BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 861/QĐ-BXD |
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2022 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54/NQ-CP NGÀY 12/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54/NQ-CP NGÀY 12/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31/2021/QH15 CỦA QUỐC HỘI
VỀ TÁI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 861/QĐ-BXD ngày 04/10/2022 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng)
Thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ Xây dựng ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
1. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả của ngành Xây dựng thông qua khuyến khích ứng dụng công nghệ mới, bứt phá về năng lực cạnh tranh, tạo chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của ngành, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
2. Kế hoạch phải xác định đúng các nội dung cần được thể chế hóa, cụ thể hóa và đạt kết quả cụ thể trong giai đoạn 2021-2025, phù hợp với đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi cao nhất; kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, những bài học tích cực và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện ở giai đoạn trước.
3. Kế hoạch là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại địa phương, các doanh nghiệp trong toàn ngành tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành Xây dựng trong giai đoạn 2021-2025.
Phù hợp với các chỉ tiêu đề ra tại Chương trình hành động của ngành Xây dựng thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025[1], theo đó đến năm 2025:
1. Tốc độ tăng trưởng bình quân: 6-8%/năm.
2. Các chỉ tiêu về quy hoạch
- Duy trì tỷ lệ 100% phủ kín quy hoạch chung đô thị.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn: 100% xã thuộc huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới được lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã và thực hiện quản lý theo quy hoạch được duyệt.
- Quy hoạch chung đô thị được lồng ghép các mục tiêu tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu: hoàn thành đối với đô thị loại II, III.
3. Tỷ lệ đô thị hóa: Đạt tối thiểu 45%.
4. Các chỉ tiêu về hạ tầng
- Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%-100%.
- Tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.
- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%.
- Tỷ lệ thu gom nước thải đạt khoảng 80%.
- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn tại các đô thị loại II trở lên đạt khoảng 50% và tại các đô thị loại III, IV, V đạt khoảng 20%; phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa tại đô thị đạt 80%.
- Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng tại các đô thị lớn đạt khoảng 11-16%; tỷ lệ đất dành cho bến bãi đỗ xe đạt 1%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 15-20%.
- Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng tại các đô thị đặc biệt đạt 75%, các đô thị loại I trung bình khoảng 20%, các đô thị còn lại trung bình đạt 15%.
- Tỷ lệ chiếu sáng sử dụng nguồn sáng tiết kiệm năng lượng tại các đô thị lớn đạt 20-30%.
- Diện tích cây xanh bình quân/người dân đô thị đạt khoảng 6-8m2.
5. Các chỉ tiêu về nhà ở
- Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 27 m2 sàn/người, trong đó:
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt khoảng 28 m2 sàn/người.
+ Diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 26m2 sàn/người.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1.1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các Đề án “Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng”, “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”; nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thực hiện trong trường hợp cần thiết. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định trong nội dung các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng về quy hoạch, xây dựng công trình, nhà ở đáp ứng yêu cầu về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Thực hiện: Cục Kinh tế xây dựng, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Viện Kinh tế xây dựng và các Cục, Vụ có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
1.2. Tập trung hoàn thành, vận hành và khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng; thực hiện công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia theo đúng quy định.
- Thực hiện: Cục Kinh tế xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
1.3. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế; tổ chức thực hiện, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đầu tư công; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước trong quá trình đầu tư công.
- Thực hiện: Cục Kinh tế xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, và các đơn vị có liên quan.
- Thời hạn: Hàng năm.
1.4. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách để thúc đẩy hợp tác Nhà nước - Tư nhân trong đầu tư xây dựng. Hoàn thiện cơ chế và công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng gắn liền với phương thức đầu tư, hình thức thực hiện dự án, bao quát toàn bộ chi phí vòng đời sản phẩm xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác thống kê và phân tích, dự báo về tình hình trong các lĩnh vực của ngành; nắm chắc tình hình, chủ động phát hiện và có phương án, giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
- Thực hiện: Cục Kinh tế xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng và các đơn vị có liên quan.
- Thời hạn: Hàng năm.
1.5. Quyết liệt tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, thực hiện giao kế hoạch đầu tư công ngay từ đầu năm. Tập trung hoàn thành, nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu. Đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân. Đổi mới, nâng cao vai trò giám sát, đánh giá đầu tư theo hướng giảm các hoạt động tiền kiểm, tăng hậu kiểm.
- Thực hiện: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục Kinh tế xây dựng và các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ.
- Thời hạn: Hàng năm.
1.6. Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình xây dựng. Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, dự toán xây dựng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giảm thiểu sự cố.
- Thực hiện: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Kinh tế xây dựng, Thanh tra Bộ và các Cục, Vụ có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
1.7. Tiếp tục hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng”. Hướng dẫn, phê duyệt phương án tự chủ tài chính để làm cơ sở ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính. Xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành Xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP .
- Thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
- Thời hạn: Hàng năm.
2. Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực
2.1. Phát triển đồng bộ, ổn định, bền vững thị trường bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng.
a) Tháo gỡ khó khăn, cân đối lại cung cầu, cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản, tăng nguồn cung, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Thường xuyên theo sát diễn biến tình hình thị trường bất động sản, tăng cường công tác thông tin dự báo, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường, kịp thời xử lý các vấn đề “nóng” phát sinh.
b) Hoàn thiện, duy trì thường xuyên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính về hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, thuế liên quan đến nhà ở và bất động sản; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản.
c) Thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hàng hóa bất động sản, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, các công trình sản xuất, kinh doanh, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các đô thị.
d) Tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường vật liệu xây dựng; nghiên cứu đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng; phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan theo dõi biến động và kiểm soát giá vật liệu xây dựng. Kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn do tác động của biến động của giá vật liệu xây dựng đến các hoạt động đầu tư xây dựng.
- Thực hiện: Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Vụ Vật liệu xây dựng, Cục Kinh tế xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng và các Cục, Vụ có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
2.2. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách; tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát. Hoàn thành giao dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư công theo đúng thời hạn quy định. Thực hiện triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên; kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng chưa thực hiện phân bổ theo quy định, nhất là các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.
- Thực hiện: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ Xây dựng và các Cục, Vụ có liên quan.
- Thời hạn: Hàng năm.
3.1. Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Quản lý phát triển đô thị trình Quốc hội ban hành vào năm 2022 - 2025.
- Thực hiện: Cục Phát triển đô thị, Vụ Pháp chế và các Cục, Vụ có liên quan.
- Thời hạn: Năm 2025.
3.2. Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch ngành quốc gia: Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực hiện các hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng theo tiến độ chung và hướng dẫn các địa phương xây dựng nội dung quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tỉnh. Bổ sung các quy định về quản lý quy hoạch điều chỉnh, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch phát triển đô thị và kiến trúc.
- Thực hiện: Cục Phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Vụ Vật liệu xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng và các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Năm 2023.
3.3. Đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn địa phương đối với công tác quy hoạch. Nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn kết chặt chẽ giữa các cấp độ quy hoạch và các loại quy hoạch (quy hoạch đô thị với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh); kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm công khai, minh bạch, đồng bộ.
- Thực hiện: Vụ Quy hoạch Kiến trúc và các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
3.4. Tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Kiến trúc và Định hướng kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục triển khai các hoạt động của Ủy ban giám sát của Việt Nam để thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc trong ASEAN theo chức năng nhiệm vụ.
- Thực hiện: Vụ Quy hoạch Kiến trúc và các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Theo tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3.5. Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 06-NQ/BCT ngày 24/01 /2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng triển khai Nghị quyết số 06-NQ/BCT
- Thực hiện: Cục Phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Cục Hạ tầng kỹ thuật, các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
3.6. Xây dựng và trình ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị.
- Thực hiện: Cục Phát triển đô thị.
- Thời hạn: 2022.
3.7. Tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về phân loại đô thị, quản lý đầu tư phát triển đô thị; kiểm tra việc đầu tư, hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu, còn yếu ở các đô thị được phân loại và các đô thị có sự sát nhập các xã, vùng nông thôn vào đô thị để thành lập đơn vị hành chính mới.
- Thực hiện: Cục Phát triển đô thị, các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
3.8. Huy động mọi nguồn lực, chú trọng xã hội hóa để triển khai thực hiện đồng bộ quy hoạch đô thị. Hoàn thiện hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị, gắn xây dựng quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch với phát triển thị trường nhà ở, thị trường bất động sản.
- Thực hiện: Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
3.9. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng lộ trình và có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được phê duyệt. Nâng cao chất lượng nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong các đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và tăng cường công tác kiểm soát, quản lý xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch; đẩy mạnh quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, nhất là ở thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thực hiện: Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch kiến trúc và các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
4.1. Tận dụng các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để nâng cao năng suất, chất lượng công trình xây dựng, sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng, quản lý phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thông minh. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Thực hiện: Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Cục Phát triển đô thị, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Trung tâm Thông tin, các Cục, Vụ, Viện chuyên ngành; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm
4.2. Phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo
a) Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm 2025, tầm nhìn 2030; xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm 2030; nghiên cứu, đề xuất cơ chế phù hợp thu hút, trọng dụng và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ tri thức ngành Xây dựng.
b) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học; chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề thích ứng với điều kiện sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
c) Tiếp tục đổi mới hoạt động khoa học công nghệ của 06 viện nghiên cứu. Đổi mới cơ chế, tạo điều kiện cho nhà khoa học, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ, hợp tác công tư trong triển khai dự án công nghệ quy mô lớn.
- Thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị và các cơ quan có liên quan.
- Thời hạn: Hàng năm.
4.3. Phối hợp quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Hoàn thành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
b) Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, bổ sung, lồng ghép các nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh ... vào các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy hoạch xây dựng, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, định mức kinh tế kỹ thuật.
c) Rà soát, đánh giá thực trạng thoát nước, ngập úng đô thị để có phương án, giải pháp hiệu quả chống ngập úng đô thị nhằm ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
d) Xây dựng chính sách ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ tự động hóa cao sử dụng tối đa công nghệ số, công nghệ nano, sử dụng nhiên liệu tái chế, các loại chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt để sản xuất vật liệu xây dựng; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cách âm, cách nhiệt, vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng có thể tái chế.
đ) Áp dụng công nghệ số và mô hình quản lý thông minh trong quản lý, vận hành, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thúc đẩy nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Thực hiện: Cục Phát triển đô thị, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Vụ Vật liệu xây dựng và các cơ quan có liên quan.
- Thời hạn: Hàng năm.
4.4. Phổ biến và triển khai hiệu quả “Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050”; “Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030” và Đề án “An ninh kinh tế trong lĩnh vực vật liệu xây dựng”.
- Thực hiện: Vụ Vật liệu xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng, các Cục, Vụ, Viện có liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại các địa phương; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Thời hạn: Hàng năm.
4.5. Triển khai cập nhật kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; nghiên cứu, xây dựng khung quản lý, quản trị dữ liệu số ngành Xây dựng. Tiếp tục triển khai xây dựng, đưa vào vận hành các Dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, địa phương.
- Thực hiện: Văn phòng Bộ, Trung tâm thông tin, các Cục, Vụ liên quan; các cơ quan quản lý nhà nước ngành Xây dựng tại địa phương.
- Thời hạn: Hàng năm.
4.6. Phê duyệt, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Xi măng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, trọng tâm là công tác cổ phần hóa; thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu theo kế hoạch được duyệt. Tập trung tái cơ cấu, thoái vốn đối với Tổng công ty cổ phần Sông Hồng, Tổng công ty Cơ khí xây dựng - CTCP.
- Thực hiện: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ và các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu.
- Thời hạn: Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Lãnh đạo Bộ Xây dựng
1.1. Tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch của Bộ Xây dựng trong các lĩnh vực công tác và đơn vị được phân công phụ trách; chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch của Bộ Xây dựng.
1.2. Kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện của các đơn vị; trường hợp cần giải quyết các vấn đề khó hoặc có liên quan đến lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách thì chủ động trao đổi, giải quyết hoặc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
2.1. Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm tại Kế hoạch của Bộ Xây dựng và Phụ lục kèm theo, kết hợp với nhiệm vụ của đơn vị, trước ngày 30/9/2022, xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể của đơn vị mình để triển khai Kế hoạch của Bộ Xây dựng, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, gửi Cục Kinh tế xây dựng để tổng hợp.
2.2. Tập trung, chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được phân công cho đơn vị trong Kế hoạch của Bộ Xây dựng, bảo đảm tiến độ, chất lượng; tổ chức giao ban hàng tháng để kiểm điểm tình hình thực hiện; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất giải pháp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
2.3. Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch của Bộ Xây dựng trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp thực hiện trong năm tiếp theo gửi về Cục Kinh tế xây dựng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.
3. Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng
Chủ trì đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này. Tổng hợp, đánh giá báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRONG CÁC LĨNH VỰC
NGÀNH XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số: 861/QĐ-BXD ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
STT |
Nội dung công việc |
Đơn vị thực hiện |
Thời gian hoàn thành |
|
Chủ trì |
Phối hợp |
|||
1.1. |
Tiếp tục thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ Đề án “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng” |
Vụ KHCN&MT&MT |
Các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
1.2. |
Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng” giai đoạn 2017 - 2021, đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong những năm tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2022 - 2025. |
Cục KTXD |
Viện KTXD và các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
1.3. |
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung hệ thống công cụ phục vụ cho công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tập trung nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các định mức mới, định mức cốt lõi có tác động lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình, hệ thống giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư |
Cục KTXD |
Viện KTXD và các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
1.4. |
Hoàn thiện trình Bộ công bố hệ thống định mức dự toán trong các lĩnh vực dịch vụ công ích đô thị |
Cục KTXD |
Viện KTXD và các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
1.5. |
Hoàn thành đưa vào khai thác, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng |
Cục KTXD |
Các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
1.6. |
Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng”. |
Vụ TCCB |
Vụ KHTC và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ |
Năm 2022 |
1.7. |
Cập nhật kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; xây dựng khung quản lý, quản trị dữ liệu số ngành Xây dựng. Hoàn thành đưa vào vận hành Dịch vụ công trực tuyến tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia Thông báo Nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; tích hợp Hệ thống thông tin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ và Dịch vụ công cung cấp thông tin quy hoạch lên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của các địa phương đối với các địa phương không triển khai Hệ thống tập trung của Bộ Xây dựng. |
Trung tâm thông tin |
Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
2. Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực |
||||
2.1. |
Thường xuyên theo sát diễn biến tình hình thị trường bất động sản, tăng cường công tác thông tin dự báo, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường, kịp thời xử lý các vấn đề “nóng” phát sinh. |
Cục QLN&TTBĐS |
Viện KTXD, các Sở XD |
Thường xuyên |
2.2. |
Hoàn thiện, duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản |
Cục QLN&TTBĐS |
Các đơn vị liên quan; các Sở Xây dựng |
Thường xuyên |
2.3. |
Xây dựng kế hoạch triển khai và đôn đốc các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt. |
Cục QLN&TTBĐS |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD |
Năm 2022 |
2.4. |
Tiếp tục triển khai “Đề án An ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội” |
Cục QLN&TTBĐS |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD |
Năm 2022 |
2.5. |
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp thông tin trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, bổ sung một số chỉ tiêu làm công cụ đánh giá tình hình phát triển thị trường bất động sản và công tác quản lý thị trường bất động sản |
Cục QLN&TTBĐS |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD |
Năm 2022 |
2.6. |
Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp thông tin trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, bổ sung một số chỉ tiêu làm công cụ đánh giá tình hình phát triển thị trường bất động sản và công tác quản lý thị trường bất động sản |
Cục QLN&TTBĐS |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD |
Năm 2022 |
2.7. |
Hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại các địa phương |
Cục QLN&TTBĐS |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD |
Thường xuyên |
2.8 |
Tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, nhất là chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng. |
Vụ VLXD |
Các đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
2.9 |
Tiếp tục triển khai Đề án: Đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón làm nguyên liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng; Phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025; An ninh kinh tế trong lĩnh vực vật liệu xây dựng; Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050; Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030. |
Vụ VLXD |
Các đơn vị liên quan; các Sở Xây dựng |
Năm 2022 |
3.1. |
Tập trung nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn, dự án Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị, dự án Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước, dự án Luật điều chỉnh về quản lý không gian ngầm, xây dựng dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). |
Vụ QHKT, Cục PTĐT, Cục HTKT, Cục QLN&TTBĐS |
Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, các đơn vị liên quan |
Theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH 15, Quyết định số 2114/QĐ-TTg |
3.2. |
Xây dựng hợp phần quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng theo kế hoạch và hướng dẫn các địa phương xây dựng nội dung quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tỉnh |
Vụ QHKT |
Các Sở XD, Sở QHKT |
Năm 2022 và các năm tiếp theo |
3.3. |
Thực hiện thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng theo quy định |
Vụ QHKT |
Các đơn vị liên quan |
Năm 2022 và các năm tiếp theo |
3.4. |
Thực hiện thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chuyên ngành Hạ tầng kỹ thuật theo Luật Quy hoạch đô thị |
Cục HTKT |
Các đơn vị liên quan |
Năm 2022 và các năm tiếp theo |
3.5. |
Tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Kiến trúc và Định hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tiếp tục triển khai các hoạt động của Ủy ban giám sát của Việt Nam để thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kiến trúc trong ASEAN theo chức năng nhiệm vụ. |
Vụ QHKT |
Các các Sở XD, Sở QHKT địa phương |
Năm 2022 và các năm tiếp theo |
3.6. |
Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Cục PTĐT |
Vụ QHKT và các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
3.7. |
Chủ động xây dựng các Chương trình để triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị liên quan đến đô thị hóa, phát triển đô thị |
Cục PTĐT |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD, Sở QHKT địa phương |
Năm 2022 và các năm tiếp theo |
3.8. |
Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch: phát triển đô thị quốc gia; phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030; kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030; kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 |
Cục PTĐT |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD, Sở QHKT |
Năm 2022 và các năm tiếp theo |
3.9. |
Triển khai Đề án “An ninh kinh tế trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn”; Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025; Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025; Chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025; Điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 34/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục. |
Cục HTKT |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD |
Năm 2022 và các năm tiếp theo |
3.10 |
Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương về lập, điều chỉnh nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo Luật Quy hoạch và kiểm soát, quản lý xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. |
Cục HTKT |
Các Sở XD địa phương |
Năm 2022 |
3.11 |
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Vụ VLXD |
Các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
4.1. |
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, bổ sung, lồng ghép các nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh ... vào các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy hoạch xây dựng, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, định mức kinh tế kỹ thuật. |
Các Cục, Vụ liên quan |
Các Sở XD, QHKT địa phương |
Năm 2022 |
4.2. |
Hoàn thành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 |
Vụ KHCN&MT&MT |
Các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
4.3. |
Rà soát, đánh giá thực trạng thoát nước, ngập úng đô thị để có phương án, giải pháp hiệu quả chống ngập úng đô thị nhằm ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu |
Cục HTKT |
Các đơn vị liên quan; các Sở XD |
Năm 2022-2023 |
4.4. |
Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách phát triển sản xuất gạch nung theo công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường |
Vụ VLXD |
Viện VLXD và các đơn vị liên quan |
Năm 2022 |
4.5. |
Xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm 2030 |
Vụ TCCB |
Học viện AMC và các đơn vị liên quan |
Năm 2022-2023 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.