ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 820/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 4 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-BNV ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh và Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 239/TTr-SNV ngày 08 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Trung tâm Lưu trữ lịch sử là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh, tổ chức thu thập, chỉnh lý, bảo quản, khai thác, sử dụng, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh, cung cấp các dịch vụ công về lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm Lưu trữ lịch sử chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, số lượng người làm việc và hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
3. Trung tâm Lưu trữ lịch sử có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Trung tâm Lưu trữ lịch sử có nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc mang tài liệu ra khỏi lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước.
2. Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình dài hạn, hàng năm về tài liệu lưu trữ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt.
4. Phê duyệt mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.
5. Thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, tu bổ, phục chế, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm, giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện kế hoạch sưu tầm, bổ sung tài liệu, tư liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân theo thẩm quyền được giao.
7. Tổ chức thực hiện việc chỉnh lý và chỉnh lý khoa học tài liệu lưu trữ; xác định giá trị tài liệu; sắp xếp khoa học các phông lưu trữ; tiêu huỷ tài liệu hết giá trị đang bảo quản tại Trung tâm.
8. Tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản, bảo vệ an toàn và nâng cao tuổi thọ tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh.
9. Tổ chức, tạo lập, cập nhật, số hóa tài liệu lưu trữ điện tử trên Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh.
10. Tổ chức thực hiện việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật bao gồm: công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ; triển lãm tài liệu lưu trữ; tổ chức phục vụ độc giả tại phòng đọc, cấp chứng thực tài liệu lưu trữ, bản sao tài liệu lưu trữ và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
11. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử của tỉnh.
12. Chuẩn bị kho tàng và các phương tiện để tiếp nhận tài liệu lưu trữ.
13. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp lưu vào lưu trữ lịch sử và lập biên bản giao nhận tài liệu theo đúng quy định.
14. Thực hiện cung cấp dịch vụ công và dịch vụ lưu trữ theo quy định.
15. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động lưu trữ.
16. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Trung tâm Lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nội vụ giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức: Trung tâm Lưu trữ lịch sử có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
a) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm Lưu trữ lịch sử, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Lưu trữ lịch sử.
b) Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm Lưu trữ lịch sử.
2. Số lượng người làm việc được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt; đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2022.
2. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 135/QĐ-SNV ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Sở Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ lịch sử trực thuộc Sở Nội vụ.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.