ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2017/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 18 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH AN GIANG ĐƯỢC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 01/2015/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giáo dục chuyên nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học,cao đẳng hệ chính quy;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BGDĐT ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp nhất Quyết định về quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa học vừa làm;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2104/TTr-SNV ngày 18 tháng 12 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND , như sau:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức và người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh và ở huyện, thị xã, thành phố;
b) Công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh và ở huyện, thị xã, thành phố (ngoại trừ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan ngành dọc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh An Giang);
c) Cán bộ, công chức, viên chức được Đảng, Nhà nước điều động, phân công và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế được giao trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của tỉnh làm việc trong tổ chức Hội đặc thù trên địa bàn tỉnh;
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở khóm, ấp;
đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến hoạt động chức danh đại biểu Hội đồng nhân dân;
e) Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ;
g) Các trường hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Tỉnh ủy cử đào tạo theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 1572-QĐ/TU ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nêu tại điểm a khoản này”.
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc”.
3. Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng thời gian quy định và thực hiện đúng quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Trường hợp thời gian được cử đào tạo phải kéo dài từ 06 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét cho gia hạn thời gian đào tạo.
2. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải công tác theo phân công của cơ quan có thẩm quyền.
a) Thời gian yêu cầu phục vụ đối với cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) ít nhất gấp 02 (hai) lần thời gian đào tạo”.
4. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Đền bù và điều kiện được giảm đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm các quy định về đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng thì phải chịu trách nhiệm đền bù, cụ thể như sau:
1. Đền bù, chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Điều kiện được giảm đền bù chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.”
5. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Cán bộ, công chức, viên chức đã nhận trợ cấp theo Mục 4 Chương III Quy định này thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận cho cơ quan chi tiền trợ cấp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đối với đi học sau đại học bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước: Tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc xin chuyển công tác ra ngoài tỉnh khi phục vụ chưa đủ thời gian theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
2. Đối với đi học sau đại học bằng nguồn kinh phí tự túc, học bổng, viện trợ từ những nguồn không thuộc ngân sách nhà nước: Tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc xin chuyển công tác ra ngoài tỉnh khi phục vụ chưa đủ thời gian 5 năm kể từ ngày nhận trợ cấp khuyến khích”.
6. Khoản 1 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“1. Việc cử đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức phải tuân thủ nguyên tắc theo Điều 3 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.
7. Điều 14 được sửa đổi như sau:
“1. Cán bộ, công chức, viên chức được xem xét cử dự tuyển khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thẩm quyền quyết định cử dự tuyển và cử đào tạo sau đại học đối với các trường hợp trúng tuyển sau khi được cử dự tuyển:
a) Cử dự tuyển: Thực hiện theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
b) Cử đào tạo đối với những trường hợp trúng tuyển sau khi được cử dự tuyển:
Đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị của Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị- xã hội: Thực hiện theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định”.
8. Khoản 4 Điều 15 được sửa đổi như sau:
“4. Đối với bồi dưỡng ở nước ngoài: thực hiện theo Điều 31, Điều 32 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.
9. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Sau đại học:
a) Đối với nghiên cứu sinh: 6.000.000 đồng/người/khóa học.
b) Đối với cao học, chuyên khoa cấp II: 2.400.000 đồng/người/khóa học.
c) Đối với chuyên khoa cấp I: 2.000.000 đồng/người/khóa học.
2. Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên môn:
a) Đại học: 3.200.000 đồng/người/khóa học.
b) Cao đẳng: 2.400.000 đồng/người/khóa học.
c) Trung cấp: 1.000.000 đồng/người/khóa học.
3. Cử nhân, cao cấp, trung cấp chính trị, cụ thể như sau:
a) Cử nhân: 1.600.000 đồng/người/khóa học.
b) Cao cấp: 800.000 đồng/người/khóa học.
c) Trung cấp: 500.000 đồng/người/khóa học.
4. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác:
a) Học ngoài tỉnh: thanh toán theo phiếu thu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
b) Học trong tỉnh: được cung cấp tài liệu học tập theo yêu cầu của khóa đào tạo, bồi dưỡng (không kể tài liệu tham khảo)”.
10. Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Học ở ngoài tỉnh: 50.000 đồng/người/ngày. Trường hợp đi đào tạo dài hạn theo hình thức tập trung nhiều đợt, mỗi đợt dưới 15 ngày và trường hợp được cấp có thẩm quyền cử đi học các khóa bồi dưỡng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì được hưởng 100.000 đồng/người/ngày”.
11. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Học ở ngoài tỉnh:
a) Bồi dưỡng:
Các khóa tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn (có tổng thời gian học từ 10 ngày trở xuống): Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ không quá chế độ công tác phí.
Các khóa bồi dưỡng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: được hưởng 150.000 đồng/người/ngày.
Các khóa bồi dưỡng còn lại: được hưởng theo định mức 100.000 đồng/người/ngày.
b) Các khóa đào tạo theo quy định: 40.000 đồng/người/ngày. Trường hợp tập trung thành nhiều đợt, mỗi đợt dưới 15 ngày được hưởng 60.000 đồng/người/ngày”.
12. Điều 24 được sửa đổi như sau:
“Trợ cấp đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học với định mức 20.000 đồng/người/ngày”.
13. Sau Điều 25 được bổ sung như sau:
“Điều 25a. Trợ cấp dự tuyển sau đại học
Trường hợp được cấp có thẩm quyền cử dự tuyển để đào tạo sau đại học bằng ngân sách nhà nước và trúng tuyển ngay lần đầu dự tuyển thì được trợ cấp kinh phí dự tuyển, bao gồm: lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí thi, tiền ăn trong các ngày thi, tiền thuê chỗ nghỉ trong các ngày thi, 01 lượt tiền tàu xe đi-về”.
14. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thạc sĩ, chuyên khoa cấp I: 20.000.000 đồng/người.
2. Chuyên khoa cấp II: 30.000.000 đồng/người.
3. Tiến sĩ: 45.000.000 đồng/người.
4. Ngoài các khoản trợ cấp nêu trên, các trường hợp tốt nghiệp sau đại học ở nước ngoài được hỗ trợ thêm như sau:
a) Thạc sĩ: 2.500.000 đồng/người.
b) Tiến sĩ : 5.000.000 đồng/người”.
15. Điểm b Khoản 2 Điều 33 được sửa đổi như sau:
“b) Các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự sử dụng kinh phí của đơn vị để chi cho công chức, viên chức của đơn vị được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi đào tạo sau đại học bằng ngân sách nhà nước.
16. Khoản 2 Điều 33 được bổ sung như sau:
“c) Các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự: có trách nhiệm lập dự toán và được giao kinh phí để chi cho công chức, viên chức của đơn vị được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi đào tạo sau đại học bằng ngân sách nhà nước”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.