THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Bộ luật hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 56/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 11531/TTr-BGTVT ngày 03 tháng 12 năm 2019; Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ, dự toán chi phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại văn bản số 11532/BC-BGTVT ngày 03 tháng 12 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chi phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:
1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Đối tượng, phạm vi ranh giới quy hoạch: Bao gồm toàn bộ hệ thống cảng biển Việt Nam hiện hữu, hạ tầng phụ trợ cho phát triển cảng biển gồm các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu biển; các báo hiệu hàng hải và các khu vực có khả năng phát triển cảng biển, hạ tầng phụ trợ cho cảng biển thuộc các khu vực chủ quyền Việt Nam bao gồm trên sông, ven biển, hải đảo và các vùng nước. Ngoài ra, còn xem xét đến không gian vùng hấp dẫn của cảng biển là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các vùng hấp dẫn liên quốc gia thông qua các trục giao thông kết nối liên vùng, liên quốc gia.
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch
- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế biển; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Phù hợp với xu thế phát triển các vùng miền, cả nước và quốc tế.
- Triển khai lập quy hoạch tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các quy định khác liên quan;
- Xây dựng quy hoạch mới thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở kế thừa kết quả tổ chức thực hiện quy hoạch thời gian qua đối với hệ thống cảng biển hiện hữu, tích hợp phát triển đồng bộ hạ tầng phụ trợ. Phát huy những thế mạnh của hệ thống cảng biển hiện có; chuyển đổi công năng đối với các cảng, bến cảng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực, tạo điều kiện phát huy chức năng, hiệu quả khai thác cảng biển và thúc đẩy các hoạt động kinh tế;
- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và tin cậy, đồng thời xây dựng danh mục dự án và phân kỳ đầu tư từng giai đoạn trong quy hoạch phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực;
- Đẩy mạnh tham khảo kinh nghiệm, giải pháp quy hoạch tiên tiến của quốc tế để ứng dụng, tạo bước đột phá trong công tác lập quy hoạch.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững; gắn liền với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh.
b) Mục tiêu lập quy hoạch
- Hoạch định phát triển cho cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, triển khai cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045;
- Đề xuất các giải pháp quản lý, thực hiện quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng tại Việt Nam đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong đầu tư, khai thác cảng biển; đồng bộ giữa phát triển hạ tầng cảng biển và hạ tầng giao thông kết nối, giữa khai thác cảng biển và các dịch vụ sau cảng, tăng tính liên kết ngành, liên kết vùng trong phát triển cảng biển để góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, giảm chi phí logistics;
- Tích hợp phát triển đồng bộ hạ tầng cảng biển với các hạ tầng phụ trợ gồm hạ tầng báo hiệu hàng hải; hạ tầng neo tránh trú bão cho tàu biển và các công trình phụ trợ khác để phát huy hiệu quả phát triển kinh tế hàng hải.
c) Nguyên tắc lập quy hoạch
- Kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trước đây đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan đến phát triển cảng biển.
- Lấy lợi ích quốc gia đặt lên hàng đầu. Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia, tận dụng tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên để phát triển hệ thống cảng biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
- Phát triển hệ thống cảng biển phải đảm bảo đồng bộ với phát triển hạ tầng kết nối, làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải khác nhằm phát huy hiệu quả lợi thế của từng phương thức vận tải, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.
- Ưu tiên tập trung vào các cảng biển có tầm quan trọng và vùng hấp dẫn lớn để tạo sức lan tỏa, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế đất nước.
3. Các yêu cầu nội dung quy hoạch
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh, thực trạng phân bố và sử dụng không gian của kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam.
b) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới kết cấu hạ tầng cảng biển trong thời kỳ quy hoạch. Dự báo xu thế phát triển khoa học công nghệ tác động tới phát triển cảng biển tại Việt Nam.
c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển hệ thống cảng biển:
- Phân tích, đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa mạng lưới cảng biển trong nước với quốc tế;
- Phân tích, đánh giá sự liên kết giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác trong phạm vi vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm đánh giá tính đồng bộ của mạng lưới cảng biển, kết nối giữa cảng biển với các phương thức vận tải (đường biển, đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa), kết nối vùng, kết nối đối ngoại (với các quốc gia khác), kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics, cảng cạn. Sự đồng bộ giữa hạ tầng cảng biển và hạ tầng phụ trợ gồm hạ tầng báo hiệu hàng hải...;
- Đánh giá về sự phù hợp của quy hoạch kết cấu hạ tầng cảng biển hiện tại với các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan đến phát triển cảng biển.
- Tham khảo kinh nghiệm phát triển cảng biển của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới có nền kinh tế cảng biển phát triển.
d) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành cảng biển, những cơ hội và thách thức đối với phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển; khả năng ứng dụng công nghệ, trang thiết bị và vận hành khai thác cảng biển.
- Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với hệ thống cảng biển Việt Nam, gồm nhu cầu về quy mô cảng trên từng khu vực, nhu cầu thông qua hàng hóa, phương thức vận tải, ứng dụng công nghệ và phương tiện mới trong vận tải biển và khai thác cảng biển;
- Phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức phát triển cảng biển trong thời kỳ quy hoạch; khả năng ứng dụng công nghệ, trang thiết bị, phương tiện mới trong vận tải đường biển và khai thác cảng biển.
đ) Xác định các quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam.
e) Phương án phát triển hệ thống cảng biển trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Định hướng phân bố không gian phát triển hệ thống cảng biển; xác định quy mô phát triển cho từng cảng biển trong từng giai đoạn, định hướng kết nối đến các đô thị đặc biệt, đô thị loại lớn. Định hướng kết nối đến các trung tâm sản xuất, phân phối hàng hóa, khu công nghiệp, khu kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế, vận tải chính.
- Phát triển hạ tầng phụ trợ phát triển cảng biển; hạ tầng báo hiệu hàng hải...
- Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng, tầm quan trọng, vùng hấp dẫn và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo quy định của pháp luật về hàng hải.
- Định hướng kết nối giữa các phương thức vận tải (đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) đáp ứng yêu cầu phát triển của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; kết nối giữa hệ thống cảng biển trong nước và quốc tế; kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển với hệ thống đô thị, hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi, hệ thống du lịch và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác;
- Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển trước rủi ro thiên tai và bối cảnh biến đổi khí hậu.
g) Định hướng bố trí sử dụng đất (bao gồm cả đất có mặt nước) cho phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến phát triển cảng biển.
h) Danh mục các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành cảng biển và thứ tự ưu tiên thực hiện:
- Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành cảng biển trong thời kỳ quy hoạch;
- Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của cảng biển; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
i) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
- Giải pháp về cơ chế, chính sách;
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
- Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
- Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển;
- Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền;
- Giải pháp về hợp tác quốc tế;
- Giải pháp về huy động và phân bố vốn đầu tư;
- Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động;
- Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
k) Yêu cầu về hồ sơ quy hoạch
Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch cảng biển Việt Nam).
4. Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch
Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch.
- Chi phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải được phê duyệt theo quy định.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định cụ thể về chi phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Thời hạn lập quy hoạch: Không quá 12 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Giao thông vận tải.
- Cơ quan lập quy hoạch: Do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch: Lựa chọn theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Trách nhiệm trong việc tổ chức lập quy hoạch
1. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan. Trong quá trình lập quy hoạch, tùy theo yêu cầu cần nghiên cứu chuyên sâu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để phục vụ cho công tác lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ.
2. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình lập quy hoạch theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.