ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2009/QĐ-UBND |
Biên Hòa, ngày 09 tháng 12 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày
22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế
hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ);
Căn cứ Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ;
Căn cứ Nghị quyết số 141/2009/NQ-HĐND ngày 16/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đồng Nai về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác DS-KHHGĐ tỉnh Đồng Nai đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai tại Tờ trình số 2423/TTr-SYT ngày
05/10/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ, chính sách khuyến khích thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ
- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2009/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2009
của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về chế độ, chính sách khuyến khích các tập thể, tổ chức, cá nhân và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ
Thực hiện chính sách DS-KHHGĐ dựa trên cơ sở đảm bảo việc chủ động, tự nguyện, phù hợp giữa quyền và lợi ích của các cặp vợ chồng, từng gia đình và cá nhân với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội, xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
Những hành vi sau đây được xem là vi phạm chính sách DS-KHHGĐ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:
- Cản trở, cưỡng bức, ép buộc vợ hoặc chồng và các thành viên khác trong gia đình thực hiện KHHGĐ;
- Lựa chọn giới tính loại bỏ thai nhi dưới mọi hình thức;
- Tuyên truyền phổ biến hoặc đưa ra nội dung trái với chính sách dân số làm ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội.
TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI CẶP VỢ CHỒNG
Điều 4. Thực hiện quy mô gia đình ít con
1. Mỗi cặp vợ chồng có 01 hoặc 02 con để nuôi dạy cho tốt.
2. Quy mô gia đình sau đây không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ:
a) Có 02 con nhưng đều bị dị tật (có ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất), sinh thêm con thứ 03;
b) Có 01 con, sinh lần thứ hai là sinh đôi trở lên;
c) Vợ chồng tái hôn, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai người đã có con riêng thì chỉ sinh thêm 01 con chung;
d) Sinh con lần đầu là sinh 03 con trở lên.
e) Sinh con thứ ba trở lên nếu tại thời điểm sinh có 01 con còn sống.
Điều 5. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình (SKSS-KHHGĐ)
Mỗi cặp vợ chồng lựa chọn và áp dụng các biện pháp chăm sóc SKSS-KHHGĐ thích hợp, góp phần nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và thành viên trong gia đình với việc tôn trọng lợi ích của Nhà nước và cộng đồng xã hội.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn quy định, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các quy ước, quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật, đưa chính sách DS-KHHGĐ vào chương trình, kế hoạch hoạt động và tiêu chuẩn thi đua hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt chính sách, pháp luật về công tác DS-KHHGĐ trong các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.
Định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ gắn với kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để xét các danh hiệu, hình thức thi đua - khen thưởng theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ
Tổ chức tư vấn nhằm giúp các cặp vợ chồng và từng cá nhân chủ động thực hiện KHHGĐ. Đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ an toàn, thuận lợi và có chất lượng đến tận người sử dụng. Theo dõi, giải quyết tác dụng phụ và tai biến xảy ra đối với người sử dụng.
Điều 8. Khuyến khích thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ
Các cặp vợ chồng thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ được hưởng chế độ sau đây:
1. Thực hiện đình sản tại cơ sở y tế Nhà nước được miễn viện phí và cấp thuốc theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài chế độ Trung ương quy định, mỗi trường hợp đình sản được bồi dưỡng 300.000 đồng.
Riêng các sản phụ sau khi sinh, kể cả các trường hợp mổ để sinh con, mổ phụ khoa (dưới 03 con) mà tự nguyện thực hiện đình sản thì được miễn toàn bộ viện phí và được hưởng tiền bồi dưỡng theo quy định hiện hành.
2. Việc đặt và tháo dụng cụ tử cung; tiêm thuốc tránh thai; cấy và rút que thuốc tránh thai; kiểm tra và tái khám tại cơ sở y tế Nhà nước được thực hiện miễn phí và được cấp thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
3. Hệ thống các cơ sở y tế Nhà nước là nơi tư vấn, cấp viên thuốc uống tránh thai miễn phí cho người được chỉ định sử dụng. Riêng bao cao su tránh thai được cấp hoặc bán cho đối tượng sử dụng theo quy định.
4. Trường hợp đình sản, đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai tại cơ sở y tế Nhà nước bị vỡ kế hoạch, khi thực hiện nạo, hút, phá thai (trường hợp bỏ thai) hoặc khi sinh con (trường hợp để thai) bị tác dụng phụ hoặc tai biến thì được chăm sóc, điều trị miễn phí tại các cơ sở y tế Nhà nước trong tỉnh. Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của tuyến tỉnh, chuyển lên tuyến trên sẽ được thanh toán lại kinh phí điều trị (nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia).
1. Người có công vận động đình sản, ngoài mức quy định của Trung ương, được bồi dưỡng thêm 50.000 đồng cho một trường hợp chấp nhận. Nếu nhiều người vận động cho 01 trường hợp chấp nhận đình sản, trạm y tế xã, phường, thị trấn xem xét phân phối hợp lý số tiền này.
2. Đối với cộng tác viên DS-KHHGĐ ở cơ sở, ngoài mức thù lao hàng tháng theo quy định của Trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 50.000 đồng/người/tháng.
3. Bác sĩ, dược sĩ, cử nhân y tế công tác tại Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện được hưởng chế độ trợ cấp theo Nghị quyết số 127/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về "Chế độ thu hút và trợ cấp đối với cán bộ, viên chức ngành y tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 - 2011".
Điều 10. Đầu tư ngân sách cho các chương trình dự án
1. Đối với chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ, ngoài 73 xã khó khăn Trung ương đầu tư kinh phí tổ chức theo quy định, ngân sách tỉnh hỗ trợ 98 xã, phường, thị trấn còn lại tổ chức chiến dịch với mức bình quân 08 triệu đồng/xã.
2. Hỗ trợ hàng năm cho các hoạt động của dự án tuyên truyền, giáo dục, chuyển đổi hành vi và các mô hình thuộc dự án nâng cao chất lượng dân số: Mô hình cung cấp thông tin tư vấn cho vị thành niên, thanh niên; đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Điều 11. Chính sách khen thưởng
Chính sách khen thưởng được xem xét thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Xã, phường, thị trấn trong năm không có người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ được tặng cờ thi đua của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh kèm theo tiền thưởng theo quy định hiện hành.
2. Ấp, khu phố trong năm không có người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ được tặng bằng khen của UBND tỉnh kèm tiền thưởng theo quy định hiện hành. Các nhà máy, xí nghiệp, công ty có từ 300 người (đã lập gia đình trong độ tuổi sinh đẻ) nếu không có người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ được xét khen tặng như ấp, khu phố.
3. Ngoài chế độ khen thưởng trên, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa xét tặng giấy khen và tiền thưởng theo quy định cho các tập thể, cá nhân có thành tích tốt để động viên phong trào.
1. Hàng năm, Sở Y tế lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách khuyến khích thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh báo cáo Sở Tài chính và trình UBND tỉnh xem xét quyết định trong dự toán ngân sách chung hàng năm của tỉnh.
2. Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh hướng dẫn chi tiết việc phân nguồn chi ngân sách theo Quy định này.
Giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, khi có sự thay đổi các chế độ, chính sách về DS-KHHGĐ, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.