ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 833/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 14 tháng 4 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 06/4/2023 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 29/TTr-STTTT ngày 04/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: 833/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh)
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2022
1. Nhận thức số
a) Ngày chuyển đổi số
- Kết quả đạt được
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với chủ đề “Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh với nhiều hoạt động như: tuyên truyền, tạo sức lan tỏa; tổ chức Hội thi trực tuyến “Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số”; các hoạt động tập huấn, phổ biến, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; thúc đẩy thương mại điện tử; phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các chương trình khuyến mãi, hội thảo,… Từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.
- Tồn tại, hạn chế
Do lần đầu tiên tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 nên nội dung và hình thức chưa phong phú, đa dạng.
b) Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số
- Kết quả đạt được
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 618/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chuyển báo cáo chuyên đề, kinh nghiệm của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia đến các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện để tham khảo.
Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long xây dựng chuyên mục chuyển đổi số bắt đầu từ tháng 5/2021. Năm 2022, phát sóng được 24 chương trình, thời lượng 15 phút.
App Smart Vĩnh Long đã có tổng số 3.780 lượt cài đặt, trong đó có 2.770 lượt trên CH Play và 1.010 lượt trên App Store; tiếp nhận 199 ý kiến phản ánh (đã xử lý 175 ý kiến). Ngoài ra, Trang Zalo OA Chính quyền số Vĩnh Long và kênh Facebook Chuyển đổi số Vĩnh Long cũng thường xuyên cập nhật các thông tin về chuyển đổi số của địa phương, đã đăng tải 1.144 tin, bài thu hút 3.036.084 lượt xem, 3.236.424 lượt tương tác và 18.615 lượt quan tâm. Trang Fanpage (Facebook) có 6.300 lượt tiếp cận, 660 người thích trang, 1.574 lượt tương tác và 1.206 người theo dõi.
Tỉnh có trang chuyển đổi số (chuyendoiso.vinhlong.gov.vn) và các Cổng/Trang thông tin điện tử có chuyên mục chuyển đổi số. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao các huyện, Trang tin điện tử các huyện mở chuyên trang, chuyên mục về chuyển đổi số tuyên truyền về các thông tin chuyển đổi số; tổng số tin bài đăng, phát 23 tin, 8 bài, 172 phút phát sóng1.
Triển khai tuyên truyền trên nền tảng mạng xã hội (Zalo, Fanpage, Youtube,…) về trang “Phòng An ninh mạng Công an Vĩnh Long”2; 02 kênh Nông sản Vĩnh Long, Nông nghiệp Vĩnh Long3 nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, chuyển giao thông tin tiến bộ Khoa học kỹ thuật,... với hơn 150 chuyên đề, tần suất lượt đăng ký trên 1.000 lượt đăng ký và đạt được hơn 4.000 giờ xem trong năm.
Các cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, xã cập nhật thường xuyên các thông tin hoạt động của đơn vị.
Tổ chức hội thi “Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số” bằng hình thức trực tuyến, thu hút 81 đơn vị với 2.875 người tham gia là cán bộ, công chức, viên chức, Tổ Công nghệ số cộng đồng và người dân trên địa bàn tỉnh. Hội thi đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, cung cấp cho người tham gia nhiều kiến thức hay, bổ ích về cải cách hành chính và chuyển đổi số.
Tổ chức 09 cuộc Hội thảo liên quan chuyển đổi số và an toàn thông tin: Hội thảo “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ chuyển đổi số trong quản lý tài chính kế toán; Hội thảo “An toàn thông tin trong chuyển đổi số năm 2022”; Hội thảo “Giới thiệu giải pháp Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long”; Hội thảo “Chuyển đổi số với Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long”; Hội thảo “Chuyển đổi số với Công ty Cấp nước Vĩnh Long”; Hội thảo “Chuyển đổi số với Hội Doanh nghiệp trẻ”; Hội thảo “Chuyển đổi số với Điện lực Vĩnh Long”; Hội thảo “Chuyển đổi hóa đơn điện tử”; Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về thương mại điện tử”. Tổ chức 01 cuộc diễn tập an toàn thông tin mạng năm 2022 với chủ đề “Tấn công mạng thực chiến vào Hệ thống thông tin ứng dụng sở, ngành tỉnh Vĩnh Long năm 2022”. Tham dự 01 cuộc Diễn tập Ứng phó tấn công gián đoạn mạng từ việc khai thác lỗ hỏng bảo mật; 01 Hội thảo trực tuyến Đảm bảo an toàn thông tin trước các cuộc tấn công Ransomware.
Tham dự 03 hội thảo và toạ đàm do các tỉnh, thành phố tổ chức: tuần lễ thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế vùng Hậu Giang 2022; Hội thảo Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp; Tọa đàm bàn tròn về chuyển đổi số nông nghiệp bền vững Đồng bằng sông Cửu Long; hội nghị trực tuyến công bố ngày chuyển đổi số và đề án chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp4.
- Tồn tại, hạn chế
Một số Lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhận thức về chuyển đổi số còn hạn chế; chưa thật sự quan tâm, chưa quyết liệt thực hiện chính quyền số; chậm chuyển đổi, sử dụng công nghệ số.
Việc thay đổi nhận thức, tư duy, cách làm trong chuyển đổi số của CBCC, tổ chức, người dân, doanh nghiệp chưa thích ứng kịp thời.
c) Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo; Kênh truyền thông trên Báo, Đài, mạng xã hội, App Smart Vĩnh Long, “Chuyển đổi số quốc gia”, “Chuyển đổi số Vĩnh Long” trên Zalo, “Chuyển đổi số Vĩnh Long” trên Facebook
Kết quả đạt được: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt phát huy vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng trong việc tuyên truyền thông qua nhiều hình thức truyền thông (các phương tiện thông tin đại chúng, cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội, App Smart Vĩnh Long, “Chuyển đổi số Vĩnh Long” trên Zalo); hướng dẫn đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác và đời sống.
2. Thể chế số
a) Ban hành Nghị quyết và kế hoạch 05 năm về chuyển đổi số
- Kết quả đạt được
Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 về chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2022 về phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan, đơn vị thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
- Tồn tại, hạn chế
Các Nghị quyết, Kế hoạch đã ban hành nhưng chưa kịp thời dẫn đến sự phối hợp, triển khai thực hiện trong lộ trình chuyển đổi số chưa đồng bộ, kịp thời.
b) Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong năm 2022
Kết quả đạt được
- Tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số5 với 30 thành viên là Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh gồm 43 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp bưu chính – viễn thông6.
- Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh7, trong đó có phân công nhiệm vụ các thành viên phụ trách, theo dõi thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
- Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tổ chức các cuộc họp để đánh giá tình hình thực hiện chuyển đổi số của tỉnh; chỉ đạo, điều hành, triển khai các hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh nhằm nâng cao các chỉ số đánh giá chuyển đổi số của tỉnh. Phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng theo Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo8 và các Kế hoạch chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh.
- Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, nổi bật ban hành 44 văn bản liên quan chuyển đổi số, trong đó cụ thể hóa, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc diện Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc ưu tiên triển khai.
3. Hạ tầng số
a) Kết quả đạt được
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh (mạng TSLCD) đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã và đang hoạt động ổn định thông suốt; 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã có hệ thống mạng nội bộ kết nối mạng TSLCD, được tỉnh trang bị hệ thống tường lửa bảo đảm an toàn thông tin mạng, tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 98% (trừ máy tính soạn thảo văn bản mật).
Tỉnh có hai hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận hành hệ thống ứng dụng dùng chung, ứng dụng chuyên ngành của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh:
- Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh (Trung tâm THDL) hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn thông tin mạng phục vụ vận hành hệ thống các ứng dụng dùng chung của Tỉnh, ứng dụng chuyên ngành của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trung tâm THDL định kỳ được nâng cấp, mở rộng hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo vận hành hệ thống ứng dụng của tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số của Tỉnh. Hiện tại, Trung tâm THDL đang vận hành 34 máy chủ (22 máy chủ phục vụ dùng chung; 12 máy chủ dùng riêng của các sở, ngành); hệ thống thiết bị tường lửa, thiết bị phòng chống tấn công, thiết bị giám sát, thiết bị định tuyến, chuyển mạch, lưu trữ, sao lưu dữ liệu, quét virus,…; được triển khai giải pháp ảo hóa máy chủ sử dụng công nghệ điện toán đám mây; thiết bị mạng chính (firewall, router, core switch) được trang bị, triển khai đảm bảo tính sẵn sàng cao, dự phòng nóng; lắp đặt 07 đường truyền kết nối Internet (02 đường truyền tốc độ 200Mb, 05 đường truyền tốc độ 70Mb) phục vụ hoạt động truyền tải, cung cấp thông tin, dịch vụ trên mạng Internet đảm bảo cho cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp truy cập thông suốt 24/7. Trung tâm THDL đang vận hành 184 hệ thống thông tin thành phần: Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP); hệ thống thư điện tử; cổng/trang thông tin điện tử sở, ban, ngành và 107 UBND cấp xã; các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành; nền tảng phục vụ người dân (dịch vụ phản ánh hiện trường, thông tin chính quyền, thông tin khẩn cấp),...
- Phòng máy chủ của Văn phòng UBND tỉnh được đầu tư và định kỳ nâng cấp hạ tầng kỹ thuật; đang vận hành 09 máy chủ cùng với các thiết bị tường lửa, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ,…; vận hành 19 hệ thống thông tin thành phần: Hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và 08 UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện); Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; hệ thống thông tin công báo tỉnh; hệ thống quản lý tên miền vinhong.gov.vn; hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành tỉnh; hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; hệ thống họp không giấy; trục liên thông văn bản; cổng dữ liệu mở (thí điểm).
Thuê bao điện thoại 1.337.124 thuê bao (tăng 17,45% so với năm 2021, đạt tỷ lệ 130 thuê bao/100 dân); Số thuê bao Internet cố định và di động đạt 973.777 thuê bao (tăng 15,85 % so với năm 2021). Ước doanh thu năm 2022 của các doanh nghiệp đạt 1.372 tỷ đồng (tăng 3,47 % so với năm 2021).
b) Tồn tại, hạn chế
Một số đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) còn máy tính cấu hình thấp hoặc đã xuống cấp do trang bị quá lâu; chưa đồng bộ nên ảnh hưởng trong xử lý công việc chuyên môn; còn một số máy tính chạy hệ điều hành (Windows 7, Windows 8) không đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu.
Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại một số đơn vị chưa được đầu tư đồng bộ; Tỉnh chưa thống nhất một đầu mối tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng, Trung tâm dữ liệu, hạ tầng, nền tảng, cơ sở dữ liệu dùng chung, phục vụ chuyển đổi số của tỉnh.
4. Dữ liệu số
a) Kết quả đạt được
- Tỉnh đã ban hành danh mục 23 cơ sở dữ liệu dùng chung9 và Danh mục dữ liệu mở tỉnh Vĩnh Long10.
- Cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện khai thác các ứng dụng, cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung, chuyên ngành mang lại hiệu quả tích cực như: Phần mềm Quản lý đất đai VLAP; Phần mềm quản lý năng lượng; Phần mềm CSDL công chứng; Phần mềm CSDL nền doanh nghiệp; Phần mềm CSDL an toàn vệ sinh thực phẩm; Phần mềm kê khai thuế thu nhập cá nhân; Khiếu nại - Tố cáo; CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp; CSDL Văn bản Quy phạm pháp luật và điều hành, CSDL Thủ tục tục hành chính, CSDL Công báo, CSDL hồ sơ khiếu nại tố cáo, CSDL giá đất, CSDL lưu tr , CSDL thông tin chỉ đạo điều hành,...
b) Tồn tại, hạn chế
Một số CSDL dùng chung được xây dựng từ các công nghệ trước đây nên chưa kết nối, chia sẻ, chưa hình thành kho dữ liệu dùng chung. Kinh phí triển khai của Tỉnh còn hạn chế.
5. Nền tảng số
a) Kết quả đạt được
- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Tỉnh (LGSP) được triển khai, vận hành tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh đáp ứng tốt cho kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành, hệ thống thông tin trong nội bộ của tỉnh và làm đầu mối kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để đồng bộ với các CSDL quốc gia, các CSDL của Bộ, Ngành Trung ương và các hệ thống thông tin của các Tỉnh trên cả nước. LGSP tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 09 cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin của Bộ, Ngành Trung ương (LGSP)11.
- Hệ thống số hóa tài liệu lưu trữ lịch sử đã triển khai cho Trung tâm lưu trữ lịch sử - Sở Nội vụ phục vụ công tác số hóa dữ liệu lưu trữ lịch sử.
- Nền tảng CSDL nông nghiệp, bưu chính viễn thông: triển khai dưới dạng nền tảng GIS, có thể mở rộng tích hợp các lĩnh vực liên quan đến công thương, y tế (tình hình dịch Covid-19) giúp dễ dàng tích hợp.
- Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch điện tử về đất đai, liên thông, chia sẻ dữ liệu đất đai, đáp ứng nhu cầu kết nối và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (xây dựng, ngân hàng,…), người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối 4 cấp. Có 02 hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ cho cơ quan Đảng, nhà nước họp trực tuyến: hệ thống hội nghị truyền hình của Tỉnh ủy, hệ thống hội nghị truyền hình của UBND tỉnh.
- Ứng dụng, dịch vụ xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số:
+ Hệ thống quản lý văn bản và điều hành triển khai đến 100% cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã; triển khai phiên bản App Stores sử dụng trên hệ điều hành iOS và Android, để thực hiện ký số văn bản điện tử bằng Sim-Pki thông qua Hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành của tỉnh cho lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo cấp sở và tương đương12.
+ Hệ thống thư điện tử tỉnh triển khai đến 100% đơn vị; tổng số hộp thư điện tử hiện đang hoạt động là 11.575 hộp thư; cấp 2.407 chứng thư số cho 100% cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã; xây dựng cổng/trang thông tin điện tử 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.
+ Dữ liệu dùng chung: Hệ thống thông tin báo cáo; Hệ thống thư điện tử tỉnh; Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh; Cổng dịch vụ công của tỉnh; Hệ thống hỗ trợ tham gia cộng đồng, tra cứu thông tin gis cơ bản; CSDL an toàn vệ sinh thực phẩm; CSDL nền doanh nghiệp.
b) Tồn tại, hạn chế
Một số ứng dụng của các đơn vị chưa kết nối với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP),… dẫn đến khó khăn trong kết nối, liên thông, chia sẻ, áp dụng các công nghệ AI, Big data, IoT,.. và khai thác hiệu quả tài nguyên cơ sở dữ liệu của tỉnh về lâu dài.
6. Nhân lực số
a) Kết quả đạt được
Triển khai thành lập 100% Tổ công nghệ số cộng đồng đến ấp, khóm với 107 tổ xã (687 người), 752 tổ ấp (2786 người)13. Tổ công nghệ số cộng đồng trở thành lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số của tỉnh.
Đến thời điểm hiện tại tổng số CBCC chuyên trách, phụ trách CNTT của tỉnh có 149 người; 100% CBCCVC của tỉnh có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo quy định; 96,7% cán bộ chuyên trách CNTT của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện có trình độ đại học CNTT trở lên.
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh (Đội ƯCSC) được kiện toàn với 31 thành viên (Quyết định số 1564/QĐ-UBND , ngày 23/6/2020).
b) Tồn tại, hạn chế
Một số đơn vị có bố trí nguồn nhân lực có trình độ đại học CNTT nhưng còn hạn chế về kỹ năng ứng dụng CNTT và ATTT do kiêm nhiệm nhiều công việc hành chính khác làm ảnh hưởng đến công tác ứng dụng CNTT của đơn vị. Một số UBND cấp huyện còn yếu và thiếu nguồn nhân lực CNTT; UBND cấp xã không có biên chế chuyên trách CNTT để thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị, chỉ làm công tác kiêm nhiệm, vì vậy rất hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi trong hoạt động cơ quan nhà nước.
7. An toàn thông tin mạng
a) Kết quả đạt được
Thực hiện Kế hoạch xác định, thẩm định, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và công tác thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 202214, Tỉnh đã tổ chức thẩm định và phê duyệt 155 hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, nâng tổng số hệ thống thông tin thành phần đã phê duyệt lên 360/388 hệ thống (171 HTTT thành phần cấp độ 1, 168 HTTT thành phần cấp độ 2, 21 HTTT thành phần cấp độ 3).
Tỉnh đã tổ chức triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống ứng dụng dùng chung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh theo mô hình 04 lớp15:
- Lớp 1 (lực lượng tại chỗ): Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (31 thành viên), Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
- Lớp 2 (giám sát ATTT mạng): Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông tự thực hiện giám sát, và sự hỗ trợ của Cục An toàn thông tin, Tập đoàn Viettel.
- Lớp 3 (kiểm tra, đánh giá ATTT): tại Trung tâm THDL có thuê vị đơn vị độc lập kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin; định kỳ hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin tại các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện.
- Lớp 4 (kết nối, chia sẻ thông tin giám sát): Trung tâm THDL là đầu mối thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giám sát với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông16, việc triển khai Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) cho Tỉnh phải đảm bảo triển khai đầy đủ 04 yêu cầu thành phần cơ bản (SIEM, NIPS, Anti-Virus, EDR) và 03 yêu cầu thành phần nâng cao (WAF, SOAR, Threat Intelligence Platform), Tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Tập đoàn Viễn thông quân đội tổ chức triển khai thí điểm Hệ thống giám sát an toàn thông tin của tỉnh17 tại Trung tâm THDL, gồm các nội dung:
- Tỉnh đã triển khai 02 thành phần do Tỉnh đầu tư (WAF, Anti-Virus).
- Phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội triển khai 05 thành phần (SIEM, NIPS, EDR, SOAR, Threat Intelligence Platform) do Tập đoàn Viễn thông quân đội hỗ trợ.
Kết quả giám sát giám sát an toàn thông tin mạng năm 2022 đã ghi nhận và xử lý 7.213 cảnh báo về hạ tầng công nghệ thông tin; có 2.545 cảnh báo phát hiện mã độc; ghi nhận và xử lý 3.104 cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thông tin; ghi nhận, xử lý 1.524 sự kiện, sự cố về an toàn thông tin, các nguồn tấn công, lỗ hổng, điểm yếu mới được công bố; ngăn chặn và xử lý 363.548 sự kiện rà quét vào hệ thống ứng dụng tại Trung tâm THDL và mạng diện rộng của UBND tỉnh. Các thông tin giám sát được kết nối, chia sẻ (thực hiện lớp 4) về Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông18. Hệ thống quản lý phòng chống mã độc tập Trung tại Trung tâm THDL ghi nhận có 2.113 máy tính đã cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và chia sẻ dữ liệu mã độc về Trung tâm THDL; có 1.005 lượt mã độc bị phần mềm phòng chống mã độc loại bỏ trước khi xâm nhập vào máy tính, có 972 máy tính có điểm yếu, lỗ hổng đã được xử lý.
Tổ chức 03 đợt kiểm tra, đánh giá ATTT năm 2022 trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh:
- Kiểm tra, đánh giá ATTT về việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn HTTT, rà quét mã độc, lỗ hổng đối 24 đơn vị có HTTT cấp độ 1, cấp độ 219. Kết quả có 1.186 máy tính được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc, 80 máy tính chưa cài đặt, 191 máy tính nhiễm mã độc (đã xử lý), 639 máy tính có kết nối, chia sẻ sẻ thông tin mã độc về Trung tâm THDL tỉnh, 313 máy tính cài đặt Windows 7,8 (đã đề nghị nâng cấp, thay thế); rà quét trực tiếp 1.307 thiết bị (bao gồm máy tính và thiết bị mạng), có 364 thiết bị có lỗ hổng với 908 lỗ hổng (634 mức cao, 271 mức TB, 03 mức thấp) đã đề nghị khắc phục (đính kèm phụ lục 2).
- Kiểm tra, đánh giá ATTT đối với đơn vị vận hành Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II và Hệ thống Hội nghị Truyền hình tỉnh20 với 17 thiết bị (bao gồm máy tính và thiết bị mạng). Kết quả có 33 lỗ hổng (2 mức rất cao, 24 mức cao, 63 mức TB, 7 mức thấp) đã đề nghị khắc phục; 02 HTTT trên chưa được phê duyệt cấp độ ATTT theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
- Kiểm tra, đánh giá ATTT đối với HTTT Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh và HTTT Sở Tài nguyên và Môi trường21. Kết quả kiểm tra 151 thiết bị (bao gồm máy tính và thiết bị mạng). Kết quả có 649 lỗ hổng (85 mức cao, 453 mức TB, 111 mức thấp) đã đề nghị khắc phục.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh (Đội ƯCSC), phối hợp với Công an tỉnh, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - Cục An toàn thông tin trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức 01 lớp tập huấn và 01 cuộc diễn tập an toàn thông tin mạng năm 2022 với chủ đề “Tấn công mạng thực chiến vào Hệ thống thông tin ứng dụng sở, ngành tỉnh Vĩnh Long năm 2022”; cử thành viên Đội ƯCSC tham dự 01 cuộc Diễn tập Ứng phó tấn công gián đoạn mạng từ việc khai thác lỗ hỏng bảo mật; 01 Hội thảo trực tuyến Đảm bảo an toàn thông tin trước các cuộc tấn công Ransomware.
b) Tồn tại, hạn chế
- Một số đơn vị, cơ quan chưa chấp hành tốt công tác đảm bảo ATTT theo quy định của pháp luật, hướng dẫn chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và cơ quan chuyên ngành của tỉnh; chưa quan tâm đến công tác triển khai giải pháp bảo đảm ATTT cho máy tính, thiết bị mạng của các đơn vị dẫn đến tồn tại nhiều lỗ hỏng mức cao, chưa được quan tâm khắc phục, xử lý; một số đơn vị còn máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 7,8 không còn hỗ trợ cập nhật, vá lỗi (chi tiết tại Phụ lục 2).
- Một số đơn vị chưa chủ động phối hợp xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ ATTT trình thẩm định, phê duyệt cấp độ; chưa ban hành đầy đủ quy chế bảo đảm ATTT, triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm ATTT đã được phê duyệt và thực hiện báo cáo định kỳ về công tác bảo đảm ATTT theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông22 và Chủ tịch UBND tỉnh23.
- Số lượng máy tính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và kết nối, chia sẻ thông tin mã độc về Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh còn thấp, chiếm 42,62% số lượng máy tính trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, chưa đảm bảo theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 27/6/2022.
8. Chính quyền số
a) Kết quả đạt được
Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tăng cường triển khai, vận hành nhiều hệ thống thông tin, từng bước xây dựng các CSDL chuyên ngành, CSDL dùng chung của tỉnh, tiến hành chuẩn hóa nhằm cung cấp rộng rãi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, tạo thuận lợi trong tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Một số nội dung tiêu biểu như:
- Tỉnh đã ban hành Kiến trúc CPĐT/CQĐT 2.0 theo Quyết định số 3612/QĐ- UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh; Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh 1.0 theo Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh.
- 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, huyện, xã có Cổng/trang thông tin điện tử. Cổng thông tin điện tử của 18 sở ngành, 107 UBND cấp xã đã khai báo và được chứng nhận tín nhiệm mạng do Cục An toàn thông tin cung cấp.
- Cổng dịch vụ công của tỉnh triển khai theo hướng tập trung, kết nối và liên thông. Cổng dịch vụ công của tỉnh đã hoàn thành kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đăng tải 1.714 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công của tỉnh; trong đó, có 1.215 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 45 dịch vụ công trực tuyến một phần. Hệ thống một cửa điện tử đã triển khai tại 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Đến nay, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 03 cơ sở dữ liệu quốc gia, 06 hệ thống thông tin của Bộ, Ngành Trung ương thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh (LGSP) với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
- Cổng dịch vụ công tỉnh đã kết nối và đồng bộ trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia (đến ngày 16/11/2022 đồng bộ khoảng 343.021 hồ sơ); Thực hiện kết nối đăng ký trực tuyến trên Cổng dịch công quốc gia theo Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đến ngày 31/10/2022 đã kết nối, khai báo thành công 1.108 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia). Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 03 cơ sở dữ liệu quốc gia, 06 hệ thống thông tin của Bộ, ngành Trung ương thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh (LGSP) với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
- Hệ thống thư điện tử tỉnh hoạt động ổn định đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và các cơ quan đơn vị khác trên địa bàn tỉnh với 11.575 hộp thư điện tử đã được khai báo và đưa vào sử dụng. 100% các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã được cấp chữ ký số cơ quan. Tổng số chứng thư số đang sử dụng là 2.407 chứng thư số.
- Huyện Long Hồ được tỉnh chọn làm điểm triển khai thực hiện Chuyển đổi số và chọn xã Long Phước làm điểm triển khai xã Nông thôn mới chuyển đổi số, vì vậy có lợi thế phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông đáp ứng cho nhu cầu cơ bản chuyển đổi số. Ứng dụng công nghệ thông tin bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện; công nghệ số đang được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và dịch vụ; nhiều hình thức kinh doanh mới, dịch vụ mới dựa trên nền tảng số và Internet, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp cho huyện bước đầu thực hiện chuyển đổi số đạt kết quả theo các mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Tổ chức 40 lớp tập huấn cho 3.807 lượt CBCCVC các nội dung liên quan chuyển đổi số (kỹ năng chuyển đổi số, mạng xã hội, sử dụng ứng dụng Hóa đơn điện tử, Văn bản điện tử (TaxOffice) và Thuế điện tử trên thiết bị di động (ETax- Mobile),…).
- Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tổ chức 13 lớp tập huấn cho thành viên các Tổ CNSCĐ với 2.561 lượt người tham dự; phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến kỹ năng số cho Tổ CNSCĐ trên địa bàn tỉnh với 3.084 thành viên tham gia tập huấn; Phối hợp với UBND huyện Long Hồ tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho Tổ CNSCĐ, có 110 lượt người tham dự.
b) Tồn tại, hạn chế:
Các nội dung, mục tiêu kế hoạch chuyển đổi số đã được quan tâm triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển chưa đồng đều giữa hạ tầng số (hệ thống trang thiết bị máy tính, thiết bị tin học, hạ tầng mạng,…) và nền tảng số của các đơn vị gây khó khăn cho việc chuẩn hóa dữ liệu, chia sẻ, kết nối các CSDL dùng chung của tỉnh và các nguồn CSDL dùng chung chuyên ngành khác.
9. Kinh tế số
a) Kết quả đạt được
Tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã thực hiện đăng ký quảng bá, thương hiệu, sản phẩm đặc trưng của từng địa phương lên sàn giao dịch thương mại điện tử để tạo điều kiện cho việc giao dịch mau bán được thuận lợi, cụ thể Hợp tác xã gạo hữu cơ xã Trung Ngãi, Bưởi da xanh xã Thanh Bình, Cam sành xã Hiếu Nghĩa,... góp phần nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân. Đầu tư phát triển hệ thống tưới, phun tự động trên cây trồng thông qua ứng dụng số trên thiết bị thông minh, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất được thuận lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
Tuyên truyền, quảng bá thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; triển khai các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử Postmart, Voso, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh. Hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản của tỉnh trên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn: Số sản phẩm đưa lên sàn của 02 sàn là: 524 sản phẩm (Trong đó, số sản phẩm đưa lên sàn của voso.vn: 433 sản phẩm, có 13.728 hộ SXNN; triển khai thí điểm thanh toán không dùng tiền mặt cho 200 tiểu thương tại Chợ Vĩnh Long bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng (Viettel Money). Ngành y tế, Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viện tỉnh. Ngành giáo dục, triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trong đó năm học 2022 - 2023 yêu cầu bình quân mỗi đơn vị phải thu được 50% học phí trên tổng số học sinh của đơn vị mà không dùng tiền mặt.
b) Tồn tại, hạn chế
Một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã sản xuất chưa quan tâm nhiều đến chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử nên công tác tuyên truyền, tập huấn chưa đạt hiệu quả cao.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin/công nghệ số trong các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế, mang tính tự phát, đơn lẻ; thiếu sự kết nối, tương tác với các phần mềm quản lý nhà nước của ngành.
10. Xã hội số
a) Kết quả đạt được
Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường qua hệ thống tin nhắn điện thoại (SMS, Nền tảng mạng xã hội Zalo, Youtube): Hàng tuần cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân thông tin diễn biến giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh (11 mặt hàng gồm giá lúa, cá tra, cá điêu hồng, thịt heo, thịt bò, bưởi năm roi, cam sành, nhãn da bò, chôm chôm, xà lách xoong, phân bón) qua Hệ thống SMS, Zalo; Hệ thống đã có trên 200 thành viên (trong và ngoài tỉnh và đã gửi được hơn 500 tin); Năm 2022, đã triển khai thực hiện thông tin tuyên truyền trên nền tảng mạng cộng đồng Youtube dưới dạng biên tập Videoclip (02 kênh Nông sản Vĩnh Long, Nông nghiệp Vĩnh Long) nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, chuyển giao thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật,... với hơn 150 chuyên đề, tần suất đăng ký trên 1.000 lượt đạt được hơn 4.000 giờ xem trong năm.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với chủ đề “Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh với nhiều hoạt động như: tuyên truyền, tạo sức lan tỏa; tổ chức Hội thi trực tuyến “Tìm hiểu về Cải cách hành chính và Chuyển đổi số”; các hoạt động tập huấn, phổ biến, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; thúc đẩy thương mại điện tử; phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các chương trình khuyến mãi, hội thảo,… Từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung24.
Triển khai phần mềm Quản lý khách lưu trú du lịch trên phạm vi toàn tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, giảm bớt chi phí, thời gian cho các đơn vị kinh doanh.
Các cơ sở giáo dục phổ thông (từ tiểu học đến trung học phổ thông) và giáo dục dục thường xuyên tùy theo điều kiện của đơn vị mà chọn lựa các công cụ dạy học trực tuyến cho phù hợp, ưu tiên sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến (LMS) như K12Online, mSchool, VNPT E-learning phục vụ công tác dạy học, kiểm tra đánh giá; Triển khai Hệ thống quản lý nhà trường đến tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đây là hệ thống nền tảng để thực hiện quản lý hoạt động nhà trường trên môi trường số. Hệ thống quản lý dữ liệu trong nhà trường đã được kết nối liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% các cơ sở giáo dục đã được kết nối internet để phục vụ công tác quản lý, dạy học.
b) Tồn tại, hạn chế
Người dân chưa có thói quen sử dụng các nền tảng số để tương tác với chính quyền; vẫn chưa tích cực thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt do thói quen sử dụng tiền mặt và ngại tình trạng an toàn thông tin.
12. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2022 của tỉnh: 48.855.719.072 đồng.
Trong đó:
- Vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh: 21.428.939.061 đồng.
- Vốn sự nghiệp từ ngân sách của tỉnh: 27.426.780.011 đồng.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 06/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp, bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia;
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 26/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ về việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 26/01/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Kế hoạch số 1104/KH-UBND ngày 14/05/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025”;
Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025;
Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính về việc phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;
Căn cứ Công văn số 5406/BTTTT-CĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023;
Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 06/4/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, phát triển các Hệ thống thông tin, CSDL dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử hướng tới chính phủ số theo Quyết định số 942/QĐ-TTg , Quyết định số 749/QĐ-TTg và Nghị định số 47/2020/NĐ-CP góp phần nâng cao năng phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp và tiếp tục xây dựng Chính quyền điện tử; định hướng xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
2. Mục tiêu cụ thể
Phân công trách nhiệm tham mưu, triển khai các hoạt động chuyển đổi số trọng tâm năm 2023 (Đính kèm Phụ lục 1)
III. NHIỆM VỤ
1. Nhận thức số
a) Ngày Chuyển đổi số
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh sẻ ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, phù hợp với mục đích, ý nghĩa, tinh thần cũng như chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
b) Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số
Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số chuyển báo cáo chuyên đề của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia đến các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và thành viên Ban Chỉ đạo để tham khảo cách làm hay về chuyển đổi số. Thường xuyên cập nhật thông tin tại các trang chia sẻ thông tin của Bộ, ngành về Cẩm nang chuyển đổi số tại địa chỉ: https://dx.mic.gov.vn; cập nhật, chia sẻ bài học, kinh nghiệm chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương tại địa chỉ: https://t63.mic.gov.vn; các bài toán chuyển đổi số: https://c63.mic.gov.vn.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng mô hình chuyển đổi số trên toàn tỉnh; tổ chức học tập kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố điển hình để áp dụng triển khai chuyển đổi số trên toàn tỉnh.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số; chủ động thí điểm triển khai sáng kiến mới, có khả năng nhân rộng, đặc biệt là các sáng kiến liên quan đến dữ liệu số.
c) Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo; Kênh truyền thông trên Báo, Đài, mạng xã hội, App Smart Vĩnh Long, “Chuyển đổi số quốc gia”, “Chuyển đổi số Vĩnh Long” trên Zalo, “Chuyển đổi số Vĩnh Long” trên Facebook
Tiếp tục phối hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Tổ Công nghệ số cộng đồng tuyên truyền thông qua nhiều hình thức truyền thông (các phương tiện thông tin đại chúng, cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội, App Smart Vĩnh Long, “Chuyển đổi số Vĩnh Long” trên Zalo); hướng dẫn đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác và đời sống.
2. Thể chế số
Kiện toàn tổ chức, bộ máy, thiết lập mạng lưới đơn vị chuyên trách và nhân sự hỗ trợ triển khai từ tỉnh đến cơ sở để triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Tiếp tục xây dựng các văn bản, chỉ đạo để phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, an toàn thông tin (văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng dẫn; quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật; quy định; quy chế;…). Hướng dẫn triển khai thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phiên bản 2.0, Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh phiên bản 1.0.
Xây dựng quy định về chuẩn hóa, tạo lập, cập nhật, khai thác, chia sẻ cơ sở dữ liệu và sử dụng cơ sở dữ liệu giữa các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng quy định về cơ sở dữ liệu (Chiến lược dữ liệu; Danh mục cơ sở dữ liệu (dùng chung, chuyên ngành); Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu; Kế hoạch mở dữ liệu).
Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động đảm bảo an toàn thông tin, giám sát an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh.
3. Hạ tầng số
Duy trì, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo vận hành ổn định, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn thông tin phục vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn định, thông suốt, kết nối tử tỉnh đến cấp xã.
Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tận khóm, ấp; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng chất lượng.
Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung của Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn định, thông suốt, kết nối đến cấp xã.
Bảo đảm việc đầu tư phát triển, mở rộng hạ tầng CNTT. Tiếp tục xây dựng các trạm viễn thông di động 4G/5G và hạ tầng dịch vụ internet băng rộng nhằm hướng tới phủ sóng trên toàn tỉnh.
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo ATTT, bảo đảm khả năng sẵn sàng tích hợp, kết nối phục vụ phát triển chuyển đổi số trên cơ sở khảo sát, đánh giá chi tiết hiện trạng đầu tư ứng dụng CNTT để bảo đảm tận dụng tối đa các thành phần, hạ tầng sẵn có, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan Nhà nước: trang thiết bị CNTT; hạ tầng mạng LAN, thiết bị đảm bảo an toàn thông tin; mạng Internet tốc độ cao,... đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh, hướng tới hình thành hạ tầng phát triển Chính quyền số tỉnh.
4. Dữ liệu số
Tăng cường thu thập và khai thác dữ liệu chuyển đổi thành thực thể số, lưu trữ vào cơ sở dữ liệu, gán mã số định danh chung để quản lý thống nhất.
Xây dựng phương án triển khai, chuẩn hóa dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu dùng chung, hạn chế sự phân tán, cát cứ dữ liệu.
Phát triển các dữ liệu bám sát định hướng phát triển các dữ liệu, cơ sở dữ liệu theo Quyết định số 942/QĐ-TTg và Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuân thủ các quy định về chia sẻ dữ liệu; xây dựng và ban hành quy chuẩn/quy định kỹ thuật về cấu trúc thông điệp dữ liệu dữ liệu, chuẩn hoá và công khai thông tin về dịch vụ chia sẻ dữ liệu; cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu cho tất cả các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu.
Duy trì và phát triển kết nối, chia sẻ dữ liệu, khai thác thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia như: CSDL dân dư, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tài nguyên và môi trường,…
Xây dựng và triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ quản lý hành chính các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Giao thông, Xây dựng, Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tư pháp, Văn hóa, Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống thông tin quản lý văn thư, lưu trữ.
Thực hiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở theo định hướng tại Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ- CP của Chính phủ.
5. Nền tảng số
Tiếp tục nâng cấp, duy trì hệ thống Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh Vĩnh Long (LGSP) - giai đoạn 1 của tỉnh. Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); Khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia; bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh phục vụ chính quyền số và xây dựng nền tảng số, kho dữ liệu, dữ liệu mở phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long.
Triển khai giải pháp kỹ thuật, các phần mềm quản lý, giám sát thông tin trên hệ thống hạ tầng CNTT tỉnh.
Xây dựng kết nối, chia sẻ, liên thông với các cơ sở nền tảng của Bộ, ngành, trung ương để quản lý hiệu quả, chồng chéo thông tin và đảm bảo tỉnh kế thừa.
Thực hiện kết nối với các nền tảng số quy mô quốc gia như tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia, định danh và xác thực điện tử quốc gia, thanh toán điện tử; giám sát, điều hành an toàn an ninh mạng; Ưu tiên phát triển các nền tảng chuyên ngành y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, công thương, văn hóa và du lịch.
Phối hợp với các Trường đại học, doanh nghiệp cung cấp nền tảng số hỗ trợ triển khai các nền tảng số cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã,… trên địa bàn tỉnh.
6. Nhân lực số
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 14/05/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 – 2025.
Xây dựng các kế hoạch, chương trình đào tạo kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức những kiến thức về chuyển đổi số, an toàn thông tin, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu, kiến trúc chính quyền điện tử,... Cử công chức viên chức tham gia các lớp về bồi dưỡng về chuyển đổi số, an toàn thông tin.
Nâng cao nhận thức về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, an toàn thông tin thông qua tổ chức Hội nghị, hội thảo, tập huấn phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, an toàn thông tin; trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin.
Tổ chức đào tạo tập huấn về an toàn thông tin mạng cho lực lượng làm công tác an toàn thông tin: Đào tạo kỹ năng xử lý, phân tích, truy vết sự cố mạng máy tính, tấn công mạng; Đào tạo kỹ năng ứng cứu sự cố; Đào tạo về an toàn thông tin cho quản trị mạng sở, ban, ngành, huyện; Đào tạo về an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT khối Đảng, đoàn thể; Đào tạo kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT xã phường thị trấn; Đào tạo nâng cao năng lực phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.
7. An toàn thông tin mạng
a) Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ
Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (TCVN 11930:2017) trong Quý I/2023. Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành, muộn nhất trong Quý III/2023. Từ ngày 01/01/2024, cho dừng vận hành các hệ thống thông tin không đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin theo quy định của pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tổ chức triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn; Hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; Hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; Hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong Quý I/2023. Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành, muộn nhất trong Quý III/2023. Từ ngày 01/01/2024, cho dừng vận hành các hệ thống thông tin không đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin theo quy định của pháp luật (Bộ Thông tin và Truyền thông sẻ có văn bản hướng dẫn về nội dung này).
Thường xuyên rà soát, cập nhật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Trong đó lưu ý thực hiện xác định cấp độ trong quá trình xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống thông tin theo quy định của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
b) Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng
Tổ chức phổ biến, quán triệt các nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng. Nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin mạng để phòng, tránh lộ, lọt thông tin.
c) Trang thiết bị, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng
Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, hệ thống trung tâm dữ liệu và thiết bị đầu cuối.
d) Kế hoạch nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin
Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh; rà soát, xây dựng, cập nhật các kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh25.
Duy trì và tăng cường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Triển khai Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh, kết nối giám sát các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đặc biệt là giám sát 100% hệ thống thông tin cấp độ 326; duy trì, triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung; kết nối và chia sẻ thông tin, dữ liệu giám sát với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).
Kiện toàn Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh, đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh27; tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát trong cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh28.
Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với các các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 11/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Triển khai Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long về triển khai thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”; Tăng cường tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; nâng cao nhận thức và từng bước trang bị kỹ năng số cho trẻ em trên địa bàn, tổ chức các lớp dạy kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ và trẻ em ngoài trường học trên địa bàn có nhận thức và kỹ năng cơ bản tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.
Giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin. Tổ chức hội thảo, diễn tập về an toàn thông tin mạng.
8. Chính quyền số
Đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng CNTT đã triển khai một cách có hiệu quả: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thư điện tử, Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thông tin báo cáo, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa,… bảo đảm an toàn thông tin khi trao đổi văn bản trên môi trường mạng.
Tiếp tục triển khai chứng thư số cá nhân và cơ quan, tổ chức cho các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã; các tổ chức chính trị xã hội (ưu tiên ký số từ xa theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022) để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử như: hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục điện tử, bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử,...; Triển khai tích hợp chữ ký số vào các Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
Triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với chương trình cải cách hành chính. Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình; tích hợp cổng thanh toán trực tuyến; tích hợp Cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp giải pháp xác thực điện tử tập trung.
Phát triển, triển khai nền tảng số, các nền tảng sử dụng công nghệ AI, dữ liệu lớn để quản lý giám sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin trên mạng xã hội.
Nâng cấp, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành với chức năng quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Nâng cấp hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh.
Triển khai ứng dụng hiệu quả Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ chính phủ số, hướng tới việc hình thành kho dữ liệu dùng chung cấp bộ, ngành, địa phương.
Triển khai hiệu quả công tác số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP, ưu tiên đặc biệt nhiệm vụ kết nối, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của các cơ quan nhà nước để tự động điền các thông tin vào biểu mẫu điện tử và cắt giảm thành phần hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Quản lý, cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tỉnh Vĩnh Long; Phân hệ phần mềm và ứng dụng di động xây dựng lớp bản đồ số hóa dữ liệu quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi thủy sản của tỉnh Vĩnh Long; Phần mềm quản lý quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Long; Ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc giống cây trồng.
Triển khai xây dựng hệ thống thông tin tra cứu dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bản đồ dự án, CSDL nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Triển khai xây dựng Cổng thông tin du lịch, Bảo tàng số.
Nâng cấp Hệ thống Cổng thông tin điện tử ngành Giáo dục; Xây dựng hệ thống quản lý học tập và thi trực tuyến; Đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ chuyên trách CNTT, giáo viên; Hệ thống nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành giáo dục; Phần mềm quản lý và tra soát hóa đơn đầu vào – chứng từ; Hệ thống phần mềm quản lý văn b ng, chứng chỉ.
Triển khai xây dựng CSDL kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1.
Triển khai thực hiện phát triển thương mại điện tử; Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại”.
Triển khai xây dựng Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh/Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (RIS/PACS); Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS); Hệ thống hồ sơ sức khỏe (HSSK); Cầu truyền hình họp trực tuyến; Nền tảng thu thập, lưu trữ, tích hợp, thống kê dữ liệu ngành y tế; quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và liên thông với nền tảng V20 Bộ Y tế; Trung tâm điều hành y tế thông minh tỉnh Vĩnh Long.
Bảo trì, sửa chữa và hỗ trợ các phần mềm: Quản lý Ngân sách, Quản lý dự án, Quản lý tiền lương, Quản lý biên lai,…; Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về giá.
Triển khai Hệ thống CSDL quốc gia về khiếu nại, tố cáo đến các sở, ban, ngành tỉnh, huyện, thị xã, thành phố (khi được cấp trên triển khai); Phần mềm Quản lý lĩnh vực xây dựng kế hoạch năm của các đoàn thanh tra.
Triển khai chương trình dạy và học về kỹ năng số; Xây dựng phần mềm quản lý Cơ sở dữ liệu Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Xây dựng văn phòng điện tử và nâng cấp phần mềm quản lý học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy; Xây dựng Phần mềm quản lý đối tượng, phần mềm quản lý kinh phí nhà hảo tâm tại Trung tâm Công tác xã hội.
Triển khai xây dựng Phần mềm CSDL công chứng và đầu tư mới phần mềm lập vi bằng.
Nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh phục vụ chính quyền số. Nâng cấp Hệ thống an toàn thông tin mạng WAN tỉnh Vĩnh Long. Nâng cấp Hệ thống hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh phục vụ xây dựng Chính quyền số tỉnh Vĩnh Long.
Thuê hệ thống tổng hợp báo cáo đánh giá chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long. Thuê Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh. Thuê Hệ thống tổng hợp báo cáo doanh thu thương mại điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Thuê bản quyền phần mềm phòng, chống mã độc cho các đơn vị (Endpoint). Thuê dịch vụ công nghệ thông tin "Triển khai Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tỉnh Vĩnh Long” năm 2023. Thuê dịch vụ quản lý thiết bị IoT, thiết lập kết nối các thiết bị IoT từ xa, phục vụ quản lý giao thông, an ninh trật tự. Thuê kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, kỹ năng số cho lãnh đạo và CBCCVC, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh; Tổ công nghệ số cộng đồng.
Hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, HTX, hộ kinh doanh.
9. Kinh tế số
Triển khai thí điểm (thử nghiệm với quy mô nhỏ) ít nhất một sáng kiến khai thác dữ liệu lớn để phục vụ mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo, dự đoán, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, quản lý xã hội.
Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh triển khai kinh tế số, phát triển cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử cho hộ gia đình, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa theo cách làm truyền thống, giúp cho hộ gia đình ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số.
Triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số vào trong quản lý, quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm từ ứng dụng công nghệ số.
Tiếp tục triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn năm 2023 theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Triển khai chương trình đánh giá xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên địa bàn và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số theo hướng dẫn tại Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số; Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số SMEdx trong đó chú trọng các chỉ tiêu: số doanh nghiệp thực hiện đánh giá, xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số trên cổng https://dbi.gov.vn; số doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh (trên cổng SMEdx https://smedx.mic.gov.vn).
Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế tại địa phương theo hướng dẫn tại Văn bản số 781/BTTTT-QLDN ngày 04/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó chú trọng các chỉ tiêu: số trường học, cơ sở giáo dục thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục; số bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện chuyển đổi số, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
10. Xã hội số
Đẩy mạnh phát triển xã hội số, phổ cập dịch vụ Internet băng thông rộng đến hộ gia đình và phủ sóng di động 4G/5G; khuyến khích doanh nghiệp triển khai nền tảng thanh toán điện tử, ví điện tử.
Xây dựng và phát triển ứng dụng công dân số cho phép người dân quản lý, lưu trữ thông tin cá nhân và truy cập sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số của cơ quan nhà nước.
Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội giúp người dân biết cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến; biết mua, bán các sản phẩm, dịch vụ qua mạng; biết thanh toán không dùng tiền mặt; biết sử dụng các dịch vụ số thiết yếu phục vụ cuộc sống (y tế, giáo dục, liên lạc, đi lại, du lịch, đọc sách, giải trí,…); biết áp dụng các giải pháp an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để tự bảo vệ mình và bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.
11. Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số
a) Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Phát triển, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, không dùng tiền mặt trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế; ứng dụng số để cho phép công dân tìm kiếm, khai thác thông tin, đăng ký sử dụng và yêu cầu trợ giúp y tế khi có nhu cầu.
Phát triển, triển khai các ứng dụng số cho phép quản lý tiêm chủng, quản lý bệnh truyền nhiễm, quản lý bệnh không lây nhiễm, quản lý và theo dõi, giám sát thông tin/cảnh báo tình hình dịch bệnh đang diễn ra trên địa bàn và cung cấp thông tin cho người dân dễ dàng, hiệu quả.
Hỗ trợ thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng số, dịch vụ số tại các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), phát triển bệnh viện số (bệnh viện thông minh), gồm có:
- Hỗ trợ tư vấn, đặt lịch, khám chữa bệnh và theo dõi, trợ giúp, chăm sóc sức khỏe người dân từ xa; hỗ trợ thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu để phục vụ nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý điều hành, khám chữa bệnh y tế,…; sử dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,… để chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh nhân và quản lý y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KCB;
- Số hóa, thông minh hóa các thiết bị y tế, kết nối liên thông với các hệ thống thông tin y tế như Quản lý bệnh viện (HIS), Xét nghiệm (LIS), Chẩn đoán hình ảnh (RIS), Lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS),… Tích hợp, chia sẻ thông tin hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở KCB; bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
- Phát triển, triển khai các ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động cho các bác sĩ, cán bộ cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để hỗ trợ theo dõi, quản lý sức khỏe, hồ sơ bệnh án điện tử những người thân trong gia đình.
b) Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục
Phát triển, triển khai các ứng dụng số, ưu tiên hình thức xã hội hóa: Hỗ trợ dạy và học trực tuyến; Hỗ trợ thi và tuyển sinh các cấp; Hỗ trợ tự kiểm tra, đánh giá trực tuyến; Quản lý hồ sơ học bạ điện tử; Thư viện số để lưu trữ, chia sẻ tri thức số hóa; Thanh toán điện tử học phí không dùng tiền mặt.
Hỗ trợ phát triển các ứng dụng trên mobile phục vụ các đối tượng khác tại các cơ sở giáo dục. Phát triển, triển khai kết nối, chia sẻ thông tin giáo dục giữa các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương với các cơ sở giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai các ứng dụng số phục vụ quản lý, giám sát, điều hành thông minh đối với toàn bộ cơ sở giáo dục các cấp (mầm non, phổ thông, đại học).
c) Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Phát triển, triển khai sàn thương mại điện tử để tăng cường quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, cải thiện hiệu quả kinh doanh. Phát triển, triển khai ứng dụng hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thực phẩm, có thể kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng truy xuất nguồn gốc thực phẩm quốc gia; ứng dụng cho phép công dân, khách du lịch đánh giá, gắn sao các cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp để phát triển các hợp tác xã ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với nông sản theo mục tiêu tại Quyết định số 1318/QĐ- TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025”.
d) Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics
Phát triển, triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh trên cơ sở số hóa hạ tầng giao thông sử dụng bản đồ số; tích hợp, kết nối với (các) IOC/OC; ứng dụng số phục vụ hỗ trợ quản lý quy hoạch, chất lượng và xây dựng, mở rộng, bảo trì, bảo dưỡng các công trình, hạ tầng giao thông; Cổng thông tin giao thông trực tuyến tích hợp với sàn giao dịch điện tử phục vụ doanh nghiệp, người dân và du khách.
Phối hợp với doanh nghiệp để phát triển, triển khai các ứng dụng số để cải thiện chất lượng dịch vụ logistics theo các tiêu chuẩn quốc tế như: Phân tích, xử lý dữ liệu để đánh giá khả năng của chuỗi cung ứng; Phân tích, cảnh báo/dự báo các tác động trong quá trình chuyên chở; Phân tích, tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng của phương tiện vận tải; Số hóa, tự động hóa các quy trình vận tải và logistics; Ứng dụng AI, AR/VR để vận hành và đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển, triển khai các ứng dụng số quản lý, giám sát hoạt động vận tải và logistics trên địa bàn (người điều khiển phương tiện, quá trình phân phối, chuyên chở, lưu trữ hàng hóa..).
đ) Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Phát triển, triển khai các ứng dụng số giúp đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý lĩnh vực tài nguyên và môi trường, gồm:
- Quản lý dữ liệu quan trắc tự động chất lượng môi trường nước mặt và không khí xung quanh và truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
- Quản lý dữ liệu quan trắc tự động nước thải, khí thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường để truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
e) Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá và du lịch
Tích hợp, kết nối với các hệ thống của các sở, ngành liên quan để tăng cường chất lượng và bảo đảm an toàn, an ninh du lịch; các ứng dụng cho phép phản ánh, góp ý, đánh giá mức độ hài lòng,… nhằm tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.
Tích hợp, kết nối nền tảng thanh toán trực tuyến của địa phương; khuyến khích, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm đến du lịch.
g) Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình Mobile Money; các tổ chức tín dụng hợp pháp để thí điểm hệ thống Hồ sơ tài chính số của công dân, doanh nghiệp để tạo ra các mô hình tín dụng mới.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển CNTT; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nhiều hình thức thông tin tuyên truyền như: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thi trực tuyến trong đó nội dung sử dụng các ứng dụng CNTT như Cổng dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến,...
Tuyên truyền, hướng dẫn bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của công dân trên không gian mạng.
Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; xây dựng/ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
Phối hợp doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;…
Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển Chính quyền số; rà soát các TTHC, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.
Chuẩn hóa kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước theo khung chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
Tăng cường phối hợp với các Tập đoàn CNTT lớn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ
Triển khai nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, từng bước xây dựng đô thị thông minh.
Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh, thành phố về cơ chế, chính sách phát triển chính quyền số. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và CNTT để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.
4. Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin
Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển Chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
Ưu tiên bố trí đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, trung tâm dữ liệu, cơ sở dữ liệu, nền tảng, các ứng dụng, dịch vụ của tỉnh.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế
Chủ động hợp tác quốc tế về chuyển đổi số, tổ chức hội thảo, xây dựng chương trình hợp tác, huy động nguồn lực, đào tạo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ số, nhất là với các đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và có chương trình ký kết, thỏa thuận hợp tác với tỉnh; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2023 của tỉnh: 82.237.000.000 đồng
Trong đó:
- Vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh: 25.727.000.000 đồng.
- Vốn sự nghiệp từ ngân sách của tỉnh: 56.510.000.000 đồng.
(Đính kèm Phụ lục 2 và phụ lục 3)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh
Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh trong việc tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả; Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ trên cơ sở nguồn vốn được giao; Chỉ đạo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với các sở, ngành, đơn vị trong việc triển khai Kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các cơ quan thông tấn báo chí triển khai công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Cổng/Trang thông tin điện tử, Zalo, Facebook,… về chuyển đổi số để các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp hiểu, tham gia thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định, chính sách để tạo giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách CNTT đảm bảo mục tiêu phát triển của các ngành, địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai rà soát, tổng hợp số liệu, đánh giá, tự chấm điểm theo Bộ Chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long theo Quyết định số 2554/QĐ-UBND ngày 06/12/2022 của UBND tỉnh về ban hành Bộ Chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh; phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng, bổ sung các tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào quy định xác định chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định; tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và hiệu quả thấp.
Hướng dẫn các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định.
3. Văn phòng UBND tỉnh
Tổng hợp trình UBND tỉnh cho chủ trương và phê duyệt các dự án theo kế hoạch được duyệt.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các văn bản nhằm đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện Chương trình cải cách hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số tạo tiền đề cho ứng dụng CNTT hiệu quả.
5. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy thương mại điện tử, phát triển thương mại số, chuyển đổi số ngành Công Thương, đặc biệt là thương mại điện tử vùng nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân buôn bán, cung cấp hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho triển khai thực hiện Kế hoạch này. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán ngân sách ứng dụng CNTT hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Tham mưu Tỉnh chi khoảng 1% kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh cho chuyển đổi số.
7. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này. Tùy theo khả năng cân đối ngân sách hằng năm, phấn đấu tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phù hợp cho công tác chuyển đổi số.
8. Các sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện
Ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 của cơ quan, địa phương mình, tập trung vào triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch này.
Chủ động lồng ghép, đề xuất bố trí nguồn lực triển khai các hoạt động thường xuyên về ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác triển khai các dự án, triển khai và đưa vào sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT, các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh tại cơ quan, đơn vị mình đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư.
Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực thực hiện công tác chuyển đổi số theo định hướng phát triển của Ngành, Hội sở; tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán số.
10. Đề nghị các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông - Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh
Chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ về phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số của Kế hoạch này.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thí điểm các giải pháp, công nghệ mới, mô hình mới ứng dụng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
PHỤ LỤC 1
PHÂN
CÔNG TRÁCH NHIỆM THAM MƯU, TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRỌNG TÂM NĂM
2023
(Kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Long)
TT |
Nhiệm vụ, hoạt động chuyển đổi số |
Mục tiêu |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Căn cứ pháp lý |
|
I. CHÍNH QUYỀN SỐ |
|
|
|
|
1. |
Duy trì tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo quy định |
100% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
2. |
Duy trì tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau (máy tính, điện thoại, máy tính bảng,…) |
80% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
3. |
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. |
20% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
4. |
Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền |
50% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
5. |
Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần |
30% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
6. |
Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính |
90% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
7. |
Tỷ lệ dịch vụ công mới của cơ quan Nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài Nhà nước |
10% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
8. |
Tỷ lệ cổng dịch vụ công hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan Nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số |
50% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
9. |
Tỷ lệ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất |
10% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
10. |
Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật |
95% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
11. |
Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) tại cấp tỉnh |
90% |
Các sở, ban, ngành tỉnh |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
12. |
Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) tại cấp huyện |
85% |
UBND cấp huyện |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
13. |
Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước tại cấp xã) |
75% |
UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
14. |
Tỷ lệ hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định |
90% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
15. |
Tỷ lệ cơ quan, đơn vị sử dụng chữ ký số theo quy định |
95% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
16. |
Tỷ lệ chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ đồng thời đảm bảo thực hiện kết nối đồng bộ và liên tục phục vụ chia sẻ dữ liệu với kho dữ liệu của tỉnh |
90% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
17. |
Tỷ lệ công tác báo cáo được thực hiện thông qua hệ thống thông tin báo cáo quốc gia |
60% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
18. |
Tỷ lệ cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. |
100% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
19. |
Tỷ lệ công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc |
60% |
Sở Nội vụ |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
20. |
Tỷ lệ nội dung chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch,… được thực hiện trực tuyến |
10% |
Sở Nội vụ |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ- BTTTT ngày 29/3/2023 |
21. |
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản |
>50% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
22. |
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số |
>50% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
23. |
Tỷ lệ các cơ quan khối chính quyền, đảng, đoàn thể, các cơ quan trung ương trên địa bàn đảm bảo kết nối hệ thống mạng với Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh theo đúng quy định |
90% |
Các cơ quan đảng, đoàn thể, Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
24. |
Tỷ lệ mạng lưới, hệ thống thông tin ứng dụng trong cơ quan Nhà nước được chuyển đổi địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). |
60% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
25. |
Tỷ lệ hệ thống thông tin các cơ quan Nhà nước và các đơn vị tham gia mạng truyền số liệu chuyên dùng được kết nối, giám sát từ hệ thống điều hành, an toàn, an ninh mạng của tỉnh (SOC) |
80% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
26. |
Tỷ lệ cơ quan Nhà nước có tham gia khai thác nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động |
50% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
27. |
Tỷ lệ cơ quan Nhà nước cấp tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số |
50% |
Các ở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
28. |
Tỷ lệ hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý |
10% |
Thanh tra tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; Quyết định số 483/QĐ-BTTTT , ngày 29/3/2023 |
29. |
Năm 2023, chọn thí điểm tối thiểu 01 sở, ngành và tối thiểu 01 UBND cấp xã. Đến năm 2025, có 50% đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện chuyển đổi số |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND xã Thuận An |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
30. |
Tỷ lệ triển khai thí điểm, thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, doanh nghiệp bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin cá nhân |
50% đơn vị, trong đó: + cấp tỉnh: Sở Văn hóa, TT&DL, Sở Công Thương, Sở NN& PTNT, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và MT, Sở Y tế, Sở KHCN + cấp huyện: UBND tp Vĩnh Long, UBND tx Bình Minh, UBND huyện Long Hồ, UBND huyện Bình Tân + cấp xã: mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn 50% đơn vị cấp xã |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
31. |
Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số |
60% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Quyết định 618/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 |
32. |
Tỷ lệ số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu |
50% |
UBND cấp xã |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, Sở TT&TT |
Quyết định 618/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 |
33. |
Tỷ lệ số xã, phường, thị trấn trên địa bàn với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình Chuyển đổi số trong các ngành, các cấp |
60% |
UBND cấp xã |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện |
Quyết định 618/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 |
34. |
Tỷ lệ cán bộ chuyên trách Chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá kết quả đào tạo |
100% |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Quyết định 618/QĐ- UBND ngày 30/3/2022 |
35. |
Đào tạo được tối thiểu 02 chuyên gia chuyển đổi số của tỉnh để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số của tỉnh |
01 chuyên gia |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Quyết định 618/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 |
36. |
Tỷ lệ người dân được tiếp cận với dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước thông qua Cổng dữ liệu của tỉnh. |
50% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
37. |
Triển khai mô hình thí điểm truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Vĩnh Long |
Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, cụ thể là 06 sản phẩm, hàng hóa (tập trung sản phẩm chủ lực, đặc sản, nông thủy sản,…) |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
|
38. |
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử cửa UBND cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân |
100% |
UBND cấp xã |
Văn phòng UBND tỉnh |
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 17/6/2022 |
39. |
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân |
10% đơn vị gồm: + tp Vĩnh Long: 4 phường + Bình Minh: 1 xã + Bình Tân: 1 xã + Long Hồ: 1 xã + Tam Bình:1 xã + Mang Thít:1 xã + Trà Ôn:1 xã + Vũng Liêm: 1 xã |
UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện |
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 17/6/2022 |
40. |
Tỷ lệ huyện, thị xã, thành phố có cơ sở truyền thông cấp huyện chuyển sang mô hình sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện. |
20% đơn vị gồm: UBND tp Vĩnh Long, UBND tx Bình Minh |
UBND cấp huyện |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 17/6/2022 |
41. |
Tỷ lệ trả lời kịp thời ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận trên ứng dụng thiết bị di động thông minh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh |
90% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh |
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 17/6/2022 |
42. |
Tỷ lệ đài truyền thanh cấp xã có dây/không dây FM chuyển đổi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông |
mỗi huyện, tx, tp chọn 30% đơn vị cấp xã |
UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện |
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 17/6/2022 |
43. |
Tỷ lệ đơn vị cấp xã sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói; chuyển ngữ nội dung phát thanh tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số |
mỗi huyện, tx, tp chọn 30% đơn vị cấp xã |
UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và công nghệ, UBND cấp huyện |
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 17/6/2022 |
44. |
Tỷ lệ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm |
80% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 17/6/2022 |
45. |
Tỷ lệ cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh, cơ sở giáo dục có cán bộ chuyên trách, phụ trách CNTT |
90% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh, cơ sở giáo dục |
Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 |
46. |
Tỷ lệ cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ Sở Giáo dục và Đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến |
30% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các sở, ban, ngành tỉnh, cơ sở giáo dục và đào tạo |
Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 |
47. |
Tỷ lệ lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning) |
30% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh, cơ sở giáo dục, trường học |
Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 |
48. |
Tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường |
50% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ sở giáo dục, trường học trên địa bàn tỉnh |
Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 |
49. |
Tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng sổ quản lý điện tử |
20% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ sở giáo dục, trường học trên địa bàn tỉnh |
Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 |
50. |
Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã. |
20% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Công an tỉnh , Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 57/KH-UBND , ngày 31/12/2021 |
51. |
Tỷ lệ hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh liên quan đến người dân, doanh nghiệp đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp được số hóa và lưu trữ tại các kho dữ liệu mở của tỉnh (dữ liệu lớn, big data), cơ sở dữ liệu quốc gia mà không phải cung cấp lại. |
40% |
Sở, ban, ngành |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, cấp xã |
Kế hoạch số 57/KH-UBND , ngày 31/12/2021 |
52. |
Tỷ lệ các thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư. |
100% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
53. |
Tỷ lệ hồ sơ về dân cư được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định |
100% |
Công an tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
54. |
Tỷ lệ mẫu đơn, tờ khai có thông tin công dân được chuẩn hóa thống nhất theo yêu cầu từ dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư |
50% |
Công an tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
55. |
Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính về cư trú, hộ tịch, xuất nhập cảnh, cấp Căn cước công dân |
90% |
Công an tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
56. |
Tỷ lệ thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến dân cư được cắt giảm, đơn giản hóa so với thời điểm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long |
50% |
Công an tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
57. |
Tỷ lệ hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) |
90% |
Các sở, ban, ngành tỉnh; |
Công an tỉnh |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
58. |
Tỷ lệ hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) |
80% |
UBND cấp huyện |
Công an tỉnh |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
59. |
Tỷ lệ hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) |
60% |
UBND cấp xã |
Công an tỉnh |
Quyết định số 223/QĐ-UBND , ngày 03/02/2022 |
60. |
100% các sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động |
80% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch 09/KH-UBND , ngày 26/01/2021 |
61. |
Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn thông tin và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng cho người dân, doanh nghiệp. |
60% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, |
Công an tỉnh, các cơ quan báo chí |
09/KH-UBND, ngày 26/01/2021 |
62. |
Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn thông tin và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng sinh viên trên địa bàn tỉnh. |
80% |
Các trường đại học, cao đẳng |
|
Kế hoạch 09/KH-UBND , ngày 26/01/2021 |
63. |
Tỷ lệ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin |
80% |
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh |
|
Kế hoạch 09/KH-UBND , ngày 26/01/2021 |
64. |
Tỷ lệ người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nhà nước trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan |
80% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
|
Kế hoạch 09/KH-UBND , ngày 26/01/2021 |
65. |
Tỷ lệ cơ quan, tổ chức được tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong nước sản xuất, cung cấp |
50% |
Các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin trong nước |
Các cơ quan báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch 09/KH-UBND , ngày 26/01/2021 |
66. |
Tỷ lệ Cổng/trang thông tin điện tử Các sở, ban, ngành tỉnh và cấp huyện được tích hợp, kết nối lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh |
100% |
Văn phòng UBND tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện |
Quyết định 394/QĐ- UBND, ngày 18/02/2021 |
67. |
Tỷ lệ hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý |
50% |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh |
Quyết định 394/QĐ- UBND, ngày 18/02/2021 |
68. |
Chuẩn hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu khác phục vụ kinh tế số và xã hội số gồm: Hạ tầng bưu chính; hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng đô thị; hạ tầng thương mại, công nghiệp và năng lượng; hạ tầng giáo dục và đào tạo; hạ tầng khoa học và công nghệ; hạ tầng y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch |
Thường xuyên |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện |
Các doanh nghiệp liên quan |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
69. |
Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản sao số, chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng cường, dữ liệu lớn, kết hợp với các công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh |
Thường xuyên |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện |
|
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
70. |
Tham mưu xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh mới, mô hình mẫu về chuyển đổi số, kinh tế số |
Thường xuyên |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện, các doanh nghiệp |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
71. |
Xây dựng các doanh nghiệp chuyển đổi số điển hình, các mô hình mẫu, ứng dụng mẫu chuyển đổi số phù hợp đặc trưng của tỉnh |
Thường xuyên |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện, các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
72. |
Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp hạt nhân đầu tư nghiên cứu, xây dựng các nền tảng số chuyên ngành, hỗ trợ chuyển giao cho các đối tác cùng ứng dụng, kết nối, chia sẻ, dẫn dắt chuyển đổi số chuỗi cung ứng, đưa chuỗi ngành nghề lên tầm cao mới |
Thường xuyên |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện, các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
73. |
Phối hợp đa ngành giữa doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp nền tảng, doanh nghiệp công nghệ tài chính để thiết lập nền tảng chuyển đổi số, kiến tạo hệ sinh thái mới |
Thường xuyên |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện, các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
74. |
Đảm bảo an toàn thông tin mạng ngay từ khâu thiết kế, xây dựng khi phát triển các hạ tầng số, nền tảng số của tỉnh |
Thường xuyên |
Các sở, ban, ngành tỉnh tỉnh; UBND cấp huyện |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
75. |
Phát triển nền tảng và tổ chức triển khai dịch vụ an toàn thông tin mạng chuyên nghiệp giúp tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện mô hình bảo vệ 04 lớp |
Thường xuyên |
Các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh tỉnh; UBND cấp huyện; Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
76. |
Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định, hoạch định chính sách và bảo đảm an toàn thông tin mạng |
Thường xuyên |
Các sở, ban, ngành tỉnh tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
|
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
77. |
Tổ chức các Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến từng ấp, khóm với nòng cốt là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, có sự tham gia của Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tại mỗi địa phương |
Thường xuyên |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Thông tin và Truyền thông, Các sở, ban, ngành tỉnh; Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
|
II. KINH TẾ SỐ |
|
|
|
|
78. |
Tỷ lệ kinh tế số trong GRDP |
5% |
Cục Thống kê |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
79. |
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu (những lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến,...) |
5% |
Cục Thống kê |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
80. |
Tỷ lệ sản phẩm OCOP được đưa trên các sàn thương mại điện tử nội địa |
90% |
Sở Công Thương, Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
81. |
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số |
50% |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
82. |
Số lượng sản phẩm, hàng hóa ứng dụng các công nghệ số truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của tỉnh |
5 sản phẩm |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
83. |
Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể dễ dàng trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số |
80% |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
84. |
Tỷ lệ hộ kinh doanh cá thể đều có thể dễ dàng trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số |
80% |
UBND cấp huyện |
Các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
85. |
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số |
10% |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh |
Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/02/2022 |
86. |
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp |
5% |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh |
Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/02/2022 |
87. |
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện tử |
5% |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh |
Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/02/2022 |
88. |
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm |
5% |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh |
Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/02/2022 |
89. |
Tỷ lệ cơ quan xúc tiến thương mại được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 30% trong số này phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin |
70% |
Sở Công Thương |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 |
90. |
Số lượng cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số |
50 |
Sở Công Thương |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 |
91. |
Tỷ lệ cơ quan xúc tiến thương mại, cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin |
10% |
Sở Công Thương |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 |
92. |
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở kết nối thị trường được tổ chức kết nối trên nền tảng kết nối |
100 |
Sở Công Thương |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 |
93. |
Tỷ lệ số lượng hội chợ, triển lãm của tỉnh được tổ chức trên môi trường số |
10% |
Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 |
94. |
Thúc đẩy người dân sử dụng phương thức thanh toán điện tử ở các dịch vụ như: thanh toán tiền điện, nước, học phí, Internet, y tế,... |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
95. |
Tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến |
20% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
96. |
Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử; trong đó, có số thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán |
20% |
Ngân hàng Nhà nước VN CN Vĩnh Long; các ngân hàng thương mại trên địa bàn |
Sở Công Thương |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
40% |
|||||
97. |
Tỷ lệ các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử |
30% |
Cục Thuế tỉnh |
Sở Công Thương |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
98. |
Tỷ lệ số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến. |
30% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Công Thương |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
99. |
Tỷ lệ giao dịch trên Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương |
20% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Sở Công Thương |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
100. |
Phấn đấu thu hút cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương |
300 cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp 600 sản phẩm 100 giao dịch |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện |
Sở Công Thương |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
101. |
Tỷ lệ website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến |
30% |
Sở Công Thương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
102. |
Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử |
30% |
Các doanh nghiệp |
Sở Công Thương |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
103. |
Số lượng doanh nghiệp công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, mọi lĩnh vực. |
03 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp công nghệ số |
Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 29/6/2020 |
104. |
Triển khai Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực tăng mức độ chuyển đổi số |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở NN&PNTN |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
105. |
Triển khai các Chương trình hỗ trợ các cơ sở, cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở NN&PNTN |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông, |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
106. |
Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã phát triển, sử dụng nền tảng quản trị tổng thể, nền tảng kế toán dịch vụ, nền tảng tối ưu hóa Chuỗi cung ứng, nền tảng Thương mại số nông nghiệp, nền tảng Trí tuệ nhân tạo, nền tảng Trợ lý ảo, nền tảng thiết bị IoT của Việt Nam |
Thường xuyên |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở NN&PNTN |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
107. |
Tuyên truyền hoạt động thương mại điện tử của tỉnh, các chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, quảng bá các Sàn thương mại điện tử trong tỉnh đặc biệt là Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành công thương Vĩnh Long, (https://trade.vinhlong.gov.vn), các Sàn giao dịch nông sản Vĩnh Long (http://www.nsvl.com.vn), các Sàn thương mại điện tử Postmart, Voso,... trên các phương tiện truyền thông, Đài phát thanh, Sóng truyền hình, Báo Vĩnh Long,.. |
Thường xuyên |
Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long; Báo Vĩnh Long |
Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
108. |
Vận động các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, các chương trình chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh |
Thường xuyên |
Sở Công Thương |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND cấp huyện; Tỉnh đoàn Vĩnh Long; Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Long |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
109. |
Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong việc thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ số vào tỉnh phù hợp với nội dung Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 |
Thường xuyên |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
|
III. XÃ HỘI SỐ |
|
|
|
|
110. |
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ hạ tầng mạng băng rộng cáp quang |
100% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp viễn thông |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
111. |
Tỷ lệ hộ gia đình có khả năng truy cập Internet cáp quang băng rộng |
84% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp viễn thông |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
112. |
Tỷ lệ đơn vị cấp xã được phủ hạ tầng mạng băng rộng cáp quang |
100% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp viễn thông |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
113. |
Tỷ lệ dân số được phủ sóng mạng di động 4G/5G |
100% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp viễn thông |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
114. |
Tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh |
75% |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp viễn thông |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
115. |
Tỷ lệ dân số của tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử |
30% |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
116. |
Tỷ lệ người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới mỗi người đều có điện thoại thông minh |
80% |
Công an tỉnh |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
117. |
Tỷ lệ người dân có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. |
50% |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
118. |
Tỷ lệ trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số. |
50% |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
119. |
Tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa dựa trên nhu cầu thực tế. |
50% |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
120. |
Tỷ lệ các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa |
50% |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh |
|
121. |
Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế công đều triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử. Công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh |
50% |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
122. |
Tỷ lệ hộ gia đình có địa chỉ số |
100% (hộ gia đình xã nông thôn mới nâng cao) |
UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các doanh nghiệp viễn thông |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
123. |
Tăng tỷ lệ người dân ở độ tuổi lao động có khả năng tiếp cận cơ hội việc làm, tiếp cận các khóa học kỹ năng trực tuyến được cá nhân hóa cho đối tượng người học và mở rộng ra toàn xã hội, bao gồm cả những khóa học cơ bản, góp phần nâng cao kỹ năng số của xã hội, xóa mù công nghệ số cho người dân |
Đề ra giải pháp thực hiện |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
124. |
Tỷ lệ người dân các xã, phường, thị trấn có thể truy cập hồ sơ bệnh án điện tử và thanh toán viện phí không dùng tiền mặt |
50% |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
125. |
Tỷ lệ cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số |
40% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông |
Quyết định 618/QĐ- UBND ngày 30/3/2022 |
126. |
Tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh triển khai nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học |
50% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Trường phổ thông trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07- NQ/TU ngày 16/11/2022 |
127. |
Tỷ lệ học sinh phổ thông có hồ sơ số về việc học tập trên địa bàn tỉnh |
50% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Trường phổ thông trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07- NQ/TU ngày 16/11/2022 |
128. |
Tỷ lệ trường phổ thông triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số, triển khai học liệu số |
50% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Trường phổ thông trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
129. |
Thanh toán học phí trong trường phổ thông không dùng tiền mặt |
50% |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Trường phổ thông trên địa bàn tỉnh |
Nghị quyết số 07- NQ/TU ngày 16/11/2022 |
130. |
Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động |
10% |
Các doanh nghiệp |
Sở Công Thương |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
131. |
Tỷ lệ các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng |
30% |
Các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông |
Các doanh nghiệp |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
132. |
Tỷ lệ cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về thương mại điện tử |
20% |
Các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp |
Sở, ban, ngành |
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
133. |
Số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên, người dân được tham gia lớp tuyên truyền, tập huấn, các khóa đào tạo về thương mại điện tử. |
200 lượt |
Sở Công Thương |
|
Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 |
134. |
Tỷ lệ thư viện trường Trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh có trang thông tin điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập (trừ các dịch vụ thuộc phạm vi bí mật nhà nước và dịch vụ đọc hạn chế). |
15% |
Các trường Trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 |
135. |
Tỷ lệ tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do Thư viện tỉnh thu thập và quản lý được số hóa |
30% |
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 |
136. |
Tỷ lệ các trường được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng |
60% |
Các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, các trường đại học, cao đẳng |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Kế hoạch 09/KH-UBND ngày 26/01/2021 |
137. |
Tỷ lệ các trường được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duy phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên mạng |
30% |
Các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, các trường đại học, cao đẳng |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Kế hoạch 09/KH-UBND ngày 26/01/2021 |
138. |
Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn thông tin và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng sinh viên trên địa bàn tỉnh. |
80% |
Các trường đại học, cao đẳng |
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí |
Kế hoạch 09/KH-UBND ngày 26/01/2021 |
139. |
Tổ chức triển khai Chương trình “Học từ làm việc thực tế”, trong đó cơ quan Nhà nước là cầu nối giữa các trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu thực tế và đặt hàng của doanh nghiệp |
Thường xuyên |
Sở Lao động, Thương binh và xã hội |
Các trường đại học, cao đẳng |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
140. |
Tổ chức các chương trình thực tập ngắn hạn, thường xuyên để tăng cơ hội tiếp xúc nghề nghiệp cho sinh viên từ đó định hướng tốt hơn cho công việc tương lai và bổ sung nguồn lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp. |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Các trường đại học, cao đẳng |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
141. |
Triển khai nền tảng số kết nối các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thúc đẩy “Học từ làm việc thực tế”, đào tạo và đào tạo lại kỹ năng số cho người lao động, kết nối cung cầu thị trường lao động |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Lao động, Thương binh và xã hội |
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; các trường Đại học, Cao đẳng, các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
142. |
Dự báo về nhu cầu thị trường nhân lực và tương lai nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh để có giải pháp đào tạo phù hợp; cập nhật xu thế, giới thiệu một số ngành, nghề mới yêu cầu các kỹ năng mới |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Lao động, thương binh và xã hội |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp, các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
143. |
Triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp, mỗi người dân đến tuổi thành niên đều có danh tính số, tài khoản số, phương tiện số và được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số. |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
144. |
Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị IoT để quan trắc, giám sát phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
145. |
Tổ chức triển khai các chương trình phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thống kê, Tổ công nghệ số cộng đồng |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
146. |
Khảo sát, thu thập ý kiến người dân, tạo kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã hội |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ công nghệ số cộng đồng |
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 06/6/2022 |
147. |
Hiện đại hóa mạng lưới và dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát theo hướng bưu chính sẽ phát triển thành hạ tầng cho thương mại điện tử, logistics |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022 |
148. |
Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực Quy hoạch đô thị và quản lý đô thị thông minh theo Quyết định số 950/QĐ-TTg , ngày 01/8/2018 của Thủ tướng về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, các lĩnh vực cần ưu tiên: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch; Công bố công khai quy hoạch; Ứng dụng GIS trong quản lý cấp nước, vệ sinh môi trường đô thị; Cấp phép xây dựng thông minh; ... |
Hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch |
Sở Xây dựng |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã |
Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 |
PHỤ LỤC 2
TỔNG
HỢP HẠNG MỤC, DỰ ÁN CNTT ĐỀ XUẤT NĂM 2023 (Cơ quan, đơn vị cấp tỉnh)
(Kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Long)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Tên hạng mục, dự án |
Đơn vị chủ trì |
Tổng kinh phí |
Ghi chú |
||
Tổng cộng |
Nguồn sự nghiệp |
Nguồn đầu tư |
||||
1 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
3,000 |
|
|
|
1.1 |
Quản lý, cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tỉnh Vĩnh Long |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
750 |
750 |
|
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
1.2 |
Phân hệ phần mềm và ứng dụng di động xây dựng lớp bản đồ số hóa dữ liệu quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi thủy sản của tỉnh Vĩnh Long |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
750 |
750 |
|
|
1.3 |
Phần mềm quản lý quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Long |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
750 |
750 |
|
|
1.4 |
Ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc giống cây trồng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
750 |
750 |
|
|
2 |
Sở Giao thông Vận tải |
|
2,000 |
|
|
|
2.1 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1 |
Sở Giao thông Vận tải |
2,000 |
2,000 |
|
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
3 |
Sở Tài chính |
|
1,500 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 540 triệu đồng |
3.1 |
Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của ngành |
Sở Tài chính |
200 |
200 |
|
Kế hoạch số 2636/KH-STC ngày 28/11/2022; CV số 2988/STC-VP ngày 30/12/2022; Theo tinh thần trao đổi nội dung cuộc họp ngày 26/12/2022 tại Sở Thông tin và Truyền thông; CV số 630/STC-VP ngày 23/3/2023 của Sở Tài chính |
3.2 |
Bảo trì, sửa chữa và hỗ trợ các phần mềm: Quản lý Ngân sách, Quản lý dự án, Quản lý tiền lương, Quản lý biên lai,… |
Sở Tài chính |
200 |
200 |
|
|
3.3 |
Tập huấn lại để sử dụng thành thạo, nhập liệu đầy đủ, sử dụng phần mềm hiệu quả |
Sở Tài chính |
100 |
100 |
|
|
3.4 |
Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về giá |
Sở Tài chính |
1,000 |
1,000 |
|
|
4 |
Sở Công Thương |
|
550 |
|
|
|
4.1 |
Triển khai thực hiện phát triển thương mại điện tử |
Sở Công Thương |
290 |
290 |
|
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
4.2 |
Thực hiện Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại" |
Sở Công Thương |
260 |
260 |
|
QĐ số 635/QĐ-UBND ngày 31/3/2022 của UBND tỉnh; CV số 513/SCT-VP ngày 23/3/2023 |
5 |
Sở Xây dựng |
|
465.5 |
|
|
|
5.1 |
Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức của Sở tham gia các khóa tập huấn ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu Gis trong quản lý phát triển đô thị |
Sở Xây dựng |
28.8 |
28.8 |
|
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
5.2 |
Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực của ngành |
Sở Xây dựng |
36.7 |
36.7 |
|
|
5.3 |
Xây dựng hệ thống thông tin tra cứu dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bản đồ dự án, cơ sở dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long |
Sở Xây dựng |
400 |
400 |
|
|
6 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
1,100 |
|
|
|
6.1 |
Hoạt động Cổng thông tin du lịch |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
800 |
800 |
|
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
6.2 |
Bảo tàng số |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
300 |
300 |
|
|
7 |
Sở Nội vụ |
|
3,640 |
|
|
|
7.1 |
Thuê phần mềm Quản lý CBCCVC |
Sở Nội vụ |
1,312 |
1,312 |
|
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
7.2 |
Xây dựng phần mềm Thi đua, khen thưởng |
Sở Nội vụ |
1,828 |
1,828 |
|
|
7.3 |
Xây dựng phần mềm chấm điểm cải cách hành chính |
Sở Nội vụ |
500 |
500 |
|
|
8 |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
|
660 |
|
|
|
8.1 |
Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực của ngành |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
60 |
60 |
|
CV số 1680/SLDTBXH-VP ngày 27/9/2022; Kế hoạch số 98/KH-SLĐTBXH ngày 09/12/2022; |
8.2 |
Triển khai chương trình dạy và học về kỹ năng số |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
100 |
100 |
|
|
8.3 |
Xây dựng phần mềm quản lý Cơ sở dữ liệu Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
60 |
60 |
|
|
8.4 |
Xây dựng văn phòng điện tử và nâng cấp phần mềm quản lý học viên tại Cơ sở Cai nghiện ma túy |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
80 |
80 |
|
|
8.5 |
Phần mềm quản lý đối tượng, phần mềm quản lý kinh phí nhà hảo tâm tại Trung tâm Công tác xã hội |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
360 |
360 |
|
|
9 |
Sở Y tế |
|
4,980 |
|
|
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
9.1 |
Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh/Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (RIS/PACS) |
Sở Y tế |
1,700 |
1,700 |
|
|
9.2 |
Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) |
Sở Y tế |
112.2 |
112.2 |
|
|
9.3 |
Hệ thống hồ sơ sức khỏe (HSSK) |
Sở Y tế |
912.912 |
912.912 |
|
|
9.4 |
Cầu truyền hình họp trực tuyến |
Sở Y tế |
154 |
154 |
|
|
9.5 |
Nền tảng thu thập, lưu trữ, tích hợp, thống kê dữ liệu ngành y tế; quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và liên thông với nền tảng V20 Bộ Y tế |
Sở Y tế |
1,320 |
1,320 |
|
|
9.6 |
Trung tâm điều hành y tế thông minh tỉnh Vĩnh Long |
Sở Y tế |
737 |
737 |
|
|
9.7 |
Triển khai tập huấn đào tạo |
Sở Y tế |
27.5 |
27.5 |
|
05 lớp (dự kiến: 50 người/lớp) |
9.8 |
Hội nghị, hội thảo (triển khai sơ kết, tổng kết: dự kiến 50 người/lớp) |
Sở Y tế |
16.5 |
16.5 |
|
|
10 |
Thanh tra tỉnh |
|
595 |
|
|
|
10.1 |
Triển khai Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo đến Sở, ban ngành, huyện, thị, thành phố (khi được cấp trên triển khai) |
Thanh tra tỉnh |
100 |
100 |
|
Theo Kế hoạch số 44/KH-TT ngày 25/11/2022 của Thanh tra tỉnh |
10.2 |
Phần mềm Quản lý lĩnh vực xây dựng kế hoạch năm của các đoàn thanh tra |
Thanh tra tỉnh |
495 |
495 |
|
|
11 |
Văn phòng UBND tỉnh |
|
10,059 |
|
|
|
11.1 |
Nâng cấp, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành với chức năng quản lý tài liệu lưu trữ điện tử |
Văn phòng |
4,000 |
|
4,000 |
Nghị Quyết số 82/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của HĐND tỉnh; QĐ số 2376/QĐ-UBND, ngày 26/12/2022 của UBND tỉnh |
11.2 |
Nâng cấp hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh |
Văn phòng |
2,950 |
2,950 |
|
Nghị Quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của HĐND tỉnh; QĐ số 341/QĐ-STC ngày 19/12/2022 của Giám đốc Sở Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2023; QĐ số 01/QĐ-VPUBD, ngày 03/01/2023 của Chánh VPUBND tỉnh về việc giao dự toán năm 2023 cho Văn phòng UBND tỉnh |
11.3 |
Bổ sung thiết bị và lắp đặt hệ thống trực tuyến UBND tỉnh; thiết bị mạng đường truyền phòng họp và thiết bị mạng Văn phòng |
Văn phòng UBND tỉnh |
1,109 |
1,109 |
|
QĐ số 341/QĐ-STC ngày 19/12/2022 của Giám đốc Sở Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2023; QĐ số 01/QĐ-VPUBD, ngày 03/01/2023 của Chánh VPUBND tỉnh về việc giao dự toán năm 2023 cho Văn phòng UBND tỉnh |
11.4 |
Rà soát, nâng cấp hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý Cổng thông tin điện tử của tỉnh (Hoàn thiện module chuyên ngành, thống nhất hoạt động Cổng thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh (bao gồm: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã) |
Văn phòng UBND tỉnh |
2,000 |
2,000 |
|
Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021; Công văn số 388/STC-TCHCSN,ngày 24/02/2023 của Sở Tài chính; CV số 164/VPUBND-THCB ngày 13/02/2023 |
12 |
Sở Tư Pháp |
|
1,320 |
|
|
|
12.1 |
Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính của ngành |
Sở Tư Pháp |
280 |
280 |
|
- Quyết định số 341/QĐ-STC ngày 19/12/202 của Sở tài chính giao dự toán thu chi NSNN năm 2023 - Quyết định số 01/QĐ-STP ngày 04/01/2023 của Sở Tư Pháp giao dự toán NSNN năm 2023. |
12.2 |
Phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng và đầu tư mới phần mềm lập vi bằng |
Sở Tư Pháp |
1,000 |
1,000 |
|
|
12.3 |
Thuê thiết bị hội nghị truyền hình trực tuyến |
Sở Tư Pháp |
40 |
40 |
|
|
13 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
6,738 |
|
|
|
13.1 |
Nâng cấp Hệ thống Cổng thông tin điện tử ngành Giáo dục |
Sở Giáo dục |
432 |
432 |
|
QĐ số 394/QĐ UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh |
13.2 |
Xây dựng hệ thống quản lý học tập và thi trực tuyến |
Sở Giáo dục |
1,360 |
1,360 |
|
QĐ số 394/QĐ UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh |
13.3 |
Đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ chuyên trách CNTT, giáo viên |
Sở Giáo dục |
135 |
135 |
|
QĐ số 394/QĐ UBND ngày 18/02/2021 của UBND tỉnh |
13.4 |
Hệ thống nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành giáo dục |
Sở Giáo dục |
3,000 |
3,000 |
|
QĐ số 662/QĐ UBND, ngày 28/3/2019 của UBND tỉnh |
13.5 |
Phần mềm quản lý và tra soát hóa đơn đầu vào – chứng từ |
Sở Giáo dục |
11 |
11 |
|
Kế hoạch thực hiện Quyết định 131/QĐ-TTg |
13.6 |
Hệ thống phần mềm quản lý văn bằng, chứng chỉ |
Sở Giáo dục |
1,800 |
1,800 |
|
Kế hoạch thực hiện Quyết định 131/QĐ-TTg |
14 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
21,600 |
|
|
|
14.1 |
Nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh phục vụ chính quyền số |
Sở Thông tin và Truyền thông |
3,800 |
|
3,800 |
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
14.2 |
Nâng cấp Hệ thống an toàn thông tin mạng WAN tỉnh Vĩnh Long |
Sở Thông tin và Truyền thông |
10,000 |
|
10,000 |
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
14.3 |
Nâng cấp hệ thống hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh phục vụ xây dựng Chính quyền số tỉnh Vĩnh Long |
Sở Thông tin và Truyền thông |
1,000 |
|
1,000 |
Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long |
14.4 |
Thuê hệ thống tổng hợp báo cáo đánh giá chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long |
Sở Thông tin và Truyền thông |
300 |
300 |
|
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; QĐ số 2554/QĐ-UBND ngày 06/12/2022 |
14.5 |
Thuê hệ thống thông tin nguồn của tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
390 |
390 |
|
QĐ số 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021, giai đoạn 2021- 2025 |
14.6 |
Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, kỹ năng số cho lãnh đạo và CBCCVC, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh; Tổ công nghệ số cộng đồng |
Sở Thông tin và Truyền thông |
630 |
630 |
|
QĐ số 1104/QĐ-UBND ngày 14/05/2021; QĐ số 635/QĐ-UBND ngày 31/3/2022; Kế hoạch số 43/KH-UBND phát triển kinh tế số, xã hội số theo Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 04/5/2022 |
14.7 |
Hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, HTX, hộ kinh doanh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
180 |
180 |
|
Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/02/2022 |
14.8 |
Thuê kho dữ liệu dùng chung của tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
1,500 |
1,500 |
|
NQ số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; QĐ số 394/QĐ- UBND ngày 18/02/2021, giai đoạn 2021-2025 |
14.9 |
Thuê hệ thống tổng hợp báo cáo doanh thu thương mại điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
300 |
300 |
|
NQ số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; QĐ số 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021, giai đoạn 2021-2025 |
14.10 |
Thuê bản quyền phần mềm phòng, chống mã độc cho các đơn vị (Endpoint) |
Trung tâm CNTT&TT |
1,500 |
1,500 |
|
NQ số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; QĐ số 394/QĐ- UBND ngày 18/02/2021, giai đoạn 2021-2025 |
14.11 |
Thuê dịch vụ công nghệ thông tin "Triển khai Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tỉnh Vĩnh Long” năm 2023 |
Trung tâm CNTT&TT |
1,500 |
1,500 |
|
NQ số 07-NQ/TU ngày 16/11/2022; QĐ số 394/QĐ- UBND ngày 18/02/2021, giai đoạn 2021-2025 |
14.12 |
Thuê dịch vụ quản lý thiết bị IoT, thiết lập kết nối các thiết bị IoT từ xa, phục vụ quản lý giao thông, an ninh trật tự |
Trung tâm CNTT&TT |
500 |
500 |
|
QĐ số 1541/QĐ-UBND ngày 01/8/2022 |
|
Tổng cộng |
|
65,135 |
39,408 |
25,727 |
|
PHỤ LỤC 3
TỔNG
HỢP HẠNG MỤC, DỰ ÁN CNTT ĐỀ XUẤT NĂM 2023 (Cơ quan, đơn vị cấp huyện)
(Kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND, ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Long)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Tên hạng mục, nhiệm vụ, dự án |
Đơn vị chủ trì |
Tổng kinh phí |
Ghi chú |
||
Tổng cộng |
Nguồn sự nghiệp |
Nguồn đầu tư |
||||
1 |
Thành phố Vĩnh Long |
|
2,438 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 2.438 đồng (làm tròn) |
1.1 |
Mua sắm thiết bị CNTT |
UBND thành phố |
2,130 |
2,130 |
|
QĐ số 6996/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND thành phố Vĩnh Long ban hành Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Vĩnh Long năm 2023 |
1.2 |
Thuê Hệ thống Truyền thanh cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin - Viễn thông thành phố Vĩnh Long năm 2023 |
UBND thành phố |
308 |
308 |
|
Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của UBND thành phố Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ Công nghệ Thông tin: Hệ thống Truyền thanh cơ sở ứng dụng Công nghệ thông tin - Viễn thông thành phố Vĩnh Long |
2 |
Thị xã Bình Minh |
|
|
|
|
Chưa đề xuất hạng mục, nhiệm vụ và kinh phí triển khai |
3 |
Huyện Bình Tân |
|
2,050 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 2.050 triệu đồng |
3.1 |
Duy trì hoạt động Trang TTĐT huyện |
Văn phòng HĐND & UBND huyện Bình Tân |
30 |
30 |
|
Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 30/12/2022 |
3.2 |
Trang bị máy tính bảng cho thành viên UBND huyện và lãnh đạo các ngành để xây dựng dự án họp thành viên UBND huyện không giấy, thực hiện ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh |
Phòng TC-KH |
200 |
200 |
|
|
3.3 |
Trang bị máy tính cho cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã, thị trấn |
Phòng TC-KH |
500 |
500 |
|
|
3.4 |
Mở các lớp tập huấn sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh cho các cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã, thị trấn |
VP.HĐND và UBND huyện |
20 |
20 |
|
Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 30/12/2022 |
3.5 |
Kinh phí sửa chữa thiết bị tin học và thiết bị điện tử tại bộ phận một cửa của huyện |
VP.HĐND và UBND huyện |
50 |
50 |
|
|
3.6 |
Hỗ trợ mua sắm thiết bị bộ phận một cửa cấp xã, thị trấn |
UBND các xã, thị trấn |
750 |
750 |
|
|
3.7 |
Hỗ trợ mua sắm thiết bị bộ phận một cửa cấp huyện phục vụ số hóa |
UBND huyện Bình Tân |
500 |
500 |
|
|
4 |
Huyện Long Hồ |
|
1,055 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 1.055 triệu đồng |
4.1 |
Chi phí bảo trì các PM chuyên ngành |
Phòng TC-KH |
220 |
220 |
|
Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 14/12/2022 |
4.2 |
Mua sắm, trang bị PM mới |
Phòng TC-KH |
200 |
200 |
|
|
4.3 |
Mua sắm trang thiết bị (máy tính, phụ kiện) |
Phòng TC-KH |
300 |
300 |
|
|
4.4 |
Thuê đường truyền mạng internet |
Phòng TC-KH |
210 |
210 |
|
|
4.5 |
Mua chương trình diệt virus bản quyền |
Phòng TC-KH |
125 |
125 |
|
|
5 |
Huyện Mang Thít |
|
8,624 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 8.624 triệu đồng |
5.1 |
Nâng cấp hạ tầng CNTT (Trang bị máy tính cấu hình mạnh thay thế một số máy cũ, cấu hình yếu) |
Phòng VH&TT |
3,325 |
3,325 |
|
Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 23/12/2022 |
5.2 |
Nâng cấp đường truyền của huyện |
Phòng VH&TT |
72 |
72 |
|
|
5.3 |
Nâng cấp đường truyền của xã,TT |
Phòng VH&TT |
121 |
121 |
|
|
5.4 |
Trang bị máy tính xách tay cho các Tổ Công nghệ số cộng đồng |
Phòng VH&TT |
1,700 |
1,700 |
|
|
5.5 |
Tập huấn cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng |
Phòng VH&TT |
210 |
210 |
|
|
5.6 |
Hỗ trợ kinh phí thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn người dân |
Phòng TC-KH |
671 |
671 |
|
|
5.7 |
Tài liệu tuyên truyền về chuyển đổi số |
Trung tâm VHTT&TT |
85 |
85 |
|
|
5.8 |
Trang bị phòng họp không giấy |
|
1,000 |
1,000 |
|
|
5.9 |
Trang bị máy tính bộ phận Một cửa cấp huyện |
|
165 |
165 |
|
|
5.10 |
Trang bị máy tính bộ phận Một cửa cấp xã |
|
900 |
900 |
|
|
5.11 |
100% hộ gia đình gắn biển địa chỉ số (Đối với 03 xã Nông thôn mới nâng cao: Mỹ Phước, An Phước và Chánh An) |
|
376 |
376 |
|
|
6 |
Huyện Tam Bình |
|
1,053 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 1.053 triệu đồng |
6.1 |
12 máy tính bàn trang bị cho 12 phòng ban x 10.000.000 đ; 12 máy in kèm theo x 5.000.000 đ |
Phòng VH&TT |
180 |
180 |
|
Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 07/12/2022 |
6.2 |
Nâng cấp trang thiết bị |
Phòng VH&TT |
100 |
100 |
|
|
6.3 |
An toàn an ninh thông tin (Thực hiện lưu trữ dữ liệu 12 phòng ban và 17 xã thị trấn) |
Phòng VH&TT |
100 |
100 |
|
|
6.4 |
Đào tạo 10 lớp an toàn an ninh thông tin cho 17 xã thị trấn (tiêu chí số 8 nông thôn mới); Lớp hướng dẫn các phần mềm dùng chung thực hiện phục vụ chuyển đổi số |
Phòng VH&TT |
100 |
100 |
|
|
6.5 |
Trang bị máy tính bảng (thực hiện ứng dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh, họp trực tuyến, họp không giấy thực hiện chuyển đổi số) 9.000.000 đ x 37 bộ |
Phòng VH&TT |
333 |
333 |
|
|
6.6 |
24 máy tính bàn x 10.000.000 đ/cai |
Phòng VH&TT |
240 |
240 |
|
|
7 |
Huyện Trà Ôn |
|
945 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 945 triệu đồng |
7.1 |
Vận hành Cổng thông tin điện tử |
Văn phòng HĐND và UBND huyện |
100 |
100 |
|
Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 25/11/2022 |
7.2 |
Trang bị thiết bị tin học |
Các phòng ban, UBND các xã, thị trấn |
750 |
750 |
|
|
7.3 |
An toàn thông tin |
Các phòng ban, UBND các xã, thị trấn |
80 |
80 |
|
|
7.4 |
Đào tạo, tập huấn, xử lý sự cố máy tính |
Phòng VH&TT |
15 |
15 |
|
|
8 |
Huyện Vũng Liêm |
|
937 |
|
|
Nhu cầu đề xuất của đơn vị: 937 triệu đồng |
8.1 |
Đầu tư trang thiết bị 58 máy vi tính cho Các ban ngành huyện và UBND các xã - thị trấn |
VP.HĐND và UBND huyện |
870 |
870 |
|
Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 24/11/2022 |
8.2 |
Đầu tư trang bị màn chiếu tự động ở các phòng họp và Hội trường UBND huyện |
VP.HĐND và UBND huyện |
60 |
60 |
|
|
8.3 |
Bố trí kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo CNTT huyện |
Phòng VH&TT |
7 |
7 |
|
|
Tổng cộng |
17,102 |
17,102 |
- |
Kinh phí làm tròn |
1 Kế hoạch số 42/KH-UBND, ngày 28/11/2022 của UBND huyện Trà Ôn.
2 Kế hoạch số 41/KH-SGTVT, ngày 22/11/2022
3 Công văn số 1675/SNN&PTNT-VP, ngày 29/11/2022
4 Công văn số 1675/SNN&PTNT-VP, ngày 28/11/2022 của Sở NN&PTNT
5 Quyết định số 382/QĐ-UBND, ngày 02/3/2022 của UBND tỉnh
6 Quyết định số 05/QĐ-BCĐ, ngày 20/4/2022 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh
7 Quyết định số 06/QĐ-BCĐ, ngày 06/4/2022 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh
8 Quyết định số 11/QĐ-BCĐ, ngày 16/8/2022 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh
9 Quyết định số 4559/QĐ-UBND , ngày 31/12/2021
10 Quyết định số 1122/QĐ-UBND , ngày 09/6/2022
11 Cục Tin học hóa xác nhận tại Công văn số 134/THH-THHT ngày 24/01/2022 về việc xác nhận kết nối LGSP Vĩnh Long với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Bảo hiểm; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam.
12 Công văn số 1557/VPUBND-THCB, ngày 24/11/2022
13 Báo cáo số 279/BC-STTTT, ngày 07/11/2022
14 Quyết định số 3382/QĐ-UBND , 07/12/2021
15 Quyết định số 1825/QĐ-UBND, ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình 4 lớp.
16 Quyết định số 1356/QĐ-BTTTT , ngày 07/7/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Tiêu chí đánh giá giải pháp, dịch vụ Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC).
17 Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 20/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) năm 2022; Công văn số 6621/UBND-PVHCC, ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận thí điểm Hệ thống giám sát an toàn thông tin của tỉnh năm 2022
18 Công văn số 2290/BTTTT-CATTT ngày 17/7/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn, kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật.
19 Quyết định số 130/QĐ-STTTT, ngày 09/6/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, rà quét mã độc, lỗ hổng đối với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
20 Quyết định số 2123/QĐ-UBND, ngày 14/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II và Hệ thống Hội nghị Truyền hình tỉnh Vĩnh Long; Kế hoạch số 107/KH-STTTT ngày 11/10/2022 và tổ chức thực hiện kiểm tra Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II và Hệ thống Hội nghị Truyền hình tỉnh.
21 Công văn số 4761/UBND-PVHCC ngày 22/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin cấp độ 3; Kế hoạch số 80/KH-STTTT ngày 24/8/2022 về việc kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3; Quyết định số 184/QĐ-STTTT ngày 05/9/2022 về việc kiểm tra, đánh giá đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
22 Công văn số 5179/BTTTT-CATTT ngày 19/10/2022 về việc đôn đốc hoàn thành phân loại, xác định và phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin.
23 Quyết định số 3382/QĐ-UBND , ngày 07/12/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch xác định, thẩm định, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và công tác thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2022; Công văn số 6614/UBND-PVHCC ngày 08/11/2022 về việc rà soát, xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn Hệ thống thông tin.
24 Báo cáo số 303/BC-STTTT, ngày 17/11/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông
25 Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 14/5/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long Quyết định ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025”.
26 Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ TT&TT về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.