BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO VÀ DU LỊCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 872/QĐ-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2023 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ GIA ĐÌNH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022; Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Gia đình là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác gia đình trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, các chương trình hành động và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình.
2. Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, các đề án, dự án về lĩnh vực gia đình đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn, thu thập, lưu trữ, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tham mưu, giúp Bộ trưởng xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.
5. Phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tham mưu, giúp Bộ trưởng xây dựng khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa.
6. Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình và giá trị của gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; phòng ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; tư vấn, thông tin, giáo dục, truyền thông, biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Tham mưu, giúp Bộ trưởng hướng dẫn, tổ chức thực hiện các ngày kỷ niệm về gia đình, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
9. Phối hợp với Vụ Pháp chế và cơ quan liên quan tham mưu Bộ trưởng hướng dẫn việc đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước cộng đồng dân cư.
10. Xây dựng, hướng dẫn nhân rộng mô hình gia đình hạnh phúc và phát triển bền vững. Xây dựng và cung cấp kiến thức, kỹ năng xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
11. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên, người làm công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
12. Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về nội dung hoạt động của các hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ về gia đình theo quy định của pháp luật.
13. Tổ chức nghiên cứu khoa học, điều tra, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực gia đình.
14. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện các giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình; chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình; thực hiện bình đẳng trong gia đình thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
15. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình Bộ trưởng việc đàm phán, ký kết, phê duyệt, tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về gia đình; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gia đình theo quy định của pháp luật.
16. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các nhiệm vụ về lĩnh vực gia đình theo quy định của pháp luật.
17. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất Bộ trưởng khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác gia đình.
18. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
19. Quản lý công chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức trong Vụ; quản lý và sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
1. Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng.
2. Công chức chuyên môn nghiệp vụ.
Vụ trưởng Vụ Gia đình chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ; có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công chức theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Vụ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4830/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Gia đình.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.