ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2014/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 186/2013/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Khóa XIV Kỳ họp thứ 11 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố;
Xét đề nghị của Liên ngành: Cục Thuế thành phố Hà Nội - Sở Tài chính - Sở Tư pháp - Kho bạc Nhà nước Hà Nội tại Tờ trình số 58723/TTrLN: CT-STC-TP-KBNN ngày 17 tháng 11 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa phải nộp phí tham quan.
1. Trẻ em: là người dưới 15 tuổi.
- Trường hợp khó xác định là người dưới mười lăm tuổi thì chỉ cần có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được là người dưới mười lăm tuổi như: giấy khai sinh, thẻ học sinh;
- Trường hợp không có giấy tờ để xác định dưới mười lăm tuổi thì áp dụng chiều cao dưới 1,3 m.
2. Người có công với cách mạng, gồm:
- Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ “tiền khởi nghĩa”.
- Thân nhân liệt sĩ.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
- Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.
Điều 3. Đối tượng miễn, giảm, thời gian không thu phí.
1. Đối tượng miễn phí:
a. Tất cả các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa: Người khuyết tật đặc biệt nặng.
b. Tại các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, khu di tích Cổ Loa, Đền Quán Thánh, di tích Nhà tù Hỏa Lò, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Thầy, chùa Tây Phương: Trẻ em.
c. Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò: Người có công với cách mạng.
d. Nhà tù Hỏa Lò: Thành viên các Hội cựu chiến binh, ban liên lạc kháng chiến, ban liên lạc các nhà tù trong cả nước.
2. Đối tượng giảm 50% mức phí:
a. Tất cả các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa:
a.1. Người khuyết tật nặng.
a.2. Người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên)
a.3. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa. (Trường hợp khó xác định thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú), cụ thể:
- Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.
- Người có công với cách mạng (Trừ Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Nhà tù Hỏa Lò).
- Người thuộc diện chính sách xã hội: Người tàn tật, người già cô đơn; Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội; Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
a.4. Đối với người thuộc diện hưởng cả 2 hoặc 3 trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% mức phí.
b. Riêng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, khu di tích Cổ Loa, Đền Quán Thánh, di tích Nhà tù Hỏa Lò, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long: Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên).
3. Thời gian không thu phí:
a. Đối với di tích Đền Ngọc Sơn, Đền Quán Thánh, Chùa Tây Phương, Chùa Thầy, Chùa Hương, Làng cổ Đường Lâm: không thu phí trong các ngày 30; mùng 1; mùng 2 tết Nguyên đán;
b. Riêng di tích Đền Ngọc Sơn: không thu phí ngày giỗ Thánh 20/8 âm lịch.
Địa điểm thu |
Đơn vị tính |
Mức thu |
1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám |
đ/lượt/khách |
30.000 |
2. Đền Ngọc Sơn |
đ/lượt/khách |
30.000 |
3. Nhà tù Hỏa Lò |
đ/lượt/khách |
30.000 |
4. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long |
đ/lượt/khách |
30.000 |
5. Khu di tích Cổ Loa |
đ/lượt/khách |
10.000 |
6. Chùa Tây Phương |
đ/lượt/khách |
10.000 |
7. Chùa Thầy |
đ/lượt/khách |
10.000 |
8. Đền Quán Thánh |
đ/lượt/khách |
10.000 |
9. Làng cổ Đường Lâm |
|
|
Người lớn |
đ/lượt/khách |
20.000 |
Trẻ em |
đ/lượt/khách |
10.000 |
10. Chùa Hương* |
|
|
Người lớn |
đ/lượt/khách |
49.000 |
Trẻ em |
đ/lượt/khách |
24.000 |
* Tại Chùa Hương: phí bảo hiểm (1.000đ/người) được thu trên cùng một vé với vé thắng cảnh: Mức thu trên vé tổng số: Người lớn: 50.000 đ; trẻ em: 25.000 đ. |
1. Đơn vị thu phí trực tiếp: Các đơn vị trực tiếp quản lý danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.
2. Đơn vị chỉ đạo thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, UBND các Quận, Huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai, chỉ đạo, kiểm tra công tác thu phí đối với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo phân cấp quản lý.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND các Quận, Huyện, thị xã tổng hợp số liệu báo cáo UBND Thành phố, các đơn vị có liên quan.
Điều 6. Quản lý sử dụng tiền phí thu được
- Đối với các di tích: Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Khu di tích Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Đền Quán Thánh: nộp vào ngân sách nhà nước 10%; để lại cho đơn vị thu phí 90% trên tổng số phí thu được để phục vụ công tác thu phí;
- Đối với di tích Làng cổ Đường Lâm: đơn vị được để lại 100% số phí thu được để phục vụ công tác thu phí.
- Đối với Chùa Hương: Để lại cho đơn vị thu phí 35% số phí thu được để phục vụ công tác thu phí; Nộp vào ngân sách nhà nước 65% (Số nộp này được xác định là 100% và phân chia 70% cho huyện; 30% cho xã Hương Sơn để chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu di tích Chùa Hương).
- Đối với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Nộp vào ngân sách nhà nước 10%; để lại đơn vị thu phí 90% (Phần để lại này được xác định là 100% và phân chia 30% chi cho công tác thu; 70 % để tôn tạo, duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp... di tích khi có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các nhiệm vụ do Thành phố giao)
- Đối với di tích Đền Ngọc Sơn: Nộp vào ngân sách nhà nước 10%, để lại đơn vị thu phí 90% (Phần để lại này được xác định là 100% và phân chia 35% chi cho công tác thu; 65 % để tôn tạo, duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp... di tích khi có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các nhiệm vụ do Thành phố giao)
Đơn vị thu phí có trách nhiệm quản lý, kê khai, quyết toán, nộp ngân sách và sử dụng số tiền phí được để lại theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 07 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 05 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Sử dụng biên lai thu phí do Cơ quan thuế phát hành hoặc tự in, đặt in theo quy định tại Thông tư 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Thông tư số 186/2013/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các Quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.