ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 884/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 22 tháng 4 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TRỰC BAN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 20/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số: 701/SNN-PCTT ngày 10/4/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
QUY
ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TRỰC BAN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BAN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 884/QĐ-UBND ngày 22/4/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai)
Quy chế này, quy định về công tác trực ban Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
1. Cơ quan Thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh (Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh); cơ quan Thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế thị xã, thành phố); bộ phận Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã (Sau đây gọi tắt là Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy) có sử dụng hoặc huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hưởng lương từ Quỹ Phòng, chống thiên tai để trực ban Phòng, chống thiên tai.
2. Quy chế này, không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ, người lao động tự do.
1. Nhiệm vụ của lãnh đạo phụ trách ca trực
a) Tiếp nhận thông tin, tài liệu, các nội dung liên quan được bàn giao từ lãnh đạo phụ trách ca trực trước.
b) Trực ban liên tục tại phòng trực theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này. Điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện nhiệm vụ của ca trực. Phân công cụ thể, kiểm tra, hướng dẫn cán bộ trực ban thực hiện các nhiệm vụ của ca trực.
c) Chỉ đạo chung việc thực hiện nhiệm vụ trực ban Phòng, chống thiên tai để theo dõi, nắm bắt các thông tin có liên quan đến tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo Phòng, chống thiên tai. Chủ động chỉ đạo hoặc tham mưu kịp thời cho Ban chỉ huy các biện pháp ứng phó với tình huống thiên tai.
d) Nắm bắt tình hình thiên tai đã và đang, sẽ diễn ra; chịu trách nhiệm thẩm định dự thảo các báo cáo, công điện, văn bản chỉ đạo thuộc nhiệm vụ chung của ca trực. Báo cáo, đề xuất xử lý kịp thời, chính xác các tình huống thiên tai và tiếp nhận chỉ đạo từ lãnh đạo Thường trực Ban chỉ huy để triển khai thực hiện.
đ) Đề xuất tổ chức và chỉ đạo công tác chuẩn bị phục vụ các cuộc họp Ban chỉ huy khi có các tình huống thiên tai lớn; kiểm tra, thẩm định, ký báo cáo nhanh, các văn bản chỉ đạo của ca trực; dự thảo các công điện, văn bản chỉ đạo thuộc trách nhiệm của ca trực, trình Thường trực Ban chỉ huy, UBND tỉnh.
e) Căn cứ tình hình thực tế, điều động cán bộ tại các bộ phận chuyên môn thực hiện nhiệm vụ trực ban theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế này. Tổ chức bàn giao nội dung cần tiếp tục triển khai, tài sản, thiết bị, hồ sơ, tài liệu, các nội dung liên quan khác cho lãnh đạo ca trực sau.
2. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia trực ban
a) Tiếp nhận thông tin, tài liệu, các nội dung liên quan khác được bàn giao từ ca trực trước.
b) Trực ban liên tục tại phòng trực theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này; tiếp nhận đầy đủ, chính xác mọi thông tin liên quan đến sự cố, thiên tai; kịp thời tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo xử lý mọi tình huống xảy ra trong ca trực. Cập nhật các thông tin về tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai; các nguồn thông tin khác để xử lý nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
c) Tiếp nhận các Chỉ thị, Công điện, mệnh lệnh, thông báo, báo cáo, các văn bản chỉ đạo của cấp trên để báo cáo lãnh đạo ca trực cùng cấp; truyền đạt thông tin kịp thời xuống cấp dưới và ngược lại.
d) Theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, thiên tai, tình hình thiệt hại; công tác chỉ đạo của chính quyền địa phương và Ban chỉ huy các cấp; việc huy động nguồn lực để ứng phó với sự cố, thiên tai (bao gồm: Nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, các cơ sở vật chất kỹ thuật khác).
đ) Tham mưu cho lãnh đạo ca trực để lãnh đạo đề xuất với UBND tỉnh tổ chức điều động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, các cơ sở vật chất kỹ thuật khác chi viện cho các địa phương khi vượt quá khả năng của địa phương.
e) Tham mưu cho lãnh đạo ca trực trong việc tổ chức phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; xử lý các sự cố công trình phòng chống thiên tai. Chịu trách nhiệm về mọi thông tin sự cố, thiên tai liên quan trong ca trực.
g) Xây dựng các báo cáo nhanh trong ca trực; báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của lãnh đạo ca trực; dự thảo các văn bản chỉ đạo, công điện, công văn, các văn bản quy định theo yêu cầu của lãnh đạo ca trực. Tổng hợp phương án sơ tán dân của các địa phương; phối hợp với các cơ quan, đơn vị xác định đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng, tác động của thiên tai (hồ đập thủy lợi, thủy điện, trồng trọt, chăn nuôi và các đối tượng liên quan khác).
h) Bàn giao các nội dung công việc đang thực hiện cho ca trực sau; ghi sổ trực ban, nhật ký trực ban theo quy định; bàn giao tài sản, trang thiết bị phòng trực sau ca trực.
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo ca trực phân công.
3. Chế độ báo cáo
a) Thời gian báo cáo, số lần báo cáo: Khi thiên tai xảy ra phải báo cáo tối thiểu 02 lần/ngày; thời gian báo cáo trước 7 giờ và trước 14 giờ hàng ngày. Trường hợp thiên tai xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại lớn thì phải báo cáo tối thiểu 3-4 lần/ngày; thời gian báo cáo trước 7 giờ và 10 giờ (Buổi sáng); trước 13 giờ 30 phút và 16 giờ (Buổi chiều). Ngoài việc, báo cáo bằng văn bản, trực ban phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống sự cố, thiên tai khẩn cấp xảy ra.
b) Trường hợp, thiên tai xảy ra trên diện rộng, thiệt hại nghiêm trọng: cán bộ trực ban hoặc lãnh đạo phụ trách ca trực Phòng, chống thiên tai các cấp phải thực hiện thông tin, báo cáo kịp thời và cung cấp các nội dung theo yêu cầu của cơ quan Thường trực Phòng, chống thiên tai cấp trên.
Điều 4. Nhiệm vụ trực ban Phòng, chống thiên tai tại hiện trường
1. Căn cứ diễn biến thời tiết, thiên tai, tình hình thiệt hại và yêu cầu của cấp trên; lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy các cấp điều động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia trực ban tại hiện trường.
2. Nhiệm vụ của lãnh đạo phụ trách ca trực tại hiện trường
a) Chỉ đạo chung việc thực hiện nhiệm vụ trực ban Phòng, chống thiên tai tại hiện trường để theo dõi, nắm bắt các thông tin có liên quan đến tình hình sự cố, thiên tai và công tác chỉ đạo, điều hành Phòng, chống thiên tai tại hiện trường. Chủ động chỉ đạo hoặc tham mưu, đề xuất kịp thời cho Ban chỉ huy các cấp, các biện pháp ứng phó với sự cố, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường.
b) Tùy theo diễn biến thời tiết, thiên tai, tình hình thiệt hại và yêu cầu của cấp trên; lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy các cấp quyết định thời gian trực ban, số người trực ban tại hiện trường cho phù hợp, hiệu quả.
3. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia trực ban tại hiện trường
a) Liên hệ với Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy các địa phương và các cơ quan, đơn vị tham gia đoàn công tác; chuẩn bị các tài liệu liên quan theo quy định phục vụ lãnh đạo tham gia đoàn công tác.
b) Cập nhật tin tức, thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin tại hiện trường để tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo tham gia đoàn công tác xử lý sự cố, thiên tai; đề xuất nhu cầu trang thiết bị ứng phó với sự cố, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
c) Thường xuyên giữ thông tin liên lạc với ca trực tại Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy các cấp để nắm bắt kịp thời các thông tin chỉ đạo, điều hành; cập nhật, cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai và tình hình thực tế tại hiện trường về ca trực tại Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy các cấp.
d) Đề xuất với lãnh đạo phụ trách ca trực tại hiện trường xử lý các tình huống sự cố, thiên tai tại hiện trường; phối hợp với các địa phương chuẩn bị báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó sự cố, thiên tai và các cuộc họp của đoàn công tác tại hiện trường.
Điều 5. Quy định về truyền đạt thông tin, cung cấp thông tin trong ca trực
1. Cách thức truyền đạt thông tin
a) Gửi Fax trực tiếp cho nơi cần báo thông tin, sau đó gửi bản gốc bằng đường chuyển công văn để đối chiếu, lưu trữ. Đối với các thông tin quan trọng cần liên lạc bằng điện thoại để kiểm tra thông tin đã nhận (ghi tên người nhận điện, ngày giờ nhận điện).
b) Gửi văn bản qua đường chuyển phát của ngành bưu điện.
c) Nhận thông tin, chuyển thông tin trực tiếp bằng điện thoại (ghi tên người nhận tin, ngày giờ nhận tin).
d) Gửi thông tin lên Zalo cá nhân hoặc nhóm Zalo chung của Văn phòng Thường trực Phòng, chống thiên tai, phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng kinh tế thị xã, thành phố.
đ) Gửi thông tin về tình hình thiệt hại đến Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình cùng cấp để phát trên các phương tiện thông tin, đại chúng.
2. Cung cấp thông tin và phát ngôn thông tin trong ca trực
a) Trong ca trực, việc cung cấp thông tin với Thường trực Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy cùng cấp, cấp trên, các cơ quan, đơn vị liên quan do lãnh đạo ca trực thực hiện. Cán bộ trực ban chỉ được cung cấp thông tin khi cơ quan đã ban hành văn bản.
b) Khi thiên tai xảy ra gây thiệt hại mà chưa được cơ quan ban hành bằng văn bản thì cán bộ trực ban chỉ được cung cấp thông tin cho lãnh đạo và cán bộ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy các cấp để chỉ đạo, xử lý. Đối với những trường hợp khác chỉ được cung cấp thông tin khi đã ban hành văn bản.
c) Khi sự cố, thiên tai xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản thì cán bộ trực ban và lãnh đạo phụ trách ca trực các cấp phải thông tin ngay cho lãnh đạo đơn vị và Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, kể cả chưa xác định được nguyên nhân, thông tin rõ ràng.
d) Đối với việc cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng thì người có quyền phát ngôn là lãnh đạo Ủy ban nhân dân, lãnh đạo Ban chỉ huy, lãnh đạo Văn phòng Thường trực hoặc người được ủy quyền mới được cung cấp thông tin liên quan đến tình hình thiệt hại do sự cố, thiên tai gây ra.
THỜI GIAN TRỰC BAN, THÀNH PHẦN SỐ LƯỢNG CA TRỰC, CHẾ ĐỘ, KINH PHÍ TRỰC BAN
1. Thời gian trực ban bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm; trực ban liên tục 24/24 giờ; trong đó:
a) Đối với những ngày làm việc bình thường: Trực ban từ 17 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ 30 phút ngày hôm sau; thời gian được tính làm thêm giờ là 14 giờ 30 phút, trong đó làm thêm giờ vào ban đêm là 8 giờ, làm thêm giờ vào ban ngày là 6 giờ 30 phút.
b) Đối với những ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết chia làm 2 ca trực
- Ca trực 1: Thời gian bắt đầu trực ban từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ; thời gian được tính làm thêm giờ vào ban ngày là 9 giờ 30 phút.
- Ca trực 2: Thời gian bắt đầu trực ban từ 17 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ 30 phút ngày hôm sau; thời gian được tính làm thêm giờ là 14 giờ 30 phút, trong đó làm thêm giờ vào ban đêm là 8 giờ, làm thêm giờ vào ban ngày là 6 giờ 30 phút.
2. Cách tính thời gian ca trực
a) Trực ban từ 7 giờ 30 phút đến 22 giờ ngày hôm trước và từ 6 giờ đến 7 giờ 30 phút ngày hôm sau được tính làm việc vào ban ngày.
b) Trực ban từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau được tính làm việc vào ban đêm.
Điều 7. Thành phần, số lượng ca trực, nghỉ giữa giờ trong ca trực
1. Đối với cấp tỉnh
a) Trực ban từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/3 và từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hàng năm: số lượng người lao động tham gia trực ban mỗi ca ít nhất 2 người, trong đó 01 lãnh đạo, 01 cán bộ chuyên môn.
b) Trực ban từ ngày 01/4 đến hết ngày 31/10 hàng năm: Số lượng người lao động tham gia trực ban, mỗi ca trực ít nhất 3 người, trong đó 01 lãnh đạo, 02 cán bộ chuyên môn.
2. Đối với cấp huyện, cấp xã: Trực ban từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm: Số lượng người lao động tham gia trực ban mỗi ca ít nhất 2 người, trong đó 01 lãnh đạo, 01 cán bộ chuyên môn.
3. Trường hợp, thiên tai diễn biến phức tạp hoặc xảy ra thiệt hại trên diện rộng, lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp được huy động thêm người lao động để thực hiện nhiệm vụ trực ban mà không bị giới hạn về số người, số giờ làm thêm (trừ trường hợp bất khả kháng) theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ Luật Lao động ngày 20/11/2019.
4. Nghỉ giữa giờ ca trực: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực ban Phòng, chống thiên tai trực liên tục từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ Luật lao động ngày 20/11/2019 và được hưởng chế độ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế này. Khi nghỉ giữa giờ phải báo cáo lãnh đạo ca trực biết để theo dõi và cử người trực luân phiên.
5. Tùy theo tình hình thực tế mà lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp phân công trực ban cho phù hợp, hiệu quả.
Điều 8. Chế độ, kinh phí trực ban
1. Chế độ trực ban: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương làm công tác trực ban Phòng, chống thiên tai được hưởng tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày và ban đêm theo quy định tại các Điều 98, Điều 106, Điều 108 Bộ Luật lao động năm 2019.
a) Vào ngày làm việc bình thường, ít nhất bằng 150%.
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
d) Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
đ) Tiền lương làm thêm giờ được tính theo quy định tại các Điều 55, Điều 57 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia trực ban ứng phó thiên tai còn được hưởng chế độ tiền ăn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ.
g) Đối với trực ban Phòng, chống thiên tai tại hiện trường: Ngoài việc được hưởng chế độ đi công tác còn được hưởng chế độ trực ban theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều này.
2. Kinh phí trực ban
a) Đối với cấp tỉnh: Văn phòng Ban Chỉ huy cấp tỉnh xây dựng dự toán kinh phí trực ban; gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Đối với cấp huyện, xã: Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy cấp huyện, cấp xã xây dựng dự toán kinh phí trực ban; gửi phòng Tài chính và Kế hoạch thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
c) Nguồn kinh phí: Chi phí cho chế độ Thường trực Phòng, chống thiên tai bảo đảm ăn, nghỉ tại chỗ cho người lao động được thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Kinh phí trực ban cấp nào do ngân sách cấp đó chi trả.
d) Thời gian xây dựng dự toán kinh phí trực ban Phòng, chống thiên tai: Được xây dựng cùng với thời gian xây dựng dự toán hoạt động thường xuyên của đơn vị hàng năm theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan; hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung Quy chế này trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Có trách nhiệm chỉ đạo phòng Tài chính và Kế hoạch, phòng Lao động Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nội dung Quy chế này tại Văn Phòng Thường trực Ban chỉ huy cấp huyện, cấp xã.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.