ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/QĐ-UBND |
Bạc Liêu, ngày 09 tháng 5 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
Căn cứ Quyết định số 1213/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán nhiệm vụ “Lập kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 166/TTr-STNMT ngày 07 tháng 5 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025” (Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển chất thải nguy hại theo Kế hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Y tế; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ, TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số: 76/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI
- Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.247 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với các ngành nghề như: chế biến thủy sản, điện lực, sản xuất thực phẩm, may mặc, mua bán, sửa chữa xe, kinh doanh xăng dầu, ...; trong quá trình hoạt động các cơ sở này không những thải ra môi trường lượng lớn rác sinh hoạt mà còn thải ra không ít lượng chất thải nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; các loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải, mực in thải có thành phần nguy hại, dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải, chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại, các thiết bị, linh kiện điện tử thải, bao bì cứng thải bằng nhựa, bao bì cứng bằng các vật liệu khác, pin, ắc quy thải, tro thải từ lò đốt chất thải rắn y tế, chất thải lây nhiễm, ...
- Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh năm 2017 khoảng 483.992 kg, trong đó:
+ 58 cơ sở có lượng chất thải nguy hại phát sinh trên 600kg/năm là 471.692 kg.
+ 83 cơ sở có lượng chất thải nguy hại phát sinh dưới 600kg/năm (các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình) là 12.300 kg; đây là các cơ sở đã đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hiện tỉnh chưa có đơn vị đủ chức năng xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải nguy hại; do đó, các cơ sở số lượng chất thải nguy hại phát sinh ít sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại với mức chi phí hợp lý; điều này dẫn đến chỉ có một số ít cơ sở thực hiện ký kết với các đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; các đơn vị còn lại tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp, một số cơ sở khác để chất thải nguy hại lẫn chung với chất thải sinh hoạt không đảm bảo quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến môi trường.
1. Mục tiêu chung:
- Nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2020:
- 80% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực đô thị được thu gom, phân loại, lưu giữ và vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- 50% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được phân loại, lưu giữ, thu gom và vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- 100% tổng lượng chất thải nguy hại trong Khu công nghiệp và 60% các cơ sở bên ngoài Khu công nghiệp phát sinh được phân loại, lưu giữ, thu gom và vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
b) Đến năm 2025:
- 90% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực đô thị được thu gom đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- 80% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- 100% tổng lượng chất thải nguy hại trong Khu công nghiệp và 90% các cơ sở bên ngoài Khu công nghiệp phát sinh được phân loại, lưu giữ, thu gom và vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
3. Nguyên tắc:
- Việc xử lý các chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đúng theo quy định của pháp luật.
- Các phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
4. Giải pháp:
- Các chủ xử lý chất thải nguy hại khi hợp đồng xử lý các chủ nguồn thải chất thải nguy hại có số lượng chất thải nguy hại phát sinh thấp hơn 600 kg/năm hoặc chủ nguồn thải chất thải nguy hại ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho xử lý chất thải nguy hại trực tiếp thực hiện vận chuyển, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì có thể liên kết với chủ phương tiện vận chuyển ở tỉnh Bạc Liêu để tiến hành thu gom, trung chuyển, vận chuyển sau đó chuyển giao trách nhiệm xử lý cho đơn vị mình với điều kiện chủ các phương tiện vận chuyển tại tỉnh Bạc Liêu phải đáp ứng các yêu cầu và quản lý theo quy định tại Điều 8, 9 của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với việc quản lý và vận chuyển chất thải nguy hại.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về quy trình và yêu cầu kỹ thuật cho hoạt động thu gom, trung chuyển, vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại và công tác quản lý chất thải nguy hại của tỉnh Bạc Liêu; dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
2. Xây dựng mô hình thí điểm lưu trữ chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại có số lượng chất thải nguy hại phát sinh chất thải nguy hại dưới 600kg/năm.
3. Xây dựng Kế hoạch thu gom, lưu giữ, trung chuyển và vận chuyển chất thải nguy hại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 bao gồm 03 cụm:
a) Cụm 1: Gồm thành phố Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và huyện Hòa Bình.
- Giai đoạn 2017 - 2020: Tiến hành thu gom ở các xã, phường của thành phố Bạc Liêu, thị trấn Châu Hưng, thị trấn Hòa Bình và dọc theo Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 978, tỉnh lộ 978B và tỉnh lộ 31.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Mở rộng các tuyến thu gom của giai đoạn 2017 - 2020 đến trung tâm các xã chưa có tuyến thu gom.
- Trạm trung chuyển: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 không thành lập Trạm trung chuyển mà thu gom trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hộ gia đình; tần suất thu gom là 6 tháng/lần.
b) Cụm 2: Gồm thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải.
- Giai đoạn 2017 - 2020: Tiến hành thu gom ở khu vực trung tâm thị xã Giá Rai, thị trấn Gành Hào và dọc theo các tuyến đường Quốc lộ 1A và các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Các tuyến thu gom sẽ được mở rộng đến trung tâm các xã, nơi có đường giao thông thuận lợi để thu gom triệt để chất thải nguy hại.
- Trạm trung chuyển: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 không thành lập Trạm trung chuyển mà thu gom trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hộ gia đình; tần suất thu gom là 6 tháng/lần.
c) Cụm 3: Gồm huyện Phước Long và huyện Hồng Dân.
- Giai đoạn 2017 - 2020: Tiến hành thu gom ở khu vực trung tâm thị trấn Phước Long, thị trấn Ngan Dừa, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, tỉnh lộ 978 và tỉnh lộ 979.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Các tuyến thu gom sẽ được mở rộng đến trung tâm các xã nông thôn, có giao thông thuận lợi.
- Trạm trung chuyển: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 không thành lập Trạm trung chuyển mà thu gom trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hộ gia đình; tần suất thu gom là 6 tháng/lần.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu chịu trách nhiệm thực hiện, giám sát Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các chủ xử lý chất thải nguy hại có Giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại tổ chức việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại đúng theo quy định pháp luật.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
- Định kỳ trước ngày 30/01 hàng năm, rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bổ sung danh sách cơ sở vận tải đảm bảo điều kiện vận chuyển chất thải nguy hại đến chủ xử lý trong năm để hỗ trợ các chủ xử lý thực hiện thu gom, trung chuyển, vận chuyển chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Công an tỉnh chịu trách nhiệm:
Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong việc quản lý chất thải nguy hại đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Công Thương chịu trách nhiệm:
Tổ chức tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở trong ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường.
4. Sở Y tế chịu trách nhiệm:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm gồm: Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu (xử lý cho Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Vĩnh Lợi), Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai (xử lý cho Trung tâm Y tế thị xã Giá Rai và cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải), Trung tâm Y tế huyện Phước Long (xử lý cho Trung tâm Y tế huyện Phước Long và cơ sở y tế trên địa bàn huyện Phước Long và huyện Hồng Dân); tăng cường thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và các cơ sở y tế khác.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu chịu trách nhiệm:
Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn mình quản lý; thực hiện phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại theo đúng quy định pháp luật trước khi bàn giao cho đơn vị xử lý.
6. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại chịu trách nhiệm:
- Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 12 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bổ sung các loại hồ sơ, giấy tờ chứng minh về phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu tại Mục 4, Phụ lục 2 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Chủ xử lý chất thải nguy hại chịu trách nhiệm:
Cung cấp các hồ sơ, giấy tờ chứng minh đảm bảo các điều kiện yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.