ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 862/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 15 tháng 03 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG XÃ NHƠN HẢI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN; LÀNG RAU THUẬN NGHĨA, THỊ TRẤN PHÚ PHONG, HUYỆN TÂY SƠN; LÀNG K3, XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH THẠNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Theo đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 194/TTr-SDL ngày 19/02/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn; làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn; làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND thành phố Quy Nhơn, UBND huyện Tây Sơn, UBND huyện Vĩnh Thạnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Quy Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC DỰ KIẾN NHIỆM VỤ VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của UBND tỉnh Bình Định )
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Tên dự án |
Tổng kinh phí |
CQ chủ trì thực hiện |
CQ phối hợp |
Nguồn ngân sách |
Lộ trình thực hiện |
|
TỔNG KINH PHÍ |
4,560 |
|
|
|
|
I |
Nhóm nhiệm vụ đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch công cộng |
4,010 |
|
|
|
2024-2025 |
1 |
Phương tiện thu gom rác thải (xe đẩy, thùng bỏ rác) |
200 |
UBND TP.Quy Nhơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách thành phố |
|
2 |
Xây dựng bến dành cho xe du lịch tối thiểu diện tích 500m2 |
600 |
UBND TP.Quy Nhơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách thành phố |
|
3 |
Xây dựng, đầu tư bến cầu tàu |
|
UBND TP.Quy Nhơn |
Các nhà đầu tư |
Xã hội hóa |
|
4 |
Xây dựng điểm dừng chân, quầy thông tin, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, phòng làm việc của Ban quản lý du lịch cộng đồng |
1,500 |
UBND TP.Quy Nhơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách thành phố |
|
5 |
Khu ẩm thực làng chài Nhơn Hải |
1,500 |
UBND TP.Quy Nhơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách thành phố |
|
6 |
Hỗ trợ kinh phí trang bị trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ hoạt động chèo bá trạo, bài chòi phục vụ thường xuyên |
210 |
UBND TP.Quy Nhơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách thành phố |
|
7 |
Kêu gọi xã hội hóa xây dựng 2 điểm “Surfbar Làng chài” |
|
UBND xã Nhơn Hải |
Các nhà đầu tư |
Xã hội hoá |
|
8 |
Kêu gọi các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng các loại hình thể thao trên biển biển Nhơn Hải |
|
UBND TP.Quy Nhơn |
Các nhà đầu tư |
Xã hội hoá |
|
II |
Nhóm dự án tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch |
350 |
|
|
|
2024-2025 |
1 |
Hỗ trợ xây dựng, lắp đặt các biển, bảng chỉ dẫn, bảng thông tin; thiết kế in ấn tờ rơi, tập gấp tuyên truyền, quảng bá điểm du lịch cộng đồng; website du lịch |
300 |
Sở Du lịch |
UBND TP. Quy Nhơn và các sở, ngành liên quan |
Ngân sách sự nghiệp cấp cho Sở Du lịch |
|
2 |
Tổ chức cho các công ty lữ hành lớn tham quan các cụm du lịch cộng đồng và kết nối nguồn khách từ những công ty này đến các điểm. |
50 |
Hiệp hội Du lịch, Sở Du lịch |
Sở Du lịch, UBND thành phố Quy Nhơn và các sở, ngành liên quan |
Ngân sách sự nghiệp cấp cho Sở Du lịch và xã hội hóa |
|
III |
Nhóm dự án tăng cường công tác quản lý Nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng |
200 |
|
|
|
2024-2025 |
1 |
Tổ chức bồi dưỡng về du lịch cộng đồng, bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh và bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch cộng đồng (01 lớp, 02 ngày/lớp) |
50 |
Sở Du lịch |
UBNDTP. Quy Nhơn và các ngành liên quan |
Ngân sách sự nghiệp cấp cho Sở Du lịch |
|
2 |
Tổ chức hướng dẫn, đào tạo trực tiếp nghiệp vụ du lịch tại các hộ dân (01 lớp, 7 ngày/lớp) |
80 |
Sở Du lịch |
UBNDTP. Quy Nhơn và các ngành liên quan |
Ngân sách sự nghiệp cấp cho Sở Du lịch |
|
3 |
Tổ chức học tập kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng du lịch cộng đồng tại các địa phương có mô hình tương đồng cho các hộ dân tham gia đề án |
70 |
UBND thành phố Quy Nhơn |
Sở Du lịch và các sở, ngành liên quan |
Ngân sách thành phố và xã hội hóa |
|
DANH MỤC DỰ KIẾN NHIỆM VỤ VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của UBND tỉnh Bình Định)
ĐVT: triệu đồng
STT |
Nội dung |
Tổng kinh phí |
CQ chủ trì thực hiện |
CQ phối hợp |
Nguồn ngân sách |
Lộ trình thực hiện |
Ghi chú |
||
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
Xã hội hóa |
|||||||
|
TỔNG KINH PHÍ ĐỀ ÁN |
2,800 |
|
|
630 |
2,170 |
0 |
|
|
I |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật du lịch công cộng, cộng đồng |
2,400 |
|
|
300 |
2,100 |
0 |
|
|
1 |
Bãi đổ xe có nhà vệ sinh phục vụ du lịch |
|
UBND huyện Tây Sơn |
Các nhà đầu tư |
|
|
x |
2025 |
Huyện giao đất cho thuê theo quy định |
2 |
Kinh phí mua sắm phương tiện thu gom rác thải (thùng rác công cộng, xe đẩy thu gom rác) |
200 |
UBND huyện Tây Sơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
|
200 |
|
2024 |
|
3 |
Hỗ trợ sửa chữa, tôn tạo cảnh quan 06 ngôi nhà cổ trong làng |
900 |
UBND huyện Tây Sơn |
Sở Văn hóa, thể thao |
300 |
600 |
|
2024-2025 |
Lập hồ sơ bảo tồn di sản |
4 |
Xây dựng 01 nhà đón khách, dừng chân, có phòng thông tin, trưng bày giới thiệu sản phẩm (kèm nhà vệ sinh công cộng) |
1200 |
UBND huyện Tây Sơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
|
1,200 |
|
2025 |
|
5 |
Hỗ trợ Đội văn nghệ của khu phố Thuận Nghĩa khôi phục văn hóa truyền thống, mua sắm công cụ, dụng cụ, luyện tập của Đội ca múa |
100 |
UBND huyện Tây Sơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
|
100 |
|
2024-2025 |
01 lần |
II |
Nhóm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch |
200 |
|
|
200 |
|
|
|
|
1 |
Hỗ trợ xây dựng, lắp đặt các biển, bảng chỉ dẫn, bảng thông tin thuyết minh về điểm du lịch; thiết kế in ấn tờ rơi, tập gấp tuyên truyền, quảng bá điểm du lịch cộng đồng |
200 |
Sở Du lịch |
UBND huyện Tây Sơn và các sở, ngành liên quan |
200 |
|
|
2024 - 2025 |
|
III |
Nhóm tăng cường công tác quản lý Nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng |
200 |
|
|
130 |
70 |
|
|
|
1 |
Tổ chức bồi dưỡng về du lịch cộng đồng, bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh và bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch cộng đồng (01 lớp, 02 ngày/lớp) |
50 |
Sở Du lịch |
UBND huyện Tây Sơn và các ngành liên quan |
50 |
|
|
2025 |
|
2 |
Tổ chức hướng dẫn, đào tạo trực tiếp nghiệp vụ du lịch tại các hộ dân (01 lớp, 7 ngày/lớp) |
80 |
Sở Du lịch |
UBND huyện Tây Sơn và các ngành liên quan |
80 |
|
|
2024 |
|
3 |
Tổ chức học tập kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng du lịch cộng đồng tại các địa phương có mô hình, thổ nhưỡng tương đồng toàn quốc cho các hộ dân tham gia đề án |
70 |
UBND huyện Tây Sơn |
Các sở, ban, ngành liên quan |
|
70 |
|
2024 |
|
DANH MỤC DỰ KIẾN NHIỆM VỤ VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của UBND tỉnh Bình Định)
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Tên dự án |
Tổng kinh phí |
CQ chủ trì thực hiện |
CQ phối hợp |
Nguồn kinh phí thực hiện |
Lộ trình thực hiện |
Ghi chú |
|
TỔNG KINH PHÍ |
5,580 |
|
|
|
|
|
I |
Nhóm nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch |
5,150 |
|
|
|
|
|
1 |
Đầu tư cải tạo cảnh quan, các tuyến đường hoa Anh đào, đường giao thông nội bộ, điện chiếu sáng, biển hiệu các hộ gia đình có phục vụ du lịch |
2,500 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
NSTW và tỉnh (Dự án 06) |
2024-2025 |
|
3 |
Xây dựng 01 khu vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch đạt chuẩn |
400 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
NSTW và tỉnh (Dự án 06) |
2023-2024 |
|
4 |
Xây dựng bãi đỗ xe chung |
600 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách huyện |
2024-2025 |
|
5 |
Mua sắm phương tiện thu gom rác thải (thùng rác công cộng, xe đẩy thu gom rác) |
200 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
NSTW và tỉnh (Dự án 06) |
2024 - 2025 |
|
6 |
Phục dựng nhà truyền thống |
200 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách huyện |
2024 - 2025 |
|
7 |
Xây dựng nhà trưng bày; khu đón tiếp |
1,200 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
NSTW và tỉnh (Dự án 06) |
2023-2024 |
|
8 |
Trang bị nhạc cụ, đạo cụ biểu diễn |
50 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
NSTW và tỉnh (Dự án 06) |
2024-2025 |
|
II |
Nhóm dự án tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch |
300 |
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng, lắp đặt các biển chỉ dẫn, bảng quảng bá các sản phẩm đặc trưng |
200 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
UBND huyện Vĩnh Thạnh và các sở, ngành liên quan |
NSTW và tỉnh (Dự án 06) |
2024-2025 |
|
2 |
Tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành tham quan các cụm du lịch cộng đồng và kết nối nguồn khách từ những doanh nghiệp này đến làng K3 xã Vĩnh Sơn. |
100 |
Hiệp hội Du lịch |
Sở Du lịch, UBND huyện Vĩnh Thạnh và các sở, ngành liên quan |
Xã hội hóa |
2024-2025 |
|
III |
Nhóm dự án tăng cường công tác quản lý Nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng |
130 |
|
|
|
|
|
1 |
Tổ chức lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng; bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh và bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch cộng đồng (1 lớp, 2 ngày/lớp) |
50 |
Sở Du lịch |
UBND huyện Vĩnh Thạnh và các ngành liên quan |
Ngân sách cấp tỉnh |
2024-2025 |
|
2 |
Lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch gắn với việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Văn hóa, giao tiếp ứng xử, kỹ năng đón tiếp phục vụ khách du lịch; kỹ năng, phương pháp chế biến món ăn; kỹ năng phục vụ lưu trú du lịch; kỹ năng điều hành tour; kỹ năng hướng dẫn du lịch cho người dân tại điểm đến vùng dân tộc (01 lớp, 7 ngày/lớp) |
80 |
Sở Du lịch |
UBND huyện Vĩnh Thạnh và các ngành liên quan |
NSTW và tỉnh (Dự án 06) |
2023 |
|
3 |
Tổ chức học tập kinh nghiệm, nghiên cứu áp dụng du lịch cộng đồng tại các địa phương có mô hình tương đồng cho các hộ dân tham gia đề án |
70 |
UBND huyện Vĩnh Thạnh |
Các sở, ban, ngành liên quan |
Ngân sách huyện và nguồn xã hội hóa |
2024-2025 |
|
PHỤ LỤC 01
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ NHƠN HẢI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH
ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định
số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Bình Định là tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch cộng đồng, là nơi hội tụ, kết tinh của nhiều văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu với những giá trị đặc sắc như: di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian, ẩm thực, âm nhạc dân tộc, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán và danh lam thắng cảnh, nổi bật là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận: Nghệ thuật bài chòi; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Võ cổ truyền, nghệ thuật hát bội. Tỉnh Bình Định nằm trên con đường di sản miền Trung, nơi các địa phương trong vùng đang phát triển rất mạnh mẽ như thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,...; đây là cơ hội lớn để tỉnh Bình Định thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Hiện nay, khách du lịch ngày càng quan tâm đến du lịch bền vững và tìm kiếm những trải nghiệm mới, thiết thực, khám phá những giá trị truyền thống của người dân địa phương. Đây là loại hình sản phẩm du lịch mới tại một số địa bàn có nhiều tiềm năng, đồng thời du lịch cộng đồng khi được phát triển sẽ khắc phục những nhược điểm thường thấy của hoạt động du lịch do người dân thực hiện: tính tự phát, dịch vụ thiếu chuyên nghiệp, khả năng quản lý kém, sản phẩm kém hấp dẫn… và sẽ tạo được sự gắn kết hiệu quả giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp. Du lịch cộng đồng đang là loại hình mang lại nhiều lợi ích phát triển bền vững cho địa phương, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương...
Hiện nay, trong các địa phương ven biển thì xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn là một trong những địa phương đang có rất nhiều tiềm năng về phát triển du lịch như: làng chài truyền thống, cảnh quan, tài nguyên tự nhiên đặc trưng thu hút du khách. Trong Chương trình hành động số 06-Ctr/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch của UBND tỉnh (ban hành theo Quyết định 3806/QĐ-UBND ngày 14/9/2021) thực hiện Chương trình hành động số 06-Ctr/TU, Nhơn Hải được xác định là địa bàn du lịch quan trọng với định hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Tuy vậy, việc phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng nói riêng ở Nhơn Hải hiện vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế. Sự tham gia của cộng đồng địa hương vào các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát; sản phẩm, dịch vụ du lịch còn đơn giản, chất lượng phục vụ chưa cao; hạ tầng du lịch chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng; công tác quản lý về lĩnh vực du lịch còn hạn chế… Vì vậy, việc xây dựng đề án thí điểm “Phát triển du lịch cộng đồng tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn đến năm 2025” có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay để khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên hiện có, đồng thời nâng cao hiệu quả đóng góp của du lịch và cộng đồng được trực tiếp tham gia, hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Việc thực hiện đề án còn góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn và của tỉnh Bình Định.
2. Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Thủy sản năm 2017;
- Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Chương trình hành động số 103/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Chương trình hành động số 06-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy Bình Định thực hiện Nghị quyết Đại hội XX của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025;
- Quyết định số 3806/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06- CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch tỉnh Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
II. PHẠM VI ĐỀ ÁN
- Về không gian: Thôn Hải Đông - thôn Hải Bắc, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (bao gồm cả phần vùng nước của 02 thôn).
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng du lịch xã Nhơn Hải và đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng của xã Nhơn Hải đến năm 2025.
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Nhơn Hải là xã bán đảo nằm ở phía đông bán đảo Phương Mai thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Xã có diện tích tự nhiên 1.208,08 ha, trong đó diện tích đất ở 24,4ha, chiếm 2,02%. Phía Đông, Tây và Nam của xã đều tiếp giáp với biển với tổng chiều dài bờ biển khoảng 15 km. Hiện nay Nhơn Hải là địa điểm du ịch thu hút khách, trong đó thôn Hải Bắc và Hải Đông là hai thôn có tiềm năng du lịch, đóng góp phần lớn vào sự phát triển du lịch của địa phương
Hình 1. Bản đồ địa chính xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn
* Thôn Hải Bắc có 245 hộ với 910 nhân khẩu, đa số nhân dân sống chủ yếu kinh doanh dịch vụ du lịch, khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, một bộ phận buôn bán nhỏ và lao động tự do. Trên địa bàn xã có 01 Hợp tác xã dịch vụ du lịch hoạt động theo luật HTX năm 2012, có 18 thành viên trong đó thôn Hải Bắc có 11 thành viên. Bên cạnh đó, trên địa bàn thôn có 08 nhà nghỉ, homestay, 06 nhà hàng chuyên phục vụ cho khách du lịch ăn uống, tắm biển, lặn ngắm san hô có sự giám sát quản lý của Tổ cộng đồng và dịch vụ buôn bán hải sản như chế biến cá khô, mực một nắng, nước mắm góp phần phát triển kinh tế.
* Thôn Hải Đông là thôn trung tâm của xã Nhơn Hải. Toàn thôn có 496 hộ dân, người dân trong thôn chủ yếu sinh sống bằng nghề khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản chiếm 40% dân số trong thôn, còn 60% dân số còn lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, buôn bán nhỏ, công nhân, xây dựng… Đời sống kinh tế của nhân dân cơ bản được ổn định, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi trong khai thác, nuôi trồng thủy sản như: nuôi tôm hùm giống, tôm hùm thương phẩm, các hộ hoạt động dịch vụ, du lịch có chiều hướng phát triển tích cực.
2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
2.1. Tài nguyên du lịch
Xã bán đảo Nhơn Hải được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái đa dạng. Nhiều rạn san hô và thảm rong tảo - cỏ biển, các loại cá rạn, tôm hùm, nhím biển, sao biển,… Hơn thế, đây cũng là nơi xuất hiện loài rùa biển đến kiếm ăn, lên bãi đẻ trứng. Khu vực từ đảo Hòn Khô Lớn đến Hang Yến là nơi có rạn san hô sống bao phủ (diện tích rạn khoảng 36ha) với nhiều loại san hô cứng, san hô mềm, đa dạng về hình thái tạo nên cảnh quan kỳ thú dưới nước. Đây là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá, đồng thời còn có giá trị cảnh quan để phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Nhơn Hải còn được biết đến với tín ngưỡng Phật Giáo: Chùa Giác Hải, Lăng ông Nam Hải, chùa Hương Mai, Thanh Minh tự, Dinh bà cố Hỷ là những điểm tâm linh được rất nhiều người biết đến. Cùng các lễ hội Cầu Ngư, múa Gươm,… Với nguồn thực phẩm dồi dào là các loại sản vật biển, với khả năng chế biến món ăn tinh tế, phù hợp khẩu vị thực khách như bánh xèo mực, các món hải sản, nước rau câu… đang góp phần tạo nên một nét riêng cho phát triển du lịch địa phương; đã thành lập đội bài chòi cổ dân gian xã Nhơn Hải và thường xuyên tổ chức biểu diễn phục vụ các tour khách du lịch.
Hình 2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Hình 3. Tài nguyên văn hóa
|
|
Hình 4. Ẩm thực
- Thôn Hải Bắc có các điểm thờ tự tín ngưỡng như: Chùa Giác Hải, Tổ đình Lăng ông Nam Hải; đồng thời có Rạn san hô và khu du lịch Hải Giang Meryland thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh tham quan, đồng thời du khách đến đây tắm biển lặn ngắm các rạn san hô đặc sắc và đa dạng sinh vật biển.
- Thôn Hải Đông được biết đến với các thắng cảnh đẹp như Hòn Khô lớn và Hòn Khô nhỏ nằm cách bờ biển của thôn trên 500m. Trong những năm qua, hàng nghìn lượt du khách đã về tham quan du lịch tại Hòn Khô, tạo sự phát triển ngành nghề kinh doanh, dịch vụ du lịch phát triển mạnh, tăng thu nhập cho người dân trong thôn và đặc biệt là tường thành trên biển (hoặc con đường xuyên biển), bờ thành này nối liền vách đá thôn Hải Nam ra đến đảo Hòn Khô của thôn Hải Đông, chìm dưới nước biển, chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi thủy triều xuống thấp nhất vào các ngày rằm và mùng một âm lịch hằng tháng (mỗi tháng khoảng 8 ngày); Khu bảo tồn biển Tây Hòn Khô Nhỏ đã được giao cho tổ chức cộng đồng quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững kết hợp khai thác phục vụ du lịch với diện tích 12,03 ha, hiện có 50 thành viên tham gia.
2.2. Điều kiện về hạ tầng
Đường xã và đường từ trung tâm xã đến thành phố và tỉnh đã được nhựa hóa 100% với 18,28/18,28 km, bề rộng mặt đường 6m đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Đường giao thông liên xã Nhơn Hải - Nhơn Hội, chiều dài 6/6km được thảm nhựa, rộng 18m, 02 bên vỉa hè mỗi bên rộng 3m. Tuyến đường liên xã Nhơn Hải - Nhơn Hội được bảo trì sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho việc thông thương. Hiện các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn đã được lát gạch block kết hợp với lắp đặt các bi trồng cây, cắm biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng gờ giảm tốc, trồng cây xanh theo quy định.
Hình 5. Tuyến đường giao thông đến Nhơn Hải
3. Hiện trạng hoạt động du lịch cộng đồng
3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện tại, địa phương hiện có 167 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hoạt động thương mại - dịch vụ và du lịch trên địa bàn xã. Trong đó, các cơ sở phục vụ du lịch: 11 ca nô; 18 bè du lịch; 13 moto nước phục vụ du lịch; 12 tàu composit; hơn 50 ván chèo đứng (sub); 10 nhà nghỉ và homestay; 6 nhà hàng; 13 hộ kinh doanh nhà hàng với quy mô nhỏ lẻ và 10 cơ sở nhỏ lẻ chế biến thủy sản, các cơ sở sản xuất chủ yếu các ngành nghề sơ chế hải sản, hải sản khô, sản xuất chả cá, nước mắm thủ công; 01 cửa hàng bán đặc sản địa phương; 01 Hợp tác xã dịch vụ Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải, trong đó:
- Thôn Hải Bắc: 09 ca nô, 13 bè du lịch, 09 mô tô nước, 08 nhà nghỉ, homestay, 06 nhà hàng chuyên phục vụ cho khách du lịch ăn uống, tắm biển, lặn ngắm san hô, 01 cửa hàng bán đặc sản địa phương, 02 cơ sở nhỏ lẻ chế biến thủy sản, các cơ sở sản xuất chủ yếu các ngành nghề sơ chế hải sản, hải sản khô, sản xuất chả cá, nước mắm thủ công.
- Thôn Hải Đông: 02 ca nô, 02 bè du lịch, 04 mô tô nước, 01 homestay, 05 cơ sở nhỏ lẻ chế biến thủy sản, các cơ sở sản xuất chủ yếu các ngành nghề sơ chế hải sản, hải sản khô, sản xuất chả cá, nước mắm thủ công.
3.2. Môi trường
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định đạt 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia. Hệ thống thoát nước nhìn chung còn yếu, việc xử lý chưa tốt, mương nước hở gây ảnh hưởng cảnh quan môi trường... Đoạn đường dọc biển bờ kè thấp, tình trạng lấp đất, triều cường có thể ảnh hưởng các hộ gia đình ven biển. Ngoài ra, việc thiếu cầu cảng gây tình trạng lộn xộn tàu thuyền và dễ gây nguy hiểm cho du khách trong việc sử dụng dịch vụ du lịch biển tại địa phương.
3.3. Nguồn nhân lực
* Thôn Hải Bắc: Tổng số lao động qua đào tạo có 376/384 người đạt 98%.
* Thôn Hải Đông: Tổng số lao động qua đào tạo có 869/907 người đạt 95,8%. Tuy nhiên, về nguồn nhân lực du lịch tại các địa bàn còn hạn chế, đặc biệt là đối với những lao động trẻ của địa phương đang đi làm ăn xa hoặc tại các khu công nghiệp, công ty trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội; lao động chính còn lại đa số thuộc nhóm tuổi trung niên.
Thời gian qua, các ngành chức năng đã triển khai tổ chức các lớp truyền thông du lịch cộng đồng; tập huấn nghiệp vụ du lịch đã giúp ý thức của người dân đang dần từng bước chuyển biến, dù bên cạnh đó còn một số cá nhân có ý thức kém gây nên nhiều tình trạng: chèo kéo, không trung thực trong cung cấp dịch vụ cho khách, xả rác, nước ra biển…, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch địa phương.
3.4. Công tác xúc tiến, quảng bá
Qua nhiều kênh thông tin, hình ảnh du lịch Nhơn Hải được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như: Các kênh của Đài truyền hình, báo chí, tạp chí, cẩm nang, website, trang thông tin điện tử, mạng xã hội... Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định và một số doanh nghiệp du lịch đã chủ động kết nối, tổ chức các sự kiện gặp gỡ tiếp xúc với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lữ hành, cơ quan báo chí, khách du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch Nhơn Hải. Ngoài ra, địa phương đã tổ chức chương trình quảng bá du lịch “Nhơn Hải - Biển xanh vẫy gọi”, Lễ phát động phong trào “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”, vẽ tranh bích họa phục vụ phát triển du lịch chiều dài hơn 1.000 m. Phối hợp tổ chức tốt hoạt động phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường hướng tới du lịch biển xanh trên địa bàn xã năm 2022.
Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến quảng bá còn chưa có trọng tâm, trọng điểm vào các thị trường mục tiêu. Công tác liên kết trong xúc tiến quảng bá với các địa phương trong vùng còn hạn chế.
3.5. Về khách du lịch
Năm 2022, Nhơn Hải đón được 69.200 lượt khách, với doanh thu 35 tỷ đồng. Ước cả năm 2023 đón được 80.600 lượt khách, với doanh thu 41 tỷ đồng. Phần lớn là khách nội địa, thời gian du lịch bình quân đến Nhơn Hải là 1 ngày.
4. Phân tích những điều kiện thuận lợi và hạn chế để phát triển du lịch cộng đồng
4.1. Thuận lợi
- Xã Nhơn Hải nằm trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội, thuộc khu du lịch quốc gia Phương Mai (tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 20230 và Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 08/05/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2040).
- Điều kiện tiếp cận xã Nhơn Hải thuận lợi thông qua tuyến đường bộ Quy Nhơn - Nhơn Hội và tuyến đường thủy Đống Đa - Nhơn Hải, Nhơn Hải - Hòn Khô. Giao thông đường thuỷ được kết nối với thành phố Quy Nhơn và các điểm du lịch theo Đề án phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Bình Định đến năm 2020. Đường sắt và hàng không được kết nối chung theo tuyến đường sắt Bắc - Nam (Ga Diêu Trì) và hàng không (Sân bay Phù Cát), đã xây dựng đường giao thông kết nối trục kinh tế Nhơn Hội đến thẳng sân bay Phù Cát, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đi bằng đường hàng không.
- Nhơn Hải được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái đa dạng, nhiều điểm du lịch bắt đầu hình thành và được du khách biết đến như Hòn Khô, Hải Giang, vịnh Mai Hương…; nhiều rạn san hô và thảm rong tảo - cỏ biển, các loại cá rạn, tôm hùm, nhím biển, sao biển, rùa biển đến kiếm ăn, lên bãi đẻ trứng. Khu vực từ đảo Hòn Khô Lớn đến Hang Yến là nơi có rạn san hô sống bao phủ (diện tích rạn khoảng 36 ha) với nhiều loại san hô cứng, san hô mềm, đa dạng về hình thái tạo nên cảnh quan kỳ thú dưới nước. Có con đường xuyên biển độc đáo với nhiều truyền thuyết; cánh đồng rong mơ ngập sắc vàng; bãi đá rêu xanh. Có giá trị lịch sử và kiến trúc cổ mang nhiều nét đặc trưng độc đáo; có nhiều ngôi chùa cổ độc đáo; đội bài chòi cổ dân gian; phong cảnh yên bình. Đây là điều kiện quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động du lịch tại địa phương.
- Hiện trên địa bàn xã nhiều cơ sở kinh doanh du lịch và hộ gia đình đã phát huy sáng kiến trong thực hiện các mô hình du lịch cộng đồng như: mô hình du lịch Homestay, các mô hình du lịch giải trí như đưa khách ra đảo lặn ngắm san hô; cắm trại đêm, mô hình con đường thuyền thúng làng chài Nhơn Hải... đã góp phần nâng cao đời sống thu nhập của người dân.
4.2. Hạn chế
Trong những năm vừa qua, mặc dù hoạt động du lịch xã Nhơn Hải có mức tăng trưởng cả về lượng khách, doanh thu du lịch nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế, hiệu quả đạt được chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt tiềm năng du lịch cộng đồng. Cụ thể là:
- Tài nguyên du lịch phong phú nhưng sản phẩm du lịch chưa độc đáo hấp dẫn, chưa đa dạng, bước đầu mới tập trung loại hình du lịch sinh thái biển. Các loại hình dịch vụ phục vụ trải nghiệm văn hóa địa phương, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động về đêm và sản phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương chưa được chú trọng đầu tư nên chưa có sức hút đối với khách tham quan khi đến xã Nhơn Hải.
- Thời gian khách dành cho tham quan du lịch trên địa bàn xã chưa nhiều, doanh thu du lịch chưa cao.
- Lực lượng lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch còn mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên ngành.
- Công tác quản lý về du lịch trên địa bàn mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu nhưng chưa theo kịp tốc độ và xu thế phát triển chung, nhất là việc quản lý các dịch vụ du lịch trên mặt nước biển (mô tô nước, bè dịch vụ...).
- Hạ tầng cơ sở chung và hạ tầng du lịch tại khu vực chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo theo nhu cầu phát triển du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng du lịch.
- Diện tích đất hẹp, nhà ở của người dân nhỏ, một số hộ điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cho việc đầu tư kinh doanh du lịch cộng đồng như homestay, nhà hàng…
- Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Nhơn Hải chưa được chú trọng, chưa làm nổi bật được giá trị loại hình du lịch cộng đồng Nhơn Hải.
- Một số dự án du lịch trọng điểm trên địa bàn xã tiến độ thực hiện còn chậm, ảnh hưởng đến chương trình phát triển du lịch ở địa phương.
IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1. Quan điểm
- Phát triển du lịch cộng đồng góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của địa phương, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch.
- Phát triển du lịch cộng đồng thành sản phẩm du lịch mới trong sự phát triển du lịch chung của thành phố Quy Nhơn, của tỉnh Bình Định; giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển du lịch cộng đồng tại xã Nhơn Hải, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn xã; khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương; nâng cao đời sống của người dân; đồng thời gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn xã, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong hoạt động kinh doanh du lịch (vận tải khách, kinh doanh buôn bán, hướng dẫn tour…); xây dựng văn hóa văn minh trong hoạt động du lịch.
- Nâng cao nhận thức người dân, tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu và cùng chính quyền, đoàn thể chung tay thực hiện phát triển du lịch cộng đồng gắn với sinh kế người dân làng chài ven biển, đưa loại hình dịch vụ này trở thành thế mạnh, là bản sắc văn hóa riêng của du lịch trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Đón trên 102.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, tăng 26,5 % so với năm 2023.
- Doanh thu du lịch đạt trên 53 tỷ đồng tăng 32,5% so với năm 2023.
- Tiếp tục khuyến khích các cơ sở lưu trú homestay, nhà nghỉ đạt 15-20 cơ sở tăng từ 50% - 100% so với năm 2023.
- Quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ phát triển du lịch địa phương: cầu tàu, bãi đậu đỗ xe, điểm trung chuyển khách du lịch và các điểm dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí trên bãi biển, trên mặt nước… phục vụ du lịch.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng thương hiệu
Hướng đến thương hiệu “Du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải” gắn với các yếu tố “Cảnh quan thiên nhiên độc đáo và văn hóa làng chài” để thu hút khách du lịch.
3.2. Định hướng phát triển sản phẩm
Loại hình sản phẩm du lịch |
Hình thức thể hiện |
1. Du lịch sinh thái biển |
- Lặn ngắm san hô - Ngắm bãi đá rêu xanh; cánh đồng rong mơ; bãi rùa đẻ trứng - Con đường xuyên biển - Tham quan Gành Bắc, Gành Nam, Hòn Khô - Tắm biển, cảnh quan |
2. Trải nghiệm văn hóa |
- Khách du lịch nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống làng chài - Tham gia vào những hoạt động ngư nghiệp để khám phá cuộc sống ngư dân: Thu hoạch hải sản; hoạt động giao thương lúc đưa hải sản vào bờ; chợ Nhơn Hải; câu mực đêm; vá lưới... - Thưởng thức bài chòi; lễ hội văn hóa - Tham quan cảnh quan làng xã - Tham quan di tích, chùa, các cơ sở sản xuất, chế biến hàng đặc sản |
3. Du lịch vui chơi giải trí, thể thao trên biển |
- Tham gia các hoạt động thể thao trên mặt nước: mô tô nước, chèo súp, thuyền thúng, thuyền đáy kính… - Trekking Hòn Khô, núi Nhơn Hải, con đường xuyên biển |
4. Du lịch ẩm thực |
- Thưởng thức các món ăn đặc sản của xã: bánh xèo mực, hải sản, nước rong câu - Tự chế biến hoặc tham gia các công đoạn chế biến |
5. Du lịch mua sắm, ban đêm |
- Mua các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương - Tham gia các hoạt động văn hóa; ẩm thực ban đêm |
3.3. Định hướng phát triển các dịch vụ
- Dịch vụ hướng dẫn tham quan, du lịch: cung cấp thông tin và hướng dẫn cho du khách tham gia các hoạt động du lịch tại xã.
- Dịch vụ lưu trú: homestay, nhà nghỉ.
- Dịch vụ ăn uống: tại nhà hàng hoặc cơ sở lưu trú
- Dịch vụ vận chuyển: xe điện, xe đạp, ca nô…
- Dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao trên biển, tắm biển; trekking: cho thuê phương tiện, đồ dùng phục vụ hoặc bán vé tham gia.
- Dịch vụ mua sắm hàng hóa đặc sản địa phương
- Dịch vụ trình diễn văn hóa địa phương.
3.4. Chương trình tham quan du lịch (1-2 ngày)
- Ngày 1: Buổi sáng đến Nhơn Hải: Tham quan cảnh quan trên biển bằng ca nô, ghé Hòn Khô lớn chụp ảnh (hoặc trekking); lặn ngắm san hô. Ăn trưa, thưởng thức đặc sản Nhơn Hải tại Nhà hàng. Buổi chiều thăm chùa Hương Mai, chùa Giác Hải; tham gia các trò chơi, hoạt động thể thao trên biển; khám phá Con đường xuyên biển. Buổi tối, thưởng thức ẩm thực kết hợp nghe hát bài chòi hoặc thưởng thức hát bài chòi riêng; giải khát trên bãi biển; khu ẩm thực làng chài Nhơn Hải hoặc câu mực đêm.
- Ngày 2: Ngắm bình minh Nhơn Hải tại Gành Bắc; bãi đá rêu xanh hoặc tham gia các hoạt động mua bán hải sản khi tàu vào bờ, chợ Nhơn Hải, tự chế biến hải sản hoặc thưởng thức bánh xèo mực; tham quan làng, một số cơ sở chế biến thủy hải sản, mua sắm đặc sản; Ăn trưa; Buổi chiều: Khám phá cánh đồng rong mơ, vui chơi giải trí, thể thao trên biển; Về lại Quy Nhơn.
4. Nhiệm vụ và giải pháp
4.1. Về đầu tư, phát triển
4.1.1. Các hạng mục đầu tư
- Xây dựng Bãi đậu xe nằm tiếp giáp Khu du lịch Hải Giang Meryland thuộc thôn Hải Bắc.
- Hoàn thành công trình tuyến mương kín dọc đường số 6 xã Nhơn Hải; mở rộng tuyến đường từ vòng xoay đến bờ Kè xã Nhơn Hải. Kết cấu mương kín chia làm 03 đoạn: đoạn 1 (từ cống đôi hiện trạng đến giáp nút giao thông quy hoạch; đoạn 2 (trước chợ Nhơn Hải); đoạn 3 (đoạn mương hạ lưu chạy trong khu dân cư ra biển).
- Xây dựng, đầu tư bến cầu tàu, tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền, ca nô neo đậu phục vụ khách du lịch (thôn Hải Bắc).
- Xây dựng điểm dừng chân, quầy thông tin, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch; phòng làm việc của Ban quản lý du lịch cộng đồng (tại điểm bãi xe hiện tại: xe du lịch đưa, đón khách tại điểm này rồi quay lại gửi tại bãi giữ xe mới)
- Hình thành khu ẩm thực làng chài Nhơn Hải: đèn chiếu sáng, sơn vẽ lại 1 số đoạn bờ kè, màu sơn nhà dân, quầy hàng di động, hàng ẩm thực…
- Kêu gọi xã hội hóa xây dựng 02 điểm “Surfbar Làng chài” trên bãi biển, vừa là điểm phục vụ giải khát (kết hợp văn hóa) cho du khách đến tham quan tại địa phương, kết hợp check in trên bãi biển và các quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại khu vực bãi biển thuộc thôn Hải Đông.
- Kêu gọi các nhà đầu tư phát triển các loại hình thể thao tại bãi biển Nhơn Hải như: dù bay, dù lượn, lặn biển, lướt sóng, lướt ván Jetski - đi mô tô nước, đi bộ dưới biển, cưỡi phao chuối Flyboard - đứng nước, chèo thuyền thúng, chèo thuyền Kayak, tàu đáy kính ngắm san hô, nhà phao trên biển...; các dịch vụ vui chơi giải trí khác.
- Khuyến khích các hộ dân phục vụ du khách đầu tư mới, sửa sang, hoàn chỉnh các dịch vụ đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định.
4.1.2. Nguồn lực đầu tư
- Thực hiện huy động nguồn lực cho phát triển du lịch cộng đồng Nhơn Hải, từ các nguồn vốn ngân sách cho đầu tư hạ tầng du lịch; đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ trong nhân dân trực tiếp đầu tư và hưởng lợi từ du lịch cộng đồng.
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển giao thông nông thôn gắn với hạ tầng du lịch; các chương trình về môi trường gắn với chương trình bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên và môi trường du lịch...
- Kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn xã; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn.
- Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành bằng cách hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa địa phương và doanh nghiệp; đề cao loại hình du lịch có trách nhiệm; tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch cộng đồng bền vững.
- Hỗ trợ người dân đầu tư cơ sở dịch vụ tại các hộ dân khi có Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời, thông qua các chương trình phát triển kinh tế, các chương trình của các hội đoàn thể, khuyến khích các hộ dân vay vốn ưu đãi tại ngân hàng với lãi suất thấp, dài hạn để phát triển du lịch.
4.2. Đánh giá nhu cầu của thị trường, xác định thị trường mục tiêu
Trong những năm tới, khi các dự án đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xã Nhơn Hải đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trên cơ sở tiềm năng sẵn có. Hiện nay, khách du lịch đến Nhơn Hải chủ yếu là từ thị trường nguồn Hà Nội, các tỉnh Tây Nguyên và trong nội tỉnh với mục đích tham quan, sinh thái, trải nghiệm. Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của xã Nhơn Hải trong thời gian tới. Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, cần ưu tiên thu hút khách du lịch từ khu vực Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc. Du khách đến khu vực này nhằm mục đích sinh thái, trải nghiệm, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.
4.3. Xúc tiến, quảng bá du lịch
- Tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Nhơn Hải thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá có tính chất chuyên nghiệp, đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, các ấn phẩm phát hành một cách thường xuyên và liên tục theo các kênh khác nhau để phản ảnh, giới thiệu về du lịch Nhơn Hải.
- Xây dựng bộ nhận diện quảng bá sản phẩm (website; logo, tờ rơi, tập gấp quảng bá về du lịch, video Clip quảng bá về dịch vụ du lịch được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh). Ứng dụng chuyển đổi số cung cấp thông tin, quảng bá trên app du lịch Bình Định và các trang mạng xã hội.
- Lắp đặt biển tuyên truyền “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, tài nguyên thiên nhiên; Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo khoảng cách trung tâm xã đến các điểm du lịch lân cận tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong quá trình khám phá, trải nghiệm tại xã.
- Tổ chức cho các đơn vị lữ hành tại các thị trường mục tiêu khảo sát, kết nối, xây dựng các tuyến du lịch mới hấp dẫn để chào bán cho du khách.
4.4. Nâng cao năng lực phát triển du lịch cho cộng đồng địa phương
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, chuyên môn phục vụ khách du lịch cho người dân thông qua hình thức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày, học tập kinh nghiệm thông qua các chuyến khảo sát, học hỏi mô hình du lịch của các địa phương khác. Nội dung các chương trình cần tập trung vào các kỹ năng cơ bản, thực hành thực tế... Đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo điều kiện cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ liên quan trong hoạt động vận chuyển, phục vụ khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa; hướng dẫn viên du lịch.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch cho các cán bộ của thành phố Quy Nhơn, của xã, thôn trực tiếp làm công tác du lịch, Ban quản lý du lịch cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và trình độ quản lý du lịch cộng đồng.
4.5. Xây dựng mô hình quản lý du lịch cộng đồng
Hoạt động du lịch cộng đồng ở xã Nhơn Hải đã có sự phát triển bước đầu, người dân chủ yếu tổ chức các dịch vụ phục vụ du khách tự phát theo hình thức hộ gia đình.
|
Quan hệ trực tiếp Quan hệ tương tác Quan hệ hỗ trợ |
- Xây dựng mô hình Ban Quản lý kết hợp giữa Đại diện chính quyền địa phương, Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Cộng đồng địa phương. Ban Quản lý đóng vai trò quản lý hành chính, đồng thời kết hợp và liên kết các đối tác cùng tham gia trong phát triển du lịch cộng đồng. Ban Quản lý sẽ có vai trò liên kết các thành viên của cộng đồng trong kinh doanh du lịch, đồng thời tạo ra cơ chế kiểm soát và quản lý hoạt động của từng thành viên tham gia.
- Ban Quản lý du lịch cộng đồng có trách nhiệm xây dựng và công bố, phổ biến quy chế hoạt động du lịch cộng đồng; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ trên cơ sở tư vấn của các cơ quan chuyên môn phù hợp với đặc điểm của địa phương; quản lý các hộ/nhóm cung cấp dịch vụ du lịch; tổng hợp, báo cáo các hoạt động của Ban Quản lý với các cơ quan chức năng theo định kỳ hoặc theo yêu cầu; quản lý việc chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch phát triển du lịch và đưa ra quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bên liên quan; trao đổi và tiếp nhận ý kiến với các đơn vị lữ hành đưa khách tới; xây dựng nội quy, quy chế quản lý, tổ chức du lịch cộng đồng; trực tiếp hoặc phân công các thành viên trong Ban Quản lý xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức du lịch cộng đồng...
- Các tổ dịch vụ:
+ Tổ vận chuyển, đón tiếp, hướng dẫn du lịch: phân công các hướng dẫn viên chịu trách nhiệm hướng dẫn khách đi tham quan trên địa bàn; xây dựng các lộ trình tham quan tại địa phương đi kèm với các bài thuyết minh; thu thập, chỉnh lý thông tin về địa danh, phong tục, tập quán, lối sống... để cung cấp cho khách; tổ chức các dịch vụ vận chuyển cho khách theo yêu cầu; đảm bảo các phương tiện vận chuyển luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ; đảm bảo an toàn cho du khách trong quá trình di chuyển; phối hợp với các tổ khác phục vụ khách du lịch...
+ Tổ văn nghệ: tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ truyền thống phục vụ khách; thu thập, hệ thống các loại hình văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng các chương trình biểu diễn phục vụ du khách.
+ Tổ lưu trú: phục vụ khách nghỉ tại gia đình, đảm bảo môi trường vệ sinh trong và ngoài nhà, chuẩn bị đủ các vật dụng cần thiết phục vụ khách; phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị khác để phục vụ khách.
+ Tổ ẩm thực: Quản lý dụng cụ nhà bếp và tổ chức nấu ăn phục vụ khách; nắm rõ quy trình chế biến các món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thu thập các món ăn đặc trưng của vùng phục vụ khách.
+ Tổ dịch vụ khác: cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí; các sản phẩm lưu niệm; các hoạt động teambuding…
- Doanh nghiệp du lịch: sự tham gia của doanh nghiệp du lịch từ khi thành lập mô hình du lịch cộng đồng và trong suốt quá trình hoạt động của mô hình sẽ là một sự đảm bảo cần thiết và quan trọng cho sự phát triển bền vững của mô hình. Là các nhà đầu tư vào dịch vụ ăn nghỉ tại khu vực nghiên cứu, xúc tiến quảng bá và là đưa khách đến; trong tương lai là những nhà đầu tư vào các dịch vụ hạ tầng, khai thác tài nguyên, cung cấp dịch vụ vui chơi mạo hiểm...
4.6. Đảm bảo môi trường và phát triển bền vững
- Giáo dục ý thức cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát động người dân tự dọn rác khu vực trước mặt nhà, các đơn vị kinh doanh dịch vụ tự dọn rác trước khu vực kinh doanh, bãi biển. Đồng thời hàng tuần phát động các hoạt động dọn dẹp vệ sinh ở các khu vực công cộng, bãi biển, nơi đông khách du lịch...
- Tiếp tục duy trì hoạt động Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản của xã, mô hình “Nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương, xây dựng mô hình cộng đồng thu gom, phân loại, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại các xã, phường ven biển thuộc vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.
- Đầu tư các điểm thu gom rác hợp vệ sinh tránh hiện tượng rác dồn lên do con người và do sóng biển đưa tới.
- Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn xã.
4.7. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
- Tiếp tục phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại nơi công cộng, các điểm tham quan du lịch.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và chất lượng các dịch vụ du lịch; đảm bảo cho các hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hiểu đúng, đủ và điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.
- Xây dựng Quy hoạch quản lý mặt nước và ven bờ. Trong đó, quy định rõ khu vực nuôi trồng thủy sản, khu vực bảo vệ rạn san hô, rùa biển; khu vực dành cho các hoạt động dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí trên biển và phân luồng tàu thuyền.
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động dịch vụ moto nước; xây dựng Quy định quản lý hoạt động dịch vụ moto nước trên biển.
- Đề xuất, sắp xếp, quản lý khu vực làm bè nổi trên biển theo đúng quy định.
- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố để chỉ đạo UBND xã tiến hành thành lập Ban Quản lý du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải đi vào hoạt động hiệu quả, đúng theo các quy định hiện hành.
V. KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
Sử dụng từ nguồn dự toán kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý địa phương.
Huy động nguồn tài trợ, viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác.
VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN (bảng phụ lục kèm theo)
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND thành phố Quy Nhơn: Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại xã Nhơn Hải, với các nội dung:
- Chỉ đạo UBND xã Nhơn Hải xây dựng mô hình và ban hành quyết định thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng tại địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đề xuất, sắp xếp, quản lý khu vực làm nhà hàng nổi, bè nổi trên biển theo quy định; xây dựng và ban hành Quy định tạm thời quản lý hoạt động dịch vụ moto nước trên biển.
- Có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu vực thực hiện đề án sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
- Chủ trì đầu tư các hạng mục: Xây dựng Bãi đậu xe; điểm dừng chân, quầy thông tin, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch; khu ẩm thực làng chài; hoàn thành công trình tuyến mương kín dọc đường số 6 xã Nhơn Hải; mở rộng tuyến đường từ vòng xoay đến bờ kè xã Nhơn Hải.
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư bến cầu tàu; phát triển các loại hình thể thao tại bãi biển Nhơn Hải, các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động về đêm; chỉ đạo, hỗ trợ UBND xã Nhơn Hải trong quản lý, vận hành các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động về đêm tại địa phương.
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và chất lượng các dịch vụ du lịch; hỗ trợ người dân tham gia học tập kinh nghiệm du lịch cộng đồng tại các địa phương khác trong cả nước có mô hình du lịch cộng đồng phù hợp.
- Hướng dẫn, vận động các chủ phương tiện vận tải bằng đường thủy nội địa thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức kinh doanh vận tải thủy nội địa phù hợp và đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định.
- Đầu tư các điểm thu gom rác hợp vệ sinh; mua sắm các phương tiện dọn vệ sinh, xe đẩy thu gom rác.
2. Sở Du lịch: Phối hợp, hỗ trợ chuyên môn với UBND thành phố Quy Nhơn về phát triển du lịch cộng đồng tại xã Nhơn Hải, với các nội dung:
- Phối hợp với UBND thành phố Quy Nhơn hỗ trợ về chuyên môn trong việc thành lập mô hình quản lý du lịch cộng đồng.
- Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm quy định trong hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa, nhà hàng nổi, các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí liên quan lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Du lịch.
- Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn; lắp đặt 01 biển tuyên truyền “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch”. Phối hợp công tác quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển thị trường khách du lịch; định hướng phát triển sản phẩm du lịch.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ khách du lịch.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng.
3. Ban Quản lý Khu kinh tế:
- Căn cứ nội dung Đề án, tham mưu các dự án đầu tư phát triển du lịch tại xã Nhơn Hải hàng năm để kêu gọi, thu hút đầu tư. Đồng thời, đôn đốc tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn xã.
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các chủ đầu tư lựa chọn địa điểm thực hiện các dự án kinh doanh du lịch cộng đồng hiệu quả tại tại xã Nhơn Hải.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Du lịch trong việc lập dự toán trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định.
5. Sở Công thương: Phối hợp Sở Du lịch quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng tại các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương.
6. Sở Văn hóa và Thể thao:
- Phối hợp với UBND thành phố Quy Nhơn tổ chức các lớp truyền dạy, tập huấn cho các câu lạc bộ bài chòi nhằm gắn kết di sản Bài chòi với phát triển du lịch.
- Phối hợp, hướng dẫn UBND thành phố Quy Nhơn lập kế hoạch triển khai công tác nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh giá về nguồn gốc, niên đại, giá trị di tích đối với 02 bờ thành cổ dưới biển xã Nhơn Hải. Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các sở, ngành, UBND thành phố Quy Nhơn và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung:
- Triển khai, tổ chức tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tiếp tục duy trì, phát triển các mô hình, dự án bảo vệ nguồn lợi thủy sản, rạn san hô, rùa biển, hệ sinh thái biển... gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Nhơn Hải.
- Lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với các nội dung phát triển du lịch trên địa bàn.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quy hoạch quản lý mặt nước và ven bờ. Trong đó, quy định rõ các khu vực hoạt động theo quy định (khu vực bảo tồn san hô, rùa biển; khu vực vui chơi giải trí trên biển...)
- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, công bố các vùng cần được bảo vệ,; kiểm tra, xử lý kinh doanh dịch vụ vui chơi, ăn uống (các nhà hàng nổi, bè nổi, khu vui chơi dưới nước, lặn ngắm san hô...) chiếm dụng mặt nước, xả thải gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến tài nguyên, môi trường biển... theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn về chuyên môn, phối hợp với các sở, ngành trong công tác tuyên truyền, vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường nước, không khí, chất thải, khí thải... tại các khu, điểm du lịch cộng đồng.
9. Sở Xây dựng:
Tham gia ý kiến về nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu vực thực hiện đề án; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng theo phân cấp đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan, môi trường sinh thái tại khu vực thực hiện đề án.
10. Sở Giao thông Vận tải:
- Hướng dẫn địa phương và chủ đầu tư các dự án du lịch ven biển xây dựng bến thủy nội địa đủ tiêu chuẩn để cấp phép hoạt động; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT đường thủy nội địa tại các điểm, bến thủy nội địa.
- Tổng hợp nhu cầu đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo đề nghị của các địa phương để liên kết tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với địa phương, các ngành liên quan tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề liên quan đến nghiệp vụ du lịch cho người dân của xã.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND thành phố Quy Nhơn thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch có liên quan gắn với các nội dung phát triển du lịch trên địa bàn.
12. Công an tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh:
Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn nơi triển khai các đề án phát triển du lịch cộng đồng tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về an ninh trật tự trong kinh doanh du lịch cộng đồng; Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu vực thuộc phạm vi triển khai các đề án du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa bàn phức tạp về dân tộc, tôn giáo, liên quan quốc phòng, an ninh, xung quanh khu vực cấm, địa điểm cấm, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh, quốc phòng.
13. Liên minh hợp tác xã tỉnh:
Hướng dẫn việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến du lịch trên địa bàn.
14. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định:
Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, dự án thu hút đầu tư và du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải.
15. Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định:
- Hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội thực hiện việc đầu tư, khai thác, kinh doanh loại hình du lịch cộng đồng tại xã Nhơn Hải; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ du lịch cộng đồng; đồng thời thông tin, tuyên truyền, quảng bá tại thị trường trong và ngoài nước.
- Phối hợp, định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức cho các công ty lữ hành lớn tham quan các cụm du lịch cộng đồng và kết nối nguồn khách từ những công ty này đến các điểm.
16. Cấp ủy, chính quyền xã Nhơn Hải:
- Tổ chức phát triển du lịch cộng đồng địa phương; ban hành quyết định thành lập, điều lệ tổ chức hoạt động của Ban Quản lý và thành lập các tổ nhóm chính trong dịch vụ du lịch vì mục đích phát triển du lịch bền vững; quy chế, nội quy hoạt động du lịch cộng đồng.
- Quy hoạch bãi biển Nhơn Hải dọc theo tuyến bờ kè để phục vụ phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế cộng đồng bền vững, trong đó quy định cụ thể từng phân khu, phân định rõ khu vực làm dịch vụ du lịch, khu vực rùa biển lên bờ đẻ trứng và khu vực tàu thuyền đánh cá neo đậu.
- Kêu gọi xã hội hóa xây dựng điểm “Surfbar Làng chài”, vừa là điểm dừng chân, giải khát cho du khách đến tham quan tại địa phương, kết hợp điểm check in trên bãi biển và các quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại khu vực bãi biển thuộc thôn Hải Đông.
- Giáo dục ý thức cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát động người dân tự dọn rác khu vực trước mặt nhà, các đơn vị kinh doanh dịch vụ tự dọn rác trước khu vực kinh doanh. Đồng thời hàng tuần phát động các hoạt động dọn dẹp vệ sinh ở các khu vực công cộng, bãi biển, nơi đông khách du lịch...
15. Cộng đồng dân cư trên địa bàn:
- Tham gia xây dựng quy chế/quy ước hoạt động du lịch cộng đồng. Cử đại diện tham gia Ban quản lý; tham gia tổ nhóm dịch vụ, là chủ thể chính trong hoạt động du lịch cộng đồng bền vững tại địa phương.
- Tham gia thực hiện cần hiểu được mục đích của phát triển du lịch phục vụ cho cộng đồng địa phương sinh sống trên địa bàn mình, sẵn sàng hưởng ứng tham gia vào các chương trình hành động phát triển du lịch.
- Là người đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch như: các homestay, đầu tư vào hệ thống nhà hàng, đầu tư vào các điểm đón tiếp khách, đầu tư vào phương tiện vận chuyển khách, đầu tư vào đặc sản, các dịch vụ cho thuê khác… Cộng đồng dân cư cung cấp hàng hóa, lương thực, thực phẩm, tham gia cung cấp các dịch vụ bổ sung.
- Khuyến khích cộng đồng dân cư góp vốn đầu tư và tổ chức thi công hệ thống đường xá nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng tại một vài điểm du lịch phục vụ khách đi lại và tham quan. Cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch./.
PHỤ LỤC 02
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG RAU THUẬN NGHĨA, THỊ TRẤN PHÚ PHONG,
HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định
số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của UBND tỉnh Bình Định)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa, các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…). Đây là mô hình du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo thêm sinh kế đồng thời khuyến khích vai trò của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương. Tỉnh đã xác định phát triển du lịch cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động du lịch cộng đồng ở Bình Định còn tự phát, chưa tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp, còn gây ô nhiễm môi, thời gian du khách lưu trú cùng người dân tham gia các hoạt động của địa phương, cộng đồng thấp, hạn chế nhu cầu chi tiêu, thông tin thị trường du lịch cộng đồng không đầy đủ, sự kết hợp các điểm du lịch cộng đồng với các điểm du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử, lễ hội chưa thực hiện tốt, một số công ty lữ hành xây dựng chương trình du lịch cộng đồng còn mang tính hình thức. Ngoài ra, số lượng lao động có chuyên môn về dịch vụ du lịch tại địa phương còn nhiều hạn chế; vốn đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc, cũng như mẫu mã hàng hóa, chất lượng phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch cộng đồng, cần phải xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng hoàn chỉnh, có lộ trình triển khai, đảm bảo đi vào hoạt động thiết thực, góp phần tăng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Với nhiều tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử, Làng rau Thuận Nghĩa là địa điểm có điều kiện để phát triển thành điểm du lịch cộng đồng. Việc định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa theo hướng phát triển du lịch bền vững là nhiệm vụ quan trọng, tạo cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và phát triển bền vững huyện Tây Sơn.
Để có cơ sở căn cứ triển khai và quản lý đúng định hướng cần thiết xây dựng Đề án Thí điểm phát triển du lịch cộng đồng Làng rau Thuận Nghĩa, có lộ trình thực hiện, đảm bảo đi vào hoạt động thiết thực, góp phần tạo sản phẩm du lịch, đưa làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn triển khai thành điểm du lịch cộng đồng gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, ổn định, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch Bình Định, tạo việc làm, tăng giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân địa phương, qua đó có cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng mô hình phát triển sản phẩm du lịch du lịch gắn với các làng nghề nông nghiệp trên toàn tỉnh.
2. Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Chương trình hành động số 103/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Quyết định số 3941/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2020 ban hành về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia bộ tiêu chuẩn về Du lịch cộng đồng: Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13259:2020;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Chương trình hành động số 06-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025;
- Quyết định số 3806/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch tỉnh Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
II. Phạm vi Đề án
- Về không gian: Toàn bộ địa giới hành chính của Khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng du lịch đến tháng 9 năm 2023 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng của làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong đến năm 2025.
Hình 1. Khu vực nghiên cứu của Đề án triển khai
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 43km về phía Tây Bắc và cách sân bay Phù Cát 20 km về phía Đông Bắc. Vùng đất này được hình thành cách đây hàng trăm năm, nằm cạnh con Sông Kôn nên có không gian mát mẻ, trong lành…
- Khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong có diện tích tự nhiên 181,03 ha, có 470 hộ dân sinh sống, trong đó có trên 400 hộ tham gia sản xuất rau màu với tổng diện tích 38,5 ha. Có 224 hộ dân tham gia 09 nhóm cùng sở thích sản xuất rau an toàn VietGAP trên diện tích 19,05 ha đã được công nhận với thương hiệu Lá Lành từ năm 2013.
- Nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu, ngành dịch vụ du lịch chỉ mới bắt đầu hình thành với các đoàn khách là học sinh trong tỉnh tham quan trải nghiệm nông nghiệp miễn phí trong ngày, mua rau từ các hộ dân. Người dân trồng rau chủ yếu để bán ra thị trường như: Siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, nhân dân Tây Sơn cũng như các địa phương trong tỉnh Bình Định...
2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
2.1. Tài nguyên du lịch
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Khối Thuận Nghĩa nằm lân cận nhiều di tích văn hóa - lịch sử trên địa bàn huyện Tây Sơn, cách quần thể các di tích Bảo Tàng Quang Trung 1,5 km, trên trục đường chính khối Thuận Nghĩa, kết nối từ Bảo Tàng Quang Trung với địa điểm du lịch Tháp Dương Long, thuận tiện cho du khách thăm quan, kết nối các điểm làm phong phú, hấp dẫn hơn trong tour du lịch.
- Diện tích đất sản xuất các loại rau màu 38,5 ha, tập trung, liên vùng. Diện tích sản xuất rau được chứng nhận VietGap trên 19,05 ha của 09 nhóm rau VietGap được thành lập với 224 hộ dân tham gia với tay nghề, kỹ thuật trồng rau thuần thục, có thể hướng dẫn cho khách những kỹ năng cần thiết để trải nghiệm.
- Nằm gần sông Côn, môi trường trong lành; sản vật tự nhiên khai thác, đánh bắt từ sông có thể bổ sung các món sản phẩm ẩm thực đặc trưng phục vụ du khách cùng với đặc sản các loại rau… thuận lợi phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với việc bảo vệ môi trường, phát huy giá trị văn hóa và cải thiện kinh tế của người dân địa phương.
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Khối Thuận Nghĩa có vị trí thuận lợi, gần các di tích lịch sử kết hợp di tích văn hóa Champa cổ và dòng văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú trên địa bàn huyện Tây Sơn nói riêng và Bình Định nói chung.
Trong làng có nhiều ngôi nhà xưa rất cổ và đẹp. Cái đẹp không chỉ về kiến trúc mà còn về giá trị lịch sử, văn hóa. Nhiều di tích lâu năm như những cây thị, cây me trên 300 năm tuổi. Đặc biệt là 06 ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi của dòng họ Quách, họ Nguyễn và họ Trần - đó là những tộc họ lâu đời nhất của làng, tộc họ có công khai khẩn, lập làng Thuận Nghĩa ngày nay và 01 Miếu thờ Bà tổ dâu tằm Làng Thuận Nghĩa.
2.2. Điều kiện về hạ tầng
- Đã đầu tư mở rộng, thảm nhựa, xây dựng hệ thống thoát nước tuyến đường Nguyễn Thiếp kết nối QL19B từ khu vực Bảo tàng Quang Trung đến Làng rau. Hệ thống điện đảm bảo nhu cầu sử dụng, có 100% hộ được sử dụng điện thường xuyên và an toàn.
- Hệ thống đường nội khu và bao quanh làng rau đã được thảm nhựa, bê tông rộng từ 9m, giúp kết nối giữa các làng được thuận lợi.
3. Hiện trạng hoạt động du lịch cộng đồng
3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Có cơ sở sơ chế, đóng gói rau VietGap của hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa. Đây là điều kiện thuận lợi để đề xuất và áp dụng các mô hình quản lý hoạt động du lịch theo nhóm, tổ chức.
- Có 03 hộ kinh doanh quán ăn nhỏ và 03 quán cà phê chủ yếu phục vụ cho người dân trong làng, chưa đủ tiêu chuẩn đảm bảo phục vụ khách du lịch.
- Đã quy hoạch 01 khu dịch vụ du lịch trên địa bàn của làng rau trong Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị bắc Sông Kôn, Phú Phong (khoảng 2,5 ha).
- Có 05 hộ dân đã được tập huấn, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng đón và phục vụ khách du lịch, hiện nay có 03 hộ đang hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trải nghiệm làng rau cùng với Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa.
- Đường làng, ngõ xóm được bê tông, thảm nhựa, vệ sinh sạch sẽ, một số đoạn trồng hoa cây cảnh các loại.
3.2. Về khách du lịch
- Theo báo cáo của UBND huyện Tây Sơn, trong năm 2022, có khoảng 2.430 lượt khách đến thăm quan làng rau và trong 09 tháng đầu năm 2023 đã đón được khoảng 3.000 lượt khách; ước đón được 3.400 lượt khách trong năm 2023.
- Hiện nay, phần lớn là học sinh các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh thăm quan thực tế, trải nghiệm theo môn học, chưa ở lại lưu trú qua đêm. Nhân dân địa phương và Hợp tác xã nông nghiệp không thu phí hướng dẫn, chủ yếu nguồn thu từ việc du khách mua rau.
4. Phân tích những điều kiện thuận lợi và hạn chế để phát triển du lịch cộng đồng
4.1. Thuận lợi
- Vị trí dễ tiếp cận, cách thành phố Quy Nhơn 43 km, cách sân bay Phù Cát 20 km và có quốc lộ 19 và 19B đi qua: Đường bộ có Quốc lộ 19 nối Quy Nhơn (Bình Định) với Pleiku (Gia Lai), mối giao lưu hàng hóa đối với khu vực Tây Nguyên, Quốc lộ 19B từ khu kinh tế Nhơn Hội, đi qua sân bay Phú Cát và kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 19 ở thị trấn Phú Phong; Đường hàng không với Ga hàng không Phú Cát, nằm giáp ranh giữa huyện Tây Sơn và Phù Cát, cách Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong khoảng 20 km về phía Đông Bắc.
- Vị trí gần các di tích lịch sử phong trào nông dân Tây Sơn, kết hợp di tích văn hóa Champa cổ, danh lam thắng cảnh và dòng văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú trên địa bàn huyện Tây Sơn nói riêng và Bình Định nói chung.
- Diện tích rộng, phù hợp cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch.
- Nhiều ngôi nhà cổ có thiết kế kiến trúc đẹp, mang đậm văn hóa địa phương.
- Môi trường trong lành, cảnh quan đẹp, an ninh, an toàn… thuận lợi phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với việc bảo vệ môi trường, phát huy giá trị văn hóa và cải thiện kinh tế của người dân địa phương.
- Sản phẩm Rau an toàn VietGap Thuận Nghĩa đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu Lá Lành và được Trung tâm chất lượng Nông, lâm, thủy sản vùng 2 cấp Giấy chứng nhận và được duy trì thường xuyên. Đồng thời, đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao của tỉnh Bình Định.
- Hiện đã xây dựng và duy trì thường xuyên Mô hình phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thành lập 4 đội thu gom, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn để ủ phân bón bằng chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.
4.2. Hạn chế
- Chưa có nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, nhà trưng bày, nhà đón khách.
- Hệ thống giao thông chưa phục vụ được đa dạng phương tiện vận chuyển khách du lịch (ví dụ: phục vụ xe du lịch 45 chỗ); dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, điểm đón tiếp khách chưa được hình thành.
- Người lao động tại địa phương chủ yếu làm nông nghiệp, vì vậy nguồn nhân lực phục vụ du lịch không đảm bảo về nghiệp vụ.
- Trang thiết bị, tiện nghi tại các hộ gia đình chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, chưa đáp ứng phục vụ lưu trú cho khách du lịch.
- Mục tiêu canh tác, trồng rau hiện nay chủ yếu phục vụ thương mại, nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương; còn phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết.
- Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về làng rau Thuận Nghĩa chưa triển khai nhiều, thông tin giới thiệu chưa xây dựng, quảng bá.
- Các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại địa phương còn mang tính tự phát, chất lượng dịch vụ thấp.
IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1. Quan điểm
- Xây dựng hoạt động du lịch cộng đồng sinh thái gắn với làng rau tại khối Thuận Nghĩa, huyện Tây Sơn nhằm định hướng hình thành sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng thu nhập cho hộ gia đình trên cơ sở phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương, hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống của địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Sự phát triển của du lịch cộng đồng sẽ khắc phục được những nhược điểm thường thấy của du lịch hiện nay như: tính tự phát, dịch vụ thiếu chuyên nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, sự đồng thuận đồng lòng trong xóm, làng... sẽ tạo được sự gắn kết hiệu quả giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện Tây Sơn và hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương; tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của người dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chú trọng phát triển làng trồng rau Thuận Nghĩa gắn với du lịch nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, ứng xử văn minh du lịch.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh liên kết sản xuất, liên doanh để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Phấn đấu xây dựng và hình thành điểm du lịch cộng đồng sinh thái gắn với sản xuất nông nghiệp tại làng rau Thuận Nghĩa.
- Hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng làng rau Thuận Nghĩa mang đậm tính đặc trưng, độc đáo của địa phương; với các chỉ tiêu dự kiến: trong năm 2025 thu hút 10.000 lượt khách du lịch đến tham quan và lưu trú (tăng 194,1% so với năm 2023); đồng thời có thêm kênh tiêu thụ hàng nông sản; có 2-3 homestay, cơ sở lưu trú du lịch của người dân địa phương.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng thương hiệu
Đề xuất xây dựng thương hiệu “Du lịch cộng đồng Làng rau Thuận Nghĩa” gắn với các yếu tố “Xanh, sạch, an toàn” để thu hút khách du lịch.
3.2. Định hướng thị trường khách
- Tập trung các đối tượng khách yêu thích du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa truyền thống vùng miền; khách du lịch sinh thái; khách du lịch văn hóa tâm linh; khách yêu thích trải nghiệm cuộc sống mới, gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp; khách tham quan du lịch với mục đích giáo dục.
- Chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa, tập trung thị trường khách trong tỉnh, thành phố Hà Nội và các tỉnh đồng bằng phía Bắc, các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ. Đồng thời, mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu.
3.3. Định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ
3.3.1. Mô hình sản phẩm
Du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp: khách du lịch có thể tham gia vào các hoạt động du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, nông nghiệp tại địa phương. Khách du lịch được trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây, tham gia vào công việc trồng rau, canh tác, đánh bắt. Tìm hiểu về lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống tại Làng rau Thuận Nghĩa.
Sản phẩm |
Mục đích |
Mô tả |
Yêu cầu cơ sở vật chất/năng lực |
Du lịch trải nghiệm nông nghiệp |
Khách du lịch tìm hiểu quy trình và thực hành canh tác, trồng rau, thu hoạch rau |
Khách du lịch mặc trang phục nhà nông, sử dụng các công cụ lao động, tìm hiểu các thức trồng rau củ…; thực hành trồng hoặc thu hoạch nông sản theo mùa, thực hiện be bờ, tưới nước, cuốc ruộng, trồng cây con… |
Do tổ hướng dẫn thực hiện Chuẩn bị trang phục nhà nông, công cụ lao động, luôn có mảnh vườn hoặc ruộng để khách thực hành |
Du lịch ẩm thực |
Tìm hiểu về các món ăn, nước giải khát, nước ép rau và phong cách ẩm thực gắn với các loại rau, trái đặc trưng được canh tác tại địa phương |
- Hoạt động chính bao gồm: + Hướng dẫn cho khách nấu ăn (ngon miệng, dễ làm) + Phục vụ đoàn khách các bữa ăn trong thời gian khách lưu trú tại địa phương (Phục vụ khách các món truyền thống địa phương nhưng phù hợp với khẩu vị của khách; cần bằng yếu tố dinh dưỡng…) |
- Tổ nấu ăn cần có kỹ năng xây dựng thực đơn phù hợp với khách, cũng như lợi nhuận có thể thu được. - Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm |
Du lịch tìm hiểu văn hóa |
Tìm hiểu văn hóa địa phương, ngành nghề truyền thống, tham quan các nhà cổ có giá trị lịch sử trên địa bàn |
Đi bộ hoặc xe đạp |
Thôn xóm phải được sạch sẽ, xanh và đẹp. Các hộ gia đình nhiệt tình chào đón du khách. Luôn có các mảnh vườn, ruộng trồng rau để khách đến tham quan, check in. |
Biểu diễn nghệ thuật |
Tìm hiểu võ cổ truyền Bình Định, hô bài chòi, văn hóa dân gian và giao lưu giữa khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương |
Giới thiệu nội dung ý nghĩa, nguồn gốc của nghệ thuật được biểu diễn Khách chụp hình trong trang phục truyền thống |
Do đội văn nghệ thực hiện Chương trình tổ chức tốt nhưng không nên sử dụng thiết bị khuếch đại âm thanh, hoặc sân khấu hóa biểu diễn |
Vui chơi giải trí, mua sắm |
- Đi thuyền dọc sông Côn; vui chơi giải trí, câu cá, hoạt động “trên bến dưới thuyền”, mua bán lá trầu và các mặt hàng đặc sản Tây Sơn, biểu diễn văn nghệ… - Mua các sản phẩm đặc sản của Tây Sơn, sản phẩm của làng rau (rau, trái tươi, dưa muối…) |
Chuẩn bị phương tiện Chuẩn bị sản phẩm làng rau |
Đảm bảo quy định phục vụ khách du lịch |
3.3.2. Hệ thống dịch vụ
- Dịch vụ lưu trú: homestay (ở cùng nhà dân) là hình thức lưu trú chính, với phong cách đơn giản, hài hoà với thiên nhiên và môi trường.
- Dịch vụ hướng dẫn tham quan: tổ chức cung cấp những thông tin tại chỗ cho khách; tổ chức đào tạo lực lượng hướng dẫn viên tại chỗ là người dân trong khối để phục vụ khách du lịch với mức phí cố định hoặc thỏa thuận.
- Dịch vụ ăn uống: các hộ gia đình cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách có nhu cầu với các món ăn đặc sản hấp dẫn của huyện Tây Sơn, rau trồng từ hoạt động nông nghiệp tại Khối Thuận Nghĩa và các sản phẩm được làm từ rau.
- Dịch vụ trải nghiệm tham gia canh tác cùng người dân, thử làm người nông dân chính hiệu: khách du lịch mặc trang phục nhà nông, sử dụng các công cụ lao động, tìm hiểu cách thức trồng rau củ…; thực hành trồng hoặc thu hoạch nông sản theo mùa, thực hiện be bờ, tưới nước, cuốc ruộng, bắt cá…Trải nghiệm nấu ăn: Du khách tự hái rau, tự nấu các bữa ăn. Đồng thời được hướng dẫn tạo ra các loại nước giải khát từ rau, củ…
- Dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí: hàng đặc sản, nông sản của địa phương tại nhà của người dân hoặc khu vực đón tiếp khách du lịch của khối phố. Ngoài ra, người dân ở các khu vực lân cận có thể mang sản phẩm đến bán hoặc ký gửi nhằm làm phong phú thêm các mặt hàng phục vụ du khách. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm, biểu diễn văn hóa trên sông Kôn.
- Dịch vụ bổ sung: dịch vụ xe điện; cho thuê xe máy, xe đạp, vận chuyển đồ đạc, biểu diễn võ cổ truyền, nghệ thuật hát Bài Chòi…
3.4. Chương trình du lịch (2 ngày)
- Ngày 1: Buổi sáng đến Làng rau Thuận Nghĩa: Nghe giới thiệu chung về làng rau; tham quan và trải nghiệm việc trồng và thu hoạch rau trái. Ăn trưa, thưởng thức các món ăn từ rau trái do khách thu hoạch tại Làng rau. Buổi chiều tham quan Bảo tàng Quang Trung - Điện Tây Sơn; tham quan làng, các nhà cổ.
Buổi tối, thưởng thức ẩm thực kết hợp nghe hát bài chòi hoặc thưởng thức hát bài chòi riêng (đội bài chòi khu phố Thuận Nghĩa); xem biểu diễn võ (võ sinh của Võ đường Hồ Sừng) ở tại làng; đi bộ, ẩm thực tại khu phố ẩm thực ven bờ sông Kôn - thị trấn Phú Phong.
- Ngày 2: Trải nghiệm đi chợ quê hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí “trên bến dưới thuyền”; Ăn trưa; Buổi chiều: Ghé các điểm tham quan, di tích văn hóa lịch sử lân cận trên đường về Quy Nhơn.
4. Nhiệm vụ và giải pháp
4.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương về phát triển du lịch cộng đồng. Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và du khách trong xây dựng, bảo vệ văn hóa, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững.
- Xây dựng các bài thuyết minh về làng rau, về sản phẩm nguồn gốc, sử dụng các loại rau, về văn hóa - lịch sử làng rau v.v. với các nội dung cơ bản, chính thống nhằm phổ biến cho người dân, thuyết minh viên, hướng dẫn viên khi thuyết minh, giới thiệu cho du khách.
4.2. Về đầu tư phát triển
4.2.1. Hạng mục đầu tư
* Giai đoạn trước mắt:
- Tận dụng sân hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa làm bãi đậu xe; xây dựng 01 nhà vệ sinh công cộng gần hợp tác xã để phục vụ cho khách khi xuống xe.
- Tận dụng phòng họp của hợp tác xã làm điểm đón tiếp khách, kết hợp quầy giới thiệu sản phẩm địa phương; sắp đặt bàn ghế, tủ trưng bày để du khách thăm quan, nghỉ chân, thưởng thức nước giải khát từ các loại rau; nghe giới thiệu sơ bộ về làng rau.
- Khuyến khích các hộ dân cho thuê xe đạp để du khách thăm quan làng rau.
- Cải tạo và nhân rộng các hàng rào trước các nhà dân, trồng hoa đường vào Làng rau; Thôn xóm sạch sẽ; làm sạch cỏ đường nội bộ trong vườn rau.
- Lắp đặt các bảng chỉ dẫn, bảng tên tại đầu đường vào Làng rau (theo quốc lộ); dựng pano thông tin chung về làng rau và các ngôi nhà cổ để giới thiệu đến du khách.
- Bố trí các thùng rác đặt tại trung tâm đón tiếp, điểm dừng chân và các tuyến đường trong làng rau (các thùng rác làm theo hướng thân thiện với môi trường có hình rau, trái cây…).
- Kêu gọi đầu tư dự án thương mại - du lịch ở địa phương.
- Tập hợp nhóm hoặc những hộ gia đình sẵn sàng về tài chính và cam kết tham gia Đề án để triển khai mô hình du lịch cộng đồng (homestay, vận chuyển, ẩm thực, văn nghệ...), gợi ý bản chi tiết mô hình homestay cho các hộ gia đình (cảnh quan nhà cửa, chỉnh trang phòng/khu vực dịch vụ...) đảm bảo tiêu chuẩn đón khách lưu trú. Hình thành mô hình mẫu về homestay ở địa phương và nhân rộng khi đảm bảo có khách du lịch ổn định, phát triển, tăng thu nhập cho người dân.
- Hướng dẫn người dân về xây dựng và tổ chức các dịch vụ, nhất là đối với các dịch vụ mới liên quan đến du lịch; tổ chức các hoạt động trải nghiệm 01 ngày làm nông dân; du lịch giáo dục, bảo vệ môi trường,… Đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch cộng đồng trong khu vực.
* Năm 2025:
- Triển khai đầu tư bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng theo Quy hoạch phân khu 1/2000 khu đô thị phía Bắc Sông Kôn.
- Xây dựng 01 nhà đón tiếp có gian quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm địa phương.
- Xây dựng Bảng chỉ dẫn theo Đập dâng Phú Phong; quầy bán sản phẩm OCOP của địa phương tại các điểm dừng chân cho du khách đến tham quan.
- Kêu gọi đầu tư các hoạt động vui chơi giải trí “trên bến dưới thuyền”, mua sắm.
- Thành lập đội xe điện trung chuyển khách.
4.2.2. Nguồn vốn đầu tư
- Thực hiện huy động nguồn lực cho phát triển du lịch cộng đồng Làng rau, từ các nguồn vốn ngân sách cho đầu tư hạ tầng du lịch; đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ trong nhân dân trực tiếp đầu tư và hưởng lợi từ du lịch cộng đồng.
Sử dụng một phần kinh phí của các chương trình, kế hoạch phát triển hạ tầng; xây dựng nông thôn mới; các chương trình về nông nghiệp, về môi trường gắn với chương trình bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên và môi trường du lịch... gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
- Hỗ trợ người dân đầu tư cơ sở dịch vụ tại các hộ dân, khi có Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời, khuyến khích các hộ kinh doanh tự đầu tư, xây dựng cơ sở đảm bảo phục vụ khách du lịch. Đồng thời, các hộ gia đình dân cư có thể tự huy động vốn, vay ưu đãi tại ngân hàng với lãi suất thấp, dài hạn để phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo…
- Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành bằng cách hợp tác, tạo điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp mở tour đến Làng rau Thuận Nghĩa; kêu gọi đầu tư phát triển du lịch từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
4.3. Xây dựng mô hình quản lý kinh doanh du lịch cộng đồng
Mô hình Ban Quản lý du lịch cộng đồng bao gồm các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ, hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa và chính quyền địa phương là mô hình phù hợp quản lý du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa.
Mô hình Ban Quản lý du lịch cộng đồng làng rau Thuận Nghĩa do UBND thị trấn Phú Phong thành lập bao gồm chính quyền địa phương, hợp tác xã nông nghiệp Thuận Nghĩa và thành viên đại diện của các Tổ dịch vụ (các hộ gia đình kinh doanh du lịch). Các Tổ dịch vụ hoạt động dưới sự quản lý của BQL DLCĐ gồm: Tổ lưu trú, Tổ Ẩm thực, Tổ Vận chuyển, trải nghiệm và hướng dẫn viên tại điểm, Tổ văn nghệ.
* Trách nhiệm và chức năng của Ban Quản lý du lịch cộng đồng và các Tổ dịch vụ:
- Ban Quản lý du lịch cộng đồng:
+ Quản lý hành chính, các thủ tục pháp lý; liên kết các thành viên của cộng đồng trong kinh doanh du lịch tại làng rau, đồng thời triển khai việc điều phối kinh doanh, phát triển và quản lý các hoạt động, dịch vụ du lịch của cộng đồng tham gia phục vụ phát triển du lịch tại làng rau Thuận Nghĩa.
+ Xây dựng và ban hành quy chế, nội quy hoạt động du lịch cộng đồng.
+ Tổng hợp, báo cáo các hoạt động của Ban Quản lý với các cơ quan chức năng theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
+ Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ trên cơ sở tư vấn của các cơ quan chuyên môn phù hợp với đặc điểm của địa phương, tìm kiếm khách du lịch, triển khai các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quảng bá và kinh doanh các sản phẩm du lịch cộng đồng Làng rau Thuận Nghĩa qua các công ty lữ hành, qua các kênh truyền thông báo chí, internet,...
+ Tiếp đón các đoàn tour từ các công ty lữ hành, các cá nhân đến tham quan tại làng rau; điều phối đến các tổ dịch vụ, ký kết hợp đồng và xuất hóa đơn tài chính theo quy định của pháp luật.
- Các tổ dịch vụ có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ du lịch do Văn phòng Ban quản lý điều phối đến Tổ của mình và phối hợp với các tổ dịch vụ khác để phục vụ khách du lịch; đồng thời, kiểm soát quy trình chất lượng các dịch vụ du lịch của tổ mình và các tổ khác, cụ thể:
+ Tổ Lưu trú: nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thông thoáng, sáng sủa, mát mẻ, có chăn nệm, gối, màn, điện, quạt, nhà vệ sinh. Nhà tắm có nước nóng và các thiết bị vệ sinh khác. Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khách lưu trú; không gây ô nhiễm môi trường.
+ Tổ Ẩm thực: đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, nhà vệ sinh.
+ Tổ Vận chuyển, trải nghiệm và hướng dẫn viên tại điểm: những hộ kinh doanh cho thuê xe đạp, xe máy, xe điện tại làng rau, các hộ cung cấp dịch vụ trải nghiệm tại làng rau và các hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phụ trách đưa khách đi trải nghiệm tại làng rau. Các hướng dẫn viên có kiến thức về văn hóa địa phương và về các quy trình nông nghiệp.
+ Tổ Văn nghệ, võ cổ truyền: phục vụ biểu diễn hô bài chòi, võ cổ truyền,… khi có đoàn khách yêu cầu.
4.4. Giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch
- Tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành tham quan các cụm du lịch cộng đồng và kết nối nguồn khách từ những doanh nghiệp này đến làng rau Thuận Nghĩa.
- Hỗ trợ thiết kế bộ nhận diện và hình ảnh cho sản phẩm du lịch cộng đồng của làng rau . Thực hiện liên kết với các tài khoản du lịch làng rau Thuận Nghĩa trên các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, Youtube… và app du lịch Bình Định; các trang thông tin du lịch của tỉnh và huyện Tây Sơn.
- Tổ chức chụp và ghi hình làm tư liệu quảng bá cho các dịch vụ, sản phẩm đã triển khai tại làng rau. Xây dựng các tour liên kết mẫu giữa làng rau và các điểm văn hóa, lịch sử lân cận trên địa bàn huyện.
- Xây dựng các bài thuyết minh, hướng dẫn cơ bản, chính xác làm nền tảng giới thiệu về văn hóa, lịch sử và những sản phẩm của làng rau.
4.5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng
- Chủ động, tăng cường sự hỗ trợ các cơ quan chuyên môn mở các khóa đào tạo nghiệp vụ: Quy trình đón tiếp và phục vụ khách; Kỹ năng xây dựng sản phẩm, dịch vụ, phát huy giá trị tài nguyên; Hướng dẫn và giúp người dân triển khai một số sản phẩm mới, đặc trưng; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Nghiệp vụ hướng dẫn khách; Nghiệp vụ chế biến món ăn; Nghiệp vụ buồng; Ngoại ngữ cơ bản; Kỹ năng thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá; Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững”.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng cho người dân, ban quản lý, hợp tác xã.
- Hỗ trợ người dân tham gia học tập kinh nghiệm du lịch cộng đồng tại các địa phương khác trong toàn quốc, phù hợp mô hình của làng rau.
V. KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
Sử dụng từ nguồn dự toán kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý địa phương.
Huy động nguồn tài trợ, viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác.
VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN (Phụ lục kèm theo)
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND huyện Tây Sơn: Là cơ quan chủ trì triển khai nội dung của Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa với các nội dung:
- Chủ trì chỉ đạo UBND thị trấn Phú Phong xây dựng mô hình quản lý du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa.
- Có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu vực thực hiện đề án sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
- Chủ trì, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông đảm bảo phục vụ hoạt động du lịch; nâng cấp hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, như: khu vực đón tiếp khách du lịch, quầy thông tin, trưng bày sản phẩm du lịch; nhà vệ sinh.
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư bãi đậu xe; dự án thương mại - du lịch; các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động “trên bến dưới thuyền”; hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành đưa khách tham quan, trải nghiệm các hoạt động làng rau.
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và chất lượng các dịch vụ du lịch; hỗ trợ người dân tham gia học tập kinh nghiệm du lịch cộng đồng tại các địa phương khác trong cả nước có mô hình du lịch cộng đồng phù hợp.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt chương trình; giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch; tạo cảnh quan đường làng xanh, sạch, đẹp.
2. Sở Du lịch
- Phối hợp, hỗ trợ chuyên môn với UBND huyện Tây Sơn về phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản xuất nông nghiệp tại Làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn; phối hợp định hướng phát triển các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch.
- Phối hợp với UBND huyện Tây Sơn hỗ trợ về chuyên môn trong việc thành lập mô hình quản lý du lịch cộng đồng.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ khách du lịch; truyền thông các nội dung liên quan du lịch cộng đồng.
- Xây dựng các biển chỉ dẫn; biển tuyên truyền “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch”. Phối hợp công tác quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển thị trường khách du lịch; định hướng phát triển sản phẩm du lịch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư công, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án đầu tư công thuộc Đề án.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Du lịch trong việc lập dự toán trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định.
5. Sở Công thương: Phối hợp Sở Du lịch quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng tại các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương.
6. Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp với huyện Tây Sơn thực hiện các dự án phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp di tích lịch sử, công trình văn hóa có giá trị tại địa phương, hỗ trợ các lò võ để phát triển du lịch, nhằm phát triển các tuyến du lịch kết nối với điểm du lịch cộng đồng Làng rau Thuận Nghĩa.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện Tây Sơn và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung:
Hướng dẫn xây dựng mô hình phát triển các loại rau, hoa… gắn với phát triển du lịch tại Làng rau Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn.
Lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với các nội dung phát triển du lịch trên địa bàn.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn về chuyên môn, phối hợp với các sở, ngành trong công tác tuyên truyền vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường nước, không khí, chất thải...; lồng ghép các chương trình về bảo vệ môi trường tại điểm du lịch cộng đồng Làng rau Thuận Nghĩa.
9. Sở Xây dựng: Tham gia ý kiến về nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu vực thực hiện đề án; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng theo phân cấp đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan, môi trường sinh thái tại khu vực thực hiện đề án.
10. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với các ngành, UBND huyện Tây Sơn triển khai các dự án xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông vào các điểm du lịch cộng đồng; đồng thời liên quan đến các tuyến đường do địa phương quản lý, đề nghị UBND huyện Tây Sơn chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát cho phù hợp.
11. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của khu vực. Hướng dẫn và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
12. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với địa phương, các ngành liên quan tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề liên quan đến nghiệp vụ du lịch cho người dân của xã.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND huyện Tây Sơn thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch có liên quan gắn với các nội dung phát triển du lịch trên địa bàn.
13. Liên minh hợp tác xã tỉnh:
Hướng dẫn việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến du lịch trên địa bàn.
14. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình
Định, Báo Bình Định:
Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, dự án thu hút đầu tư và du lịch cộng đồng Làng rau Thuận Nghĩa.
15. Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh: Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn nơi triển khai các đề án phát triển du lịch cộng đồng tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về an ninh trật tự trong kinh doanh du lịch cộng đồng; Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu vực thuộc phạm vi triển khai các đề án du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa bàn phức tạp về dân tộc, tôn giáo, liên quan quốc phòng, an ninh, xung quanh khu vực cấm, địa điểm cấm, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh, quốc phòng.
16. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bình Định, Ngân hàng Chính sách chi nhánh Bình Định
Hỗ trợ nguồn vốn vay đối với các hộ sản xuất tại làng rau các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
17. Hiệp Hội Du lịch Bình Định
- Định hướng xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại địa phương; xây dựng, tour, tuyến du lịch gắn với làng rau tại khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn.
- Vận động các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành hợp tác; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở tour đến Làng rau Thuận Nghĩa; kêu gọi sự giúp đỡ của các doanh nghiệp nhằm đề cao loại hình du lịch có trách nhiệm.
- Quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch; phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức cho các công ty lữ hành tham quan các cụm du lịch cộng đồng và kết nối nguồn khách từ những công ty này đến các điểm.
- Phối hợp với Sở Du lịch Bình Định và các sở, ngành, huyện Tây Sơn trong công tác tổ chức đào tạo nghề du lịch cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý du lịch cho các cơ sở, hộ gia đình tại địa phương; đào tạo, bồi dưỡng cho người dân những kiến thức cơ bản trong quá trình tiếp đón khách du lịch, kỹ năng kinh doanh dịch vụ du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
18. Cấp ủy, chính quyền thị trấn: Tổ chức phát triển du lịch cộng đồng địa phương; ban hành quyết định thành lập, điều lệ tổ chức hoạt động của Ban Quản lý và thành lập các tổ nhóm chính trong dịch vụ du lịch. Huy động người dân tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.
19. Hộ dân tại địa phương tham gia áp dụng mô hình
- Trang bị kiến thức, kỹ năng và cách làm du lịch cộng đồng. Chú trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm nhằm tạo sự hài lòng và thu hút khách du lịch.
- Trên cơ sở các nguồn kinh phí hỗ trợ, vốn vay, bố trí đầu tư cơ sở vật chất, hình thành các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm… phục vụ khách du lịch theo mô hình đề xuất và phù hợp với điều kiện.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp theo hướng sạch và thân thiện với môi trường; nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, tạo không gian sống, cũng như du lịch cộng đồng bền vững./.
PHỤ LỤC 03
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG K3, XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH
BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định
số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2024 của UBND tỉnh Bình Định)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Hiện nay du lịch cộng đồng đang được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hoá bản địa.
Bình Định là tỉnh có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch cộng đồng, là nơi hội tụ, kết tinh của nhiều văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu với những giá trị đặc sắc như: di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian, đặc biệt là lễ hội giàu tính nhân văn của các dân tộc thiểu số miền núi (Bana, Chăm, H’re), ẩm thực, âm nhạc dân tộc, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán và danh lam thắng cảnh, nổi bật là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận: Nghệ thuật bài chòi; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Võ cổ truyền, nghệ thuật hát bội. Tỉnh Bình Định nằm trên con đường di sản miền Trung, nơi các địa phương trong vùng đang phát triển rất mạnh mẽ như thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,...; đây là cơ hội lớn để tỉnh Bình Định thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Làng K3 nằm trong địa phận xã Vĩnh Sơn là xã vùng núi cao của huyện Vĩnh Thạnh nên có sẵn lợi thế từ khí hậu (khí hậu ôn hòa, mát mẻ), cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú (có hệ sinh thái rừng, hồ, sông, suối, thác nước, các loại cây, hoa xứ lạnh, lâm sản quý hiếm,...). Cùng với đó là nguồn tài nguyên quý giá về văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của đồng bào Bana Vĩnh Thạnh như (các lễ hội, các trò chơi, các điệu dân vũ, các bài cúng, những bài hơamon, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, kiến trúc nhà sàn, nghề đan lát, dệt thổ cẩm, những làn điệu hát ru, những nhạc cụ dân tộc độc đáo như cồng chiêng, tơ rưng....). Tuy có những điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa lịch sử đặc sắc và giàu truyền thống nhưng vẫn đang ở dạng tiềm năng, hoạt động du lịch chưa phát triển. Vì vậy việc xây dựng Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh là hết sức cần thiết nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế nêu trên để phát triển hoạt động du lịch tại khu vực, tạo điểm đến mới hấp dẫn, thu hút du khách khi đến Bình Định, đồng thời tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.
2. Căn cứ xây dựng Đề án
- Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Chương trình hành động số 103/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Chương trình hành động số 06-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025;
- Quyết định số 3806/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển du lịch tỉnh Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
II. Phạm vi Đề án
- Về không gian: Toàn bộ địa giới hành chính của làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; trong đó tập trung nghiên cứu phát triển các dịch vụ du lịch cộng đồng gần khu vực quy hoạch 1/500 khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng du lịch đến tháng 9 năm 2023; đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng của làng K3, xã Vĩnh Sơn đến năm 2025.
Hình 1: khu vực nghiên cứu của Đề án tại Làng K3, xã Vĩnh Sơn
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Làng K3 nằm ở phía Đông xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh có 149 hộ đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh có 48 hộ, dân tộc BaNa có 101 hộ.
- Đến cuối năm 2022, 100% hộ gia đình trong làng đạt gia đình văn hóa, trong đó có 23/149 hộ đạt gia đình văn hóa xuất sắc; 100% hộ gia đình sử dụng điện thắp sáng, dùng nước hợp vệ sinh, có chuồng trại cách xa nhà ở; hầu hết các hộ có phương tiện đi lại, tivi để nghe nhìn, nắm bắt thông tin thời sự. Đặc biệt, bà con trong làng đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
- Hiện tại Làng K3 có nhà rông, có 02 nhà cho thuê trọ; bà con chủ yếu trồng rau, mì, buôn bán, trồng cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, bưởi... Bên cạnh đó, kinh tế dưới tán rừng cũng là một nguồn thu nhập của bà con đồng bào thông qua việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản phụ dưới tán rừng, phát triển mô hình kinh tế trang trại dưới hình thức nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng cây dược liệu dưới tán rừng.
2. Tiềm năng phát triển du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch
Làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh là một trong những làng đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ khá nguyên vẹn các giá trị văn hóa đặc sắc, phong phú. Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người đồng bào gắn với thiên nhiên, sinh thái vùng núi cao sẽ tạo nên những giá trị trải nghiệm du lịch đặc sắc.
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nằm ở độ cao 800 m nên Làng K3, xã Vĩnh Sơn có khí hậu mát mẻ ôn hòa, đất đai màu mỡ, thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả, rau, hoa ôn đới; có diện tích đất rừng tự nhiên lớn (cả xã Vĩnh Sơn hiện có 11.408,63 ha), hệ sinh thái đa dạng phong phú và có nhiều loại lâm sản quý hiếm; có Hồ A thủy điện Vĩnh Sơn.
- Hồ A Vĩnh Sơn: nằm ở trung tâm xã Vĩnh Sơn. Dải đất xung quanh lòng Hồ A thủy điện Vĩnh Sơn là khu vực đồi núi dốc, núi rừng tự nhiên lâu năm, kết hợp với mặt nước lòng hồ rộng tạo nên một không gian đẹp, thoáng đãng, trong lành. Đứng bên bờ Hồ A có thể nhìn bao quát cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ với màu xanh ngút ngàn của rừng tự nhiên, đồi núi điệp trùng. Hiện nay, một số loại hoa cảnh quan xung quanh Hồ A được trồng phục vụ phát triển du lịch sinh thái như Anh Đào, Mai Anh Đào, Cẩm Tú Cầu… đã làm tăng thêm vẻ đẹp của Hồ A Vĩnh Sơn.
- Núi rừng tự nhiên: Khung cảnh rừng núi bạt ngàn hùng vĩ, những dòng suối nhỏ trong lành quấn quanh khu rừng, không khí mát mẻ.. tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ và yên bình. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
- Văn hóa và đời sống người dân địa phương, đặc biệt của đồng bào Bana, còn lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống là những giá trị cốt lõi thu hút khách du lịch. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc riêng của đồng bào Bana Kriêm được thể hiện rõ nét qua trang phục, nông cụ, nhạc cụ, lễ hội mừng lúa mới, các trò chơi, các điệu múa xoang, các bài cúng, những bài hơmon, kiến trúc nhà sàn, nghề đan lát, dệt thổ cẩm, những làn điệu hát ru, những nhạc cụ dân tộc độc đáo…Hàng năm, từ tháng Chạp đến tháng Ba âm lịch, đồng bào Bana theo truyền thống mở lễ hội tạ ơn Giàng là đấng thần linh tối cao của họ. Người Bana gọi lễ ấy là Koh Kpô hay Groong Kpô Tonơi, tiếng Việt gọi là lễ hội Đâm trâu.
- Ẩm thực, đặc sản: Văn hóa ẩm thực phản ánh đời sống vật chất, tinh thần cũng như cách thức con người ứng xử với thiên nhiên. Ẩm thực đặc sắc phải kể tới như rượu Cần, heo Đen, cơm Lam, cá Tầm, cá Điêu hồng, cá Chép giòn, mật ong rừng, chè dây Vĩnh Sơn, bánh tráng, rau Dớn, cá Đá, cá Niêng, gà đồi nướng muối lá chanh ớt bay...
2.2. Điều kiện về hạ tầng
- Hệ thống điện: Làng K3, xã Vĩnh Sơn đã được đầu tư, cung cấp điện đầy đủ do có tuyến đường điện 22kV đi qua địa bàn.
- Hệ thống nước sạch: Hiện tại chưa có hệ thống cấp nước tại địa bàn, người dân sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước giếng khoan và nước lấy từ suối.
- Hệ thống giao thông: Tuyến đường tỉnh lộ DT637 là tuyến giao thông đối ngoại đi qua khu vực. Hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực gồm có 1 tuyến đường bê tông (rộng 4m) đấu nối từ đường DT637 đi làng K1 và 2 tuyến đường đất dân sinh (rộng khoảng 3m).
3. Hiện trạng hoạt động du lịch cộng đồng
3.1. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện tại Làng K3 có 01 Nhà rông (Nhà văn hóa), có 02 cơ sở lưu trú, 02 nhà sàn (Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn phục vụ việc lưu trú của khách); có 01 khu trưng bày một số sản phẩm về động vật, thực vật (Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn phục vụ việc lưu trú của khách) và đang thi công khu trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Hình 2: Nhà văn hóa tại Làng K3
3.2. Về khách du lịch
- Trong 02 năm 2021 - 2022, huyện đã đầu tư xây dựng Khu sinh thái về một số loại hoa, như hoa Anh Đào, Mai Anh Đào tại xã Vĩnh Sơn với các hạng mục như: đường nội bộ, vườn hoa đào, hoa cẩm tú cầu, phượng tím… từ đó thu hút được một lượng khách tham quan đến với làng K3, xã Vĩnh Sơn. Theo thống kê của huyện Vĩnh Thạnh từ năm 2021-2022 có khoảng 2.000 lượt khách đến tham quan tại xã Vĩnh Sơn; trong 09 tháng đầu năm 2023 đã đón được 9.500 lượt khách, ước cả năm 2023 đón được 10.000 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 đạt 600 triệu đồng; 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2 tỷ đồng; ước cả năm 2023 đạt 2,1 tỷ đồng.
- Hiện nay, khách đến thăm quan làng K3, xã Vĩnh Sơn chủ yếu là khách du lịch trong tỉnh; học sinh, sinh viên đi khảo sát thực tế, ít ở lại lưu trú qua đêm.
4. Phân tích những điều kiện thuận lợi và hạn chế để phát triển du lịch cộng đồng
4.1. Thuận lợi
- Địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp (núi, rừng, sông, suối, hồ…), diện tích mặt nước lớn; thiên nhiên vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ; khí hậu mát mẻ, trồng được một số loại hoa, rau ôn đới, được ví như “Đà Lạt của Bình Định”.
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên, văn hóa phong phú và có giá trị như: Hang Dơi, Thành Tà Kơn, Vườn Cam Nguyễn Huệ,…văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số đặc trưng và đa dạng của đồng bào Bana.
- Ẩm thực, đặc sản: Ẩm thực đặc sắc như rượu Cần, heo Đen, cơm Lam, cá Tầm, cá Điêu hồng, cá Chép giòn, mật ong rừng, chè dây Vĩnh Sơn, bánh tráng, rau Dớn, cá Đá, cá Niêng, gà đồi nướng muối lá chanh ớt bay, măng tre điền trúc...
- Khả năng kết nối thuận lợi đến các địa phương lân cận: tiếp giáp với thị xã An Khê của tỉnh Gia Lai; phía Tây Bắc của huyện tiếp giáp tuyến đường Đông Trường Sơn kết nối Vĩnh Thạnh với các tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, thuận lợi qua cửa khẩu Nam Lào.
4.2. Hạn chế
- Hệ thống giao thông tiếp cận và cơ sở hạ tầng (đặc biệt là nước sạch) tại làng K3 còn nhiều hạn chế.
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, điểm đón tiếp khách chưa hình thành.
- Người lao động tại địa phương chủ yếu là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số vì vậy việc phục vụ, đón tiếp khách, nghiệp vụ du lịch của các hộ gia đình còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chưa có kinh nghiệm tổ chức dịch vụ du lịch.
- Trang thiết bị, tiện nghi tại các hộ gia đình chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, chưa đáp ứng phục vụ được khách du lịch. Chưa có hệ thống phòng ngủ, nhà vệ sinh đạt chuẩn.
- Điều kiện kinh tế một số hộ dân còn khó khăn.
IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1. Quan điểm
- Xây dựng hoạt động du lịch cộng đồng tại Làng K3 xã Vĩnh Sơn nhằm định hướng hình thành sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng thu nhập cho hộ gia đình.
- Sự phát triển của du lịch cộng đồng sẽ khắc phục được những nhược điểm thường thấy của du lịch hiện nay như: tính tự phát, dịch vụ thiếu chuyên nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, sự đồng thuận đồng lòng trong xóm, làng.. sẽ tạo được sự gắn kết hiệu quả giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện Vĩnh Thạnh.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển du lịch cộng đồng tại làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương theo hướng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi thu hút đầu tư hình thành các điểm tham quan du lịch trọng tâm; nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Là cơ sở để xây dựng mô hình thí điểm, cơ chế quản lý để phát triển du lịch cộng đồng tại làng K3 và các địa bàn khác trong tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025 phấn đấu thu hút 25 nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và nghỉ dưỡng, tăng 150% so với năm 2023, với doanh thu từ khách du lịch đạt 6 tỷ đồng, tăng 185% so với năm 2023; ước có 6-8 homestay và cơ sở lưu, trú tăng 100% so với năm 2023.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng thương hiệu
Tập trung xây dựng thương hiệu “Làng du lịch sinh thái cộng đồng K3 xã Vĩnh Sơn” gắn với các yếu tố “Bản sắc văn hóa người Bana Kriem và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc” để thu hút khách du lịch.
3.2. Định hướng thị trường
- Thị trường khách nội địa được xác định là thị trường chính của du lịch cộng đồng Làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Định hướng phát triển thị trường này như sau:
Tập trung thu hút khách du lịch thị trường trong tỉnh; thị trường các tỉnh lân cận và nhất là Tây Nguyên có khoảng cách địa lý gần qua quốc lộ 19, đường Đông Trường Sơn. Chú trọng thu hút đối tượng khách tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần.
Thu hút khách du lịch từ các thị trường chính của tỉnh, kết nối các tour du lịch từ khu vực phía nam tỉnh để khai thác lợi thế tiềm năng du lịch và đường Đông Trường Sơn, mục đích chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
+ Các đối tượng khách chính: khách du lịch tham quan, khách du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; khách du lịch sinh thái, trải nghiệm.
- Từng bước mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế đến Bình Định.
3.3. Định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ
3.3.1. Đề xuất phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng
- Du lịch trải nghiệm văn hóa: Lưu trú tại Làng K3, trải nghiệm các công việc thường ngày của người dân địa phương; thưởng thức các món ăn đặc trưng; tham gia dệt thổ cẩm, tìm hiểu về trang phục truyền thống; chụp ảnh với trang phục truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số; cắm trại; tổ chức các trò chơi dân gian. Tìm hiểu, tham gia các lễ hội truyền thống, thưởng thức nghệ thuật của đồng bào Bana.
- Du lịch khám phá thiên nhiên, nông nghiệp: Tham quan khám phá rừng tự nhiên, hồ, suối…; trải nghiệm cảnh quan mùa hoa nở (hoa đào, cẩm tú cầu, phượng tím); tham quan các khu sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- Du lịch ẩm thực, mua sắm: Tổ chức chương trình ẩm thực, bữa ăn theo mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”, du khách trực tiếp tham gia các công đoạn thu hoạch, sơ chế, nấu ăn… Thưởng thức các món ăn đặc sắc của địa phương. Mua sắm đặc sản của địa phương: các loại hoa, mật ong,…
3.3.2. Định hướng phát triển hệ thống dịch vụ
- Dịch vụ lưu trú: homestay (ở cùng nhà dân); khu nhà sàn của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn; cắm trại.
- Dịch vụ ẩm thực: cung cấp các món ăn đặc sắc từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương (gà, heo đen, cá tầm…); rau, trái ôn đới.
- Dịch vụ hướng dẫn tham quan: tổ chức tham quan cảnh quan bản làng, vườn hoa anh đào, cẩm tú cầu, các khu sản xuất nông nghiệp, thủy sản…; khám phá sinh thái rừng với lực lượng hướng dẫn viên du lịch tại chỗ là người dân trong làng.
- Dịch vụ thưởng thức nghệ thuật: thưởng thức các điệu múa đặc trưng của đồng bào Bana.
- Dịch vụ mua sắm: mua sắm hàng đặc sản, nông sản của địa phương và các sản phẩm OCOP; các loại hoa.
- Dịch vụ vận chuyển: cho thuê xe đạp, dịch vụ xe điện.
3.4. Chương trình tham quan du lịch (1-2 ngày)
- Ngày 1: Buổi trưa đến Làng K3, xã Vĩnh Sơn: Tham quan Nhà Rông, tham quan làng và một số vườn rau, trái ôn đới. Ăn trưa, thưởng thức rau, trái của địa phương. Buổi chiều thăm vườn hoa đào, các loại hoa, khu giới thiệu động thực vật Vĩnh Sơn; dạo đường hoa. Buổi tối, thưởng thức ẩm thực đặc sản của đồng bào Bana Kriem, xem biểu diễn cồng chiêng, đốt lửa trại, múa hát, uống rượu cần; cắm trại.
- Ngày 2: Tham quan hồ A: cá tầm, các hoạt động vui chơi giải trí tại hồ A; khu trưng bày hàng đặc sản của xã Vĩnh Sơn; tham quan nghe giới thiệu về Thành Tà Kơn.
4. Nhiệm vụ và giải pháp
4.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương về phát triển du lịch cộng đồng. Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và du khách trong xây dựng, bảo vệ văn hóa, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững.
4.2. Về đầu tư, phát triển
* Các hạng mục đầu tư
- Cải tạo cảnh quan: hai bên đường xung quanh làng trồng các loài hoa để tạo cảnh quan (ngoài những đoạn đường đã trồng hoa Anh Đào).
- Làm sạch môi trường: thu gom và xử lý rác thải; bố trí các thùng rác công cộng dọc các tuyến đường...
- Đầu tư các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn
- Tiếp tục đầu tư nhà trưng bày, bãi đỗ xe; đầu tư phục dựng kiến trúc nhà truyền thống.
- Hỗ trợ người dân địa phương đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch: lưu trú; ăn uống; mua sắm; xe điện; cắm trại, đốt lửa trại và biểu diễn cồng chiêng. Hình thành khu cắm trại qua đêm.
- Kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án thuộc khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vĩnh Sơn theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
* Nguồn vốn đầu tư:
- Tranh thủ nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu phát triển cho khu vực miền núi, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Ưu tiên ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng; trùng tu tôn tạo các di tích; bảo vệ tài nguyên môi trường; hoạt động quảng bá xúc tiến; tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân; đào tạo. bồi dưỡng nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm để đầu tư phát triển du lịch.
- Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành bằng cách hợp tác đôi bên cùng có lợi thông qua cơ chế tạo điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp mở tour đến làng K3, xã Vĩnh Sơn; kêu gọi sự giúp đỡ của các doanh nghiệp nhằm đề cao loại hình du lịch có trách nhiệm.
- Hỗ trợ người dân đầu tư cơ sở dịch vụ tại các hộ dân, khi có Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Khuyến khích các hộ kinh doanh tự đầu tư, xây dựng cơ sở đảm bảo phục vụ khách du lịch. Đồng thời, các hộ gia đình dân cư có thể tự huy động vốn, vay ưu đãi tại ngân hàng với lãi suất thấp, dài hạn để phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo…
Hình 7: Sơ đồ bố trí sơ bộ các dịch vụ du lịch cộng đồng
4.4. Xây dựng mô hình quản lý kinh doanh du lịch cộng đồng (DLCĐ)
Sơ đồ 2: Quản lý hoạt động du lịch cộng đồng
* Ban Quản lý (BQL) du lịch cộng đồng (DLCĐ):
Sở Du lịch hỗ trợ về chuyên môn; UBND huyện Vĩnh Thạnh hướng dẫn, chỉ đạo UBND xã Vĩnh Sơn thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng Làng K3, xã Vĩnh Sơn.
BQL DLCĐ với các thành phần đại diện gồm: chính quyền địa phương, 01 trưởng thôn hoặc người có uy tín trong làng và 04 thành viên đại diện của các đội dịch vụ. Các tổ dịch vụ hoạt động dưới sự quản lý của BQL DLCĐ gồm: Tổ dịch vụ lưu trú; Tổ dịch vụ ăn uống; Tổ dịch vụ văn nghệ; Tổ dịch vụ đón tiếp hướng dẫn tham quan, vận chuyển, mua sắm.
(1) BQL có trách nhiệm:
+ BQL sau khi được thành lập có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế du lịch cộng đồng, quy định về phân phối lợi ích kinh tế.
+ Lập kế hoạch hoạt động hàng tháng và hàng tuần, triển khai hướng dẫn hoạt động cho những người có liên quan, bao gồm cả các hoạt động thường xuyên và hoạt động phát sinh trong tuần/tháng.
+ Tiến hành hoạt động kiểm tra chất lượng dịch vụ và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy chế của hoạt động DLCĐ. Kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại làng; phát hiện các hiện tượng ô nhiễm môi trường và báo cho cơ quan chuyên môn có chức năng giải quyết.
+ Phân bổ khách; thống kê và báo cáo tình hình hoạt động DLCĐ cho UBND xã Vĩnh Sơn.
+ Thảo luận và thống nhất với cộng đồng địa phương mình, xây dựng các quy chế, quy định nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo vệ văn hóa và chia sẻ lợi ích từ DLCĐ.
+ Ký kết hợp đồng hợp tác phục vụ khách du lịch với hộ gia đình và cá nhân có đủ điều kiện.
(2) Các Tổ dịch vụ:
+ Tổ dịch vụ lưu trú: Mỗi hộ đón khách phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, không nuôi súc vật dưới gầm nhà sàn, thông thoáng, sáng sủa, mát mẻ, có chăn nệm, gối, màn, điện, quạt, nhà vệ sinh. Nhà tắm có nước nóng và các thiết bị vệ sinh khách. Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khách lưu trú; không gây ô nhiễm môi trường.
+ Tổ dịch vụ ăn uống: Tổ phục vụ ăn uống của làng do một người có chuyên môn và ảnh hưởng nhất làm đội trưởng, có trách nhiệm phục vụ ăn uống cho các đoàn khách du lịch nghỉ tại Làng. Ưu tiên những gia đình không có điều kiện làm nhà nghỉ tham gia vào Đội nhằm tạo cơ hội để mọi người dân đều được tham gia và hưởng lợi từ du lịch. Đội tự hoạch toán trên cơ sở quy định về mức giá và đóng góp cho Quỹ DLCĐ của Làng như quy định trong quy ước
+ Tổ dịch vụ văn nghệ: Tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ phục vụ khác; thu thập hệ thống các loại hình văn hoá, văn nghệ tại địa phương mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; xây dựng các chương trình biểu diễn, hướng dẫn khách sử dụng, trình diễn các nhạc cụ truyền thống; tổ chức tiếp đón khách.
+ Tổ dịch vụ đón tiếp hướng dẫn tham quan, vận chuyển, mua sắm: Đón tiếp khách, phân bổ khách đến các hộ lưu trú; hướng dẫn khách đến các hộ lưu trú; hướng dẫn khách tham quan; hướng dẫn khách tham gia các hoạt động mua sắm tại địa phương.
4.5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng
- Chủ động, tăng cường sự hỗ trợ các cơ quan chuyên môn mở các khóa đào tạo nghiệp vụ: Quy trình đón tiếp và phục vụ khách; Kỹ năng xây dựng sản phẩm, dịch vụ, phát huy giá trị tài nguyên; Hướng dẫn và giúp người dân triển khai một số sản phẩm mới, đặc trưng; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Nghiệp vụ hướng dẫn khách; Nghiệp vụ chế biến món ăn; Nghiệp vụ buồng; Ngoại ngữ cơ bản; Kỹ năng thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá; Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững cho cán bộ địa phương và các hộ dân tham gia hoạt động phục vụ du lịch tại làng K3, ban quản lý, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn.
- Hỗ trợ người dân tham gia học tập kinh nghiệm du lịch cộng đồng tại các địa phương khác trong cả nước có mô hình du lịch cộng đồng phù hợp.
4.6. Giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch
- Tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành tham quan các cụm du lịch cộng đồng và kết nối nguồn khách từ những doanh nghiệp này đến làng K3 xã Vĩnh Sơn.
- Giới thiệu, quảng bá du lịch xã Vĩnh Sơn qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trang internet của Sở Du lịch, của huyện và các đơn vị liên quan, tài liệu hướng dẫn du khách; các trang mạng xã hội liên quan về du lịch.
- Xây dựng bảng thông tin, chỉ dẫn để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Lồng ghép, quảng bá trong các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh, app du lịch Bình Định.
- Tổ chức các sự kiện nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: lễ hội hoa Anh Đào, lễ hội ăn cốm lúa mới,... kết hợp với văn hóa đồng bào Bana Vĩnh Thạnh.
V. KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
Sử dụng từ nguồn dự toán kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý địa phương.
Huy động nguồn tài trợ, viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác.
VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN (Phụ lục đính kèm)
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND huyện Vĩnh Thạnh: Là cơ quan chủ trì triển khai nội dung của Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Chủ trì xây dựng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công cộng phát triển du lịch cộng đồng. Chỉ đạo UBND xã Vĩnh Sơn triển khai xây dựng, quản lý và phát triển du lịch cộng đồng; ban hành các quy định, quy chế về hoạt động du lịch cộng đồng.
- Có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu vực thực hiện đề án sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng.
2. Sở Du lịch: Phối hợp, hỗ trợ chuyên môn với UBND huyện Vĩnh Thạnh về phát triển du lịch cộng đồng tại xã Vĩnh Sơn. Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ cho các đối tượng. Phối hợp thực hiện công tác giới thiệu, quảng bá du lịch cộng đồng, liên kết với các doanh nghiệp để quảng bá và khai thác; truyền thông các nội dung liên quan du lịch cộng đồng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư công, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án đầu tư công thuộc Đề án.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Du lịch trong việc lập dự toán trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định.
5. Sở Công thương: Phối hợp Sở Du lịch quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng tại các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương.
6. Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp với UBND huyện Vĩnh Thạnh thực hiện các dự án phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp di tích lịch sử, công trình văn hóa có giá trị tại xã Vĩnh Sơn, hỗ trợ các đội văn nghệ để phục vụ du lịch.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện Vĩnh Thạnh và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung:
- Tiếp tục hướng dẫn xây dựng mô hình, dự án phát triển các cây dược liệu, vườn hoa anh đào, rau an toàn,… gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Vĩnh Sơn.
- Triển khai, tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ cảnh quan, môi trường rừng, góp phần tích cực trong hỗ trợ phát triển du lịch bền vững tại xã Vĩnh Sơn.
- Lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với các nội dung phát triển du lịch trên địa bàn.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn về chuyên môn, phối hợp với các sở, ngành trong công tác tuyên truyền vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường nước, không khí, chất thải, khí thải… tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện.
9. Sở Xây dựng: Tham gia ý kiến về nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu vực thực hiện đề án; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng theo phân cấp đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan, môi trường sinh thái tại khu vực thực hiện đề án.
10. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với các ngành, UBND huyện Vĩnh Thạnh triển khai các dự án xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông vào các điểm du lịch cộng đồng; đồng thời liên quan đến các tuyến đường do địa phương quản lý, đề nghị UBND huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát cho phù hợp.
11. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của khu vực. Hướng dẫn và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
12. Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh: Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn nơi triển khai các đề án phát triển du lịch cộng đồng tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về an ninh trật tự trong kinh doanh du lịch cộng đồng; Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu vực thuộc phạm vi triển khai các đề án du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa bàn phức tạp về dân tộc, tôn giáo, liên quan quốc phòng, an ninh, xung quanh khu vực cấm, địa điểm cấm, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh, quốc phòng.
13. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định:
Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, dự án thu hút đầu tư và du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải.
14. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với địa phương, các ngành liên quan tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề liên quan đến nghiệp vụ du lịch cho người dân của xã.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND thành phố Quy Nhơn thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch có liên quan gắn với các nội dung phát triển du lịch trên địa bàn.
15. Cấp ủy, chính quyền xã Vĩnh Sơn: Tổ chức phát triển du lịch cộng đồng địa phương; ban hành quyết định thành lập, điều lệ tổ chức hoạt động của Ban Quản lý và thành lập các tổ nhóm chính trong dịch vụ du lịch vì mục đích phát triển du lịch bền vững. Huy động người dân tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.
16. Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định: Hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội thực hiện việc đầu tư, khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ du lịch cộng đồng; đồng thời thông tin, tuyên truyền, quảng bá tại thị trường trong và ngoài nước.
17. Cộng đồng dân cư trên địa bàn: Cộng đồng địa phương tham gia xây dựng quy chế/quy ước hoạt động du lịch cộng đồng. Cử đại diện tham gia Ban quản lý; tham gia tổ nhóm dịch vụ, là chủ thể chính trong hoạt động du lịch cộng đồng bền vững tại địa phương./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.