ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 854/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 07 tháng 5 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 12/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 17/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025;
Căn cứ Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 6/8/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý viện trợ và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 9/TTr-SNgV ngày 29/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
CÁC ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ƯU TIÊN VẬN ĐỘNG VIỆN
TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 854/UBND-NC ngày 07/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc
Giang)
STT |
Tên dự án |
Đơn vị đề xuất dự án |
Kinh phí đề nghị vận động |
|
|||
1 |
Truyền thông, hỗ trợ phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Giang |
112.907 USD |
2 |
Hỗ trợ Dinh dưỡng và Giáo dục cho trẻ em nghèo huyện Lục Ngạn |
Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh |
440.000USD |
3 |
Hỗ trợ Phòng ngừa bạo lực và xâm hại trẻ em |
Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh |
290.000 USD |
4 |
Thúc đẩy Quyền tham gia của trẻ em “Làm kế hoạch nhỏ, thực hành tiết kiệm, chia sẻ giúp đỡ bạn nghèo” |
Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh |
245.000 USD |
|
|||
5 |
Xây dựng mô hình trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
95.000 USD |
6 |
Nghiên cứu thu gom và sản xuất thử nghiệm phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
150.000USD |
7 |
Tăng cường an toàn sinh học đối với trang trại chăn nuôi gia cầm bố mẹ, cơ sở ấp nở và cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm tại tỉnh Bắc Giang |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
73.248 USD |
8 |
Hỗ trợ nuôi thủy sản lồng bè cho người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
130.000 USD |
9 |
Cải tạo, nâng cấp cứng hoá đường trục giao thông nội đồng thôn xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang |
UBND huyện Lạng Giang |
4.000 USD |
10 |
Sửa chữa, nâng cấp trạm bơm Dương Đức thuộc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2.610.000 USD |
11 |
Xây mới trạm bơm tiêu Ngòi Mân 1, xã Yên Sơn,huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2.070.000 USD |
|
|||
12 |
Cung cấp trang thiết bị và bổ sung sách thư viện tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
13 |
Công trình nước sạch Trường THPT Tứ Sơn |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
20.000 USD |
14 |
Xây dựng công trình nước sạch trường THPT Sơn Động số 2 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
20.000 USD |
15 |
Công trình nước sạch Trường THPT Lục Ngạn số 4 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
20.000 USD |
16 |
Xây dựng nhà vệ sinh học sinh trường Tiểu học Hương Sơn |
UBND huyện Lạng Giang |
20.000 USD |
17 |
Xây dựng trường mầm non Hương Lạc |
UBND huyện Lạng Giang |
20.000 USD |
18 |
Xây dựng công trình nhà vệ sinh Trường Tiểu học Đồng Việt, huyện Yên Dũng |
UBND huyện Yên Dũng |
18.000 USD |
19 |
Trang bị bàn ghế cho 10 phòng học và toàn bộ đồ chơi cho Trường Mầm non Lão Hộ |
UBND huyện Yên Dũng |
25.000 USD |
20 |
Mua sắm máy vi tính phục vụ thực hiện Đề án đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường phổ thông trên địa bàn huyện Yên Dũng |
UBND huyện Yên Dũng |
60.000 USD |
21 |
Xây dựng nhà 08 phòng học (khu chính) của Trường Mầm non Yên Sơn, xã Yên Sơn. |
UBND huyện Lục Nam |
217.500 USD |
22 |
Xây dựng nhà 08 phòng hiệu bộ và phòng chức năng trường Mầm Non Yên Sơn, xã Yên Sơn (khu chính) |
UBND huyện Lục Nam |
217.500 USD |
23 |
Xây dựng phòng học trường THCS Tam Dị |
UBND huyện Lục Nam |
300.000 USD |
|
|||
24 |
Cải tạo, nâng cấp sân Trạm y tế xã Hương Lạc |
UBND huyện Lạng Giang |
6.000 USD |
25 |
Dự án Tăng cường chăm sóc y tế và Phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang |
Sở Y tế |
260.000 USD |
26 |
Dự án nâng cao năng lực đáp ứng phòng chống dịch cho tuyến y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025 |
Sở Y tế |
500.000 USD |
27 |
Dự án nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025 |
Sở Y tế |
300.000 USD |
28 |
Dự án nâng cao năng lực kiểm nghiệm thực phẩm, môi trường của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang. |
Sở Y tế |
1.000.000 USD |
29 |
Dự án Hỗ trợ dụng cụ trợ giúp, dụng cụ thích nghi, nẹp chỉnh hình cho người khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang |
Sở Y tế |
60.000USD |
30 |
Xây dựng mái tôn nơi chờ sau khi tiêm của Trạm y tế xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang |
UBND huyện Lạng Giang |
8.700 USD |
31 |
Xây dựng nhà bếp và nhà vệ sinh nhà văn hóa thôn kép 11, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang |
UBND huyện Lạng Giang |
13.000USD |
|
|||
32 |
Điều tra, đánh giá thực trạng loài Mai vàng Yên Tử và xây dựng cơ sở dữ liệu bảo tồn loài Mai vàng Yên Tử tại Phân ban Thanh - Lục Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang |
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử |
40.000 USD |
33 |
Đánh giá thực trạng quần thể loài cá cóc VN và xây dựng cơ sở dữ liệu bảo tồn quần thể loài tại Phân ban Thanh - Lục Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Sơn Động, Bắc Giang |
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử |
30.000 USD |
34 |
Đầu tư xây dựng vườn thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang |
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử |
400.000 USD |
TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VÀ VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TỈNH BẮC
GIANG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
(Kèm theo Quyết định số: 854/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Giang)
1. Phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng ngành, địa phương. Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn thực hiện các chương trình, dự án và các khoản viện trợ.
3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong công tác vận động, tiếp nhận, thực hiện nguồn viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN.
4. Đáp ứng nguồn nhân lực, bố trí đủ nguồn kinh phí vận động, kinh phí đối ứng để thực hiện các chương trình, dự án.
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường hợp tác, vận động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của tỉnh và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển giữa Bắc Giang với các tổ chức PCPNN và các nước trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh với các tổ chức PCPNN đã và đang hoạt động tại tỉnh, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức PCPNN mới.
b) Duy trì giá trị, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nguồn viện trợ nhân đạo từ các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, nâng cao hiệu quả của viện trợ thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của các chương trình dự án diễn ra trong toàn tỉnh.
c) Đảm bảo môi trường pháp lý phù hợp, thuận lợi cho hoạt động viện trợ không hoàn lại của các cá nhân, tổ chức quốc tế; nâng cao tính chủ động, năng lực hợp tác của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong xây dựng nhu cầu và công tác vận động, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại phù hợp với địa phương.
Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói - giảm nghèo của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; trên cơ sở các thế mạnh, lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức phi chính phủ để vận động các khoản viện trợ phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương nhằm phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn viện trợ.
a) Giáo dục và đào tạo
- Hỗ trợ đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở giáo dục: Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và đầu tư trang thiết bị dạy và học cho các trường; phát triển hệ thống thư viện phù hợp với yêu cầu của từng cấp.
- Trao đổi, liên kết, hợp tác trong giáo dục, hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ, cung cấp giáo viên tình nguyện các chuyên ngành cho các trường đào tạo chuyên sâu, các trường phổ thông; cung cấp tình nguyện viên về ngoại ngữ cho các cấp học.
- Cung cấp học bổng đào tạo trong và ngoài nước cho giáo viên và học sinh các cấp học.
- Hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin, đào tạo ngoại ngữ cho các trường phổ thông, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu.
b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Đào tạo cán bộ y tế: Hỗ trợ đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; cấp học bổng đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài nước.
- Phát triển hạ tầng cơ sở y tế: Nâng cấp, xây dựng và cung cấp trang thiết bị y tế cho bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và các trạm y tế cấp xã để đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương.
- Hỗ trợ thực hiện các chương trình Quốc gia về phòng chống sốt rét, lao phổi, nước sạch và vệ sinh môi trường; phòng chống HIV/AIDS; phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy cấp; hỗ trợ và điều trị cho người có HIV/AIDS; tuyên truyền về biện pháp, mô hình can thiệp, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS; phòng chống và giảm nhẹ tác hại của ma túy, tuyên truyền về nguy cơ và hiểm họa ma túy.
- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, các bệnh truyền nhiễm, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong ứng phó và ngăn chặn các bệnh dịch trên diện rộng.
- Hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực cho các trung tâm kiểm soát dịch bệnh.
- Hỗ trợ và triển khai các hoạt động giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học đường; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật.
- Hỗ trợ các hoạt động dân số- kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh và mất cân bằng giới, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
c) Đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
- Hỗ trợ đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, chú trọng các vùng nông thôn, các vùng đang đô thị hóa, vùng công nghiệp hóa.
- Xây dựng chương trình đào tạo, dạy nghề phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề, chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình dạy nghề hiệu quả.
- Phát triển cơ sở vật chất cho đào tạo và dạy nghề; xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị dạy nghề cho các trường, các trung tâm dạy nghề.
- Cung cấp bổ sung chuyên gia và giáo viên dạy nghề tình nguyện có chuyên môn cao.
- Đào tạo, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.
d) Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn
- Hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả trồng các loại cây bản địa, cây có giá trị kinh tế cao. Hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp; quản lý môi trường và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
- Xây dựng nông thôn mới; phát triển ngành, nghề sản xuất và dịch vụ nhỏ, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua tăng cường thu nhập phi nông nghiệp. Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê, kè, các công trình nước sạch,trạm bơm góp phần phòng chống lũ lụt, giảm thiểu rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư.
- Hỗ trợ phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học trong nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.
- Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tạo điều kiện cho các hợp tác xã có cơ hội tiếp cận và học hỏi các mô hình hợp tác xã tiêu biểu trên thế giới.
- Hỗ trợ liên kết với các hợp tác xã tiêu biểu để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
đ) Giải quyết các vấn đề xã hội
- Giáo dục và giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật, lang thang; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em.
- Hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn.
- Xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai.
- Phòng chống buôn bán người và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân khi bị buôn bán trở về.
- Phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
- Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang.
- Tuyên truyền, phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông; giảm thiểu tai nạn ở trẻ em.
e) Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp
- Bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống, môi trường thiên nhiên như: Trồng và bảo vệ rừng, vệ sinh môi trường...; xử lý rác thải nông thôn, rác thải y tế, rác thải rắn.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phòng chống buôn bán, nuôi nhốt, giết hại các loại động vật hoang dã.
- Bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học.
- Khuyến khích các dự án nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
- Nâng cao chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các tài nguyên đất, nước, không khí, rừng theo hướng hiệu quả và bền vững.
- Phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, trồng và bảo vệ rừng; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đào tạo kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai, thảm họa....
- Cứu trợ khẩn cấp (cung cấp thuốc men, lương thực, nhà ở) khi xảy ra thiên tai, thảm họa, tái thiết hạ tầng cơ sở và phục hồi sản xuất.
g) Khắc phục hậu quả chiến tranh
- Xử lý vật liệu chưa nổ và chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh.
- Giáo dục phòng, tránh tai nạn bom, mìn.
- Hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, nạn nhân bom mìn và vật liệu nổ.
h) Văn hóa, thể thao, du lịch
- Tuyên truyền và bảo vệ các giá trị văn hóa; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa trong tỉnh; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, trong đó ưu tiên đến việc hỗ trợ phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, thực hiện nghiêm túc các cam kết với UNESCO tích cực gìn giữ, bồi đắp giá trị di sản Quan họ, ca trù đã được UNESCO công nhận.
- Xây dựng các trung tâm, khu vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên.
- Hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng.
a) Khu vực nông thôn
- Khuyến khích các dự án góp phần thực hiện Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo năm 2018 - 2020 và các dự án hỗ trợ giảm nghèo theo các tiêu chí tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTG ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo mới.
- Khuyến khích các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
- Đào tạo, dạy nghề; phát triển ngành nghề thủ công; tạo cơ hội việc làm và thu nhập phi nông nghiệp; hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô.
- Phát triển khuyến nông; khuyến lâm; hỗ trợ phát triển hạ tầng sản xuất như: công trình thuỷ lợi, trạm bơm, đường liên thôn...; xây dựng các mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển nông thôn theo vùng, phát huy đặc điểm và lợi thế của từng vùng, bổ sung mô hình phát triển nông thôn mới.
- Đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ các trường đào tạo cán bộ y tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi phương pháp và nghiệp vụ; phát triển hạ tầng cơ sở y tế như nâng cấp, xây dựng, cấp trang thiết bị cho trung tâm y tế cấp huyện, các trạm y tế xã; cấp nước sạch, tăng cường vệ sinh môi trường.
- Phòng, chống HIV/AIDS, hỗ trợ và điều trị cho người có HIV/AIDS, tuyên truyền về biện pháp, mô hình can thiệp, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS; phòng, chống và giảm tác hại của ma túy, ...; hỗ trợ các hoạt động dân số như kế hoạch hoá gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản; hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ, hỗ trợ cải thiện đời sống của phụ nữ.
- Đào tạo giáo viên các cấp, ưu tiên giáo viên tiểu học và trung học cơ sở ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng hạ tầng cơ sở giáo dục, kiên cố hoá hệ thống các trường, phân trường tiểu học và trung học cơ sở, trường mầm non và mẫu giáo, trường dân tộc nội trú, hệ thống nhà nội trú, bán trú cho trẻ em dân tộc thiểu số.
- Trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật...).
- Khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá vật liệu chưa nổ và tái định canh, định cư, nâng cao nhận thức về hiểm họa của bom mìn và vật liệu chưa nổ, trợ giúp nạn nhân chiến tranh, trong đó ưu tiên nạn nhân chất độc da cam...).
- Bảo vệ và cải thiện môi trường (trồng và bảo vệ rừng); bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học; bảo tồn các di sản văn hóa; ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
- Phát triển mô hình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng.
b) Khu vực thành phố, thị trấn
- Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm.
- Phát triển ngành, nghề thủ công; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chăm sóc sức khỏe, chú trọng các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở y tế chuyên sâu; đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế.
- Phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm.
- Trợ giúp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, người khuyết tật, người già cô đơn...
- Vệ sinh môi trường.
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức vai trò của công tác phi chính phủ nước ngoài
Quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các đoàn thể và người dân về công tác phi chính phủ nước ngoài và ý nghĩa việc tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, và các đối tác phát triển nước ngoài khác.
2. Tăng cường hoàn thiện chính sách và thể chế
a) Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương; bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới, đình chỉ hoặc ngưng hiệu lực hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn viện trợ PCPNN, quản lý các tổ chức PCPNN đảm bảo đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, đơn giản, dễ thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức PCPNN vào hoạt động và triển khai tại Bắc Giang với thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
b) Xây dựng chính sách khuyến khích những đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc vận động và các đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ PCPNN; chính sách tri ân, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong công tác viện trợ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Tăng cường năng lực vận động và sử dụng viện trợ PCPNN
a) Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác PCPNN ở các cấp về các kỹ năng xây dựng, vận động, quan hệ, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án PCPNN và các quy định của Nhà nước trong công tác PCPNN.
b) Hàng năm bố trí nguồn ngân sách cho hoạt động chuẩn bị dự án nhằm thu hút, vận động viện trợ PCPNN, đồng thời ưu tiên bố trí nguồn vốn đối ứng để thực hiện các dự án.
c) Đổi mới và đa dạng phương thức vận động; chuyển đổi phương thức vận động chung sang vận động theo từng dự án cụ thể. Xác định rõ lĩnh vực và địa bàn ưu tiên, tránh trùng lặp trong viện trợ. Tạo điều kiện để mọi người dân, mọi cơ quan đều tham gia vào quá trình vận động, thu hút và sử dụng viện trợ PCPNN.Tăng cường phối hợp vận động viện trợ PCPNN thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
d) Nâng cao chất lượng xây dựng dự án để vận động viện trợ; nắm bắt kịp thời chương trình của các tổ chức PCPNN để nâng cao hiệu quả đề xuất dự án của tỉnh. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành trong xây dựng, phê duyệt, thực hiện và quản lý các dự án PCPNN.
4. Tăng cường hợp tác, cung cấp chia sẻ thông tin
a) Tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Tăng cường cung cấp thông tin nhằm giới thiệu các nhu cầu của tỉnh với các tổ chức PCPNN, hướng viện trợ vào những lĩnh vực và địa bàn ưu tiên.
b) Tăng cường hợp tác với Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM); chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với những cán bộ làm việc tại Uỷ ban công tác về các tổ chức PCPNN; cán bộ làm việc tại các tổ chức PCPNN.
c) Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, đảm bảo cung cấp nhanh và chính xác về nhu cầu của tỉnh cũng như các ngành, địa phương. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền như: cung cấp thông tin thông qua mạng Internet, bản tin; tổ chức các hình thức hội nghị, hội thảo phù hợp và thiết thực để tăng cường hợp tác.
d) Tăng cường hợp tác và phối hợp với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
đ) Các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định nhu cầu, xây dựng đề cương, dự án và cung cấp thường xuyên cho Sở Ngoại vụ để tổng hợp và chia sẻ thông tin rộng rãi với các tổ chức PCPNN.
5. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ
a) Xây dựng hệ thống giám sát, thường xuyên tổ chức đánh giá các chương trình, dự án PCPNN để kịp thời rút kinh nghiệm, nhân rộng hoặc chấn chỉnh các hoạt động và kết quả của chương trình, dự án trong toàn tỉnh.
b) Tăng cường cung cấp thông tin và tuyên truyền về hiệu quả của nguồn viện trợ PCPNN, về các mô hình dự án hiệu quả, các bài học và kinh nghiệm thiết thực cho các tổ chức tài trợ cũng như các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
c) Tăng cường thúc đẩy mô hình tham gia giám sát các dự án viện trợ PCPNN của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và cộng đồng.
1. Sở Ngoại vụ
a) Là cơ quan đầu mối trong hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện tốt Chương trình; chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện Chương trình, cụ thể hóa các nội dung chương trình thông qua các kế hoạch hành động cụ thể từng năm; tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục và nội dung làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
c) Là cơ quan đầu mối trong việc quản lý, thẩm định và trình phê duyệt các khoản viện trợ phi dự án.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong tỉnh xây dựng danh mục và nội dung các dự án vận động viện trợ PCPNN; tham gia thẩm định chương trình, dự án viện trợ PCPNN, các khoản viện trợ phi dự án PCPNN, các khoản cứu trợ khẩn cấp.
đ) Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng danh mục dự án vận động viện trợ PCPNN theo tình hình thực tế.
e) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh về kiến thức và kỹ năng trong công tác vận động viện trợ PCPNN.
g) Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và các cơ quan Trung ương có liên quan tổ chức kêu gọi cứu trợ khẩn cấp của các tổ chức phi chính phủ khi các địa phương trong tỉnh gặp thiên tai và trong các trường hợp khẩn cấp, đột xuất theo chủ trương của UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Là cơ quan chủ trì thẩm định, trình phê duyệt các chương trình, dự án viện trợ PCPNN theo quy định về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu giúp UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án theo thẩm quyền của UBND tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan trong việc tham mưu ban hành các chủ trương, biện pháp, chính sách vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; phối hợp với Sở Ngoại vụ hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong tỉnh xây dựng danh mục và nội dung các dự án vận động viện trợ PCPNN theo quy định của pháp luật.
c) Hướng dẫn các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN; phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác tiếp nhận, sử dụng và quản lý viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh
a) Triển khai công tác vận động viện trợ, theo dõi, tổng hợp và cung cấp thông tin về công tác vận động và quan hệ với các tổ chức chính phủ nước ngoài cho các ngành, địa phương.
b) Tham gia kêu gọi cứu trợ khẩn cấp của các tổ chức phi chính phủ khi gặp thiên tai và trong các trường hợp khẩn thiết theo chủ trương của UBND tỉnh.
4. Sở Tài chính
a) Bố trí vốn cho công tác triển khai thực hiện tiếp xúc, vận động các chương trình, dự án PCPNN trong ngân sách hàng năm.
b) Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý tài chính đối với khoản viện trợ PCPNN do các tổ chức PCPNN viện trợ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội theo qui định Nhà nước.
c) Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán,chế độ báo cáo về sử dụng và quản lý nguồn viện trợ trên cơ sở qui định của pháp luật về quản lý tài chính và tài sản công.
5. Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; các tổ chức đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và quản lý các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn của đơn vị phụ trách theo đúng các cam kết đã ký với bên tài trợ; định kỳ 06 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện cho các cơ quan chức năng của tỉnh.
b) Chủ động vận động các nguồn viện trợ và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng các khoản viện trợ; cụ thể hóa các nội dung ưu tiên vận động viện trợ trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
c) Hàng năm, tổng hợp các nhu cầu cần vận động viện trợ của đơn vị mình gửi về Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định các danh mục kêu gọi viện trợ.
d) Tham gia ý kiến khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền đề nghị góp ý, báo cáo những vấn đề liên quan đến công tác vận động, tiếp nhận và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.