ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 878/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 23 tháng 5 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2023 (chi tiết theo phụ lục đính kèm).
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (các thủ tục hành chính có nội dung đơn giản hóa về thời hạn giải quyết).
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA TTHC NĂM 2023
I. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
- Gia hạn giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;
- Cấp lại giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 08 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 15, Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng như sau:
“...3. Gia hạn giấy phép
a) Chậm nhất 30 ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn nêu rõ thời hạn gia hạn;
b) Trong thời hạn 08 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thẩm định, cấp gia hạn giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Giấy phép được gia hạn không quá 02 lần; mỗi lần không quá 02 năm.
4. Cấp lại giấy phép
a) Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng không còn sử dụng được, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép. Văn bản đề nghị phải nêu rõ số giấy phép, ngày cấp của giấy phép đã cấp và lý do đề nghị cấp lại giấy phép. Trường hợp giấy phép bị hư hỏng thì phải gửi kèm theo bản giấy phép bị hư hỏng;
b) Trong thời hạn 08 ngày làm việc , kể từ này nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cấp giấy phép xem xét, cấp lại giấy phép. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do...”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 33.925.800 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 27.335.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19, 4 %.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thời hạn giải quyết hồ sơ: Giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vẫn đảm bảo thời gian giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
- Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu” của chủ điểm.
Lý do: Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối, chia sẻ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh, Phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh và để phục vụ công chức thực hiện xác thực định danh điện tử của công dân. Việc bỏ thành phần hồ sơ bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của chủ điểm giúp công dân tiết kiệm được thời gian, việc thực hiện TTHC trở nên đơn giản, thuận tiện hơn, đồng thời vẫn đảm bảo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC có thể khai thác đầy đủ các thông tin của cá nhân.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 37, Điều 1 Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng như sau:
“2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ.
Trong thời hạn 08 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan cấp giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Trường hợp từ chối, Cơ quan cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân biết”.
- Bỏ điểm c, khoản 1, Điều 35b được bổ sung tại khoản 37, Điều 1 của Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.343.970 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.684.930 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 659.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,0 %.
II. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Bản chụp giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp”.
Lý do: Nhằm đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, hiện nay thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam đã được tỉnh Bắc Kạn cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Đồng thời hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối, chia sẻ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công của tỉnh, Phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh và Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp để phục vụ xác thực định danh điện tử của công dân. Do đó, cá nhân truy cập Trang Dịch vụ công trực tuyến chỉ cần nhập thông tin Tờ khai (không yêu cầu cá nhân chụp/scan giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu để đính kèm).
Việc bỏ thành phần hồ sơ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp giúp công dân tiết kiệm được thời gian, việc thực hiện TTHC trở nên đơn giản, thuận tiện hơn, đồng thời vẫn đảm bảo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC có thể khai thác đầy đủ các thông tin của cá nhân.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Bỏ thành phần hồ sơ “Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp” của thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 20.749.530.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 20.667.150.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 82.380.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,4%.
2. Thủ tục: Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động”.
Lý do: Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ "Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên" vẫn đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục. Đồng thời, đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh về việc thực hiện quy định liên quan đến bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ tại điểm đ, Điều 4, Thông tư số 01/2021/BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng: “Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động”.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 21.588.250 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 21.450.950 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 137.300 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,64%.
3. Thủ tục: Thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 26 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại như sau:
“...Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Trung tâm, Sở Tư pháp ra quyết định thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm”.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 23.628.300 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 17.037.900 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,89%.
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục có nội dung, thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2, Điều 38 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại như sau:
“...Trong thời hạn 05 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chi nhánh, Sở Tư pháp ra quyết định thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh”.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 23.628.300 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 17.037.900 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,89%.
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC, giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm được thời gian. Đồng thời giảm thời gian vẫn đảm bảo được việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại khoản 3, Điều 41 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại như sau:
“... Trong thời hạn 05 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được báo cáo của chi nhánh, văn phòng đại diện, Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, văn phòng đại diện; Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh”.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 23.765.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 17.175.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,73%.
6. Thủ tục: Đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.
Lý do: Đây là thủ tục thủ đơn giản, cơ quan có thẩm quyền giải quyết không mất nhiều thời gian thực hiện. Do đó, việc rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi thời hạn thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2, Điều 37 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư như sau:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 26.834.250 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 20.243.850 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,56%.
7. Thủ tục: Đăng ký lại khai sinh
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian nhận kết quả đăng ký lại khai sinh đối với trường hợp không phải xác minh từ 05 ngày làm việc xuống còn 01 ngày làm việc cho mỗi lần làm thủ tục.
Lý do: Khi thấy việc công dân yêu cầu được đăng ký lại khai sinh chính xác, đúng quy định pháp luật, công chức Tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký lại khai sinh ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp Giấy khai sinh cho người có yêu cầu ngay trong ngày, người dân không phải đi lại nhiều lần.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 2014, như sau:
“…Trong thời hạn 01 ngày làm việc , kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.”
7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 93.764.640 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 65.755.440 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 28.009.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.
8. Tên thủ tục: Công nhận tuyên truyền viên pháp luật
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục;
8.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 5 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật như sau:
“4. Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức tư pháp - hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.”
8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 8.819.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.407.960 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.411.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16 %.
9. Thủ tục: Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
9.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian thực hiện từ 03 ngày làm việc thành 01 ngày làm việc đối với trường hợp không phải xác minh.
Lý do: Đối với những trường hợp không phải xác minh có thể trả kết quả ngay trong ngày làm việc để người dân không phải đi lại nhiều lần.
9.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 22 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, thành như sau:
“Trong thời hạn 01 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”.
9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 32.678.450 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 4.326.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 28.538.300 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 86,8%.
III. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết của thủ tục từ 25 ngày làm việc xuống còn 24 ngày làm việc.
Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC, giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm được thời gian, đồng thời vẫn đảm bảo việc giải quyết TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 2, Điều 21 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuỷ lợi như sau:
“a) Đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 24 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.604.380 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.384.700 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,92%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thành phần hồ sơ: Đối với thủ tục cấp mới Chứng chỉ hành nghề đề nghị cắt giảm thành phần hồ sơ: Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân đối với trường hợp khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lý do: Phù hợp với Luật cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
- Về mẫu đơn, tờ khai: Nội dung thông tin mẫu đơn đăng ký cần bổ sung thông tin số Căn cước công dân và số điện thoại liên hệ.
Lý do: Để đảm bảo tính xác thực thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều 109 Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 như sau: “Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận”.
- Bổ sung thông tin số Căn cước công dân và số điện thoại liên hệ của người nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục hành chính vào mẫu đơn đăng ký cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 57.461.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 56.637.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 823.800 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,43 %.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm từ 50 ngày làm việc xuống còn 49 ngày làm việc (Giảm thời gian giải quyết tại bước Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan).
Lý do: Để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và nâng cao trách nhiệm cá nhân công chức được giao tham mưu giải quyết hồ sơ, đồng thời việc giảm thời gian vẫn đảm bảo thực hiện thủ tục theo quy định.
3.1. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, như sau:
“b) Trong thời hạn 14 ngày làm việc , cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan”.
3.1. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 11.123.840 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.904.160 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 219.680 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2 %.
IV. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
- Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
- Đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ: 01 bản sao được chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện đó trong trường hợp doanh nghiệp không có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương.
Lý do: Phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh đã được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thực hiện TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều 21, Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính Phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 41.840.800 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 39.644.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.196.800 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí 5,3%.
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LNG.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC do Sở Công Thương thực hiện từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc.
Lý do: Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian trong kinh doanh, mua bán LPG.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 43 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí như sau:
“3. Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 45.044.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 38.453.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14,6%.
- Cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ: Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ thực hiện TTHC.
Lý do: Phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh đã được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giúp tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thực hiện TTHC.
3.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ điểm k khoản 1 Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 14.879.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 13.780.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,4%.
V. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
- Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế (trừ thay đổi phương pháp tính thuế.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian thực hiện: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết TTHC từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức, các nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 1 Điều 33 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp như sau:
“1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 75.054.700 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 53.429.950 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 21.624.750 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28.8 %.
2. Thủ tục: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết từ 03 ngày làm việc thành 02 ngày làm việc.
Lý do: Việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vẫn đảm bảo thời gian giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, khoản 4, Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp như sau:
“ 3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
4. Nếu sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 140.707.303 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 103.361.700 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 37.345.600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,5%.
3. Thủ tục: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính khi hồ sơ hợp lệ từ 03 ngày làm việc thành 02 ngày làm việc.
Lý do: Việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vẫn đảm bảo thời gian giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 5, Điều 90, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp như sau:
“Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ”.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 70.676.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 49.806.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 20.869.600,đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,5%.
VI. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời hạn giải quyết từ 25 ngày xuống còn 24 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 13 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 12/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai như sau:
“13. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
….
3. Trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp thì phải có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thời hạn không quá 14 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tài nguyên và Môi trường trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét có văn bản chấp thuận hoặc trả lời tổ chức kinh tế về việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 71.786.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 69.930.160 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 2.855.840 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm: 3,98%.
2. Thủ tục: Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản (trong trường hợp thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác)”.
Lý do: Tại cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ (Sở Tài nguyên và Môi trường) đã có các tài liệu gồm: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác khoáng sản (đối với trường hợp thăm dò nâng cấp trữ lượng). Do vậy, việc yêu cầu các Doanh nghiệp nộp các tài liệu này là không cần thiết.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ khoản 1, Điều 50 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 149.552.400 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 148.708.600 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 843.800 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm: 0,56%.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian tại bước hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ 25 ngày xuống còn 20 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi thời gian thực hiện quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 62 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, cụ thể như sau:
2. Thẩm định hồ sơ đăng ký thực hiện như sau:
“b) Trong thời gian không quá 20 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản”.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 68.720.160 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 62.129.760 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm: 9,6%.
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ”.
Lý do: Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ "Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ" đối với tổ chức, cá nhân vẫn đảm bảo yêu cầu. Mặt khác, các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đề nghị được cấp phép đã có đầy đủ trong nội dung của Đơn đề nghị cấp phép.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ điểm d, khoản 2, Điều 12 Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.942.480 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.773.720 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 168.760 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm: 2,12%.
5. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại trang bổ sung của Giấy chứng nhận do mất
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày xuống còn 09 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo được thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 40, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, cụ thể như sau:
“40. Sửa đổi Điều 61 như sau:
Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
1. Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
…
q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 09 ngày”.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 360.741.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 325.153.440 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 35.588.160 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm: 9,87%.
6. Thủ tục: Hòa giải tranh chấp đất đai
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Đề nghị giảm thời gian giải quyết từ 45 ngày xuống còn 31 ngày từ ngày nhận được đơn.
Lý do: Giảm bớt thời gian và các khâu không cần thiết để tiết kiệm thời gian cho cán bộ và người dân. Trong đó giảm các khâu thực hiện tại quy trình giải quyết như sau:
- Bước Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai: Bước này không cần thiết vì ngay từ đầu năm hoặc những năm trước UBND cấp xã đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Hòa giải tranh chấp đất đai, vì vậy mỗi cuộc hòa giải lại bàn hành một Quyết định thành lập và không cần thiết.
- Bước tổ chức hòa giải, lập biên bản hòa giải, kết thúc hòa giải đề nghị giảm bớt thời gian vì khi tổ chức hòa giải đã kết hợp luôn cả lập biên bản để khi kết thúc hòa giải các bên tham gia cùng ký tên.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 202, Luật đất đai 2013 như sau:
“…Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 31 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai”.
6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 19.743.740 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 13.592.700 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.151.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,2 %.
VII. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 30 ngày xuống còn 24 ngày.
Lý do: Đây là thủ tục có nội dung thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian giải quyết tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 5, Điều 50 Luật Du lịch ngày 09/6/2017 như sau:
“….b) Trong thời hạn 24 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 11.373.000 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.927.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 446.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,9%.
2. Thủ tục: Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú”.
Lý do: Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú” vẫn đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục. Đồng thời phù hợp với Luật cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa lại điểm b, khoản 1, Điều 61 Luật Du lịch như sau:
“..b) Giấy tờ quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều 60 của Luật này”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.794.000 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.683.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 111.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,3%.
- Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế ;
- Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú”.
Lý do: Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú” vẫn đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục. Đồng thời phù hợp với Luật cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
3.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ tại điểm b, khoản 1 Điều 60 Luật Du lịch.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.132.500 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.021.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 111.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1,8%.
4. Thủ tục: Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú”.
Lý do: Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú” vẫn đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục. Đồng thời phù hợp với Luật cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa lại điểm b, khoản 2, Điều 62 Luật Du lịch như sau:
“..b) Giấy tờ quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều 60 của Luật này”
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.794.500 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.683.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 111.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,3%.
5. Thủ tục: Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 05 ngày xuống 04 ngày.
Lý do: Đây là thủ tục có nội dung thành phần hồ sơ và trình tự thực hiện đơn giản. Việc rút ngắn thời gian giải quyết tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 7 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:
“…b) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.397.250 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.951.250 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 446.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,6%.
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 11 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức cuộc thi.
Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do”.
6.3 Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.794.500 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.348.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 446.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,3%.
- Cấp lại giấy phép tổ chức triển lãm do các tổ chức, cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài không vì mục đích thương mại;
- Cấp lại giấy phép tổ chức triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại.
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 1, Điều 13 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ về hoạt động triển lãm như sau:
“1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này có trách nhiệm cấp Giấy phép tổ chức triển lãm (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ”.
7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.846.750.000 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.400.750 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 446.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,6%.
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 7 ngày làm việc xuống 6 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC tiết kiệm thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
8.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 17 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ về hoạt động triển lãm như sau:
“3. Sau 06 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được Thông báo, nếu không có ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân được tổ chức triển lãm theo các nội dung đã thông báo”.
8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.261.375 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.815.375 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 446.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,7%.
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp tỉnh);
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp tỉnh);
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện);
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp huyện).
9.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lí lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu”.
Lý do: Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ vẫn đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục. Đồng thời phù hợp với Luật cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
9.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 5, Điều 3 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
“5. Danh sách nhân viên tư vấn đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Thông tư này; danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu và kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số M3a hoặc M3b do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này cấp. Trong trường hợp người làm việc tại cơ sở chưa có Giấy chứng nhận tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho những người này”.
9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 15.637.875 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 15.526.375 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 115.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,7%.
- Cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ về chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình;
- Cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
10.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan nơi người đó công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú”.
Lý do: Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc bỏ thành phần hồ sơ vẫn đảm bảo yêu cầu thực hiện thủ tục. Đồng thời phù hợp với Luật cư trú và Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
10.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ điểm c, khoản 3, Điều 11 Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
10.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 39.554.625 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 39.443.125 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 111.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,3%.
11. Thủ tục: Xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm
11.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian ra quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc.
Lý do: Chủ tịch UBND xã ra Quyết định công nhận gia đình văn hóa trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, thời gian quy định như vậy là dài so với thực tế thực hiện. Vì các điều kiện về thủ tục hành chính đã được quy định rõ ràng, cụ thể để các thôn, tổ dân phố tổ chức xét, lựa chọn gia đình đạt văn hóa theo quy định.
11.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 5, Điều 9 Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” như sau:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm (Mẫu số 11)”.
11.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ trước khi đơn giản hóa: 20.595.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ sau khi đơn giản hóa: 14.004.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Chi phí cắt giảm chi phí: 32%
VIII. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết của TTHC tại bước ra quyết định thu hồi tài sản từ 30 ngày xuống còn 28 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 2, Điều 18 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
“c) Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định này ra quyết định thu hồi tài sản nếu tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định. Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản công thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này….”.
1.3. Lợi ích của đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 202.509.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 195.919.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,3%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống còn 28 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều 93 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
“Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo của cơ quan chủ quản dự án, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với dự án thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo hình thức quy định tại Điều 91 Nghị định này, …”.
2.3. Lợi ích của đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 103.653.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 97.063.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.590.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,4%.
3. Thủ tục: Thanh toán chi phí liên quan đến bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian giải quyết của TTHC từ 30 ngày xuống còn 24 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều 18 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công như sau:
“Trong thời hạn 24 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thanh toán theo quy định tại điểm c khoản này, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bán để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
3.3. Lợi ích của đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 153.081.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 133.310.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.771.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12,9%.
4. Thủ tục: Thanh toán chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống còn 19 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 7, Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
“Trong thời hạn 19 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công”.
4.3. Lợi ích của đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 103.653.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 67.406.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 36.247.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35%.
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống còn 23 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 14 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
“4. Trong thời hạn 23 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định sử dụng tài sản công hiện có để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị sử dụng tài sản công hiện có để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư không phù hợp…..”
5.3. Lợi ích của đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 225.576.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 202.509.600 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 23.066.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,2%.
IX. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian thực hiện của thủ tục từ 30 ngày xuống còn 28 ngày tại bước tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để tính tiền nhà, tiền sử dụng đất theo quy định và có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Lý do: Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC, giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm được thời gian. Đồng thời giảm thời gian vẫn đảm bảo được việc thực hiện bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung đối với trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 71, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP theo quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 21, Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ- CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở như sau:
“…c) Trong thời hạn 28 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để tính tiền nhà, tiền sử dụng đất theo quy định và có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;”
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.915.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.476.240 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 439.360 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4.43%.
2. Thủ tục: Cấp gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III
2.1. Nội dung kiến nghị:
Về hiệu lực của chứng chỉ năng lực khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ: Giảm từ 10 năm xuống 5 năm.
Lý do: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 83, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì hiệu lực của chứng chỉ năng lực khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ là 10 năm là quá dài. Cán bộ của các tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực thường xuyên thay đổi nên cơ quan quản lý nhà nước không thể kiểm soát được năng lực của đơn vị trong 10 năm. Để thực hiện công tác quản lý năng lực hoạt động của các tổ chức được tốt hơn và tránh việc thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra thì giảm hiệu lực từ 10 năm xuống 5 năm là hợp lý.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 5, Điều 83, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
“5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó”.
X. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
- Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
- Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận.
1.1. Nội dung đơn giản hoá:
Về số lượng hồ sơ: Giảm số lượng bộ hồ sơ tổ chức, cá nhân cần nộp từ 02 bộ xuống còn 01 bộ.
Lý do: Chỉ cần 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký công bố hợp chuẩn để giảm bớt hồ sơ cần chuẩn bị cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu, giảm bớt chi phí trong việc lập hồ sơ.
1.2. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
* Thủ tục: Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 7.549.920 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 7.130.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 419.520 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,3%.
* Thủ tục: Đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 6.890.880 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 6.388.980 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 501.900 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%.
1.3. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 9 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật như sau:
“Điều 9. Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 01 (một ) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn nộp trực tuyến đến Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng…”
- Công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu;
- Hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu.
2.1. Nội dung đơn giản hoá:
Về thời gian thực hiện: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 25 ngày làm việc xuống 20 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
2.2. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
* Thủ tục: Công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 7.915.300 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 6.761.980 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.153.320 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14,6%.
* Thủ tục: Hỗ trợ kinh phí, mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 7.680.840 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 6.527.520 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.153.320 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,01%.
2.3. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 6, Điều 20 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ như sau:
“6. Trình tự xem xét, đánh giá:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 13 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ để xem xét hỗ trợ, mua. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;
d) Kinh phí đánh giá hồ sơ được dự toán trong ngân sách của bộ, ngành, địa phương.”
3.1. Nội dung đơn giản hoá:
- Về thời gian thực hiện: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 12 ngày xuống 10 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian theo đề nghị như trên vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết, đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục để giảm bớt thời gian thực hiện cho tổ chức, cá nhân.
3.2. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 4.532.880 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 4.066.060 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 466.820 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,3%.
3.3. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 15, Điều 1 Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi bổ sung một điều của Thông tư 07/2014/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ Khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
“15. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23. Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp quốc gia
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả làm việc của hội đồng, bộ, ngành, địa phương được giao quản lý phân công Vụ trưởng các vụ hoặc thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc rà soát trình tự, thủ tục làm việc của hội đồng, xem xét các ý kiến tư vấn của hội đồng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng theo các yêu cầu nêu tại các Điều 6, 7, 8 của Thông tư này. Trường hợp cần thiết bộ, ngành, địa phương được giao quản lý lấy ý kiến tư vấn của 01 đến 02 chuyên gia tư vấn độc lập trong nước, nước ngoài hoặc thành lập hội đồng khác để xác định lại nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Trên cơ sở kết quả rà soát và ý kiến tư vấn (nếu có) quy định tại Khoản 1 Điều này, bộ, ngành, địa phương được giao quản lý, phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, bộ, ngành, địa phương công bố công khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng trên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương để tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực triển khai thực hiện”.
XI. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 20 ngày làm việc xuống còn ngày 18 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi quy định tại khoản 2, Điều 7 Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam, cụ thể:
"Trong thời hạn 18 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài, thời hạn trả kết quả công nhận văn bằng không vượt quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công nhận văn bằng."
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 32.906.760 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 30.709.960 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.196.800 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,68%.
2. Thủ tục: Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 10 ngày làm việc xuống còn ngày 09 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 59 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như sau:
"Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, giám đốc sở giáo dục và đào tạo xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do."
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.020.020 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.360.980 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 659.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 5,48%.
- Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông;
- Sáp nhập, chia tách trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông chuyên.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn tổng thời gian giải quyết thủ tục từ 25 ngày làm việc xuống còn ngày 22,5 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 14 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 14/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ- CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể:
“…3. Trình tự thực hiện:
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 17,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện thành lập trường trung học; nếu đủ điều kiện thì có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1
Điều này; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.”
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.962.940đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 15.315.340 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.647.600 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,71%.
4. Thủ tục: Giải thể trường trung học phổ thông chuyên
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 20 ngày làm việc xuống còn ngày 18 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 4, Điều 31 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầy tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:
"Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 18 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ".
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.667.740 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 12.349.660 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.318.080 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,64%.
5. Thủ tục: Hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian phê duyệt của UBND cấp huyện từ 07 ngày làm việc xuống 04 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 7 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non như sau:
“…Trong vòng 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non;”
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 437.327.820 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 417.556.620 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 19.771.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,52%.
XII. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết TTHC từ 60 ngày xuống còn 57 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 3, Điều 19 Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016 như sau:
“...3. Thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 57 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do;...”
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 287.800.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 274.619.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 13.180.800 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,6%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC do Sở Nội vụ thực hiện từ 40 ngày làm việc xuống còn 38 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 8 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức như sau:
“...4. Thời hạn thẩm định
Trong thời hạn 38 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do...”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 999.640.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 955.704.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 43.936.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,4%.
3. Thủ tục: Công nhận ban vận động thành lập hội (cấp huyện)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết TTHC từ 30 ngày xuống thành 20 ngày.
Lý do: Việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vẫn đảm bảo thời gian giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 5, Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội như sau:
“Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”
3.3. Lợi ích của việc đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.672.780 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.475.980 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 2.196.800 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,9%.
4. Thủ tục: Thành lập hội cấp huyện
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 30 ngày làm việc xuống còn 27 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
4.2 Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội như sau:
“Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn hai mươi bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.029.760 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.398.180 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 631.580 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,98%.
5. Thủ tục: Phê duyệt điều lệ hội (cấp huyện)
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 30 ngày làm việc xuống còn 22 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội như sau:
“… Trong thời hạn hai mươi hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quyết định phê duyệt điều lệ”.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.327.240 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.135.020 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 192.220 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,61%.
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 2, Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng như sau:
“a) Thời gian thẩm định hồ sơ khen thưởng ở cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương:
Hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã, cấp huyện và cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương: Cơ quan thi đua, khen thưởng thẩm định hồ sơ khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
6.3. Lợi ích của việc đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 59.967.700 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 45.575.450 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 14.392.250 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí 24%.
XIII. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ
- Phê duyệt lần đầu danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế;
- Phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.
1.1. Nội dung kiến nghị:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 20 ngày làm việc xuống 18 ngày làm việc.
Lý do: Tạo thuận lợi cho các tổ chức khi thực hiện TTHC, giúp các tổ chức tiết kiệm thời gian trong hoạt động đề nghị Phê duyệt lần đầu/phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 3, Điều 9 Thông tư số 43/2013/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 11 tháng 12 năm 2013 như sau:
“3. Trong thời hạn 18 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (căn cứ vào ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt Danh mục kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc thẩm định được tiến hành trên hồ sơ, trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc toàn bộ danh mục kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...”
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 261.683.500 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 239.715.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 21.968.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,39%.
- Cho phép Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế;
- Cho phép Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế;
- Cho phép Đoàn khám bệnh, chữa bệnh trong nước tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế;
- Cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thẩm quyền giải quyết: Phân cấp thực hiện thủ tục hành chính cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Lý do: Đây là TTHC đơn giản, UBND huyện có thể thực hiện được. Đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 2, Điều 8 Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám chữa bệnh nhân đạo, như sau:
“Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép hoặc cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
… 2. Thẩm quyền cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo:
c) Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép cá nhân, đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, nước ngoài, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.156.200 đồng/năm.
- Chi phí TTHC sau khi đơn giản hóa: 12.195.100 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 961.100 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,31%.
XV. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Thủ tục: Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Rút ngắn thời hạn giải quyết của thủ tục từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc.
Lý do: Việc giảm thời gian giải quyết của thủ tục hành chính vẫn đảm bảo cho cơ quan nhà nước giải quyết được thủ tục đó, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều 19 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
“…1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:
b) Trong thời hạn 04 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do….”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 43.057.280 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 36.906.240 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 6.151.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14,29%.
2. Thủ tục: Đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết của thủ tục từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Việc giảm thời gian giải quyết của thủ tục hành chính vẫn đảm bảo cho cơ quan nhà nước giải quyết được thủ tục đó, tiết kiệm chi phí cho công dân (cá nhân) thực hiện thủ tục hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm a, khoản 8, Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:
“8. Thời gian đổi giấy phép lái xe:
a) Không quá 04 ngày làm việc , kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 3.295.200.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 2.965.680.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 329.520.000 đồng/ năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.
XIV. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm 01 ngày giải quyết tại bước kiểm tra, ban hành quyết định công nhận và trợ cấp ưu đãi của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Khoản 4, Điều 62 của Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính Phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
“Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 11 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định công nhận và trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 66 Phụ lục I Nghị định này.”
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá 27.747.300 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 26.648.900 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,95%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm 01 ngày giải quyết tại bước giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 4, Điều 66 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
“Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 11 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 67 Phụ lục I Nghị định này.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 82.830.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 79.534.800 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.925.200 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,97%.
3. Thủ tục: Cấp Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm 01 ngày giải quyết tại bước giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 8 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng, chống mua bán người như sau:
“Trong thời hạn 14 (mười bốn) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thực hiện thẩm định và có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.”
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 15.165.540 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 14.506.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 659.040 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,34%.
4. Thủ tục: Công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết của thủ tục từ 20 ngày làm việc xuống 18 ngày làm việc.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm c, khoản 2, Điều 10 Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp như sau:
“Trong thời hạn 18 ngày làm việc , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục của tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc là cá nhân sở hữu trung tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn”.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 22.255.300 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 21.156.900 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.098.400 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,93%.
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm 01 ngày giải quyết tại bước giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 3, Điều 20 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/20217 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
“Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới theo đề nghị của cơ sở trong thời hạn 04 ngày làm việc , kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký…”
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 5.502.160 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 4.623.440 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 878.720 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,97%.
6. Thủ tục: Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ “Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp”.
Lý do: Theo khoản 3, Điều 38 Luật cư trú thì Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết ngày 31/12/2022 không còn giá trị sử dụng, toàn bộ thông tin về hộ khẩu và cư trú của người dân được cập nhật lên cơ sở dữ liệu cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời nhằm đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC có thể khai thác đầy đủ các thông tin của cá nhân.
6.2. Kiến nghị thực thi:
- Bỏ thành phần hồ sơ ‘Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp” của thủ tục xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật quy định tại ý 3, khoản 1, Điều 5, chương III Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 8.272.460 đồng/ năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.196.940 đồng/ năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.075.520 đồng/ năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37%.
7. Thủ tục: Đổi, cấp lại giấy xác nhận khuyết tật
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời hạn giải quyết hồ sơ: Giảm thời hạn giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính vẫn đảm bảo thời gian giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 9 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện như sau:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định cấp đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật”.
7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 1.647.600 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 1.345.540 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 302.060 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,33%.
XVI. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1. Thủ tục: Thủ tục chấp thuận nhà đầu tư của UBND cấp tỉnh đối với dự án trong khu công nghiệp
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết: Giảm thời gian giải quyết tại bước lập báo cáo thẩm định từ 25 ngày xuống 23 ngày.
Lý do: Việc giảm thời gian giải quyết của thủ tục hành chính vẫn đảm bảo cho cơ quan nhà Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm d, khoản 1, khoản 2, Điều 30 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ uy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, như sau:
“d) Trong thời hạn 23 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 14,503,960 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 13,625,240 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 878.720 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6%.
2. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình cho Dự án tại khu công nghiệp
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống 18 ngày.
Lý do: Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, khoản 36, Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Xây dựng, như sau:
“b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 như sau:
“e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 18 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.”;”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 9.975.760 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 8.897.040 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 878.720 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,1 %.
XVII. TTHC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH
1. Thủ tục: Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu từ 30 ngày làm việc xuống 28 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết từ 45 ngày làm việc xuống 43 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.
Lý do:Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị sửa đổi Điều 28 Luật Khiếu nại 2011, như sau:
“Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 28 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 43 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hoá: 415.495.200 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hoá: 402.314.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 13.180.800 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3%.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.