ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 898/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 08 năm 2022 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2016; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị quyết số 43/2021/NQ-HĐND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc quy định mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 898/QĐ-UBND-HC
ngày 12 tháng 08 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Công văn số 2580/BNV-ĐT ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đến năm 2025 như sau:
1. Trang bị kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Bảo đảm cử cán bộ, công chức xã tham gia bồi dưỡng đúng đối tượng, tránh trùng nội dung bồi dưỡng; linh hoạt trong hình thức tổ chức bồi dưỡng, bảo đảm đội ngũ cán bộ, công chức xã vừa tham gia học tập, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
3. Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác triển khai, phối hợp thực hiện, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch đề ra.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Phạm vi, đối tượng bồi dưỡng: Cán bộ, công chức tại các xã thuộc huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn.
III. SỐ LƯỢNG, CHƯƠNG TRÌNH, THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Số lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: Dự kiến cử 4.805 lượt cán bộ, công chức tham gia các chuyên đề tương ứng với chức vụ, chức danh hiện giữ và kiến thức công nghệ thông tin (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
2. Nội dung bồi dưỡng
a) Thực hiện theo chương trình, tài liệu do Bộ Nội vụ và các bộ chuyên ngành xây dựng, ban hành và chuyển giao. Ngoài ra, căn cứ nhiệm vụ chính trị, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, các ngành có liên quan phối hợp với Trường Chính trị Tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức xã và thực hiện bồi dưỡng lồng ghép với các chương trình, tài liệu của bộ, ngành Trung ương.
b) Trong quá trình thực hiện, tùy vào lộ trình xây dựng và chuyển giao chương trình, tài liệu của các bộ, ngành Trung ương số lượng, nội dung chuyên đề giữa các năm có thể điều chỉnh nội dung bồi dưỡng tại Phụ lục kèm theo cho phù hợp với tình hình thực tế.
3. Thời gian bồi dưỡng: Thực hiện theo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và sẽ xác định chi tiết tại kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của Tỉnh và thông báo chiêu sinh của các cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng.
4. Chế độ, chính sách: Thực hiện theo Nghị quyết số 43/2021/NQ-HĐND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các văn bản sửa đổi, thay thế Nghị quyết này (nếu có).
5. Kinh phí
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước (nguồn ngân sách Tỉnh và ngân sách Trung ương cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia) và huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định. Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch khoảng 6.190 triệu đồng. Trong đó:
- Bố trí dự toán kinh phí cho Trường Chính trị đối với các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Phụ lục đính kèm (trừ các lớp bồi dưỡng đối với chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã).
- Đối với các lớp bồi dưỡng của Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh và Công an Tỉnh: Bố trí dự toán kinh phí bồi dưỡng theo Kế hoạch này và các quy định hiện hành khác của ngành (nếu có).
1. Quán triệt nâng cao nhận thức các ngành, các cấp về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng trong rà soát, cử cán bộ, công chức xã tham gia bồi dưỡng.
2. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; thường xuyên xây dựng kế hoạch cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm giảng dạy tích cực, hiện đại cho giảng viên, báo cáo viên; đổi mới phương pháp biên soạn chương trình, nội dung giảng dạy; thường xuyên cập nhật, bổ sung các văn bản quy định mới, bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn theo chương trình do các Bộ, ngành Trung ương ban hành.
3. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức xã nói riêng chủ động, tích cực tham gia học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
4. Bố trí kinh phí kịp thời, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu Kế hoạch đề ra; thực hiện điều tra, đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng và hiệu quả sau bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức xã để có cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng qua các năm.
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Kế hoạch này, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và yêu cầu tiến độ quy định; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh nắm, kết quả thực hiện Kế hoạch.
b) Thực hiện rà soát nhu cầu và xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng hằng năm hoặc lồng ghép với Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh hằng năm; cử cán bộ, công chức tham gia bồi dưỡng, bảo đảm theo quy định đúng hiện hành.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh, bổ sung số lượng, nội dung chương trình bồi dưỡng được xác định tại Kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế (nếu có phát sinh); ban hành quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia giảng dạy, báo cáo các nội dung, chuyên đề có liên quan về bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 263/QĐ-TTg .
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện khảo sát, đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng và hiệu quả sau bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức xã đã tham gia học tập.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh cân đối, bố trí kinh phí đối ứng với Trung ương bảo đảm thực hiện Kế hoạch hằng năm. Trong đó, rà soát các nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ các chương trình, đề án, dự án quốc gia đang thực hiện trên địa bàn tỉnh để tham mưu kết hợp, lồng ghép vào nguồn kinh phí đối ứng.
b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng thanh quyết toán nguồn kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.
3. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ, Trường Chính trị Tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm thuộc phạm vi, lĩnh vực của ngành quản lý.
b) Cử công chức, viên chức tham gia giảng dạy, báo cáo các chuyên đề liên quan, bảo đảm thời gian theo Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trên cơ sở nội dung, chương trình tài liệu của các Bộ, ngành Trung ương chuyển giao và chương trình, tài liệu địa phương biên soạn (nếu có), quán triệt và phân công công chức, viên chức xây dựng thành nội dung, bài giảng, trình lãnh đạo Sở phê duyệt trước khi tham gia giảng dạy, báo cáo.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh
a) Cử cán bộ, công chức tham gia giảng dạy, báo cáo các chuyên đề liên quan đảm bảo thời gian theo Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trên cơ sở nội dung, chương trình tài liệu của các Bộ, ngành Trung ương chuyển giao và chương trình, tài liệu địa phương biên soạn (nếu có), quán triệt và phân công công chức, viên chức xây dựng thành nội dung, bài giảng, trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt trước khi tham gia giảng dạy, báo cáo.
5. Đề nghị Trường Chính trị Tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức xã được xác định tại Phụ lục theo quy định (trừ các lớp bồi dưỡng đối với chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã).
b) Thực hiện công tác chiêu sinh, thẩm định, phê duyệt danh sách học viên, thông báo nhập học, quản lý và xác nhận kết quả học tập của học viên trên phân hệ phần mềm quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
c) Lập dự toán kinh phí các lớp bồi dưỡng có liên quan gửi Sở Tài chính thẩm định, phân bổ và quản lý, sử dụng bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.
d) Rà soát, cử giảng viên tham gia giảng dạy, báo cáo các chuyên đề liên quan theo Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Sắp xếp bố trí phòng học, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị theo lịch mở lớp; đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác mở lớp bồi dưỡng để bổ sung, cải tiến cho những năm tiếp theo; thông tin, mời các báo cáo viên sở, ngành tỉnh tham gia giảng dạy các chuyên đề có liên quan.
e) Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện khảo sát, đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức xã; theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả bồi dưỡng (bao gồm số lượng, kinh phí) theo định kỳ hằng năm, gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
6. Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh và Công an Tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức bồi dưỡng đối với các chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự theo Kế hoạch hoặc theo các quy định, hướng dẫn riêng của ngành (nếu có).
b) Lập dự toán kinh phí mở lớp bồi dưỡng chuyên đề có liên quan gửi Sở Tài chính thẩm định và thanh toán theo quy định; thông báo chiêu sinh và nhập học; chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy các lớp; cử giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề được phân công.
c) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện (số lượng, kinh phí bồi dưỡng), gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) sau khi đã hoàn thành các khóa bồi dưỡng.
7. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
a) Rà soát, cử cán bộ, công chức xã tham các lớp bồi dưỡng theo đúng chức danh, đối tượng, số lượng theo thông báo chiêu sinh của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
b) Quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức xã tham gia học tập nghiêm túc, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn; phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, theo dõi, quản lý cán bộ, công chức xã trong quá trình tham gia học tập.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc khảo sát, đánh giá chất lượng hiệu quả sau bồi dưỡng đối cán bộ, công chức xã tại địa phương đã tham gia học tập.
d) Phối hợp theo dõi, báo cáo kết quả bồi dưỡng theo định kỳ hằng năm và giai đoạn, gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân cùng phối hợp giải quyết hoặc gửi ý kiến về Sở Nội vụ tổng hộ, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định./.
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ ĐẾN
NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 898/QĐ-UBND-HC
ngày 12 tháng 08 năm
2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
Đơn vị: lượt người và triệu đồng
Stt |
Nội dung bồi dưỡng |
Số lượng CBCC xã hiện có |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Giai đoạn 2022 - 2025 |
||||||||||
Dự kiến số lượng |
Số lớp |
Kinh phí |
Số lượng |
Số lớp |
Kinh phí |
Dự kiến số lượng |
Số lớp |
Kinh phí |
Dự kiến số lượng |
Số lớp |
Kinh phí |
Dự kiến số lượng |
Số lớp |
Kinh phí |
|||
1 |
Bồi dưỡng Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy |
255 |
|
|
|
85 |
1 |
120 |
85 |
1 |
120 |
85 |
1 |
120 |
255 |
3 |
360 |
2 |
Bồi dưỡng Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam và Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội |
115 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
60 |
1 |
80 |
|
|
|
120 |
2 |
160 |
3 |
Bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã |
219 |
75 |
1 |
90 |
|
|
|
75 |
1 |
90 |
75 |
1 |
90 |
225 |
3 |
270 |
4 |
Bồi dưỡng chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã |
311 |
80 |
1 |
100 |
80 |
1 |
100 |
80 |
1 |
100 |
80 |
1 |
100 |
320 |
4 |
400 |
5 |
Bồi dưỡng chức danh Trưởng Công an xã |
115 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
120 |
2 |
160 |
6 |
Bồi dưỡng chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự xã |
115 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
120 |
2 |
160 |
7 |
Bồi dưỡng kiến thức quản lý Xây dựng |
115 |
60 |
1 |
80 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
|
|
|
120 |
2 |
160 |
8 |
Bồi dưỡng kiến thức quản lý địa chính - môi trường |
115 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
|
|
|
60 |
1 |
80 |
120 |
2 |
160 |
9 |
Bồi dưỡng chức danh Tư pháp - Hộ tịch |
177 |
60 |
1 |
80 |
60 |
1 |
80 |
60 |
1 |
80 |
|
|
|
180 |
3 |
240 |
10 |
Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nông nghiệp |
115 |
|
|
|
|
|
|
60 |
1 |
80 |
60 |
1 |
80 |
120 |
2 |
160 |
11 |
Bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán |
140 |
|
|
|
140 |
2 |
170 |
|
|
|
|
|
|
140 |
2 |
170 |
12 |
Bồi dưỡng kiến thức quản lý văn hóa |
115 |
|
|
|
|
|
|
60 |
2 |
160 |
|
|
|
60 |
2 |
160 |
13 |
Bồi dưỡng kiến thức quản lý lao động - xã hội |
115 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
120 |
2 |
160 |
120 |
2 |
160 |
14 |
Bồi dưỡng chức danh Văn phòng - Thống kê |
219 |
|
|
|
75 |
1 |
90 |
75 |
1 |
90 |
75 |
1 |
90 |
225 |
3 |
270 |
15 |
Bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin (kỹ năng số và an toàn thông tin) |
2.535 |
80 |
6 |
600 |
80 |
8 |
800 |
80 |
9 |
900 |
80 |
9 |
900 |
2.560 |
32 |
3.200 |
TỔNG CỘNG |
4.636 |
355 |
10 |
950 |
620 |
18 |
1680 |
695 |
19 |
1780 |
755 |
19 |
1.780 |
4.805 |
66 |
6.190 |
* Lưu ý: Số lượng, nội dung chuyên đề bồi dưỡng có thể thay đổi giữa các năm, tùy thuộc vào lộ trình ban hành và chuyển giao chương trình tài liệu bồi dưỡng của các bộ, ngành Trung ương đối với địa phương
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.