THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 895/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 44-KL/TW NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43-CT/TW NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Kết luận số 44-KL/TW ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới;
Căn cứ Công văn số 1497-CV/BCSĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2022 và Công văn số 1793-CV/BCSĐCP ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Ban cán sự đảng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ban Bí thư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN KẾT LUẬN SỐ 44-KL/TW NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43-CT/TW NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA X VỀ
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Kèm theo Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ Ban Bí thư giao tại Kết luận số 44-KL/TW ngày 14 tháng 11 năm 2022 (Kết luận số 44-KL/TW) nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò các cấp hội, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ trong tình hình mới.
b) Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của Bộ, ngành, các cấp hội và cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
a) Các nhiệm vụ triển khai thực hiện phải bám sát nội dung Kết luận số 44-KL/TW, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, khả thi.
b) Phân công trách nhiệm của các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch bảo đảm thời gian tiến độ và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện.
c) Bảo đảm đầy đủ nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Xác định công tác nhân đạo là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận, là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền phát huy, lan tỏa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc.
b) Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh; tham gia thực hiện Phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, “Tết Nhân ái”, “Tháng Nhân đạo” và các phong trào, cuộc vận động nhân đạo khác; nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động nhân đạo gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội.
2. Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo
a) Tiếp tục thể chế hóa, thực hiện hiệu quả Kết luận số 44-KL/TW; Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư khóa X (Chỉ thị số 43-CT/TW) và các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.
b) Nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ và đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tổ chức Hội và hoạt động chữ thập đỏ theo 07 lĩnh vực quy định của Luật hoạt động chữ thập đỏ nhằm phát huy vai trò nòng cốt, đầu mối kết nối, điều phối trong công tác chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.
c) Xây dựng, hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và khắc phục những tồn tại, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách cho các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, trong đó có Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đảm bảo đồng bộ, tạo điều kiện cho Hội hoạt động hiệu quả trong tình hình mới.
d) Sơ kết thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 93/2019/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện cho công dân, tổ chức tham gia thành lập quỹ và phối hợp tốt với Hội Chữ thập đỏ khi thực hiện hoạt động vì mục đích nhân đạo; đồng thời quy định phân cấp, thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương.
đ) Nghiên cứu cơ chế khoán quỹ lương, kinh phí hoạt động theo nhiệm vụ được giao, từng bước giúp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tự chủ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam các cấp.
e) Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo.
3. Tiếp tục tạo điều kiện và tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ
a) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội và quy định của pháp luật.
b) Hỗ trợ kinh phí để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ, Đề án do Nhà nước giao theo quy định; quy định mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho 7 hoạt động Chữ thập đỏ; huy động kinh phí đối ứng cho các Dự án quốc tế tài trợ và đề nghị đối ứng theo quy định của pháp luật.
c) Tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí theo nhiệm vụ được giao để Hội Chữ thập đỏ tại địa phương phát huy vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh - xã hội tại địa phương.
4. Củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới.
b) Củng cố, kiện toàn tổ chức từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng Đề án kiện toàn đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tập trung phát triển hội viên, tình nguyện viên, cộng tác viên chữ thập đỏ tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Phát huy vai trò các câu lạc bộ, tổ, đội xung kích tình nguyện tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội chữ thập đỏ Việt Nam phát động và xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh về tổ chức và giao nhiệm vụ; khẳng định, phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới để đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của nước ta.
c) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo với tinh thần chủ động, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ an sinh xã hội và thực tiễn địa phương, đơn vị; mở rộng phạm vi giúp đỡ; lan tỏa sâu rộng truyền thống nhân ái của dân tộc, giá trị nhân văn của công tác chữ thập đỏ. Tích cực chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hoạt động cơ quan chuyên trách của Hội, từng bước tự chủ về tài chính thông qua thực hiện các nhiệm vụ “đặt hàng” và thực hiện các hoạt động nhân đạo theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo.
d) Thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ chủ quản cơ quan báo chí trực thuộc Hội theo quy định của Đảng, Nhà nước.
đ) Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, nâng cao chất lượng hoạt động về ứng phó và trợ giúp các tình huống khẩn cấp, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và các lý do bất khả kháng. Triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, vận động hiến máu nhân đạo và phát triển các nguồn quỹ xã hội để chăm lo cho các đối tượng.
e) Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính trong nội bộ Hội; phân bổ nguồn lực tài trợ bảo đảm công bằng, khách quan, công khai minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin đối với các nhà tài trợ và đối tượng thụ hưởng theo Điều lệ và quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch này
a) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch này, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
b) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động nhân đạo và Chữ thập đỏ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin đối với các nhà tài trợ và đối tượng thụ hưởng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Căn cứ Kế hoạch này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại phụ lục phân công nhiệm vụ ban hành kèm theo.
b) Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; sơ kết việc thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định này cho phù hợp thực tiễn.
c) Bộ Nội vụ làm đầu mối phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch; báo cáo và đề xuất các giải pháp bảo đảm triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.
d) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam củng cố, kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội, xây dựng Đề án theo phụ lục phân công nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan ban hành kèm theo kế hoạch này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tập trung phát triển hội viên, tình nguyện viên; phối hợp với các bộ, ngành triển khai hoạt động chữ thập đỏ; báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh.
2. Kinh phí thực hiện
Căn cứ Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sử dụng kinh phí chi hoạt động thường xuyên hàng năm để thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước./.
PHỤ LỤC
PHÂN
CÔNG NHIỆM VỤ CÁC CƠ QUAN THEO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 44-KL/TW NGÀY 14
THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 43-CT/TW NGÀY
08 THÁNG 6 NĂM 2010 CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(kèm theo Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Sản phẩm chủ yếu |
I |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới |
||||
1 |
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Thường xuyên |
|
2 |
Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh; thực hiện Phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, “Tết Nhân ái”, “Tháng Nhân đạo” và các phong trào, cuộc vận động nhân đạo khác; nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động nhân đạo gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội |
- Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Thường xuyên |
|
II |
Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo |
||||
1 |
Tiếp tục cụ thể hóa, thực hiện hiệu quả Kết luận số 44-KL/TW; Chỉ thị số 43-CT/TW và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo |
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định tại Luật hoạt động chữ thập đỏ |
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Thường xuyên |
Báo cáo, văn bản đề xuất của các Bộ, ngành có liên quan theo thẩm quyền |
2 |
Nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ |
Bộ Nội vụ |
- Các Bộ theo quy định tại Luật hoạt động chữ thập đỏ - Bộ Tư pháp - Ủy ban Xã hội của Quốc hội - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
12/2023 |
Báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
3 |
Xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP |
Bộ Nội vụ |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Sau khi Đề án: Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và Đề án Quy chế hoạt động của các hội quần chúng được Ban Bí thư thông qua (Đề án 103) |
Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP |
4 |
Sơ kết thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ, trường hợp cần thiết đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 93/2019/NĐ-CP |
Bộ Nội vụ |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Năm 2023
Năm 2024 -2025 |
Báo cáo sơ kết Nghị định 93/2019/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 93/2019/NĐ-CP |
5 |
Nghiên cứu, xem xét cơ chế khoán quỹ lương, kinh phí hoạt động theo nhiệm vụ được giao cho Hội Chữ thập đỏ |
- Bộ Tài chính - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
|
Các văn bản chỉ đạo |
6 |
Kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo |
- Bộ Nội vụ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Hội Chữ thập đỏ các cấp |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Thường xuyên |
|
III |
Tiếp tục tạo điều kiện và tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ |
||||
1 |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội và quy định của pháp luật |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Thường xuyên |
|
2 |
Tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí theo nhiệm vụ được giao để Hội Chữ thập đỏ tại địa phương phát huy vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh - xã hội tại địa phương |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Thường xuyên |
|
IV |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo |
||||
1 |
Xây dựng Đề án kiện toàn đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Năm 2023 - 2024 |
Đề án được cấp có thẩm quyền thông qua |
2 |
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình phối hợp hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Thường xuyên |
|
3 |
Tăng cường quản lý cơ quan báo chí thuộc Hội |
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
|
|
V |
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kết luận số 44-CT/TW |
||||
1 |
Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện Kết luận số 44-CT/TW và Kế hoạch này để chỉ đạo kịp thời và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
- Bộ Nội vụ - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Hàng năm |
Báo cáo sơ kết, tổng kết |
2 |
Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động nhân đạo và Chữ thập đỏ |
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Hội Chữ thập đỏ đối với nội bộ Hội |
- Bộ Nội vụ - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Hàng năm |
Kế hoạch kiểm tra và Báo cáo kiểm tra |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.