ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 855/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 4 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 664/SNNPTNT-CCKL ngày 06 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
Theo Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 27/02/2021 của UBND tỉnh về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020, toàn tỉnh hiện có 288.401,32 ha rừng, trong đó: rừng tự nhiên: 211.243,37 ha; rừng trồng đã thành rừng 77.158,45 ha; diện tích mới trồng chưa thành rừng: 22.883,06 ha; độ che phủ rừng đạt 57,38%.
Với diện tích rừng trồng hơn 100.000 ha nên công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh đang gặp không ít khó khăn do tốc độ phát triển trồng rừng sản xuất tăng cao; tác động của con người vào rừng khá lớn; bên cạnh đó, thời tiết vào những năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng; đặc biệt, tình trạng nắng nóng liên tục kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm, làm tăng nguy cơ cháy rừng; trong lúc đó, các hoạt động đốt xử lý thực bì, đốt hương, vàng mã,... và một số tác nhân khách quan khác là mối đe dọa cháy rừng tại các địa phương bất kỳ lúc nào.
Thực hiện Kế hoạch PCCCR triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC ban hành kèm theo Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tiếp tục thực hiện các quy định có liên quan về PCCCR của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018, Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 05/3/2021 của UBND tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2021, để chủ động phòng ngừa cháy rừng hàng năm, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
1. Mục đích
- Nhằm chủ động công tác PCCCR, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Kiểm lâm với lực lượng vũ trang, chủ rừng và các lực lượng khác trong công tác PCCCR, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ tình hình PCCCR và xử lý các tình huống khi có cháy rừng xảy ra.
- Thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ và 5 sẵn sàng”, “phòng là chính, chữa cháy kịp thời”, để bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, chủ động phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời ứng phó, huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy hiệu quả, an toàn, hạn chế thấp nhất số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở, các ban, ngành và chủ rừng đối với công tác PCCCR theo tinh thần Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Thực hiện nghiêm các nội dung về PCCCR tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018; chủ động trong việc kiểm tra, kiểm soát; chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tỉnh, sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản, tài nguyên rừng và ảnh hưởng môi trường sống.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành một cách khẩn trương, kịp thời trước các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR kịp thời hỗ trợ địa phương xử lý các tình huống cháy rừng lớn vượt quá tầm kiểm soát của các địa phương.
- Bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 99/2019/QH14, Quyết định số 630/QĐ-TTg , Nghị định số 156/2018/NĐ-CP .
- Kế hoạch thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tế từng địa bàn, bảo đảm khi có tình huống cháy rừng xảy được xử lý và dập tắt kịp thời, tránh cháy lan, cháy lớn.
- Tuân thủ phương châm “4 tại chỗ và 5 sẵn sàng” trong PCCCR.
1. Xác định vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao
Trên địa bàn tỉnh được xác định 5 vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy lan, cháy lớn theo phương án huy động lực lượng khi xảy ra cháy lớn như sau:
a) Vùng 1: Bắc Hải Vân - Phú Lộc, từ thị trấn Phú Lộc đến thị trấn Lăng Cô, tập trung chủ yếu là rừng trồng Keo, một phần diện tích rừng tự nhiên của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (vùng giáp ranh thành phố Đà Nẵng) và một số diện tích rừng Thông, thực bì đa số là cây bụi, cỏ tranh, lau lách và lá Thông khô, địa hình rừng đồi núi, một số diện tích gần các khu du lịch nghỉ dưỡng, gồm: diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân; rừng tại các xã, thị trấn: Lăng Cô, Phú Lộc, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Thủy, Lộc Trì, thuộc huyện Phú Lộc (trong đó có diện tích rừng tại các đèo: Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng và Mũi Né); diện tích rừng của Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa và rừng tại địa bàn các xã: Xuân Lộc, Lộc Sơn, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa, thuộc huyện Phú Lộc; diện tích rừng đèo La Hy, giáp ranh xã Xuân Lộc và Hương Phú, huyện Nam Đông.
b) Vùng 2: Hương Thủy - Tây Nam thành phố Huế, tập trung chủ yếu là rừng trồng Keo và diện tích rừng Thông của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy và rừng Thông đặc dụng cảnh quan thuộc thành phố Huế, thực bì cây bụi, lau lách và lá Thông khô dày, gồm: diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy, rừng thuộc địa bàn các xã, phường: Thủy Phù, Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Phương, Thủy Dương; rừng của Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong; rừng thuộc địa bàn các phường: An Cựu, An Tây, thành phố Huế; xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
c) Vùng 3: Hương Trà và Quốc lộ 49 nằm trên địa bàn thị xã Hương Trà, tập trung chủ yếu là rừng trồng Keo, một phần diện tích rừng Thông của các Hợp tác xã, thực bì cây bụi, cỏ tranh, lau lách và lá Thông khô, địa hình đồi núi dốc, gồm: diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ và rừng thuộc địa bàn các xã, phường: Bình Tiến, Bình Thành, Hương Thọ, Hương Bình, Hương Văn, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ, thuộc thị xã Hương Trà.
d) Vùng 4: A Lưới và tuyến Quốc lộ 49 nằm trên địa bàn huyện A Lưới, tập trung chủ yếu là rừng trồng Keo, một số diện tích rừng Thông của Hợp tác xã và diện tích rừng tự nhiên huyện A Lưới; thực bì cây bụi, cỏ tranh, lau lách, địa hình rừng đồi núi, dốc cao, có đường Quốc lộ 49 ngang qua, gồm: diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa và diện tích rừng thuộc địa bàn xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, huyện A Lưới.
đ) Vùng 5: Phong Điền - Quảng Điền, gồm rừng trồng Keo, rừng Thông và diện tích rừng tự nhiên huyện Phong Điền; thực bì cây bụi, cỏ tranh, lau lách; địa hình rừng đồi núi, dốc cao và rừng Keo, Phi lao vùng cát thuộc huyện Quảng Điền và một phần của huyện Phong Điền, gồm: diện tích rừng của Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền, các Hợp tác xã, diện tích rừng thuộc địa bàn các xã: Phong Xuân, Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong An, Phong Thu và rừng trồng vùng cát xã Quảng Lợi, Quảng Thái, thuộc huyện Quảng Điền.
a) Kiện toàn lực lượng, bổ sung phương án PCCCR
- Củng cố rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và 09 Ban Chỉ đạo cấp huyện, các Ban Chỉ đạo cấp xã, các tổ, đội PCCCR hàng năm.
- Củng cố, kiện toàn và bố trí sắp xếp phù hợp lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành (Chi cục Kiểm lâm) theo quy định tại Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, trang bị đầy đủ phương tiện PCCC rừng theo quy định; tăng cường lực lượng, bám sát địa bàn, thường trực PCCC rừng.
- Phối hợp các lực lượng: Kiểm lâm, Quân đội, Công an, Biên phòng các cấp chủ động thực hiện và tham mưu giúp chính quyền địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị và sẵn sàng ứng phó chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; duy trì công tác phối hợp theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ, các quy chế phối hợp đã ký kết trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR và thực hiện tốt Quy chế phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được ban hành kèm theo Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh.
- Rà soát, bổ sung phương án PCCCR mùa khô năm 2021 phù hợp với đặc điểm, tình hình, khả năng và nguồn lực của từng chủ rừng, các địa phương để phát huy hiệu quả công tác PCCCR; xác định diện tích khu rừng có nguy cơ cháy, nắm chắc các tuyến đường, đường mòn dẫn đến khu rừng (trên bản đồ và thực địa).
- Chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các công trình phòng cháy theo kế hoạch hàng năm.
b) Công tác tuyên truyền
- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Nhà nước về PCCCR tới nhân dân, chủ rừng trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, các cơ quan Đài, Báo Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thường xuyên đưa tin cảnh báo về nguy cơ cháy rừng, nêu gương các tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt công tác PCCCR.
c) Cảnh báo nguy cơ cháy rừng
Chi cục Kiểm lâm thường xuyên cập nhật kịp thời cấp dự báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để tham mưu giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Chỉ huy cấp xã để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, biển cấp dự báo cháy rừng đến người dân, chủ rừng biết chủ động thực hiện PCCCR.
d) Thực hiện các biện pháp lâm sinh phòng cháy rừng
- Đối với các khu rừng trồng tập trung, rừng thông cảnh quan trên địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thúc đẩy các chủ rừng chủ động biện pháp lâm sinh dọn thực bì, giảm vật liệu cháy; làm đường băng cản lửa, phát dọn, vệ sinh đường băng đã có trên diện tích các khu rừng trồng.
- Lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn các chủ rừng thực hiện tốt việc xử lý thực bì để trồng rừng, làm nương rẫy, vệ sinh rừng sau khai thác rừng, thời vụ chăm sóc rừng để đảm bảo hạn chế vật liệu cháy trong mùa khô.
đ) Tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô theo định kỳ, đột xuất
Chi cục Kiểm lâm phối hợp Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra PCCCR; chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm; Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR phối hợp Công an cấp huyện, các Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tổ chức kiểm tra công tác PCCCR các chủ rừng, chính quyền cơ sở; chỉ đạo kiểm lâm địa bàn trong phạm vi trách nhiệm của mình tổ chức phối hợp kiểm tra phòng cháy và chữa cháy rừng
Thời gian kiểm tra từ tháng 3-10, theo hình thức định kỳ, hoặc đột xuất, chú trọng vào các ngày nắng nóng cao điểm và các dịp lễ hội trong năm.
3. Bố trí lực lượng và phương tiện PCCCR
a) Phân vùng lực lượng và phương tiện PCCCR
Với điều kiện cụ thể của 5 vùng trọng điểm cháy đã xác định, lực lượng, phương tiện được huy động theo các cấp như sau:
- Vùng 1: Bắc Hải Vân - Phú Lộc, từ thị trấn Phú Lộc đến thị trấn Lăng Cô
+ Lực lượng bao gồm: Lực lượng Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 5, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên lâm nghiệp Nam Hòa, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc, các đồn Biên phòng 232, 236 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn: Lăng Cô, Phú Lộc, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Thủy, Lộc Trì, Xuân Lộc, Lộc Sơn, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa (kèm theo phụ lục I.1).
+ Phương tiện: Gồm phương tiện chủ đạo của Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 5, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa và dụng cụ thủ công của nhân dân các xã, thị trấn (Kèm theo phụ lục I.2).
- Vùng 2: Hương Thủy - Tây Nam thành phố Huế
+ Lực lượng bao gồm: Lực lượng Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 1 và số 3, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy, Hạt Kiểm lâm thành phố Huế, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hương Thủy, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Huế, Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Miền Trung - Tây Nguyên đóng trên địa bàn thị xã Hương Thủy, Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh, lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, phường: Thủy Phù, Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Bằng, Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Châu, Phú Bài; các phường: An Cựu, An Tây, thành phố Huế (Kèm theo phụ lục II.1).
+ Phương tiện: Gồm phương tiện chủ đạo của Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 1 và số 3, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy, Hạt Kiểm lâm thành phố Huế, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong, dụng cụ chữa cháy của Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh đã được tăng cường và dụng cụ thủ công của nhân dân các xã, phường, thị trấn (Kèm theo phụ lục II.2).
- Vùng 3: Hương Trà và Quốc lộ 49 nằm trên địa bàn thị xã Hương Trà
+ Lực lượng bao gồm: Lực lượng Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 2 và số 3, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hương Trà, Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh được huy động bổ sung, lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, phường: Bình Tiến, Bình Thành, Hương Thọ, Hương Bình, Hương Văn, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ, thuộc thị xã Hương Trà (Kèm theo phụ lục III.1).
+ Phương tiện: Gồm phương tiện chủ đạo của Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 2 và số 3, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong và dụng cụ thủ công của nhân dân các xã, thị trấn (Kèm theo phụ lục III.2).
- Vùng 4: A Lưới và tuyến Quốc lộ 49 nằm trên địa bàn huyện A Lưới
+ Lực lượng bao gồm: Lực lượng Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ thuộc Công an huyện A Lưới, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Đội cơ động - PCCCR số 1, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa, lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới (Kèm theo phụ lục IV.1).
+ Phương tiện: Gồm phương tiện chủ đạo của Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ thuộc Công an huyện A Lưới, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa và dụng cụ thủ công của nhân dân các xã, thị trấn (Kèm theo phụ lục IV.2).
- Vùng 5: Phong Điền - Quảng Điền
+ Lực lượng bao gồm: Lực lượng Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 4, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền, lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã: Phong Xuân, Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong An, Phong Thu, huyện Phong Điền; các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, huyện Quảng Điền (Kèm theo phụ lục V.1).
+ Phương tiện: Gồm phương tiện chủ đạo của Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ số 4, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền và Quảng Điền, Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền và dụng cụ thủ công của nhân dân các xã, thị trấn (Kèm theo phụ lục V.2).
b) Phân cấp lực lượng
- Cấp xã:
+ Lực lượng chính gồm: Chủ rừng có rừng bị cháy, Kiểm lâm địa bàn.
+ Lực lượng phối hợp gồm: Dân quân tự vệ, Công an cấp xã, lực lượng dân phòng, tổ đội bảo vệ rừng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng của thôn, bản, làng, tổ dân phố, lực lượng tại địa phương nơi xảy ra cháy rừng và địa phương lân cận.
- Cấp huyện:
+ Lực lượng chính gồm: Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Kiểm lâm cấp huyện, chủ rừng có rừng bị cháy.
+ Lực lượng phối hợp gồm: Cơ quan Quân sự cấp huyện, cơ quan Bộ đội Biên phòng đóng quân trên địa bàn, các đơn vị Quân đội trung ương đóng quân trên địa bàn huyện, Công an cấp huyện, lực lượng tại địa phương nơi xảy ra cháy rừng và địa phương lân cận, các chủ rừng khác khi được huy động.
- Cấp tỉnh:
+ Lực lượng chính gồm: Lực lượng của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, Kiểm lâm, chủ rừng có rừng bị cháy.
+ Lực lượng phối hợp gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các đơn vị Quân đội trung ương đóng quân trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh, lực lượng tại địa phương nơi xảy ra cháy rừng, các chủ rừng khác khi được huy động.
III. CƠ CHẾ PHỐI HỢP, CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY LỰC LƯỢNG LIÊN NGÀNH CHỮA CHÁY RỪNG
1. Trường hợp đám cháy mới phát sinh (cháy nhỏ), đám cháy mới phát sinh, quy mô đám cháy dưới 01 ha và không có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận; có thể kiểm soát được bởi lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ của chủ rừng hoặc của cấp xã.
a) Khi phát hiện cháy rừng, chủ rừng phải huy động ngay lực lượng, công cụ để chữa cháy.
- Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân thì trưởng thôn, bản nơi xảy ra cháy rừng phải huy động lực lượng, phương tiện cần thiết của thôn, bản để chữa cháy. Đồng thời với việc tổ chức chữa cháy phải báo cáo ngay cho Kiểm lâm địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã để có phương án hỗ trợ kịp thời. Chủ tịch UBND cấp xã khẩn trương đến hiện trường đám cháy, trực tiếp chỉ đạo chữa cháy rừng và huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng.
- Đối với chủ rừng là tổ chức, khi phát hiện đám cháy, chủ rừng phải khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện thiết bị của chủ rừng để chữa cháy rừng; chủ rừng trực tiếp là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng. Đồng thời với việc tổ chức chữa cháy phải báo cáo ngay cho Kiểm lâm địa bàn, UBND cấp xã để có phương án hỗ trợ kịp thời.
b) Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm báo cáo ngay cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm tình hình diễn biến cháy rừng, tình hình tổ chức cứu chữa, để có phương án hỗ trợ kịp thời và trực tiếp tham gia chữa cháy rừng.
c) Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để huy động lực lượng hỗ trợ chữa cháy rừng (khi báo cáo cần nói rõ địa điểm, đường đi và hướng lan tràn của đám cháy).
2. Trường hợp đám cháy phát hiện chậm, có nguy cơ lan rộng sang các khu vực xung quanh (đám cháy trung bình), đám cháy có quy mô từ 01 ha đến 03 ha, nhưng chủ rừng, UBND cấp xã chưa kiểm soát, dập tắt được, có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận; cần huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng của cấp huyện.
a) Sau khi nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp xã Chủ tịch UBND cấp huyện một mặt huy động ngay lực lượng Cơ động của huyện (Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR; Công an phòng cháy, chữa cháy huyện và Quân sự huyện) khẩn trương tiếp cận hiện trường để chỉ đạo chữa cháy rừng; mặt khác, huy động lực lượng phương tiện trên địa bàn các xã lân cận để tham gia hỗ trợ chữa cháy rừng.
b) Chủ tịch UBND cấp huyện có mặt tại hiện trường là người trực tiếp chỉ đạo chữa cháy rừng. Lực lượng Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt hướng dẫn chữa cháy, chỉ đường cho lực lượng chữa cháy rừng.
c) Khi có có nhiều lực lượng tham gia chữa cháy rừng, người chỉ huy chữa cháy của từng lực lượng chịu sự chỉ đạo chung của Chủ tịch UBND cấp huyện; người chỉ huy chữa cháy rừng của từng lực lượng như sau:
- Đối với lực lượng Quân đội, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thủ trưởng đơn vị là người chỉ huy chữa cháy rừng.
- Đối với lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng là tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người chỉ huy hoặc ủy quyền người chỉ huy chữa cháy rừng.
- Đối với các lực lượng khác tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
d) Khi triển khai chữa cháy hoặc phân tích, đánh giá vụ cháy xảy ra ở nơi khó khăn, phức tạp và các lực lượng trên địa bàn huyện không tự giải quyết được, vượt quá khả năng kiểm soát của cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để huy động chữa cháy rừng.
3. Trường hợp đám cháy bùng phát trên quy mô lớn và nguy cơ cháy lan nhanh trên diện rộng (cháy lớn), đám cháy có quy mô từ 03 ha đến 15 ha, chủ rừng, UBND cấp huyện không kiểm soát, dập tắt được, có nguy cơ cháy lan sang các khu vực lân cận; cần huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng của cấp tỉnh.
Sau khi nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng; khẩn trương tiếp cận đám cháy để chỉ đạo chữa cháy rừng; cụ thể:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm huy động tối đa lực lượng, phương tiện đến khu vực xảy ra cháy rừng để hướng dẫn các lực lượng và tham gia chữa cháy rừng.
b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Huy động đơn vị quân đội của địa phương tham gia chữa cháy rừng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh.
c) Công an tỉnh: Điều động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả xe chữa cháy chuyên dụng ở những nơi có thể tiếp cận được mục tiêu), nhanh chóng triển khai phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tại các khu vực xảy ra cháy rừng và triển khai các phương án bảo vệ các công trình trọng điểm.
d) Sở Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt ở các khu vực xảy ra cháy rừng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh; quy định chế độ ưu tiên về thông tin, truyền tin, các dịch vụ bưu chính phục vụ chữa cháy rừng đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác, thông suốt trong mọi tình huống.
đ) Sở Y tế: Cơ động các tổ y tế đến các địa bàn xảy ra cháy rừng theo sự phân công của Ban chỉ đạo, để sẵn sàng cấp cứu người bị nạn, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
e) Sở Giao thông vận tải: sẵn sàng các xe chuyên chở để chở người và thiết bị khi có yêu cầu. Triển khai ngay lực lượng sửa chữa, khắc phục các đoạn đường bị hư hại, bảo đảm giao thông để cơ động lực lượng đến khu vực xảy ra cháy rừng, đồng thời tìm đường vòng vượt, phối hợp với Công an để ứng cứu, giải tỏa ách tắc giao thông.
g) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan, tùy theo chức năng của mình cơ động lực lượng tham gia chữa cháy, sẵn sàng chi viện cho các đơn vị khác khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh.
h) Khi có có nhiều lực lượng tham gia chữa cháy rừng, thì người đứng đầu của từng lực lượng là người chỉ huy chữa cháy rừng, chịu sự chỉ đạo chung của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, người chỉ huy chữa cháy rừng của từng lực lượng như sau:
- Đối với lực lượng quân đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thủ trưởng đơn vị là người chỉ huy chữa cháy rừng.
- Đối với lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng là tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người chỉ huy hoặc ủy quyền người chỉ huy chữa cháy rừng.
- Đối với các lực lượng khác tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Đám cháy có diện tích từ 15 ha trở lên, vượt quá khả năng kiểm soát của tỉnh, hoặc đám cháy quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc phòng, sự an toàn của các công trình quan trọng, các công trình, vật kiến trúc có nguy cơ gây cháy nổ lớn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để huy động chữa cháy rừng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
- Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng; tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các địa phương, các chủ rừng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án PCCCR trên địa bàn toàn tỉnh.
- Cập nhật và thông tin kịp thời về cấp dự báo cháy rừng, thông báo cho các địa phương và chủ rừng biết để sẵn sàng có phương án chữa cháy rừng kịp thời.
- Huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị và tham mưu huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để kịp thời ứng cứu khi xảy ra cháy rừng lớn trên diện rộng, vượt quá tầm kiểm soát của cơ sở theo Quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm và các lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng và lực lượng địa phương cơ sở.
- Thực hiện tốt việc dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, Tăng cường phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đề xuất kinh phí hằng năm cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy rừng theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất trong phạm vi quản lý và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
- Nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy rừng.
- Tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Chỉ đạo phối hợp thực hiện khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.
2. Chủ rừng
Chủ rừng phải chủ động thực hiện công tác PCCCR theo phương án của đơn vị, tăng cường vai trò người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính khi xảy ra cháy rừng trên diện tích được giao quản lý, bảo vệ.
3. Chính quyền địa phương cấp huyện, xã thực hiện trách nhiệm PCCCR theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện công tác PCCCR theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo và huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng theo Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
4. Lực lượng vũ trang: Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng tổ chức phối hợp lực lượng tham gia chữa cháy rừng theo quy định tại Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh.
5. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cơ quan Thường trực PCCCR (Chi cục Kiểm lâm) tổ chức thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về Lâm nghiệp và Phòng chống thiên tai.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn đề xuất kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm về phòng cháy chữa cháy rừng thông qua Dự án Nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2025.
7. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn đề xuất đầu tư kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định, đảm bảo kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
8. Các sở, ban, ngành liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ PCCCR trên địa bàn tỉnh.
9. Các đơn vị truyền thông, báo chí thường xuyên phối hợp đưa tin tuyên truyền sâu rộng về thiên tai cháy rừng để nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân khi sử dụng lửa gần rừng, ven rừng và trong rừng.
V. ĐẢM BẢO KINH PHÍ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PCCCR
Các đơn vị, địa phương, chủ rừng thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm và theo quy định hiện hành của nhà nước.
Các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này và các cơ quan liên quan chủ động, tổ chức triển khai theo Kế hoạch để thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao./.
LỰC LƯỢNG THAM GIA VÀ PHỐI HỢP PCCCR CỦA
VÙNG 1 BẮC HẢI VÂN - PHÚ LỘC, TỪ THỊ TRẤN PHÚ LỘC ĐẾN THỊ TRẤN LĂNG CÔ
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Đơn vị |
Số người tham gia |
Chỉ huy |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 5, Phòng cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh |
10 |
Đội trưởng |
Điều khiển và vận hành 02 xe chữa cháy chuyên dụng |
2 |
Hạt Kiểm lâm Phú Lộc |
15 |
Hạt trưởng |
|
3 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2 |
8 |
Đội trưởng |
|
4 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân |
10 |
Giám đốc |
|
5 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên lâm nghiệp Nam Hòa |
10 |
Giám đốc |
|
6 |
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc |
25 |
Trung đội trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
7 |
Đồn Biên phòng 232 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
30 |
Đồn trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
8 |
Đồn Biên phòng 236 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
30 |
Đồn trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
9 |
Lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn: Lăng Cô, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Thủy |
30 người/xã, thị trấn |
Chủ tịch xã, thị trấn |
120 người của 4 xã, thị trấn |
10 |
Lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn: Lộc Trì, Phú Lộc |
30 người/xã, thị trấn |
Chủ tịch xã, thị trấn |
60 người của 2 xã, thị trấn |
11 |
Lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã: Xuân Lộc, Lộc Sơn, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa |
30 người/xã, thị trấn |
Chủ tịch xã |
150 người của 5 xã |
PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCCR CHỦ ĐẠO CỦA
CÁC ĐƠN VỊ - VÙNG 1 BẮC HẢI VÂN - PHÚ LỘC, TỪ THỊ TRẤN PHÚ LỘC ĐẾN THỊ TRẤN
LĂNG CÔ
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 5, Phòng cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh |
|
|
|
|
Xe chữa cháy chuyên dụng |
chiếc |
2 |
|
2 |
Hạt Kiểm lâm Phú Lộc |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước |
cái |
3 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Máy cắt thực bì |
cái |
1 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
20 |
|
|
Xẻng |
cái |
10 |
|
|
Cào |
cái |
10 |
|
3 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2 |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước |
cái |
2 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
20 |
|
|
Xẻng |
cái |
10 |
|
|
Cào |
cái |
10 |
|
4 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước |
cái |
3 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
20 |
|
5 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
3 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
3 |
|
|
Máy bơm nước |
cái |
1 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
20 |
|
|
Dụng cụ thủ công (rựa, cuốc, xẻng, cào, can nước...) của lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn, 01 người/cái |
cái |
150 |
|
LỰC LƯỢNG THAM GIA VÀ PHỐI HỢP PCCCR CỦA
VÙNG 2 HƯƠNG THỦY - TÂY NAM THÀNH PHỐ HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Đơn vị |
Số người tham gia |
Chỉ huy |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 1 và số 3, Phòng cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh |
20 |
Các Đội trưởng |
Điều khiển và vận hành 02 xe chữa cháy chuyên dụng cho mỗi Đội |
2 |
Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy |
15 |
Hạt trưởng |
|
3 |
Hạt Kiểm lâm thành phố Huế |
10 |
Hạt trưởng |
|
4 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2 |
8 |
Đội trưởng |
|
5 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy |
20 |
Giám đốc |
|
6 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên lâm nghiệp Tiền Phong |
25 |
Giám đốc |
|
7 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
100 |
Đại đội trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
8 |
Trung đoàn Cảnh sát cơ động của Bộ Công an đóng trên địa bàn thị xã Hương Thủy |
50 |
Đại đội trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
9 |
Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh |
50 |
Trưởng phòng |
|
10 |
Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hương Thủy |
30 |
Chỉ huy trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
11 |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
100 |
Trưởng Ban tác huấn |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
12 |
Ban Chỉ huy Quân sự thành Phố Huế |
50 |
Chỉ huy trưởng |
|
13 |
Chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, phường: Thủy Phù, Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Bằng, Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Châu, phường Phú Bài/thị xã Hương Thủy và các phường An Cựu, An Tây/thành phố Huế |
300 (30 người/xã, phường) |
Chủ tịch xã, phường |
|
PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCCR CHỦ ĐẠO CỦA
CÁC ĐƠN VỊ - VÙNG 2 HƯƠNG THỦY - TÂY NAM THÀNH PHỐ HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 1 và số 3, Phòng cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh |
|
|
|
|
Xe chữa cháy chuyên dụng |
chiếc |
4 |
Mỗi đơn vị 2 chiếc |
2 |
Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
3 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Máy cắt thực bì |
cái |
1 |
|
|
Máy phun đất |
cái |
1 |
|
|
Xe máy chữa cháy rừng |
chiếc |
2 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Xẻng |
cái |
20 |
|
|
Cào |
cái |
20 |
|
|
Loa chỉ huy |
cái |
2 |
|
|
Máy bộ đàm cố định 50W |
cái |
1 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
5 |
|
3 |
Hạt Kiểm lâm thành phố Huế |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
3 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Máy cắt thực bì |
cái |
1 |
|
|
Máy phun đất |
cái |
1 |
|
|
Xe máy chữa cháy rừng |
chiếc |
2 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Xẻng |
cái |
20 |
|
|
Cào |
cái |
20 |
|
|
Loa chỉ huy |
cái |
2 |
|
|
Máy bộ đàm cố định 50W |
cái |
1 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
5 |
|
4 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 2 |
|
|
Sử dụng số lượng các loại phương tiện thiết bị như ở Vùng 1 |
5 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
3 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
50 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Bình bơm nước sử dụng acquy |
cái |
10 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
10 |
|
6 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
3 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Bình bơm nước sử dụng acquy |
cái |
5 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
10 |
|
7 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
|
|
|
|
Rựa cán dài và bàn dập lửa |
cái |
150 |
Dụng cụ đã được tăng cường cho đơn vị |
8 |
Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh |
|
|
|
|
Rựa cán dài và bàn dập lửa |
cái |
50 |
Dụng cụ đã được tăng cường cho đơn vị |
9 |
Dụng cụ thủ công (rựa, cuốc, xẻng, cào, can nước...) của lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, phường, 01 người/cái |
cái |
210 |
|
LỰC LƯỢNG THAM GIA VÀ PHỐI HỢP PCCCR CỦA
VÙNG 3 HƯƠNG TRÀ VÀ QUỐC LỘ 49 NẰM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Đơn vị |
Số người tham gia |
Chỉ huy |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 2 và số 3, Phòng cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh |
20 |
Các Đội trưởng |
Điều khiển và vận hành 02 xe chữa cháy chuyên dụng cho mỗi Đội |
2 |
Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà |
15 |
Hạt trưởng |
|
3 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1 |
8 |
Đội trưởng |
|
4 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ |
20 |
Giám đốc |
|
5 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương |
20 |
Giám đốc |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
6 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong |
20 |
Giám đốc |
|
7 |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
50 |
Trưởng Ban tác huấn |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
8 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh được huy động bổ sung |
100 |
Đại đội trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
9 |
Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hương Trà |
30 |
Chỉ huy trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
10 |
Chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, phường: Bình Tiến, Bình Thành, Hương Thọ, Hương Bình, Hương Văn, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ |
270 (30 người/xã, phường) |
Chủ tịch xã, phường |
|
PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCCR CHỦ ĐẠO CỦA
CÁC ĐƠN VỊ - VÙNG 3 HƯƠNG TRÀ VÀ QUỐC LỘ 49 NẰM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 2 và số 3, Phòng cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh |
|
|
|
|
Xe chữa cháy chuyên dụng |
chiếc |
4 |
Mỗi đơn vị 2 chiếc |
2 |
Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
3 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Máy cắt thực bì |
cái |
1 |
|
|
Máy phun đất |
cái |
1 |
|
|
Xe máy chữa cháy rừng |
chiếc |
2 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Xẻng |
cái |
20 |
|
|
Cào |
cái |
20 |
|
|
Loa chỉ huy |
cái |
2 |
|
|
Máy bộ đàm cố định 50W |
cái |
1 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
5 |
|
3 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1 |
|
|
|
|
Máy bơm cao áp |
cái |
1 |
|
|
Máy bơm chuyền + bể chứa nước di động |
cái |
1 |
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
2 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Xe máy chữa cháy |
chiếc |
1 |
|
|
Máy bộ đàm cố định trung tâm 50W |
bộ |
1 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
5 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
20 |
|
|
Xẻng |
cái |
10 |
|
|
Cào |
cái |
10 |
|
|
Loa chỉ huy |
cái |
2 |
|
4 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
3 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
50 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Bình bơm nước sử dụng acquy |
cái |
5 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
10 |
|
5 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
3 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
50 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Bình bơm nước sử dụng acquy |
cái |
5 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
10 |
|
6 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 2 |
7 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 2 |
|
Dụng cụ thủ công (rựa, cuốc, xẻng, cào, can nước...) của lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, phường, 01 người/cái |
cái |
270 |
|
LỰC LƯỢNG THAM GIA VÀ PHỐI HỢP PCCCR CỦA
VÙNG 4 A LƯỚI VÀ QUỐC LỘ 49 NẰM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Đơn vị |
Số người tham gia |
Chỉ huy |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH thuộc Công an huyện A Lưới |
20 |
Đội trưởng |
Điều khiển và vận hành 01 xe chữa cháy chuyên dụng |
2 |
Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới |
20 |
Hạt trưởng |
|
3 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1 |
8 |
Đội trưởng |
|
4 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới |
20 |
Giám đốc |
|
5 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Hương |
20 |
Giám đốc |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
6 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa |
20 |
Giám đốc |
|
7 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh được huy động bổ sung |
100 |
Đại đội trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
8 |
Ban Chỉ huy Quân sự huyện A Lưới |
30 |
Chỉ huy trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
9 |
Lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới |
300 (30 người/xã, thị trấn) |
Chủ tịch xã, phường, thị trấn |
|
PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCCR CHỦ ĐẠO CỦA
CÁC ĐƠN VỊ - VÙNG 4 A LƯỚI VÀ QUỐC LỘ 49 NẰM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH thuộc Công an huyện A Lưới |
|
|
|
|
Xe chữa cháy chuyên dụng |
chiếc |
1 |
4 |
2 |
Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
3 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Máy cắt thực bì |
cái |
1 |
|
|
Máy phun đất |
cái |
1 |
|
|
Xe máy chữa cháy rừng |
chiếc |
2 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Xẻng |
cái |
20 |
|
|
Cào |
cái |
20 |
|
|
Loa chỉ huy |
cái |
2 |
|
|
Máy bộ đàm cố định 50W |
cái |
1 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
5 |
|
3 |
Đội cơ động - PCCCR số 1 |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 2 |
4 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
3 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
50 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Bình bơm nước sử dụng acquy |
cái |
5 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
10 |
|
5 |
Ban Quản Iý rừng phòng hộ Sông Hương |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 3 |
6 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 2 |
7 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 3 |
|
Dụng cụ thủ công (rựa, cuốc, xẻng, cào, can nước...) của lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn 01 người/cái |
cái |
300 |
|
LỰC LƯỢNG THAM GIA VÀ PHỐI HỢP PCCCR CỦA
VÙNG 5 PHONG ĐIỀN - QUẢNG ĐIỀN
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Đơn vị |
Số người tham gia |
Chỉ huy |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 4, Phong cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh |
12 |
Đội trưởng |
Điều khiển và vận hành 02 xe chữa cháy chuyên dụng |
2 |
Hạt Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền |
20 |
Hạt trưởng |
|
3 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1 |
8 |
Đội trưởng |
|
4 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền |
20 |
Giám đốc |
|
5 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ |
20 |
Giám đốc |
|
6 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh được huy động bổ sung |
100 |
Đại đội trưởng |
Do đơn vị phân công chỉ huy |
7 |
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phong Điền |
30 |
Chỉ huy trưởng |
|
8 |
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quảng Điền |
30 |
Chỉ huy trưởng |
|
9 |
Lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã, thị trấn lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã: Phong Xuân, Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong An, Phong Thu/huyện Phong Điền và xã Quảng Lợi, Quảng Thái/huyện Quảng Điền |
210 (30 người/xã) |
Chủ tịch xã |
|
PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ PCCCR CHỦ ĐẠO CỦA
CÁC ĐƠN VỊ - VÙNG 5 PHONG ĐIỀN - QUẢNG ĐIỀN
(Kèm theo Quyết định số 855/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Đội Cảnh sát CC&CNCH số 4, Phòng cảnh sát CCC và CNCH - Công an tỉnh |
|
|
|
|
Xe chữa cháy chuyên dụng |
chiếc |
2 |
|
2 |
Hạt Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
2 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
3 |
|
|
Máy cưa |
cái |
1 |
|
|
Máy cắt thực bì |
cái |
1 |
|
|
Máy phun đất |
cái |
1 |
|
|
Xe máy chữa cháy rừng |
chiếc |
2 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
20 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Xẻng |
cái |
20 |
|
|
Cào |
cái |
20 |
|
|
Loa chỉ huy |
cái |
2 |
|
|
Máy bộ đàm cố định 50W |
cái |
1 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
5 |
|
3 |
Đội Kiểm lâm cơ động - PCCCR số 1 |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 2 |
4 |
Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền |
|
|
|
|
Máy thổi gió đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Máy thổi gió cầm tay |
cái |
3 |
|
|
Máy bơm nước đeo vai |
cái |
5 |
|
|
Bàn dập lửa |
cái |
50 |
|
|
Rựa cán dài |
cái |
50 |
|
|
Bình bơm nước sử dụng acquy |
cái |
10 |
|
|
Máy bộ đàm cầm tay 5W |
cái |
10 |
|
5 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 3 |
6 |
Trung đoàn Bộ binh 6 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh |
|
|
Sử dụng Phương tiện, dụng cụ như Vùng 3 |
|
Dụng cụ thủ công (rựa, cuốc, xẻng, cào, can nước...) của lực lượng chính quyền địa phương và Công an, Dân quân tự vệ các xã 01 người/cái |
cái |
300 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.