ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 822/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 8 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021-2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 600/QĐ-BKHĐT ngày 07/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động và tích hợp tăng trưởng xanh vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1456/SKHĐT-KTN ngày 28/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
HÀNH
ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 17/8/2023 của UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 600/QĐ-BKHĐT ngày 07/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động và tích hợp tăng trưởng xanh vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2030 với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức, kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được Thủ tướng Chính phủ xác định tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, phù hợp với khả năng, tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ngãi.
2. Yêu cầu
Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động triển khai hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh.
1. Quan điểm
Quán triệt nghiêm túc quan điểm của Chính phủ về tăng trưởng xanh trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021. Ngoài ra, các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần thống nhất quan điểm như sau:
Tăng trưởng xanh đến nay không còn là sự lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc, là xu hướng tất yếu của thời đại phải thực hiện để phát triển bền vững. Tỉnh Quảng Ngãi không chấp nhận tăng trưởng trước, dọn dẹp sau; không tăng trưởng bằng mọi giá để đánh đổi môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội.
Việc nhận thức sớm tăng trưởng xanh để các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân sớm chuyển đổi tư duy và thay đổi trong hành động (từ bị động sang chủ động), vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội mới, gia tăng năng lực cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh trong xu hướng phát triển xanh, bền vững của toàn cầu.
2. Mục tiêu tổng quát
Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm phát triển về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Trên cơ sở các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tình hình thực tế phát triển, Tỉnh Quảng Ngãi xác định các mục tiêu cụ thể phải đạt được đến năm 2030 như sau:
3.1. Xanh hóa các ngành kinh tế: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.
(1) Tỷ lệ các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời...) đạt khoảng 10 - 20% trong tổng cung năng lượng sơ cấp của tỉnh.
(2) Tỷ trọng kinh tế số đạt 15-20% GRDP.
(3) Tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 52%. Tỷ lệ diện tích cây trồng cạn có tưới nước được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 30%.
3.2. Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng xanh: Thực hiện sống xanh, hài hòa với thiên nhiên để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới phải gắn liền các mục tiêu tăng trưởng xanh; tạo lập văn hóa tiêu dùng xanh trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
(4) Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%.
(5) 100% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải.
(6) Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định tại các đô thị loại II trở lên đạt trên 50%, các đô thị còn lại đạt trên 20%.
(7) Tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 35%.
3.3. Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu: Nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.
(8) Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì thuộc nhóm có chỉ số HDI cao (nhóm 2) theo phân loại của UNDP.
(9) Hoàn thành xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh.
(10) Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế ở đô thị ít nhất 90%, ở nông thôn ít nhất 85%.
III. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động cập nhật các quy định của Trung ương theo từng lĩnh vực, ngành quản lý để tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện 10 lĩnh vực ưu tiên phát triển và 8 nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phù hợp với tình hình, điều kiện, yêu cầu của tỉnh, cụ thể:
1. Thực hiện 10 lĩnh vực ưu tiên phát triển
1.1. Năng lượng
Bảo đảm nguồn năng lượng trong tỉnh phát triển đồng bộ giữa các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng; chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; nghiên cứu, khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Áp dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến xây dựng lưới điện thông minh.
Xây dựng, triển khai Phương án phát triển hạ tầng điện lực và năng lượng tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
- Phân công thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.2. Công nghiệp
Từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới. Chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động sản xuất tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, cải thiện môi trường sinh thái trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
a) Đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy khu kinh tế, khu công nghiệp và ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực để hướng đến khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, theo hướng tăng trưởng xanh. Áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp; xây dựng mới, chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp sinh thái; nghiên cứu chuyển giao và mua bán chất thải có thể tái chế trong các khu công nghiệp sinh thái, phát triển các khu xử lý, tái chế chất thải liên vùng, liên tỉnh...
Tăng cường cộng sinh công nghiệp giũa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; giữa khu công nghiệp và đô thị, giữa các khu công nghiệp.
- Phân công thực hiện: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Thu hút đầu tư, hình thành các cụm công nghiệp sinh thái; khuyến khích các mô hình, sáng kiến cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong và giữa các cụm công nghiệp.
- Phân công thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đối với cụm công nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3. Giao thông vận tải và dịch vụ logistics
Tăng cường đầu tư hiện đại hóa các hệ thống, mạng lưới giao thông, phương tiện trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Phát triển giao thông công cộng, thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại. Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hàng hóa vận tải; nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dịch vụ logistics theo hướng xanh.
Triển khai hiệu quả Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
1.3.1. Nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải theo hướng xanh, trong đó, quan tâm bố trí bến xe, trạm dừng xanh...
- Phân công thực hiện: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3.2. Phát triển dịch vụ logistics theo hướng xanh, trong đó quan tâm bố trí hệ thống trạm sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông.
- Phân công thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3.3. Giảm phát thải từ hoạt động giao thông vận tải. Tăng cường sử dụng nguyên, vật liệu tái chế, công nghệ mới phát thải thấp để thi công các công trình giao thông vận tải. Khuyến khích sản xuất, đóng mới, chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường.
Hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng sạch.
Triển khai sử dụng tái chế nền, mặt đường cũ, gia cố đất tại chỗ làm nền, móng đường; tận dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thải, vật liệu là sản phẩm phụ và phế phẩm của các quá trình sản xuất công nghiệp để làm đường.
Xây dựng các công trình đường giao thông bằng công nghệ mới phát thải thấp (công nghệ nguội, ấm...) thay cho công nghệ cũ: Nhũ tương nhựa, bê tông nhựa ấm, hỗn hợp đá nhựa nguội,...; công trình tích hợp chức năng cải thiện môi trường (mặt đường có khả năng hấp thụ khí thải, mặt đường tích hợp chức năng sạc không tiếp xúc cho xe điện...).
- Phân công thực hiện: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3.4. Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo hướng tăng cường khả năng kết nối và thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức. Phát triển kết cấu hạ tầng logistics theo hướng xanh. Đảm bảo quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics.
- Phân công thực hiện: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.3.5. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động giao thông vận tải.
a) Triển khai đồng bộ hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) tại tất cả các trạm thu phí trên địa bàn tỉnh, đảm bảo toàn bộ phương tiện ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ.
- Phân công thực hiện: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Nghiên cứu, triển khai hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh tại thành phố Quảng Ngãi.
- Phân công thực hiện: UBND thành phố Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.4. Xây dựng
Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh bền vững, có năng lực chống chịu biến đổi khí hậu. Phát triển công trình xanh, vật liệu xây dựng xanh, đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.
1.4.1. Triển khai quy hoạch và phát triển đô thị tăng trưởng xanh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh, gắn với việc giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển đô thị theo hướng đô thị thông minh bền vững, phát thải các-bon thấp, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai dựa trên nền tảng công nghệ số.
- Phân công thực hiện: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.4.2. Phát triển công trình xanh, công trình sử dụng năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai; công trình phát thải các-bon thấp.
Tham gia phối hợp, hướng dẫn phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường; tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong sản xuất vật liệu xây dựng theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu phát thải khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường.
Thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23/12/2021.
- Phân công thực hiện: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.4.3. Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, đa thiên tai, như công nghệ xử lý nước thải, quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
- Phân công thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.5. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, thông minh, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên...; đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
Xây dựng nông thôn mới có lối sống hòa hợp với môi trường và thiên nhiên theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình; chú trọng quản lý rủi ro thiên tai, chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
1.5.1. Hoàn thiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển nông nghiệp xanh.
Xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình về tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản theo hướng giảm phát thải, nâng cao năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Quy hoạch ngư trường, hình thành mô hình khai thác tàu mẹ, tàu con để giảm chi phí tiêu hao năng lượng trong khai thác xa bờ. Điều chỉnh cường độ và cơ cấu khai thác hải sản đảm bảo hiệu quả, bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.5.2. Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng bền vững.
Triển khai các mô hình, phương thức, quy trình, công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản xanh, tuần hoàn, thông minh, ứng dụng công nghệ cao; các giống cây trồng, vật nuôi, đối tượng nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao, phát thải thấp, có năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai.
Sử dụng các công nghệ, thiết bị mới giúp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản; bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vật tư và tài nguyên đầu vào, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Áp dụng các công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp; liên kết trong thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải, tái chế phụ phẩm, phế phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản.
- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.5.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và chuỗi giá trị nông sản xanh.
Khuyến khích chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, phân tán sang sản xuất theo liên kết ngang, liên kết dọc, sản xuất tập trung quy mô trang trại. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm gắn với các tiêu chuẩn chứng nhận, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sinh học và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. Thí điểm, nhân rộng các sáng kiến phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ ruộng đất.
Phát triển chuỗi giá trị nông sản xanh cho các sản phẩm nông lâm thủy sản dưới các hình thức hỗ trợ trực tiếp đầu tư và sản xuất. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại. Thúc đẩy và hỗ trợ thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp xanh tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ, trợ giá sản phẩm theo quy định.
Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Chuyển đổi hình thức xuất khẩu hàng hóa nông sản theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, giảm thiểu rủi ro từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm nông sản có chứng nhận xanh.
- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.5.4. Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng.
Tăng cường bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên nhằm kiểm soát mất rừng, suy thoái rừng, cháy rừng, chuyển đổi rừng tự nhiên, tăng khả năng lưu giữ và hấp thụ các-bon của rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng thông qua tăng cường giám sát tài nguyên rừng.
Điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả quản lý rừng thông qua thiết lập hệ thống giám sát tài nguyên rừng.
Bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặc biệt đối với khu vực nhạy cảm về môi trường; phát triển dịch vụ môi trường rừng.
Phân cấp, giao quyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong quản lý, sử dụng rừng và đất rừng nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội trong quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng, cải thiện sinh kế của người dân.
Tăng cường trồng và phục hồi rừng nhằm nâng cao năng lực chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời, cung cấp nguyên liệu tập trung, phát triển nông lâm kết hợp; trồng cây xanh phân tán, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng.
Phát triển năng lực lập kế hoạch quản lý rừng bền vững; hỗ trợ kỹ thuật về kinh doanh rừng; giám sát và đánh giá; thúc đẩy triển khai chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, ưu tiên chứng chỉ rừng đối với rừng tự nhiên và rừng trồng là rừng sản xuất.
Đẩy mạnh trồng cây xanh phân tán, ưu tiên trồng cây bản địa, thân gỗ lâu năm để cung cấp gỗ và nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời, tăng cường phòng hộ, bảo vệ và cải thiện cảnh quan môi trường, bảo vệ các loài cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương, vùng, miền.
Tăng cường trồng rừng đặc dụng, phòng hộ bằng các loài cây bản địa; ưu tiên trồng và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.
Phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản theo tiêu chuẩn quản lý. Tăng diện tích rừng cây gỗ lớn; mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ quản lý bền vững.
Khai thác bền vững tiềm năng kinh tế dưới tán rừng, góp phần thúc đẩy phát triển rừng trồng cây gỗ lớn; Nâng cao thu nhập cho người dân trên cùng đơn vị diện tích, giúp người dân có thu nhập ổn định để gắn bó với nghề rừng.
- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.5.5. Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo hướng bền vững xây dựng cảnh quan sáng xanh, sạch, đẹp và an toàn, xây dựng nếp sống xanh ở nông thôn.
Thí điểm, nhân rộng các mô hình nông thôn mới hướng tới tăng trưởng xanh: (1) Mô hình nông thôn thông minh, các mô hình nhà ở, làng sinh thái, làng thông minh phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán, lối sống, văn hóa của từng dân tộc, địa phương; (2) Mô hình sản xuất ở nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển OCOP xanh, du lịch nông thôn bền vững, thân thiện với môi trường; (3) Mô hình thu gom, xử lý rác thải, nước thải ở nông thôn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường phân loại và tái chế rác thải thành năng lượng phân bón, vật liệu xây dựng.
Cải thiện cơ cấu chất đốt ở nông thôn để giảm phát thải và nâng cao chất lượng sống cho dân cư. Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình nông thôn sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo. Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông lâm, thủy sản, xây dựng cộng đồng dân cư không rác thải nhựa.
- Phân công thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.6. Quản lý chất thải và chất lượng không khí
Tăng cường công tác quản lý chất thải thông qua việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất; thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn.
1.6.1. Phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn theo hướng kinh tế tuần hoàn, tăng cường các giải pháp ngăn ngừa và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn.
a) Triển khai chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực hiện các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải từ sản xuất đến tiêu dùng, quản lý tổng hợp chất thải rắn theo cơ chế thị trường nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa.
Tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật về công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; các quy định hướng dẫn về phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu ở cấp trung ương và địa phương về các loại chất thải rắn, đảm bảo tích hợp đồng bộ với “hệ thống cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh quốc gia”.
b) Nghiên cứu, xây dựng các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải tại địa phương theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phân công thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.6.2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ xử lý, tái chế chất thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất và thu hồi năng lượng nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, công nghệ số để xử lý: (1) Chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo hướng kết hợp thu hồi năng lượng, sản xuất điện hoặc sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học; (2) Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo hướng tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế làm phân bón hữu cơ hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân bón hữu cơ, phân bón sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; (3) Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản làm phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, khí sinh học thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; (5) Chất thải rắn công nghiệp thông thường thành các nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường; (6) Chất thải rắn xây dựng thành các sản phẩm, vật liệu tái chế thân thiện với môi trường; (7) Các loại chất thải rắn nguy hại, chất thải đặc thù khác (chất thải y tế, chất thải điện tử, pin xe điện, tấm pin năng lượng mặt trời...).
- Phân công thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.6.3. Tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí; nâng cao năng lực, mở rộng mạng lưới, hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng không khí xung quanh, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục; hoàn thiện, đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí xung quanh ở cấp địa phương, hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn thải giữa các địa phương.
a) Triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí; cơ chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh
Hoàn thiện, hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí và khí thải. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí xung quanh.
- Phân công thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Triển khai chương trình hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, năng lượng cải tiến và đổi mới công nghệ hướng tới đạt đồng lợi ích về giảm thiểu phát thải các chất ô nhiễm không khí và khí nhà kính.
- Phân công thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.7. Quản lý tài nguyên và quản lý rủi ro thiên tai, nâng cao chống chịu với biến đổi khí hậu
Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất đai và đa dạng sinh học thông qua đảm bảo an ninh tài nguyên nước, bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, khắc phục tình trạng suy thoái đất và hoang mạc hóa; tăng cường bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, thủy điện liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực; đảm bảo an toàn đập và hồ chứa nước, tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, chống chịu và thích ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống.
1.7.1. Triển khai chính sách và cơ chế quản lý về sử dụng nước tiết kiệm, tuần hoàn nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước và bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng nước.
a) Áp dụng kinh tế tuần hoàn vào quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Tham gia cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, kiểm soát xả thải vào nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh tài nguyên nước.
- Phân công thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ xây dựng công trình chuyển nước, trữ nước, cấp nước sinh hoạt, cân đối nguồn nước ngọt ở quy mô từng hộ, thôn/xóm, xã, huyện, đặc biệt cho vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước.
Tưới tiết kiệm, tuần hoàn nước nông nghiệp, kiểm soát ô nhiễm nước trong hệ thống thủy lợi.
- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.7.2. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng và lĩnh vực tầng các ngành chống thiên tai, quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông.
Đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng xanh.
Xây dựng các hồ chứa nước phục vụ đa mục tiêu, công trình kiểm soát mặn tại vùng cửa sông lớn, công trình chuyển nước, kết nối vùng, liên kết nguồn nước, khép kín hệ thống thủy lợi, hình thành mạng lưới nguồn nước quốc gia. Tăng cường bảo đảm an toàn cho các đập, hồ chứa nước và vùng hạ du.
Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, ưu tiên các khu vực thường xuyên có thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn.
Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai thiết yếu kết hợp sơ tán dân, bao gồm đường cứu hộ, cứu nạn, cụm, tuyến dân cư và nhà ở an toàn cho những vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai.
- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.7.3. Áp dụng chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu về quản lý tài nguyên nước. Xây dựng hệ thống hiện đại hỗ trợ quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thủy lợi, thủy điện hiệu quả và an toàn.
- Phân công thực hiện: Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.7.4. Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất; khắc phục tình trạng suy thoái đất và hoang mạc hóa; xử lý, phục hồi ô nhiễm hóa chất tồn lưu trong đất.
a) Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều tra, đánh giá, lập danh mục các khu vực đất ô nhiễm theo quy định; xây dựng, triển khai kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và các chất gây ô nhiễm khác.
- Phân công thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Quy hoạch vùng khai thác cát trắng tại vùng biển huyện đảo Lý Sơn, để đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của người dân Lý Sơn, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của huyện đảo.
- Phân công thực hiện: UBND huyện Lý Sơn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.7.5. Bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Phục hồi và cải thiện chất lượng các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, tỉnh; bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học.
- Phân công thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.8. Kinh tế biển xanh
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu làm cơ sở xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế biển xanh.
a) Nghiên cứu, phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh.
- Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Phát triển khu kinh tế và các khu công nghiệp ven biển trong tỉnh trở thành khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái.
- Phân công thực hiện: Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái đa dạng sinh học ven biển và đại dương.
- Phân công thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.9. Y tế
1.9.1. Xây dựng nền y tế xanh, thông minh, bền vững.
Nghiên cứu hình thành hệ thống y tế thông minh trong tỉnh, bao gồm 3 nội dung chính: Phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh, quản trị y tế thông minh. Mở rộng hệ thống cơ sở y tế xanh, bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và sự cố môi trường. Tăng cường chuyển đổi số trong ngành y tế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Triển khai phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế; chú trọng các mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch trong xử lý chất thải y tế. Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bắt buộc cho các hoạt động phân loại, tiêu hủy, xử lý chất thải y tế. Thực hiện kiểm tra định kỳ, đảm bảo các cơ sở xử lý chất thải y tế hoạt động đúng theo quy định nhà nước.
- Phân công thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.9.2. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí cho người dân.
Giám sát, đánh giá dịch bệnh, đặc biệt tại các vùng dễ bị ảnh hưởng trước các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Dự báo, cảnh báo sớm các tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí đến sức khỏe.
Hướng dẫn xử lý nước sạch thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Truyền thông, nâng cao nhận thức và năng lực của người dân về xử lý nước sạch thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Phân công thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.10. Du lịch
Triển khai cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch xanh, như: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo gắn với phát triển kinh tế biển xanh, du lịch thể thao mạo hiểm đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh..., phát triển sản phẩm du lịch xanh.
Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh. Khuyến khích nhà đầu tư du lịch chú trọng đầu tư hệ thống thu gom, phân loại và tái chế nước thải, rác thải...
- Phân công thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ
2.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn kết với các mục tiêu tăng trưởng xanh
2.1.1. Rà soát quy định pháp luật liên quan đến việc tích hợp tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ theo hướng phối hợp liên vùng, liên ngành, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Cung cấp cơ sở dữ liệu của tỉnh về tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất, thiệt hại để đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu, thiên tai, đa thiên tai cấp quốc gia. Tích hợp kết quả đánh giá vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch liên quan đến huy động nguồn lực và phân bổ ngân sách các cấp, các ngành theo thẩm quyền.
- Phân công thực hiện: Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và mức độ xanh hóa của nền kinh tế.
a) Cập nhật hệ thống chỉ tiêu thống kê về tăng trưởng xanh, bộ tiêu chí phát triển bền vững phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện thực tế của tỉnh.
Triển khai cơ chế giám sát, đánh giá, cách thức báo cáo thực hiện tăng trưởng xanh.
- Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Ứng dụng chuyển đổi số trong giám sát, đánh giá, cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh, trên cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, đảm bảo tính đồng bộ, liên kết giữa hệ thống các cấp.
- Phân công thực hiện: Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.2. Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức
2.2.1. Triển khai các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về sống xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh.
- Phân công thực hiện: Các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
2.2.2. Truyền thông về sống xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh... cho ngành giáo dục, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
a) Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục về kỹ năng mềm, hình thành phong cách, ý thức sống xanh, văn minh, cống hiến và sáng tạo cho sinh viên, học sinh.
- Phân công thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân trong tỉnh về ý nghĩa, vai trò của tăng trưởng xanh. Phổ biến những quy định, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và trách nhiệm cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng. Khuyến khích những hành động thiết thực về lối sống, sản xuất, tiêu dùng xanh gắn với các giá trị văn hóa truyền thống, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai.
- Phân công thực hiện: Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi và cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.3. Phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh
2.3.1. Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh, tạo việc làm xanh. Nghiên cứu, khảo sát, thống kê số liệu, định kỳ dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh; phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường việc làm xanh; giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh.
- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.3.2. Giáo dục và đào tạo các ngành nghề xanh, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị điều hành về tăng trưởng xanh.
a) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành về tăng trưởng xanh cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, đặc biệt tập trung vào đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách của các sở, ban, ngành, địa phương.
- Phân công thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Nâng cao năng lực, kiến thức về tăng trưởng xanh cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tích hợp các nội dung tăng trưởng xanh vào chương trình, hoạt động giáo dục các cấp học; ưu tiên đầu tư, mở rộng triển khai xây dựng mô hình trường học an toàn, xanh, sạch, thông minh theo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh để phục vụ cho công tác đào tạo, giảng dạy.
- Phân công thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành về tăng trưởng xanh cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng xanh, ưu tiên đội ngũ quản trị cấp trung và cao, bộ phận tín dụng.
- Phân công thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các tổ chức, cá nhân thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
d) Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành cho cộng đồng doanh nghiệp về sản xuất xanh, tiêu dùng xanh
- Phân công thực hiện: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.4. Huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh
2.4.1. Rà soát, hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đầu tư nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, chủ động huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ mục tiêu thực hiện tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.
a) Ưu tiên sử dụng vốn đầu tư công cho các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.
Triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh; đề xuất định hướng thu hút đầu tư, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh (ứng dụng công nghệ mới, sạch, hiện đại, phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên; công nghệ thu hồi, tận dụng và lưu trữ các-bon...).
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, xây dựng danh mục các dự án đầu tư xanh trong từng giai đoạn để thu hút đầu tư gắn với kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm.
- Phân công thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Ưu tiên sử dụng vốn sự nghiệp chi thường xuyên hàng năm cho các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.
- Phân công thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục thuế tỉnh, các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.4.2. Triển khai các quy định về thuế, phí điều chỉnh các hoạt động, sản phẩm, hàng hóa có phát thải các-bon, gây ô nhiễm môi trường; ưu đãi về thuế đối với sản phẩm, công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả, thân thiện môi trường; cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động thị trường các-bon.
- Phân công thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.4.3. Tiếp cận tín dụng xanh, ngân hàng xanh cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh.
- Phân công thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.5. Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo
2.5.1. Đẩy mạnh tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Thực hiện tốt việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư nhằm ngăn chặn, loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu, thuộc danh mục hạn chế chuyển giao vào địa bàn tỉnh.
Ưu tiên bố trí nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường.
Nâng cao hiệu quả của các đề tài, dự án khoa học công nghệ, quan tâm triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng xanh, bền vững.
- Phân công thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.5.2. Đẩy mạnh tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng chuyển đổi số.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tập trung chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để tăng năng suất lao động, tạo động lực phát triển tăng trưởng xanh.
Tập trung xây dựng hạ tầng cho chuyển đổi số, tích hợp tăng trưởng xanh vào các chương trình, kế hoạch đầu tư hạ tầng đồng bộ trong chuyển đổi số.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý, quản trị, vận hành các nhiệm vụ, hoạt động tăng trưởng xanh.
- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.6. Hợp tác, liên kết thực hiện tăng trưởng xanh
Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực, phối hợp nghiên cứu chuyển giao công nghệ thực hiện tăng trưởng xanh.
Triển khai hợp tác về nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu tiếp cận khoa học và công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế xanh.
Chủ động phối hợp, liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực để giải quyết các thách thức chung trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh, như bảo vệ môi trường nước, không khí; sạt lở bờ biển, bờ sông; điều tiết nguồn nước sông từ phía thượng nguồn...
- Phân công thực hiện: Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.7. Bình đẳng trong chuyển đổi xanh
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực xã hội như lao động việc làm, y tế, du lịch. Đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng cho các nhóm đối tượng khác nhau về cơ hội, thông tin, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ xã hội cơ bản... phù hợp với yêu cầu việc làm mới trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, đặc biệt là các chủ thể bị ảnh hưởng khi cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, các nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người khuyết tật).
2.7.1. Triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực và tiếp cận với các nguồn lực (vốn, thông tin, dịch vụ xã hội) cho các nhóm yếu thế (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo, người già) và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong quá trình chuyển đổi xanh.
- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.7.2. Triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhóm yếu thế (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo, người già) và các nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình Giảm nghèo bền vững; Chương trình Xây dựng nông thôn mới; Chương trình Phát triển Kinh tế xã hội vùng Dân tộc thiểu số.
- Phân công thực hiện: Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.8. Tiêu dùng xanh và mua sắm xanh
2.8.1. Thúc đẩy các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh; triển khai nhãn các-bon, dấu vết các-bon đối với hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng xanh.
- Phân công thực hiện: Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan cập nhật hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương tổ chức thực hiện.
+ Đối với nhãn xanh/sinh thái (Sở Tài nguyên và Môi trường).
+ Đối với nhãn năng lượng (Sở Công Thương).
+ Đối với nhãn Bông sen xanh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
+ Đối với các nhãn nông nghiệp (sinh thái, xanh, các-bon thấp) cho sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP xanh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Đối với nhãn cho các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng (Sở Xây dựng).
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.8.2. Đẩy mạnh mua sắm công xanh, tích hợp các tiêu chí mua sắm xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu; tập trung đào tạo nghiệp vụ mua sắm xanh; đổi mới hoạt động dịch vụ công theo hướng xanh.
Triển khai mua sắm công xanh trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Phân công thực hiện: Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1. Nguồn lực để thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp nhà nước hiện hành. Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, dự án nêu trong Kế hoạch để lựa chọn, đề xuất thực hiện các dự án đầu tư hoặc dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ cụ thể theo quy định hiện hành.
3. Khuyến khích việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Kế hoạch theo quy định pháp luật.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh về tăng trưởng xanh do 01 lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban, 01 lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Trưởng ban; các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các địa phương (khi hội đủ điều kiện theo yêu cầu thực tế của tỉnh).
2. Phân công trách nhiệm
Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cụ thể như sau:
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh báo cáo UBND tỉnh, Chính phủ theo định kỳ; tổ chức sơ kết thực hiện Kế hoạch vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban ngành liên quan, tham mưu cấp có thẩm quyền vận động, thu hút để cân đối, đảm bảo nguồn vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và các dự án Tăng trưởng xanh tại Phụ lục 2 trong Kế hoạch.
2.2. Sở Tài chính
Chủ trì, tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp theo nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Kế hoạch.
2.3. Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Trên cơ sở các mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Kế hoạch này, giao Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch theo thẩm quyền, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực; ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách cho các hoạt động thực hiện Kế hoạch.
Chủ động xây dựng, thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, triển khai đồng bộ chương trình chuyển đổi số; xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực; hướng dẫn thực hiện các thực hành tốt, đào tạo về tăng trưởng xanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, cộng đồng dân cư tuyên truyền cho người dân về vai trò, vị trí và ý nghĩa của tăng trưởng xanh, góp phần đưa tăng trưởng xanh thành ứng xử văn hóa, lối sống hàng ngày; tăng cường giám sát thực thi công vụ, phản biện xã hội và đóng góp ý kiến, góp phần tạo đồng thuận trong công tác tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
2.5. Cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm tích cực phối hợp với các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và chủ động thực hiện, đề xuất các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng xanh, tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch.
3. Giám sát - Đánh giá - Báo cáo
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12 hàng năm).
b) Các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo trước ngày 01/12 hàng năm.
c) Khuyến khích sự tham gia cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, người dân... cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
d) Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, khó khăn các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, điều chỉnh./.
Trên cơ sở tham chiếu tài liệu trong nước và quốc tế về các khái niệm liên quan đến tăng trưởng xanh, các từ ngữ sử dụng trong Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, dưới đây được hiểu như sau:
1. Tăng trưởng xanh1 (Green Growth) là quá trình tái cơ cấu lại các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hài hòa với các mục tiêu bền vững môi trường và công bằng xã hội dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực chống chịu của nền kinh tế, đảm bảo tính bao trùm, bình đẳng xã hội.
2. Chuyển đổi xanh2 là quá trình chuyển đổi toàn diện sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp nhằm hướng tới mục tiêu thịnh vượng và bền vững.
3. Chuyển đổi số3 trong bối cảnh tăng trưởng xanh là việc áp dụng các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, block chain, điện toán đám mây, internet vạn vật để tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bằng cách giúp vượt qua các trở ngại trong áp dụng các mô hình kinh doanh xanh ở quy mô lớn cũng như trong thực thi hiệu quả các chính sách tăng trưởng xanh.
4. Năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu của một hệ thống xã hội, kinh tế và sinh thái là khả năng (1) lập kế hoạch và chuẩn bị, (2) hấp thụ, (3) phục hồi, và (4) thích ứng của hệ thống đó trước các tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời vẫn bảo đảm được các cấu trúc và chức năng cơ bản, bao gồm năng lực thích ứng, học hỏi và chuyển đổi.
5. Đổi mới mô hình tăng trưởng4 là quá trình một quốc gia thay đổi mô hình tăng trưởng chủ động, phù hợp với bối cảnh trong, ngoài nước và từng giai đoạn phát triển nhằm nhanh chóng chuyển sang mô tăng trưởng mới phù hợp, hiệu quả, bền vững hơn.
6. Đổi mới sáng tạo5 là quá trình chuyển ý tưởng, tri thức mới thành kết quả cụ thể (sản phẩm, dịch vụ, quy trình, thị trường...) nhằm mang lại lợi ích gia tăng cho kinh tế - xã hội.
7. Kinh tế xanh6 là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và bao trùm.
8. Kinh tế tuần hoàn7 là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
9. Kinh tế biển xanh8 là nền kinh tế sử dụng tài nguyên biển một cách bền vững cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, tạo việc làm trong khi vẫn giữ cho hệ sinh thái biển khỏe mạnh.
10. Du lịch xanh9 (hay du lịch bền vững) là các hoạt động du lịch được duy trì vô hạn trong từ quan điểm tổng hợp kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường.
11. Sống xanh là lối sống lành mạnh, bền vững, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Lối sống này hướng đến đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy kiệt tài nguyên cho các thế hệ tiếp theo.
12. Sản xuất xanh là quy trình sản xuất mà từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra đều thân thiện với môi trường và không gây nguy hại cho sức khỏe con người.
13. Tiêu dùng xanh10 là việc mua, sử dụng, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường, không gây nguy cơ cho sức khỏe con người để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại; đồng thời, giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống, không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên, không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
14. Việc làm xanh11 là những việc làm bền vững góp phần bảo tồn hoặc khôi phục môi trường, việc làm xanh có thể là những công việc trong các ngành kinh tế truyền thống như chế biến, chế tạo và xây dựng, hoặc trong các ngành kinh tế xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
15. Mua sắm xanh12 là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hoặc được công nhận theo quy định của pháp luật.
16. Mua sắm công xanh13 là hoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được công nhận theo quy định của pháp luật.
17. Công trình xanh14 (hay công trình bền vững) là công trình được thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường bên trong công trình đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng. Những yếu tố chính góp phần tạo nên một công trình xanh bao gồm: Hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi trường bên trong, hiệu quả sử dụng vật liệu xây dựng và các ảnh hưởng khác của công trình xây dựng đến môi trường xung quanh.
18. Vật liệu xanh là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường, có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh.
19. Tài chính xanh15 là các dòng tài chính (ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm, đầu tư) từ các khu vực kinh tế khác nhau (tư nhân, nhà nước và các khu vực phi lợi nhuận) phục vụ các ưu tiên và mục tiêu tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
20. Tín chỉ các-bon16 là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.
21. Khu công nghiệp sinh thái17 là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
22. Cảng xanh18 (hay cảng sinh thái) là công trình được xây dựng, kinh doanh khai thác theo hướng sử dụng công nghệ sạch, các-bon thấp, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
23. Đô thị thông minh19 là đô thị mà ở đó các công nghệ thông minh được tích hợp vào quản lý, điều hành nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế.
24. Nông nghiệp xanh20 là nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
25. Nông nghiệp thông minh21 (CSA) là xu hướng giúp đưa ra hướng dẫn về chuyển đổi hệ thống nông nghiệp hướng đến phát triển hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện khí hậu thay đổi. CSA gắn liền với 3 mục tiêu chính: tăng trưởng bền vững sản lượng và thu nhập nông nghiệp; thích ứng và nâng cao tính chống chịu với biến đổi khí hậu; giảm và/hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính.
26. Y tế thông minh22 là cách thức cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, quản lý theo dõi diễn tiến của bệnh ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu bằng cách kết nối các dữ liệu sinh học của con người vào các thiết bị y tế được những nền tảng công nghệ thông tin.
27. Nhãn các-bon23 là cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mức phát thải khí nhà kính như thế nào so với sản phẩm cùng loại trong suốt vòng đời sản phẩm.
28. Khí nhà kính24 là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
29. Hiệu ứng nhà kính25 là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
30. Ngành nghề xanh26 là những ngành nghề góp phần thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh.
DANH MỤC DỰ ÁN TĂNG TRƯỞNG XANH
TT |
Tên dự án |
Mục tiêu đầu tư |
Thời gian thực hiện |
Tổng mức đầu tư (triệu đồng) |
I |
Năng lượng và công nghiệp |
|
|
|
1 |
Nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu sang mô hình khu công nghiệp sinh thái. |
- Khắc phục hạn chế, bất cập về vấn đề môi trường, giảm lãng phí tài nguyên, mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững. - Tạo động lực để thu hút đầu tư các dự án công nghiệp sạch, thân thiện môi trường. |
2023-2030 |
200.000 |
2 |
Phát triển hạ tầng kỹ thuật xanh, thông minh (hệ thống thu gom xử lý nước thải). |
Giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. |
2023-2030 |
813.000 |
3 |
Hệ thống quan trắc tự động tại Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Quảng Phú. |
- Kiểm soát chất lượng nước thải của Trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường. - Cung cấp thông tin, giám sát, theo dõi việc vận hành hệ thống, giám sát cửa xả thải của hệ thống xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. |
2023 |
3.000 |
4 |
Hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải KCN phía Tây và phía Đông Dung Quất (giai đoạn 1). |
Thu gom và xử lý nước thải cho các nhà máy tại KCN phía Tây và phía Đông Dung Quất đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. |
2023-2025 |
270.000 |
5 |
Hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải KCN phía Tây và phía Đông Dung Quất (giai đoạn 2). |
Thu gom và xử lý nước thải cho các nhà máy tại KCN phía Tây và phía Đông Dung Quất đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. |
2026-2030 |
420.000 |
6 |
Hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải KCN Phổ Phong (giai đoạn 1). |
Thu gom và xử lý nước thải cho các nhà máy tại KCN Phổ Phong đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. |
2026-2030 |
60.000 |
II |
Xây dựng |
|
|
|
7 |
Nâng cấp, mở rộng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị Vạn Tường. |
Thu gom và xử lý nước thải tại khu đô thị Vạn Tường đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. |
2026-2030 |
60.000 |
8 |
Thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn huyện Bình Sơn giai đoạn 2023-2025. |
Duy trì chăm sóc cây xanh; hệ thống điện chiếu sáng và duy tu nạo vét hệ thống thoát nước; thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. |
2023-2025 |
75.000 |
9 |
Đường và Hệ thống xử lý nước thải tập trung thị trấn Châu Ổ. |
Từng bước hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải các khu dân cư hiện hữu trên địa bàn thị trấn Châu Ổ, đảm bảo nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường. |
2023-2025 |
85.000 |
10 |
Hệ thống xử lý nước thải tập trung trên địa bàn 12 xã dự kiến thành lập phường. |
Từng bước hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải các khu dân cư hiện hữu và đảm bảo nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường. |
2024-2025 |
300.000 |
11 |
Nhà tang lễ và Hỏa táng. |
Phục vụ nhu cầu tổ chức tang lễ và hỏa táng của nhân dân, đảm bảo văn minh, vệ sinh môi trường và cảnh quang khu vực. |
2024-2025 |
15.000 |
III |
Bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên |
|
|
|
12 |
Thực hiện các mô hình thu gom, phân loại rác thải tại nguồn. |
Thu gom, xử lý chất thải; ngăn ngừa và giảm thiểu, tận dụng chất thải. |
2024-2030 |
12.000 |
13 |
Hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thị trấn Châu Ổ và các xã lân cận. |
Thu gom, xử lý chất thải đô thị. |
2024-2030 |
66.000 |
14 |
Hỗ trợ công tác điều tra, khảo sát, đánh giá các khu vực bị nhiễm chất độc hóa học Da cam-Đioxin thuộc địa bàn huyện Bình Sơn. |
Điều tra, tạo dữ liệu nền phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường, kiểm soát ô nhiễm. |
2024-2030 |
3.000 |
15 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin đất đai (Chỉnh lý bản đồ địa chính, cập nhật hồ sơ địa chính, Đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ sở dữ liệu địa chính, cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai, cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ sở dữ liệu giá đất,...). |
Hoàn thiện hạ tầng dữ liệu đất đai, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất đai và chuyển đổi số; phục vụ cho nhân dân. |
2024-2030 |
220.000 |
16 |
Điều tra, khảo sát, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn. |
Điều tra, tạo dữ liệu nền phục vụ công tác quản lý về môi trường, tài nguyên nước, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm. |
2024-2030 |
3.000 |
17 |
Hỗ trợ đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn. |
Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, thu gom, xử lý nước thải công nghiệp. |
2024-2026 |
16.000 |
18 |
Công trình cấp nước sạch nông thôn cho các xã: Bình Tân Phú, Bình Hòa, Bình Chương, Bình Mỹ, Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Thạnh, Bình Khương, Bình Phước, Bình Nguyên, Bình Trung, Bình Thanh, Bình Long, Bình Châu (huyện Bình Sơn). |
Cung cấp nước sạch cho các hộ dân các xã: Bình Tân Phú, Bình Hòa, Bình Chương, Bình Mỹ, Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Thạnh, Bình Khương, Bình Phước, Bình Nguyên, Bình Trung, Bình Thanh, Bình Long, Bình Châu (huyện Bình Sơn). |
2024-2030 |
304.260 |
19 |
Bảo vệ, duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái rong mơ tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. |
Duy trì và bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch sinh thái, duy trì và cải thiện sinh kế, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. |
2024-2026 |
1.000 |
20 |
Xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực ven biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi. |
Tạo bộ chế phẩm vi sinh chịu mặn ứng dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhiễm mặn, đồng thời xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhiễm mặn nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực ven biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi. |
2024-2025 |
4.700 |
21 |
Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí của tỉnh Quảng Ngãi. |
Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng. |
2024-2026 |
1.800 |
IV |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
|
22 |
Thiết lập rạn nhân tạo trong Khu bảo tồn biển Lý Sơn làm nơi sinh sản, sinh trưởng của các loài thủy sinh có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí. |
- Tăng cường hệ sinh thái tại vùng biển Lý Sơn đặc biệt là Khu bảo tồn biển Lý Sơn, nhằm tạo ra nơi cư trú và môi trường sống thuận lợi cho các nhóm sinh vật thủy sinh nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Ngoài khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản phát triển xung quanh khu vực rạn nhân tạo thì mô hình còn chuyển đổi sinh kế cho người dân làm du lịch lặn biển và câu cá, giải trí... |
2024-2026 |
4.000 |
V |
Du lịch |
|
|
|
23 |
Phát triển du lịch cộng đồng xung quanh di tích văn hóa Sa Huỳnh. |
- Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh gắn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa. - Phát triển sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ di tích văn hóa Sa Huỳnh, bảo vệ môi trường. |
2026-2028 |
15.000 |
24 |
Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng làng Ra Manh - Ra Lung của dân tộc Ca Dong huyện Sơn Tây |
Tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho người đồng bào Ca Dong trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan hồ Đakring, liên kết tuyến du lịch Quảng Nam - Quảng Ngãi - Kon Tum bằng đường Trường Sơn Đông. |
2024-2030 |
5.000 |
25 |
Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái dọc tuyến sông Trà Bồng - cửa biển Sa Cần. |
Tạo sản phẩm du lịch xanh trên cơ sở khai thác tài nguyên sông nước sẵn có; nâng cao ý thức của người dân ven bờ trong việc bảo vệ môi trường sống; tạo sinh kế cho người dân trong phát triển làng nghề truyền thống... |
2025-2030 |
10.000 |
26 |
Mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đạt chuẩn OCOP. |
Nâng tầm sản phẩm du lịch địa phương; khai thác hiệu quả hệ thống sản phẩm du lịch đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh. |
2025-2030 |
20.000 |
Ghi chú: Danh mục dự án này sẽ được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung tùy theo điều kiện, tình hình thực tế. Việc tính toán, lựa chọn thực hiện dự án trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường, công bằng về xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn vốn đầu tư.
1 Tham chiếu khái niệm trong “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.
2 Khái niệm “Chuyển đổi xanh” do Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu đề xuất.
3 Tham chiếu OECD, trong tài liệu Digitalisation for the transition to a resource efficient and circular economy.
4 Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (2021). Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 9 (520).
5 Theo Báo cáo thuyết minh xây dựng Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 -2030.
6 Tham chiếu khái niệm kinh tế xanh của Ủy ban Châu Âu nhằm đảm bảo thể hiện được độ bao phủ về các chiều cạnh và lĩnh vực (bền vững và bao trùm) và xu hướng mới về ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
7 Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về Bảo vệ môi trường.
8 Theo Ngân hàng Thế giới tại https://www.worldbank.org/en/news/infographic/2017/06/06/blue-economy.
9 Tham chiếu Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, trong tài liệu Tourism in the Green Economy: Background Report.
10 Trích từ định nghĩa của Liên Hiệp Quốc.
11 Trích từ định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO.
12 Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về Bảo vệ môi trường.
13 Tham chiếu Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về Bảo vệ môi trường.
14 Tham chiếu các khái niệm công trình xanh của Ủy ban Tòa nhà xanh Mỹ, khái niệm công trình xanh (công trình bền vững) của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam và trên cơ sở thực tiễn triển khai áp dụng chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam.
15 Tham chiếu khái niệm của chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc - UNEP.
16 Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về Bảo vệ môi trường.
17 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
18 Khái niệm cảng xanh (hay cảng sinh thái) được giải thích cụ thể tại Đề án phát triển cảng xanh (cảng sinh thái) của Bộ Giao thông vận tải.
19 Tham chiếu từ khái niệm đô thị thông minh tại Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, định nghĩa về thành phố thông minh bền vững của Liên minh viễn thông thế giới ITU và Ủy ban Châu Âu.
20 Khái niệm “Nông nghiệp xanh” của Cơ quan Môi trường Liên Hiệp Quốc năm 2009.
21 Khái niệm “Nông nghiệp thông minh” tham chiếu theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO.
22 Tham khảo từ thông tin của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
23 Khái niệm “Nhãn các-bon” được tham chiếu từ nghiên cứu về “Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng ở Việt Nam” của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đăng trên Tạp chí Môi trường tháng 4 năm 2020.
24 Tham chiếu Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về Bảo vệ môi trường.
25 Tham chiếu Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về Bảo vệ môi trường.
26 Tham chiếu từ các khái niệm tại Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu - UNFCCC.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.