UBND
TỈNH BÌNH THUẬN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/QĐ-STS |
Phan Thiết, ngày 20 tháng 03 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI QUY TRÌNH KIỂM DỊCH TÔM GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
GIÁM ĐỐC SỞ THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định số 3934/QĐ-UBBT ngày 21/11/2005 của UBND Tỉnh Bình Thuận ban hành qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Sở Thủy sản;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 01/7/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124:1998 “Tôm biển - Tôm giống PL15 - Yêu cầu kỹ thuật”;
Xét đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thủy sản và Trưởng phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ Sở Thủy sản tỉnh Bình Thuận.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định tạm thời Quy trình kiểm dịch tôm giống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Sở Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thủy sản, Chánh Thanh tra Sở Thủy sản và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC |
QUY TRÌNH KIỂM DỊCH TÔM GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-STS ngày 20 tháng 3 năm 2008 của Sở
Thủy sản tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng:
Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh tôm giống và cơ quan quản lý có liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chịu sự điều chỉnh của Quy định này.
2. Phạm vi áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống hai loài tôm biển: tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei hay Lipopenaeus vanamei) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ KIỂM DỊCH TÔM GIỐNG
Điều 2. Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch là Giấy khai báo kiểm dịch có xác nhận của cơ sở (theo mẫu)
Điều 3. Các giấy tờ và dụng cụ trang bị cho kiểm dịch viên khi đi cơ sở
- Phiếu kiểm tra sức khỏe tôm
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản
- Biên lai thu phí và lệ phí
- Kính hiển vi soi nổi (độ phóng đại từ 20 đến 40 lần)
- Giấy kẻ ô ly đo kích cỡ tôm
- Lọ thu mẫu
- Đèn cồn
- Kẹp gắp tôm
- Ngoài ra cán bộ kiểm dịch được sử dụng các dụng cụ tại cơ sở như: vợt vớt tôm, ly thủy tinh, đèn pin…
1. Khai báo kiểm dịch:
Trước khi đóng tôm giống vào bao, cơ sở phải gởi giấy khai báo kiểm dịch trước 01 ngày (24 giờ) cho cơ quan kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch kiểm tra các thông tin trong giấy khai báo, xác nhận giấy khai báo và thông báo thời gian cán bộ kiểm dịch đi đến cơ sở. Trong trường hợp các cơ sở không có điều kiện để gởi trực tiếp hoặc fax giấy thì có thể gọi điện thoại để khai báo kiểm dịch và khi cán bộ kiểm dịch đến cơ sở thì người khai báo phải điền đầy đủ các thông tin, ký xác nhận vào giấy khai báo.
2. Trình tự kiểm dịch:
- Hàng ngày từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút, cơ quan kiểm dịch căn cứ các giấy khai báo của ngày hôm trước, tổng hợp theo từng khu vực và phân công cán bộ đi cơ sở.
- Cán bộ đi kiểm dịch tại cơ sở phải mang đầy đủ dụng cụ và các giấy tờ được quy định tại Điều 3 của Quy định này.
- Khi đến cơ sở, căn cứ vào giấy khai báo cán bộ kiểm dịch thực hiện kiểm dịch lần lượt từng bể tôm đã đăng ký. Các bước tiến hành như sau:
+ Bước 1: Định lượng tôm
Yêu cầu cơ sở tắt máy sục khí, để yên khoảng 2 phút, dùng đèn pin chiếu thẳng từ trên xuống đáy bể 1 góc nghiêng 45 độ, quan sát số lượng tôm theo đường chiếu sáng, thực hiện tiếp tục tại 3 góc bể còn lại. Sau đó định tổng lượng tôm trong bể.
+ Bước 2: Thu mẫu tôm
Thực hiện lần lượt tại 4 điểm 4 góc và 1 điểm giữa bể, dùng vợt vớt tôm từ dưới lên rồi cho vào chậu. Số lượng mẫu không dưới 200 con. Sau đó dùng vợt trộn đều tôm, dùng ca nhựa múc tôm quan sát hình dáng bên ngoài (màu sắc, chiều dài) và trạng thái hoạt động (bơi, bám chậu, thử các phản ứng bơi ngược dòng, phản ứng với tiếng động, phản ứng với ánh sáng, phản ứng tránh chướng ngại vật).
+ Bước 3: Do chiều dài tôm
Dùng kẹp gắp tôm đặt nằm duỗi thẳng trên giấy kẻ ly, ghi lại chiều dài từng con. Đo không ít hơn 100 con, sau đó tính tỷ lệ % số lượng tôm đạt kích cỡ cho phép.
+ Bước 4: Kiểm tra nguyên sinh động vật và nấm trên tôm bằng kính hiển vi soi nổi (độ phóng đại 2-4X)
Dùng vợt vớt ngẫu nhiên khoảng 100 con tôm trong chậu cho vào đĩa petri thủy tinh và quan sát dưới kính hiển vi các bệnh nguyên sinh động vật và nấm. Sau đó tính tỷ lệ % số tôm bị bệnh so với số tôm đã kiểm tra.
+ Bước 5: Trong quá trình kiểm tra tôm nếu nghi tôm bị mắc các bệnh do vi rút, vi khuẩn thì tiến hành thu mẫu gởi xét nghiệm, khi thu mẫu xong hai bên ký xác nhận và để lại 01 mẫu lưu tại cơ sở để đối chứng; sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu tôm sạch bệnh kiểm dịch viên thông báo cho chủ cơ sở thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; nếu tôm bị nhiễm vi rút, vi khuẩn thì tiến hành xử lý theo Bước 8 Điều 4 của Quy định này.
+ Bước 6: Sau khi kiểm tra xong tất cả các bể tôm đã đăng ký, cán bộ kiểm dịch thông báo kết quả kiểm tra cho chủ cơ sở hoặc người đại diện biết và thống nhất số bể tôm và số lượng tôm được phép xuất để ghi giấy chứng nhận kiểm dịch.
+ Bước 7: Viết phiếu kiểm tra sức khỏe tôm, Giấy chứng nhận kiểm dịch và biên lai thu phí, lệ phí kiểm dịch
Chỉ cấp giấy cho những bể tôm đã kiểm tra và đạt yêu cầu xuất theo 28 TCN 124:1998; trên giấy phải ghi rõ ký hiệu bể/trại xuất và màu dây buộc bao của từng bể theo giấy khai báo kiểm dịch đã đăng ký (để dễ phân biệt).
+ Bước 8: Xử lý các bể tôm không đạt yêu cầu
Đối với những những bể tôm chưa đủ kích cỡ xuất thì yêu cầu cơ sở tiếp tục nuôi cho đến khi đạt kích cỡ;
Đối với những bể tôm bị nhiễm nguyên sinh động vật, nấm, vi khuẩn, vi rút thì tùy từng trường hợp cụ thể cán bộ kiểm dịch hướng dẫn cơ sở giữ lại điều trị hoặc yêu cầu xả bỏ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 5. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất giống thủy sản
1. Thực hiện khai báo kiểm dịch theo đúng thời gian của Quy định này và điền đầy đủ các thông tin vào giấy khai báo kiểm dịch.
2. Chỉ xuất những bể tôm đã kiểm tra và đạt yêu cầu xuất được ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch; Tuyệt đối không được xuất tôm bổ sung ở bất cứ bể khác khi chưa thực hiện khai báo kiểm dịch.
3. Bao bì chứa giống khi lưu thông phải được ghi nhãn đúng với nội dung đã công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản; Trên bao bì phải ghi đúng ký hiệu bể/trại xuất hoặc màu dây buộc bao đã đăng ký trong giấy khai báo kiểm dịch.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cung cấp thông tin, kịp thời báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ giống thủy sản của cơ sở và chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6. Trách nhiệm của Chi cục Quản lý thủy sản
1. Tổ chức thực hiện kiểm dịch đúng trình tự, thủ tục tại Quy định này.
2. Tuyên truyền, phổ biến Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan khác cho các cơ sở sản xuất giống trên phạm vị toàn tỉnh.
3. Hướng dẫn các cơ sở xử lý đối với các trường hợp tôm không đủ tiêu chuẩn xuất.
4. Chủ động hoặc phối hợp với Thanh tra Sở Thủy sản, UBND cấp huyện, xã tổ chức kiểm tra tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm giống.
Điều 7. Trách nhiệm của Thanh tra Sở Thủy sản
Theo dõi, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền những hành vi vi phạm về quản lý và sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI TỐ CÁO
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm giống có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 47/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Những người có trách nhiệm quản lý nhà nước về kiểm dịch tôm giống có hành vi vi phạm Quy định này sẽ bị xử lý theo pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm Quy định này với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo có tráchh nhiệm giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 11. Giao cho Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thủy sản, Chánh Thanh tra Sở Thủy sản Bình Thuận hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thi hành Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các tổ chức cá nhân kịp thời báo cáo, đề xuất Sở Thủy sản xem xét xét bổ sung, điều chỉnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.