ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 895/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 29 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam;
Xét Tờ trình 4514/TTr-SYT ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Sở Y tế về việc phê duyệt “Chương trình Cải thiện cuộc sống và Tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua cải thiện cuộc sống nông thôn với cách tiếp cận đa ngành tại tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên (PICNIK)” và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 291/BC-SKHĐT ngày 22 tháng 9 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên chương trình: Chương trình Cải thiện cuộc sống và Tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua cải thiện cuộc sống nông thôn với cách tiếp cận đa ngành tại tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên (PICNIK).
2. Bên tài trợ: Tổ chức Cứu trợ/Phát triển Quốc tế (Foundation For International Development/Relief - FIDR).
3. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
4. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
5. Chủ chương trình (Chủ khoản viện trợ):
5.1. Chủ chương trình chính: Sở Y tế tỉnh Kon Tum.
5.2. Chủ chương trình thành phần: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum.
6. Thời gian thực hiện chương trình: Từ năm 2021 đến năm 2026.
7. Địa điểm thực hiện chương trình: 09 huyện và thành phố (Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Sa Thầy, Ia H’Drai, Kon Rẫy, Kon Plông và thành phố Kon Tum).
8. Mục tiêu và kết quả của chương trình:
8.1. Mục tiêu: Chương trình sẽ góp phần thúc đẩy cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm Nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng (NSA) và Cải thiện đời sống nông thôn (RLI).
8.2. Kết quả của chương trình
a) Kết quả 1 (về sức khỏe cộng đồng): Chương trình đã thiết lập được nền tảng để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng, cụ thể: (i) Xác định và làm rõ ý tưởng cải thiện cấp hộ gia đình; (2i) Thúc đẩy cải thiện vệ sinh cấp hộ gia đình; (3i) Cải thiện và thực hành kiến thức dinh dưỡng; (4i) Thúc đẩy vệ sinh cộng đồng và Sức khỏe cộng đồng dựa vào các thủ lĩnh sức khỏe cộng đồng; (5i) Củng cố hệ thống hỗ trợ từ phía sau để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua hợp tác công tư.
b) Kết quả 2 (Về Nông nghiệp/Phát triển nông thôn): Chương trình tập trung cải thiện kinh tế thực phẩm địa phương ở những vùng mục tiêu, cụ thể: (i) Tìm và làm rõ nguồn tài nguyên địa phương tiềm năng; (2i) Thiết lập vườn rau đảm bảo dinh dưỡng hộ gia đình; (3i) Cải thiện thu nhập từ nông nghiệp; (4i) Đa dạng hóa đặc sản nông nghiệp; (5i) Thành lập và vận hành trung tâm kinh doanh địa phương; (6i) Triển khai hoạt động dự án một cách suôn sẻ thông qua việc củng cố quan hệ đối tác.
9. Những cấu phần và hoạt động của chương trình: Chương trình bao gồm 02 Tiểu dự án:
9.1. Tiểu dự án 1: Dự án Xúc tiến mô hình y tế dựa vào cộng đồng, với các nội dung: (i) Mục đích: Dự án vận hành mô hình Xúc tiến y tế dựa vào cộng đồng; (2i) Thời gian bắt đầu và kết thúc các hợp phần thuộc Tiểu dự án 1: tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2026; (3i) Tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1: Sở Y tế là cơ quan thực hiện chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ; (4i) Dự kiến nguồn lực để thực hiện là 14.880.000.000 VNĐ (bao gồm chi phí vận hành văn phòng dự án tại hiện trường là 2.592.000.000 VNĐ). Tiểu dự án 1 gồm 05 hợp phần:
a) Hợp phần 1: Dự án xác định và làm rõ ý tưởng cải thiện cấp hộ gia đình
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án xác định và phân loại các ý tưởng cải thiện; (2i) Dự án xếp loại các ý tưởng cải thiện và thành lập nhóm sáng kiến cộng đồng; (3i) Dự án thử nghiệm các kế hoạch cải thiện bởi Nhóm sáng kiến cộng đồng; (4i) Dự án tổ chức hội thảo và sự kiện (bao gồm tham quan học tập); (5i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 2.064.000.000 VNĐ.
b) Hợp phần 2: Dự án thúc đẩy cải thiện vệ sinh cấp hộ gia đình
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án triển khai đánh giá nhu cầu và khảo sát kế hoạch cải thiện; (2i) Dự án tổ chức tập huấn về cải thiện vệ sinh hộ gia đình cho người dân; (3i) Dự án tổ chức việc thực hành bởi các Nhóm sáng kiến cộng đồng; (4i) Dự án tổ chức các hội thảo và sự kiện (bao gồm tham quan học tập); (5i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 2.664.000.000 VNĐ.
c) Hợp phần 3: Dự án cải thiện và thực hành các kiến thức về dinh dưỡng
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án tổ chức khảo sát về tài nguyên địa phương và tình trạng dinh dưỡng; (2i) Dự án tổ chức tập huấn cho người dân về cách sử dụng các tài nguyên địa phương; (3i) Dự án tổ chức tập huấn cho người dân về cải thiện dinh dưỡng hộ gia đình; (4i) Dự án vận động được các nhóm sáng kiến cộng đồng thực hành các ý tưởng; (5i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 3.000.000.000 VNĐ.
d: Hợp phần 4: Dự án thúc đẩy được hoạt động vệ sinh cộng đồng và Sức khỏe cộng đồng dựa vào các thủ lĩnh sức khỏe cộng đồng
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án làm rõ vai trò và chức năng của thủ lĩnh sức khỏe cộng đồng (làm rõ kế hoạch thúc đẩy sức khỏe cộng đồng tại mỗi cộng đồng); (2i) Dự án thúc đẩy thể dục, thể thao và điệu nhảy cộng đồng; (3i) Dự án thành lập và củng cố mạng lưới thúc đẩy sức khỏe cộng đồng; (4i) Dự án tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và sự kiện (bao gồm tham quan học tập); (5i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 2.544.000.000 VNĐ .
đ) Hợp phần 5: Dự án củng cố được hệ thống hỗ trợ từ phía sau để thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua hợp tác công tư
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án thành lập Ban Quản lý cấp tỉnh và Ban điều hành cấp huyện; (2i) Dự án tổ chức hội thảo khởi động dự án và tập huấn về phát triển cộng đồng; (3i) Dự án tổ chức được Khảo sát/Đánh giá ban đầu; (4i) Dự án tổ chức tham quan học tập cho người dân; (5i) Dự án tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các chiến dịch, sự kiện có liên quan; (6i) Dự án tổ chức họp định kỳ; (7i) Dự án thực hiện đánh giá định kỳ hàng năm/giữa kỳ; (8i) Dự án thực hiện đánh giá cuối kỳ.
- Vốn thực hiện: 2.016.000.000 VNĐ.
9.2. Tiểu dự án 2: Dự án Xúc tiến Hệ thống Kinh tế thực phẩm địa phương, với các nội dung: (i) Mục đích: Dự án tập trung cải thiện sinh kế của người dân trong vùng dự án mục tiêu, đồng thời cải thiện hệ thống lương thực thực phẩm và Kinh tế thực phẩm địa phương; (2i) Thời gian bắt đầu và kết thúc các hợp phần thuộc tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2026; (3i) Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thực hiện chính, Sở Y tế hỗ trợ; (4i) Dự kiến nguồn lực để thực hiện là 13.920.000.000 VNĐ (bao gồm chi phí vận hành văn phòng dự án tại hiện trường là 2.640.000.000 VNĐ). Tiểu dự án 2 gồm 06 hợp phần:
a) Hợp phần 1: Dự án tìm được và làm rõ nguồn tài nguyên địa phương hiệu quả
- Kết quả dự kiến: Dự án tổ chức hoạt động “Săn tìm kho báu” ở vùng dự án; (i) Dự án phân loại các nguồn lực tiềm năng và thành lập nhóm sáng kiến cộng đồng; (2i) Dự án khuyến khích được các nhóm sáng kiến cộng đồng thực hành và phát triển các nguồn lực tiềm năng; (3i) Dự án tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và sự kiện (bao gồm tham quan học tập); (4i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 1.560.000.000 VNĐ.
b) Hợp phần 2: Dự án thiết lập được mô hình Vườn rau đảm bảo dinh dưỡng hộ gia đình
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án đánh giá được nhu cầu và khảo sát tình hình thực tế; (2i) Dự án thực hiện các hoạt động chuẩn bị đất canh tác cho người dân; (3i) Dự án tổ chức tập huấn về canh tác và khuyến khích người dân thực hành; (4i) Dự án tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và sự kiện (bao gồm tham quan học tập); (5i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 1.560.000.000 VNĐ
c) Hợp phần 3: Dự án cải thiện được thu nhập từ nông nghiệp cho người dân
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án tổ chức đánh giá nhu cầu và khảo sát thị trường; (2i) Dự án thực hiện các hoạt động chuẩn bị đất nông nghiệp; (3i) Dự án tổ chức tập huấn cho người dân về nông nghiệp đầu vào thấp và cách lập kế hoạch canh tác; (4i) Dự án khuyến khích người dân thực hành nông nghiệp chuyên sâu để cải thiện thu nhập; (5i) Dự án tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và sự kiện (bao gồm tham quan học tập); (6i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 2.496.000.000 VNĐ.
d) Hợp phần 4: Dự án tập trung vào đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án tổ chức đánh giá nhu cầu và khảo sát thị trường; (2i) Dự án tổ chức tập huấn cho Nhóm sáng kiến cộng đồng; (3i) Dự án giúp phát triển sản phẩm nông nghiệp dựa vào tài nguyên địa phương; (4i) Dự án tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và sự kiện (bao gồm tham quan học tập); (5i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 1.872.000.000 VNĐ.
đ) Hợp phần 5: Dự án hỗ trợ thành lập và vận hành các Trung tâm kinh doanh địa phương cho người dân
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án thành lập các đại lý địa phương; (2i) Dự án tổ chức tập huấn về Marketing; (3i) Dự án tổ chức tập huấn về hợp tác công tư; (4i) Dự án tổ chức tập huấn về Tổ chức/Quản lý cộng đồng và kinh doanh địa phương; (5i) Dự án tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, các sự kiện liên quan; (6i) Dự án tổ chức tham quan học tập; (7i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 1.728.000.000 VNĐ
e) Hợp phần 6: Dự án củng cố mối quan hệ đối tác để các hoạt động dự án được triển khai một cách suôn sẻ
- Kết quả dự kiến: (i) Dự án thành lập Ban Quản Lý cấp tỉnh và Ban Điều Hành cấp Huyện; (2i) Dự án tổ chức hội thảo khởi động dự án và tổ chức tập huấn phát triển cộng đồng; (3i) Dự án tổ chức Khảo sát/Đánh giá ban đầu; (4i) Dự án tổ chức tham quan học tập cho người dân; (5i) Dự án tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các chiến lược/sự kiện có liên quan; (6i) Dự án tổ chức họp định kỳ; (7i) Dự án tổ chức họp và giám sát định kỳ.
- Vốn thực hiện: 2.064.000.000 VNĐ
10. Tổng vốn của chương trình: 28.800.000.000 VNĐ, tương đương 1.200.000 USD. Trong đó:
a) Vốn viện trợ không hoàn lại: 28.800.000.000 VNĐ. tương đương 1.200.000 USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện chương trình, 1USD = 24.000 VNĐ).
b) Vốn đối ứng: Không.
c) Vốn do các bên quản lý, thực hiện:
- Chủ dự án: Không.
- Bên tài trợ: Tiền mặt: 28.800.000.000 VNĐ, tương đương 1.200.000 USD; Hiện vật: Không.
d) Vốn viện trợ: Thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
đ) Kế hoạch Ngân sách thực hiện Chương trình (chi tiết tại Phụ lục 1, 2, 3 đính kèm theo Văn kiện Chương trình).
11. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình
- Tổ chức, quản lý thực hiện chương trình tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. Trong đó, thành lập Ban quản lý chương trình cấp tỉnh để triển khai thực hiện chương trình.
- Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban Quản lý chương trình cấp tỉnh. Trong đó, đứng đầu Ban quản lý cấp tỉnh do chủ chương trình chính (Sở Y tế) đảm nhiệm, chủ chương trình thành phần là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban Quản lý cấp tỉnh đóng vai trò chỉ đạo Ban Thực hiện cấp huyện, đôn đốc các hoạt động dưới cơ sở và tổ chức các hoạt động cấp tỉnh; thực hiện việc giám sát định kỳ hằng quý để nắm bắt tình hình và báo cáo/chia sẻ đến các bên liên quan.
- Tại cấp Huyện, Ban Thực hiện Chương trình cấp huyện do Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban. Thành viên bao gồm đại diện các phòng ban cấp huyện liên quan trong hoạt động chương trình, Ủy ban nhân dân xã và các phòng, ban cấp xã trong vùng mục tiêu. Ban Thực hiện cấp huyện phụ trách các hoạt động của Chương trình ở cả hai lĩnh vực Y tế và Nông nghiệp tại cấp huyện. Đồng thời thực hiện giám sát định kỳ hằng tháng để báo cáo kịp thời thông tin lên Ban Quản lý Chương trình cấp tỉnh.
- Cơ chế phối hợp: Văn phòng FIDR tại Đà Nẵng - Việt Nam đóng vai trò là cơ quan đại diện tài trợ, đồng thời là cơ quan điều phối, đối tác của các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, các Ban Thực hiện Chương trình cấp huyện. Các bước lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá do thành viên các Sở, Ban ngành, Ban Thực hiện Chương trình cấp huyện, cán bộ FIDR tại Văn phòng FIDR tại Đà Nẵng - Việt Nam và cộng đồng cùng thực hiện.
1. Chủ chương trình (Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chương trình theo Thoả thuận với Bên tài trợ (tổ chức FIDR) và các nội dung được mô tả tại Văn kiện chương trình; đồng thời đảm bảo tuân thủ theo quy định hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và trình phê duyệt hồ sơ Khoản viện trợ nêu trên; các đơn vị: Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ của ngành và địa phương tổ chức hướng dẫn và triển khai các nội dung trên theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 3. Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.