trí gần các tuyến giao thông chính, khu dân cư tập trung.
b) Công nghiệp sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải:
- Khu vực phát triển các nhà máy dệt được định hướng gần các đầu mối giao thông, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần nguồn cung ứng lao động có trình độ, có tay nghề,... nhưng cách xa nơi dân cư tập trung để sản xuất ổn định và thuận lợi cho việc xử lý chất thải, nước thải nên bố trí ở các KCN.
- Các dự án sợi không gây ô nhiễm có thể bố trí ở các KCN Quảng Vinh, KCN Phú Đa, KCN Phú Bài, KCN Phong Điền,...
- Các dự án liên hợp sợi - dệt- nhuộm, hoàn tất vải bố trí ở KCN Phong Điền, KCN Chân Mây - Lăng Cô; tùy tính chất dự án có thể xem xét bố trí tại KCN Quảng Vinh, KCN Phú Đa.
c) Công nghiệp hỗ trợ, phát triển dịch vụ thương mại dệt may:
Quy hoạch KCN hỗ trợ dệt may 300 ha tại Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô hoặc KCN Phong điền.
Các nhà máy sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may chủ yếu bố trí trong KCN hỗ trợ dệt may và một số dự án có thể bố trí phân tán ở các KCN, CCN cho phù hợp với nhu cầu đầu tư khép kín của nhà đầu tư.
Thành phố Huế được quy hoạch để trở thành Trung tâm thiết kế thời trang, dịch vụ và thương mại dệt may của tỉnh và của vùng.
4. Dự báo diện tích đất phát triển ngành dệt may đến năm 2025
(xem Phụ lục 2).
Nhu cầu lao động tăng thêm của ngành dệt may đến năm 2015: 8.300 người, năm 2020: 17.350; năm 2025: 15.550 người (xem Phụ lục 3).
- Dự kiến nhu cầu cho phát triển ngành giai đoạn 2015-2025 là: 11.889 tỷ đồng, trong đó:
• Đầu tư chiều sâu, nâng công suất các cơ sở hiện có: 500 tỷ đồng
• Đầu tư mới: 11.389 tỷ đồng
- Tính theo giai đoạn:
Vốn đầu tư đến năm 2015 dự kiến: 1.368 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020: 6.622 tỷ đồng.
Giai đoạn 2021 - 2025: 3.899 tỷ đồng.
(xem Phụ lục 4).
- Về cơ cấu vốn đầu tư: Với đặc thù ngành dệt may hiện nay, dự kiến cơ cấu vốn đầu tư trong nước 40%, vốn đầu tư nước ngoài 60%.
Cơ cấu vốn trong nước gồm: vốn từ ngân sách (1%), vốn tín dụng (24%), vốn từ dân và vốn tự có của doanh nghiệp (15%).
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại
- Đẩy mạnh hợp tác với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. đẩy mạnh công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại. Phổ biến các biểu thuế theo lộ trình cam kết với WTO và các hiệp định tự do thương mại tự do (FTA) để doanh nghiệp nắm bắt và chủ động có các giải pháp thực hiện.
- Nghiên cứu, áp dụng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển.
- Đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa sở hữu và tạo sự liên kết về vốn giữa các thành phần kinh tế thông qua cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp ngành dệt may.
3. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ gắn với thị trường nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và sản phẩm xuất khẩu, đổi mới công nghệ, thiết bị để sản xuất các sản phẩm dệt may cao cấp có giá trị gia tăng cao.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế.
4. Giải pháp về thiết kế mẫu mốt, thời trang
- Quan tâm đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, thiết kế và phát triển sản phẩm, đổi mới tư duy thiết kế và tham gia sâu hơn vào các khâu có giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ưu tiên ứng dụng công nghệ tự động hóa và áp dụng các phần mềm thiết kế mẫu trong thiết kế và sản xuất.
- Tập trung phát triển và hình thành ngành công nghiệp thời trang và đa dạng hóa sản phẩm thời trang. Thực hiện các kỹ năng sáng tạo trong thiết kế và vận dụng kiến thức thể hiện ý tưởng thiết kế mẫu thời trang trên máy tính với các phần mềm chuyên dùng hiện đại.
- Đào tạo lao động tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu ngành thời trang trong nước và ở nước ngoài.
5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ngành dệt may và có chính sách thu hút các tổ chức đào tạo, dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp. Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may. Liên kết với các trường đại học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo chuyên ngành dệt may tại các trường cao đẳng, đại học tại trên địa bàn tỉnh để cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may.
6. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may
Đầu tư hình thành tổ hợp sợi, dệt, nhuộm lớn có khả năng đáp ứng nguyên phụ liệu tại chỗ. Hình thành trung tâm nguyên phụ liệu cấp vùng, phát triển các công nghệ tiên tiến sản xuất, xử lý, gia công về sợi, dệt để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành.
7. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Chú trọng quan tâm đến tiêu chuẩn xanh, sạch đối với sản phẩm dệt may ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm.
- Rà soát một cách kỹ lưỡng những hóa chất, chất phụ trợ, nguồn gốc, xuất xứ của nguyên vật liệu đầu vào; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành nhuộm với công nghệ tiên tiến hiện đại, xây dựng nhà máy xử lý nước thải đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
VI. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Sở Công Thương: tổ chức công bố quy hoạch và tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định quản lý quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện quy hoạch.
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Lao động - Thương Binh và Xã hội,... theo chức nhiệm vụ, chủ trì phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện đề án.
3. BQL các Khu công nghiệp tỉnh, BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế: cụ thể hóa đề án phát triển ngành trên địa bàn địa phương quản lý; đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp thu hút đầu tư ngành dệt may.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh và Trưởng các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA NGÀNH DỆT MAY ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh)
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2015 |
2020 |
2025 |
Giá trị SX ngành Dệt May |
Tỷ đồng |
10.238 |
22.918 |
47.135 |
Dệt |
Tỷ đồng |
4.310 |
9.838 |
20.420 |
May |
Tỷ đồng |
5.928 |
13.080 |
26.715 |
Giá trị xuất khẩu |
Triệu USD |
500 |
1.000 |
1.500 |
Sản phẩm chủ yếu |
|
|
|
|
Sợi |
Tấn |
40.000 |
100.000 |
150.000 |
Vải |
Triệu m |
10 |
20 |
45 |
Hàng thêu XK |
Bộ |
12.000 |
20.000 |
30.000 |
Quần áo may sẵn |
1000 cái |
58.800 |
100.000 |
200.000 |
Quần áo lót |
1000 cái |
250.000 |
375.000 |
450.000+ |
DỰ BÁO DIỆN TÍCH ĐẤT PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh)
Đơn vị: ha
Địa bàn |
2015 |
2016 - 2020 |
2021 - 2025 |
Tổng số |
May mặc |
||||
TP. Huế |
1 |
|
|
1 |
Hương Thủy |
6 |
|
|
6 |
Hương Trà |
6 |
6 |
|
12 |
Phong Điền |
6 |
12 |
18 |
36 |
Quảng Điền |
|
18 |
12 |
30 |
Phú Vang |
|
6 |
12 |
18 |
Phú Lộc |
|
18 |
18 |
36 |
Sợi, dệt, phụ liệu |
||||
TP. Huế |
|
1 |
|
1 |
Phú Lộc |
6 |
100 |
204 |
306 |
Hương Trà |
6 |
|
|
6 |
Phong Điền |
|
24 |
10 |
34 |
Quảng Điền |
|
24 |
18 |
42 |
Tổng số |
31 |
209 |
292 |
532 |
DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG TĂNG THÊM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh)
Đơn vị: Người
Hạng mục |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Năm 2025 |
Sản xuất xơ, sợi |
1.700 |
2.000 |
1.500 |
Dệt kim, dệt thoi |
300 |
500 |
300 |
Nhuộm |
|
900 |
|
May |
5.000 |
10.000 |
10.000 |
Cơ khí, phụ trợ, SX phụ liệu |
250 |
550 |
550 |
Thời trang |
|
100 |
|
Kỹ sư, nhà thiết kế, kỹ thuật |
50 |
300 |
200 |
Lao động cho các dự án đầu tư mở rộng |
1.000 |
3.000 |
3000 |
Tổng số |
8.300 |
17.350 |
15.550 |
DỰ KIẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH DỆT
MAY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của UBND tỉnh)
Đơn vị : Tỷ đồng
Hạng mục |
2015 |
2016 - 2020 |
2021 - 2025 |
Sản xuất xơ, sợi |
258 |
1.740 |
|
Dệt |
350 |
300 |
1.305 |
Nhuộm |
|
2.832 |
944 |
May |
560 |
1.400 |
1.400 |
Đầu tư chiều sâu |
200 |
100 |
100 |
Khu, cụm CN dệt may |
100 |
100 |
100 |
Nguyên phụ liệu may, cơ khí dệt may |
50 |
150 |
100 |
Trung tâm thời trang, kho nguyên liệu |
50 |
100 |
50 |
Tổng số |
1.368 |
6.622 |
3.899 |
Cộng |
11.889 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.