ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2004/QĐ-UB |
Cà Mau, ngày 31 tháng 12 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Căn cứ Luật Thuỷ sản;
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 70/2003/NĐ-CP ngày 17/6/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản;
- Căn cứ Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Xét tình hình thực tế của địa phương và Tờ trình số 469/TT-STS ngày 30/11/2004 của Giám đốc Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Điều 2: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thuỷ sản, Thủ trưởng các cấp, các ngành các đơn vị có liên quan và các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn toàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM/ ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH CÀ MAU |
VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH TÔM
GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2004 của
UBND tỉnh Cà Mau)
Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1- Quy định này nhằm điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2- Quy định này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống (sau đây gọi tắt là cơ sở) trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1- Chất thải sản xuất: là các chất rắn, lỏng, khí, bụi được thải ra bên ngoài trong quá trình sản xuất cũng như vệ sinh, xử lý nhà trại, nhà xưởng, hồ bể và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất tôm giống.
2- Hoá chất: là tất cả các sản phẩm hoá học được dùng để xử lý, cải tạo môi trường, phòng và trị bệnh cho thuỷ sản nuôi.
3- Chế phẩm sinh học: là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh vật; các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi rút và các nguyên sinh; độc tố, nọc độc từ nguồn gốc động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chẩn đoán, phòng bệnh, trị bệnh cho thuỷ sản nuôi trồng và xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Điều 3: Các tổ chức, cá nhân sống trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường.
QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH TÔM GIỐNG
Điều 4: Địa điểm xây dựng cơ sở:
Địa điểm xây dựng của cơ sở phải nằm trong vùng quy hoạch theo đúng Quyết định số 01/2001/QĐ-UB ngày 08/01/2001 của UBND tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy định về quy hoạch trại tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Quyết định số 312/QĐ-CTUB ngày 22/5/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch trại sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 5: Đánh giá tác động môi trường:
Các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau phải thực hiện bước đánh giá tác động môi trường theo Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư; Thông tư số 1420 - MTg ngày 26/11/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động và các quy định khác của Nhà nước về lĩnh vực môi trường.
Điều 6: Quản lý và xử lý nước thải:
Các cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu sau đây trong việc quản lý và xử lý nước thải:
1- Bể chứa nước thải, hệ thống xử 1ý nước thải được thiết kế và xây dựng đảm bảo đáp ứng công suất xử lý đạt yêu cầu đối với nước thải công nghiệp theo tiêu chuẩn quy định TCVN 5945:1995 (cột B) và TCVN 6984:2001 đối với nước thải công nghiệp thải vào mực nước sông dùng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản (được công bố tại Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường). Nghiêm cấm xả nước thải có mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh vật ra môi trường; phải xử lý triệt để mầm bệnh nhằm không làm lây lan và phát sinh dịch bệnh.
Hệ thống xử lý nước thải phải được xây dựng hoàn chỉnh trước khi cơ sở tiến hành hoạt động.
2- Nước thải có thể gây ô nhiễm môi trường như: nước thải vệ sinh nhà trại, nhà kho, vệ sinh và xử lý hệ thống hồ bể, vệ sinh và tẩy rửa các trang thiết bị, thay đổi nguồn nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc xả thải khi tôm bệnh,... phải đưa vào bể chứa của hệ thống xử lý nước thải để xử lý đúng quy định trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Điều 7: Quản lý và xử lý chất thải rắn:
1- Khi thu gom các chất thải rắn được sử dụng trong sản xuất như: bao bì, vỏ thuốc, vỏ chai lọ và các vật dụng khác đều phải có dụng cụ chứa đựng thích hợp và định kỳ xử lý tiêu huỷ đúng quy định.
2- Nhà nước khuyến khích các cơ sở áp dụng, cải tiến công nghệ sản xuất giống theo phương pháp tuần hoàn kín nhằm giảm thiểu tối đa mức độ gây ô nhiễm môi trường của cơ sở và khu vực xung quanh.
Điều 8: Quản lý, sử dụng hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản:
Các loại hoá chất, thuốc thú y thuỷ sản, chế phẩm sinh học, thức ăn thuỷ sản... sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, cho phép và bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và vật nuôi. Không được sử dụng các loại hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng.
1- Cơ sở phải thực hiện giám sát môi trường phù hợp với nội dung đã đề ra trong kế hoạch giám sát môi trường (bao gồm các thông số ô nhiễm và báo cáo định kỳ).
2- Cơ sở phải có tài liệu ghi chép quá trình giám sát môi trường gồm: các yếu tố cần quan sát; việc sử dụng các loại hoá chất, thuốc; kế hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn, lỏng; tình hình dịch bệnh.
3- Cơ sở phải gửi báo cáo kịp thời đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thuỷ sản khi có sự cố về môi trường như: dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước,...
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 10: Trách nhiệm của cơ sở:
1- Tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp kịp thời và đầy đủ tài liệu cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền đến kiểm tra tại cơ sở khi có yêu cầu.
2- Tuyên truyền, vận động công nhân của cơ sở, nhân dân trong khu vực thực hiện tốt các quy định trong việc quản lý, bảo vệ môi trường. Chấp hành đúng các quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng khi xảy ra dịch bệnh.
3- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát chất lượng tôm giống trong quá trình sản xuất và lưu thông.
Điều 11: Trách nhiệm của Sở Thuỷ sản:
1- Xây dựng kế hoạch, triển khai và chỉ đạo thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường; xử lý dịch bệnh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.
3- Định kỳ báo cáo công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống về Bộ Thuỷ sản và UBND tỉnh.
Điều 12: Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
1- Hướng dẫn chủ đầu tư dự án, cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
2- Hướng dẫn chủ đầu tư dự án, cơ sở thực hiện các phương án xử lý ô nhiễm môi trường, giám sát môi trường và thực hiện báo cáo định kỳ tình hình môi trường của dự án, cơ sở về Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh.
3- Chủ trì, phối hợp với Sở Thuỷ sản, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra về môi trường của dự án, cơ sở, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này và các quy định khác có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôm giống sẽ được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 70/2003/NĐ-CP ngày 17/6/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản và các quy định khác có liên quan của Nhà nước.
Điều 15: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Thuỷ sản, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy định này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.