ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 777/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 26 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin và chế độ báo cáo phục vụ chỉ đạo phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ PHÁT HIỆN, TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 26/72021 của UBND tỉnh)
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm phối hợp hoạt động trong công tác phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin và chế độ báo cáo đối với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai ứng phó với tình huống thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin và chế độ báo cáo triển khai ứng phó với tình huống thiên tai.
1. Phối hợp đồng bộ từ người dân đến các cơ sở xã, phường, thị trấn (cấp xã); các huyện, thành phố (cấp huyện); các đơn vị có liên quan trong công tác phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin và chế độ báo cáo triển khai ứng phó với tình huống thiên tai, thực hiện cung cấp thông tin theo chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (sau đây gọi là Ban chỉ huy) tỉnh.
2. Việc phối hợp đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp trong việc phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin và chế độ báo cáo triển khai ứng phó với tình huống thiên tai trên địa bàn. Bảo đảm mọi loại hình thiên tai đều được phát hiện và xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu thiện hại do thiên tai gây ra.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Điều 4. Nhiệm vụ của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) là đơn vị chủ trì, là đầu mối tiếp nhận thông tin các đơn vị cung cấp, báo cáo và thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng nhiệm vụ, quy chế về công tác trực ban PCTT và TKCN, là đầu mối cung cấp tình hình về thiên tai báo cáo kịp thời lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh để chỉ đạo công tác triển khai ứng phó.
Theo dõi, tổng hợp, báo cáo nhanh hàng ngày về tình hình thiên tai, công tác chỉ đạo ứng phó khi có tình huống thiên tai gửi lãnh đạo, các thành viên Ban chỉ huy và các cơ quan liên quan theo quy định. Tham mưu cho Ban chỉ huy tỉnh ban hành công điện tùy theo diễn biến và mức độ nguy hiểm của các loại hình thiên tai.
Đôn đốc việc cung cấp thông tin và phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo thiệt hại do thiên tai gây ra thực hiện theo đúng quy định. Tổng hợp báo cáo Ban chỉ huy, UBND tỉnh theo quy định.
Hình thức cung cấp: Báo cáo trực tiếp, điện thoại, văn bản giấy, fax, văn bản điện tử.
Điều 5: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
Khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm thông báo nhanh, kịp thời cho Ban chỉ huy hoặc UBND cấp xã để kiểm tra và xử lý.
Điều 6: Trách nhiệm và phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp
1. Đối với Ban Chỉ huy cấp xã
Sau khi nhận được thông tin liên quan đến sự cố thiên tai xảy ra; Ban Chỉ huy cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xử lý đồng thời thông báo hướng dẫn cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân đảm bảo an toàn; báo cáo cơ quan thường trực Ban Chỉ huy cấp huyện và UBND cấp xã chậm nhất 15 phút sau khi nhận được thông tin và kiểm tra xác minh thông tin. UBND cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.
Hình thức cung cấp: Điện thoại, văn bản giấy, fax, qua văn bản điện tử.
2. Đối với Ban chỉ huy cấp huyện:
Ban Chỉ huy cấp huyện sau khi nhận được thông tin có trách nhiệm kiểm tra, xử lý đồng thời báo cáo UBND cấp huyện; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh chậm nhất 15 phút sau khi nhận được thông tin của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã.
Hình thức cung cấp: Điện thoại, văn bản giấy, fax, qua văn bản điện tử.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh.
Điều 7: Chế độ thông tin, báo cáo
1. Báo cáo nhanh tình hình thiên tai: Đối với diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão, ngập lụt ...: Thời gian báo cáo trước 17h hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
2. Báo cáo khẩn cấp: Giai đoạn khẩn cấp được tính từ thời điểm 24 giờ trước và sau khi bão, Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; thông báo lũ khẩn cấp, sạt lở đất, đá, mưa lớn gây ngập lụt và các sự cố nghiêm trọng khác: Thời gian báo cáo trước 7h sáng và 13h, 19h hàng ngày.
Nội dung báo cáo nhanh tình hình thiên tai và báo cáo khẩn cấp giao Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xây dựng mẫu, gửi các đơn vị để thực hiện theo quy định.
3. Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định tại tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Báo cáo định kỳ: Đối với các công trình sự cố, trọng điểm xung yếu phòng chống thiên tai trên địa bàn các huyện, thành phố báo cáo định kỳ trước thời điểm mùa lụt bão tháng 3 hàng năm và sau mùa lụt bão tháng 12 hàng năm.
5. Báo cáo đột xuất: Đối với các công trình bị sự cố, sạt lở đột xuất cần báo cáo ngay về Văn phòng Ban chỉ huy và đề xuất phương án xử lý cấp bách.
6. Cơ quan thực hiện báo cáo: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, đơn vị báo cáo tổng hợp thông tin và phối hợp với các đơn vị theo quy định.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã lập và gửi báo cáo nhanh, báo cáo thiệt hại lên UBND cấp xã và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện ngay sau khi thiên tai xảy ra và báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện báo cáo nhanh, báo cáo thiệt hại cho UBND cấp huyện, Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh (Văn phòng thường trực) trước 7h sáng hàng ngày.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh tổng hợp báo cáo nhanh, báo cáo thiệt hại gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trước 8h hàng ngày.
Quy chế này được thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.
Điều 9: Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị có ý kiến bằng văn bản đến Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.