ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 756/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 12 tháng 4 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 191/TTr-SNV ngày 15/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tham mưu triển khai; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY 03/02/2018 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TVV VÀ CHƯƠNG TRÌNH SỐ
26-CTR/TU NGÀY 21/02/2018 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW
(Kèm theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh)
Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 19-NQ/TW), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08/NQ-CP) và Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy (sau đây gọi tắt là Chương trình số 26-CTr/TU);
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung chính như sau:
1. Triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP , Chương trình số 26-CTr/TU; hướng đến xây dựng hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) tinh gọn; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực, theo từng giai đoạn để tập trung tổ chức thực hiện đạt mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP , Chương trình số 26-CTr/TU.
Tính đến nay, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập là 1.1511 đơn vị (bao gồm: 07 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; 194 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở, ban, ngành; 950 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố) với số biên chế được giao (năm 2016 và điều chỉnh năm 2017) là 41.6612.
1. Đến năm 2021
- Về đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập toàn tỉnh so với năm 2015 (khoảng 119 đơn vị; năm 2015 số lượng đơn vị sự nghiệp công lập là 1.1943).
- Về biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm tối thiểu 10% so với năm 2015 (khoảng 4.223 người)4. Cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính).
- Phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính (khoảng 115 đơn vị), giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn năm 2011-2015.
- Hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành lập công ty cổ phần (trừ các bệnh viện và trường học).
- Hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và đất đai theo hướng dẫn, quy định của pháp luật.
- Cơ bản hoàn thành việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.
- Rà soát, hoàn thiện việc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn tỉnh.
2. Đến năm 2025
- Tiếp tục giảm đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập toàn tỉnh so với năm 2021 (khoảng 107 đơn vị).
- Về biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm tối thiểu 10% so với năm 2021 (khoảng 3.800 người). Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị bảo đảm tự chủ tài chính).
- Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính (khoảng 200 đơn vị).
- 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
- Rà soát, triển khai thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức và hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
3. Đến năm 2030
- Tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối; phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
- Về biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm tối thiểu 10% so với năm 2025 (khoảng 3.420 người).
- Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021 - 2025.
- Tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức và hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Nguyên tắc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm giảm mạnh đầu mối các ĐVSNCL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ĐVSNCL; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL của từng ngành, lĩnh vực và địa phương theo nguyên tắc:
- Nếu cần thiết phải thành lập mới ĐVSNCL thì đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu);
- Một ĐVSNCL có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ;
- Cơ cấu lại hoặc giải thể các ĐVSNCL hoạt động không hiệu quả;
- Đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh
2.1. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan thực hiện:
- Sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, trường phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học, số học sinh, số lớp một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, địa phương.
- Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao.
- Sáp nhập Trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đắk Lắk và Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan, thực hiện:
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi có Quyết định phê duyệt Đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại, có phân tầng chất lượng.
- Sáp nhập Trường Trung cấp Đắk Lắk, Trung cấp Kinh tế Kỹ Thuật Đắk Lắk vào Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk và hợp nhất Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk và Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên làm một đầu mối về đào tạo nghề công lập ở cấp tỉnh trực thuộc UBND tỉnh.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện rà soát, đánh giá và giải thể, sáp nhập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố hoạt động không hiệu quả.
2.3. Đối với lĩnh vực y tế
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện:
- Tổ chức lại các cơ sở y tế theo hướng toàn diện, liên tục và lồng ghép theo 3 cấp: Chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm sóc cấp 3.
- Chuyển bộ phận kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Khoa Xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và đổi tên thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trực thuộc Sở Y tế.
- Đổi tên Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và chuyển nguyên trạng về cơ sở mới. Phát triển Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thành bệnh viện hiện đại ngang tầm khu vực.
- Tiếp tục triển khai, sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh thành trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên cơ sở sáp nhập các tổ chức, đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ và hoạt động lồng ghép, có tên gọi là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập 5 trung tâm: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
- Thành lập Trung tâm Y tế đa chức năng cấp huyện trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa cấp huyện; Trung tâm này thực hiện các nhiệm vụ, chức năng bao gồm: Y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác; quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có). Đối với địa phương có bệnh viện đạt hạng II trở lên thì sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế. Rà soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực.
- Điều chỉnh, sắp xếp lại các bệnh viện bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận thuận lợi về mặt địa lý.
- Tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Y tế giao các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ y tế học đường để đảm bảo tính chuyên sâu, đảm bảo trang thiết bị y tế cần thiết; thực hiện cơ chế phối hợp giữa trường học và trạm y tế; cơ chế kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ y tế học đường.
2.4. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện:
- Sáp nhập Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN với Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN thành một đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
- Thực hiện chuyển đổi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo phương án tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
- Chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động nghiên cứu ứng dụng (nếu có) mà sản phẩm khoa học có khả năng thương mại hóa thành doanh nghiệp.
- Tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với các trường đại học và doanh nghiệp để gắn kết nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh.
2.5. Đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện:
- Hợp nhất Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk và Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk thành một đầu mối.
- Sáp nhập Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục, thể thao và Trường Năng khiếu thể dục thể thao thành một đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức hoạt động của Bảo tàng tỉnh để thu hút khách tham quan và phát triển du lịch.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hợp nhất Trung tâm Văn hóa/Trung tâm Văn hóa - Thông tin/Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thao/Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đội Thông tin lưu động, Nhà văn hóa, Thư viện công cộng trên địa bàn cấp huyện thành một đầu mối trực thuộc UBND cấp huyện.
2.6. Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện:
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp về an toàn thông tin.
- Sáp nhập Trung tâm Quản lý cổng thông tin điện tử tỉnh và Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông thành một đơn vị trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.
2.7. Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác
a) Về lĩnh vực bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện:
- Tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội theo hướng hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng, trợ giúp các nhóm đối tượng dựa vào cộng đồng. Phát triển các trung tâm về nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội đa chức năng trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
b) Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện:
+ Sáp nhập Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi thành một đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Rà soát, sắp xếp lại, kiện toàn các Ban Quản lý rừng theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông ở cấp huyện và chuyển một số chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước ở các đơn vị này về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng) cấp huyện.
c) Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan chuyển giao các chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh về trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý.
d) Về chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác:
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
2.8. Đối với các Ban Quản lý cấp huyện
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc hợp nhất Ban quản lý có chức năng, nhiệm vụ tương đồng (Ban quản lý cụm công nghiệp/ Ban tiểu thủ công nghiệp/ Ban đền bù giải phóng mặt bằng ... và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực) trên địa bàn cấp huyện thành một đầu mối để tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị.
3. Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện:
- Quản lý, giám sát chặt chẽ số biên chế của các ĐVSNCL sử dụng ngân sách nhà nước.
- Thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các ĐVSNCL.
- Có kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính). Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp.
- Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các ĐVSNCL ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- Không thực hiện chế độ công chức trong ĐVSNCL (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước). Đẩy mạnh tinh giản biên chế; thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại viên chức hằng năm theo quy định hiện hành để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
- Tập trung cơ cấu lại đội ngũ viên chức theo ngạch, chức danh đúng đề án vị trí việc làm được phê duyệt. Tổ chức phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ ít nhất 65%.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ viên chức. Rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại và tinh giản biên chế đối với các chức danh kế toán, y tế học đường tại các trường mầm non, phổ thông và các chức danh lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ trong các DVSNCL.
- Thực hiện nghiêm quy định về số lượng lãnh đạo cấp phó. Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các ĐVSNCL do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung; đồng thời phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm.
- Có chính sách thu hút nhân tài, thu hút đội ngũ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ cao vào làm việc trong các ĐVSNCL.
4. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi các ĐVSNCL mà Nhà nước đang hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động sang mô hình tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, dần tiến đến tự chủ hoàn toàn cả về chi thường xuyên lẫn chi đầu tư. Các đơn vị được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đủ chi phí đầu vào (kể cả khấu hao) để xác định giá dịch vụ. Các đơn vị đã bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyền quyết định số lượng người làm việc, tiền lương theo kết quả hoạt động, được Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí để tăng cường năng lực tài chính và khả năng tự cân đối.
- Tiếp tục chuyển đổi các ĐVSNCL có đủ điều kiện sang công ty cổ phần. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa, trước hết là các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở y tế, tổ chức khoa học và công nghệ. Có chính sách thí điểm đổi mới theo lộ trình, đẩy mạnh xã hội hóa các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khuyến khích thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, khoa học và công nghệ.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện:
- Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng dụng, triển khai, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Xây dựng chính sách để doanh nghiệp được tham gia giáo dục nghề nghiệp theo hình thức đặt hàng của Nhà nước và của doanh nghiệp khác.
c) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cơ chế kết hợp công - tư về nhân lực và thương hiệu trong lĩnh vực y tế; xây dựng cơ chế hợp tác đầu tư giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, giữa các bệnh viện công. Minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác công - tư, nhất là ở các đơn vị thuộc lĩnh vực do Nhà nước cấp phép hoạt động; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà nước.
5. Nâng cao năng lực quản trị của ĐVSNCL
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý, thường xuyên thực hiện:
- Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế.
- Nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị. Ban hành Quy chế quản lý tài chính, tài sản công; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu.
- Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng Hội đồng Trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Trường.
- Thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các ĐVSNCL.
6. Hoàn thiện cơ chế tài chính
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của Trung ương, chủ động thực hiện:
- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng y tế cơ sở khám chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên thể thao quốc gia; bảo trợ xã hội và chăm sóc người có công...) và đối với các ĐVSNCL ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
- Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các ĐVSNCL sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Thực hiện cơ chế giao vốn, tài sản cho ĐVSNCL.
- Phân loại các ĐVSNCL theo mức độ tự chủ khác nhau về tài chính. Đối với đơn vị đã tự chủ về tài chính, được trả lương theo kết quả hoạt động. Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, thực hiện trả lương theo ngạch, bậc chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành; đối với phần tăng thu tiết kiệm chi, được trích lập các quỹ bổ sung thu nhập và phát triển hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị được giao tự chủ tài chính ổn định từ 03 đến 05 năm theo phương án thu chi tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đơn vị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi.
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích việc tinh giản biên chế. Bảo đảm nguồn kinh phí để giải quyết chính sách đối với những người dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại ĐVSNCL và thực hiện tinh giản biên chế.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn thực hiện:
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch định hướng mạng lưới các ĐVSNCL gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương; chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường.
- Đẩy mạnh phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của đơn vị theo ngành, lĩnh vực. Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, điều hành đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu. Lấy kết quả thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế hằng năm là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả công tác của người đứng đầu cấp ủy, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu ĐVSNCL. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao đối với ĐVSNCL. Hình thành các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập về chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
1. Các sở, ban, ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP , Chương trình số 26-CTr/TU và Kế hoạch này; hoàn thành trong tháng 4 năm 2018; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nội vụ trước ngày 31 tháng 10 hằng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chậm nhất trong tháng 5 năm 2018, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo hướng tinh gọn gắn liền với mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW về tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế (giảm 10% ĐVSNCL giai đoạn từ nay đến năm 2021 và 10% giai đoạn 2021-2025).
3. Sở Nội vụ
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Kế hoạch; báo cáo kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh; tham mưu UBND tỉnh xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền; tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh gửi Bộ Nội vụ những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Định kỳ tổng hợp tiến độ triển khai và tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác báo cáo trước ngày 30 tháng 11 hằng năm cho Bộ Nội vụ.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền triển khai, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết số 19/NQ/TW; Nghị quyết số 08/NQ-CP ; Chương trình số 26-CTr/TU và Kế hoạch này.
4. Sở Tài chính
Chủ động tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (có 10% ĐVSNCL tự chủ về tài chính giai đoạn từ nay đến năm 2021 và 20% giai đoạn 2021-2025).
5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động đề xuất, báo cáo về Sở Nội vụ những khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện Kế hoạch (nếu có) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
KẾ HOẠCH CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
08/NQ-CP , CHƯƠNG TRÌNH SỐ 26-CTR/TU
(Kèm theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung, nhiệm vụ, giải pháp |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian thực hiện |
I |
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo |
||||
1 |
Xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học, số học sinh, số lớp một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, địa phương. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Quý IV/2018 |
2 |
Xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Năm 2018-2019 |
3 |
Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án sáp nhập Trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đắk Lắk và Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Năm 2018-2019 |
II |
Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp |
||||
1 |
Xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh (sau khi có Quyết định phê duyệt Đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Quý I/2019 |
2 |
Xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Quý IV/2019 |
3 |
Xây dựng và triển khai Đề án sáp nhập Trường Trung cấp Đắk Lắk, Trung cấp Kinh tế Kỹ Thuật Đắk Lắk vào Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk và hợp nhất Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk và Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên làm một đầu mối về đào tạo nghề công lập ở cấp tỉnh trực thuộc UBND tỉnh. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Năm 2018-2019 |
4 |
Rà soát, đánh giá và giải thể, sáp nhập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố hoạt động không hiệu quả. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo, Đề án, Quyết định |
Trong năm 2019 |
III |
Lĩnh vực y tế |
||||
1 |
Xây dựng đề án tổ chức các cơ sở y tế theo hướng toàn diện, liên tục và lồng ghép theo 3 cấp: Chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm sóc cấp 3. |
Sở Y tế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trong năm 2019 |
2 |
Chuyển bộ phận kiểm nghiệm thực phẩm thuộc Khoa Xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm và đổi tên thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm trực thuộc Sở Y tế. |
Sở Y tế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
3 |
Đổi tên Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, chuyển nguyên trạng về cơ sở mới và xây dựng Kế hoạch phát triển Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thành bệnh viện hiện đại ngang tầm khu vực. |
Sở Y tế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định, Kế hoạch |
Năm 2018-2019 |
4 |
Xây dựng và thực hiện Đề án Thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập 5 trung tâm: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe. |
Sở Y tế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trong năm 2019 |
5 |
Xây dựng và thực hiện Đề án Thành lập Trung tâm Y tế đa chức năng cấp huyện trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa cấp huyện. Đối với địa phương có bệnh viện đạt hạng II trở lên thì sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế. |
Sở Y tế |
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trong năm 2018 |
6 |
Đề án Điều chỉnh, sắp xếp lại các bệnh viện bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận thuận lợi về mặt địa lý. |
Sở Y tế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trong năm 2019 |
7 |
Xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa trường học và trạm y tế; cơ chế kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ y tế học đường. |
Sở Y tế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định |
Trong năm 2018 |
IV |
Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ |
||||
1 |
Xây dựng Đề án và tiến hành sáp nhập Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN thành một đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trước năm 2019 |
2 |
Thực hiện chuyển đổi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo phương án tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định, Kế hoạch |
Từ năm 2019 |
V |
Đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao |
||||
1 |
Đề án sáp nhập Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk và Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk thành một đầu mối. |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trước năm 2019 |
2 |
Đề án sáp nhập Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, Trường Năng khiếu TDTT thành một đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trước năm 2019 |
3 |
Đề án nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức hoạt động của Bảo tàng tỉnh để thu hút khách tham quan và phát triển du lịch. |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Năm 2018-2019 |
4 |
Đề án hợp nhất Trung tâm Văn hóa/Trung tâm Văn hóa - Thông tin/Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thao/Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đội Thông tin lưu động, Nhà văn hóa, Thư viện công cộng trên địa bàn cấp huyện thành một đầu mối trực thuộc UBND cấp huyện. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trong năm 2019 |
VI |
Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông |
||||
1 |
Đề án sáp nhập Trung tâm quản lý Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông thành một đơn vị trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Trong năm 2019 |
VII |
Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác |
||||
1 |
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần. |
Sở Tài chính |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Kế hoạch, Quyết định |
Trong năm 2019 |
2 |
Rà soát và xây dựng Đề án hợp nhất Ban quản lý có chức năng, nhiệm vụ tương đồng (Ban quản lý cụm công nghiệp/ Ban tiểu thủ công nghiệp/ Ban đền bù giải phóng mặt bằng ... và Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng) trên địa bàn cấp huyện thành một đầu mối. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo, Đề án Quyết định |
Trong năm 2019 |
|
Về lĩnh vực bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công: |
||||
3 |
Xây dựng kế hoạch tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội theo hướng hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng, trợ giúp các nhóm đối tượng dựa vào cộng đồng. Phát triển các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Kế hoạch,Quyết định |
Quý I/2019 |
4 |
Đề án thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội đa chức năng trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định |
Quý I/2019 |
|
Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: |
||||
5 |
Xây dựng và thực hiện sáp nhập Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi thành một đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định phê duyệt Đề án |
Quý IV/2018 |
6 |
Rà soát, sắp xếp lại, kiện toàn các Ban Quản lý rừng theo hướng tinh gọn, hiệu quả. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo |
Quý IV/2018 |
7 |
Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông ở cấp huyện. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo, Đề án, Quyết định phê duyệt Đề án |
Quý IV/2018 |
|
Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường: |
||||
8 |
Đề án chuyển giao các chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh về trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan |
Đề án, Quyết định phê duyệt Đề án |
Quý II/2018 |
VIII |
Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực |
||||
1 |
Xây dựng Phương án quản lý, giám sát chặt chẽ số biên chế của các ĐVSNCL sử dụng ngân sách nhà nước. |
Sở Nội vụ |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Phương án, Quyết định |
Quý IV/2018 |
2 |
Xây dựng và triển khai Đề án Thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành tại các ĐVSNCL. |
Đề án, Quyết định |
Quý IV/2019 |
||
3 |
Xây dựng phương án, kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao (trừ các đơn vị đã tự chủ tài chính). |
Quyết định, Kế hoạch |
Quý IV/2018 |
||
4 |
Xây dựng quy định thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới, trừ các ĐVSNCL ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (thực hiện sau khi Luật Viên chức và các quy định liên quan của Trung ương được sửa đổi). |
Quyết định, Kế hoạch |
Quý IV/2018 |
||
5 |
Xây dựng Đề án tinh giản biên chế, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021, 2021-2025, 2025-2030. |
Đề án, Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
6 |
Xây dựng Đề án cơ cấu lại đội ngũ viên chức theo ngạch, chức danh đúng đề án vị trí việc làm được phê duyệt. |
Đề án, Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
7 |
Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ viên chức. |
Quyết định, Kế hoạch |
Quý IV/2019 |
||
8 |
Xây dựng và tham mưu ban hành Quyết định quy định về số lượng lãnh đạo cấp phó. |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
9 |
Xây dựng chính sách thu hút nhân tài, thu hút đội ngũ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ cao vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. |
Đề án, Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
IX |
Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công |
||||
1 |
Xây dựng Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập từ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động sang mô hình tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên, dần tiến đến tự chủ hoàn toàn cả về chi thường xuyên lẫn chi đầu tư. |
Sở Tài chính |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định, Kế hoạch |
Quý IV/2018 |
2 |
Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Xây dựng chính sách để doanh nghiệp được tham gia giáo dục nghề nghiệp theo hình thức đặt hàng của Nhà nước và của doanh nghiệp khác. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
3 |
Xây dựng chính sách khuyến khích xã hội hóa, thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trong lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, khoa học và công nghệ. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
4 |
Xây dựng và thực hiện cơ chế kết hợp công - tư về nhân lực và thương hiệu trong lĩnh vực y tế; xây dựng cơ chế hợp tác đầu tư giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, giữa các bệnh viện công. |
Sở Y tế |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
X |
Nâng cao năng lực quản trị của ĐVSNCL |
||||
1 |
Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội. |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
2 |
Rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế. |
Báo cáo, Kế hoạch, Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
3 |
Nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị. Ban hành Quy chế quản lý tài chính, tài sản công; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
4 |
Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp. |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
5 |
Thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các ĐVSNCL. |
Quyết định |
Năm 2018-2019 |
||
XI |
Hoàn thiện cơ chế tài chính |
||||
1 |
Xây dựng Kế hoạch đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước. |
Sở Tài chính |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Quyết định, Kế hoạch |
Năm 2018 -2019 |
2 |
Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công. |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
3 |
Xây dựng và thực hiện cơ chế giao vốn, tài sản cho ĐVSNCL. |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
4 |
Xây dựng và hoàn thiện các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. |
Quyết định |
Quý IV/2018 |
||
5 |
Rà soát, phân loại các ĐVSNCL theo mức độ tự chủ khác nhau về tài chính. |
Quyết định, Báo cáo |
Quý IV/2018 |
||
XII |
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước |
||||
1 |
Rà soát, hoàn thiện Đề án quy hoạch định hướng mạng lưới các ĐVSNCL gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương, lĩnh vực cụ thể. |
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Báo cáo, Đề án, Quyết định |
Trong năm 2019 |
2 |
Đẩy mạnh phân loại, xếp hạng các ĐVSNCL, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của đơn vị theo ngành, lĩnh vực. |
Báo cáo |
Trong năm 2019 |
||
3 |
Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí. |
Quyết định, Kế hoạch |
Trong năm 2019 |
||
4 |
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao đối với ĐVSNCL. |
Kế hoạch, Quyết định |
Trong năm 2019 |
1 Theo Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2 Theo Kế hoạch số 1874/KH-UBND ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh về tinh giản biên chế công chức viên chức giai đoạn 2018-2021 của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
3 Theo Chương trình số 26-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
4 Theo Công văn số 6480/BNV-TCBC ngày 11/12/2017 của Bộ Nội vụ về việc thẩm định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2018.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.