UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2006/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 11 tháng 12 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số: 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị quyết số 78/2006/NQ-HĐND12 ngày 09 tháng 12 năm 2006 của HĐND tỉnh khoá XII, kỳ họp thứ 9 V/v phê chuẩn Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2007 – 2010;
Xét đề nghị của Ông Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2007 – 2010.
Điều 2. Các Quy định ban hành kèm theo Quyết định này được thực hiện từ năm ngân sách 2007 và thay thế các Quy định tại Quyết định số 66/2004/QĐ-UBND ngày 17/9/2004 của UBND tỉnh Lai Châu.
Đối với các dự án đã đầu tư cho vay từ trước khi Quyết định này có hiệu lực ( bao gồm cả chương trình, dự án thuộc huyện Than Uyên theo chính sách của tỉnh Lào Cai trước đây) được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc chương trình, dự án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp &PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc, Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Kèm theo Nghị quyết số: 78/2006/NQ-HĐND 12 ngày 09 tháng 12 năm
2006 của HĐND tỉnh Lai Châu)
Điều 1. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ.
Tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu có đủ điều kiện trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất Nông - Lâm nghiệp thì được hưởng chính sách hỗ trợ.
1. Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
1.1. Hỗ trợ đối với trồng cây lương thực.
a. Các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch của tỉnh được hỗ trợ về giống theo mức hỗ trợ như sau:
TT |
Loại Giống |
Mức hỗ trợ (% ) trên giá mua của cơ quan cung ứng cho người dân |
||
Vùng I |
Vùng II |
Vùng III |
||
1 |
Lúa lai |
10 |
30 |
60 |
2 |
Lúa nương |
|
30 |
60 |
3 |
Lúa cấp I |
10 |
30 |
60 |
4 |
Lúa chịu hạn |
|
30 |
60 |
5 |
Ngô lai, ngô kỹ thuật |
10 |
30 |
60 |
6 |
Giống cây công nghiệp ngắn ngày |
|
30 |
60 |
(Ghi chú: Cây công nghiệp ngắn ngày bao gồm; Đậu tương, Lạc)
Các xã vùng I nhưng có bản thuộc vùng II, vùng III và các xã vùng II nhưng có bản vùng III vẫn được hưởng theo chế độ hỗ trợ vùng tương ứng và ngược lại.
Việc phân vùng theo hướng dẫn của Ban Dân tộc, tiêu chuẩn hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH và các văn bản pháp luật hiện hành.
b. Hỗ trợ giống lúa đối với vùng III tối thiểu phải đạt 20 kg/vụ/hộ. Riêng hộ đói nghèo (trong 50 xã được UBND tỉnh ra Quyết định thực hiện riêng) 3 năm đầu được hưởng mức hỗ trợ 90%.
c. Hỗ trợ 70% giá mua giống mới lần đầu tiên đưa vào áp dụng trên địa bàn tỉnh cho cả 3 vùng I, II, III (theo kế hoạch chỉ đạo áp dụng tiến bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, có sự thẩm định của các ngành chức năng). Nếu tiếp tục duy trì, mở rộng từ năm thứ 2 trở đi mức hỗ trợ cho các đối tượng được tính như điểm a nêu trên.
d. Hỗ trợ 70% giá mua giống nguyên chủng để nhân giống cấp I cho các cơ sở được phép sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
1.2. Thuốc bảo vệ thực vật.
- Hỗ trợ giá mua khi có dịch xảy ra:
+ Vùng I: 20%
+ Vùng II: 40%
+ Vùng III: 100%
- Hỗ trợ 70% thuốc BVTV đối với các cá nhân, đơn vị được phép sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
1.3. Thuốc thú y
- Đối với văc xin phòng chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm:
+ Vùng I: Hỗ trợ 70% giá mua
+ Vùng II, vùng III: Hỗ trợ 70% giá mua thuốc và tiền công phòng chống dịch, bệnh.
- Đối với công tác dập dịch: Hỗ trợ 70% giá mua thuốc, nhân công và chi phí dập dịch.
1.4. Về công tác khuyến nông.
Mỗi xã được hợp đồng thuê 01 cán bộ khuyến nông (tiêu chuẩn do UBND huyện, thị thống nhất với Sở NN&PTNT, Sở Nội vụ, có hướng dẫn riêng, không tính 50 xã đặc biệt khó khăn đã được UBND tỉnh ra quyết định thực hiện riêng) và được hưởng mức trợ cấp :
+ Vùng I : 250.000 đồng/người/tháng
+ Vùng II : 300.000 đồng/người/tháng
+ Vùng III : 350.000 đồng/người/tháng
1.5. Hỗ trợ đối với trồng cây chè.
- Chè đốn hàng năm hỗ trợ 50% giá mua giống bằng giâm cành hoặc gốc ghép; 30% giá mua giống bằng quả (hạt) đối với giống chè chất lượng cao.
- Chè cây cao không đốn và chè giâm cành giống mới chất lượng cao, hỗ trợ 70% giá mua giống.
- Đối với chè trồng mới:
Mức cho vay (có hưởng lãi suất) tối đa là 25 triệu đồng/1ha, với điều kiện: Trồng mới phải tập trung theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan chức năng ban hành, diện tích tối thiểu là 3.000 m2 và thuộc vùng quy hoạch trồng chè được UBND tỉnh phê duyệt.
Thời gian cho vay trong 4 năm và được phân bổ như sau:
+ Năm trồng mới: 13 triệu đồng/ha
+ Năm thứ 2: 6 triệu đồng/ ha (trồng dặm, chăm sóc,bảo vệ )
+ Năm thứ 3: 4 triệu đồng/ ha (trồng dặm, chăm sóc,bảo vệ )
+ Năm thứ 4: 2 triệu đồng/ ha (trồng dặm, chăm sóc,bảo vệ ) Mức hỗ trợ : Nhà nước thực hiện hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay trong 3 năm đầu, từ năm thứ 4 trở đi người vay bắt đầu phải trả lãi theo quy định của Ngân hàng (chưa phải trả gốc)
Thu hồi vốn vào các năm thứ 5,6,7 quy định như sau:
+ Năm thứ 5: thu hồi 20% gốc + lãi
+ Năm thứ 6: thu hồi 40% gốc + lãi trên số dư còn lại
+ Năm thứ 7: thu hồi hết gốc + lãi của vốn vay
- Riêng đối với các hộ có diện tích chè kinh doanh phải giải toả do yêu cầu của nhà nước, nếu có nhu cầu trồng mới tại địa điểm đã được quy hoạch khác thì được hỗ trợ 10 triệu đồng/1 ha (diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích giải toả và phải có thẩm định việc trồng mới của cơ quan chức năng).
- Hỗ trợ công tác khuyến nông: Chủ đầu tư của các dự án trồng chè được hợp đồng thuê cán bộ khuyến nông trong thời gian trồng mới và chăm sóc chè với định mức 01 cán bộ khuyến nông phải theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo cho 10 ha chè, căn cứ vào chu kỳ từng loại giống chè và thời gian làm việc, tối đa không quá 6 tháng/1người/1năm với mức chi như sau:
+ Vùng I : 200.000 đồng/người/tháng
+ Vùng II : 250.000 đồng/người/tháng
+ Vùng III : 300.000 đồng/người/tháng
1.6. Hỗ trợ phát triển trồng cây thảo quả
Nhà nước thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ phát triển trồng mới cây thảo quả theo theo quy hoạch của tỉnh, mức hỗ trợ 01(một) triệu đồng/ha.
1.7. Hỗ trợ trồng cây ăn quả (cây dài ngày).
Các tổ chức cá nhân tham gia trồng cây ăn quả theo danh mục giống cây trồng và qui hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt được hỗ trợ như sau:
- Cây giống: Hỗ trợ 70% giá mua cây giống (được nhân bằng cành, hom, giống ghép nhân giống bằng rễ, nuôi cấy mô) theo giá thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.
- Phân bón vô cơ: (theo quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt) theo giá do Công ty TNHH Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp tỉnh Lai Châu cung ứng.
+ Năm thứ nhất: Hỗ trợ 50% giá mua.
+ Năm thứ 2, thứ 3: Hỗ trợ 30% giá mua.
- Thuốc BVTV theo định mức và qui trình kỹ thuật bao gồm (thuốc chống mối, thuốc trừ sâu, bệnh) hỗ trợ năm trồng mới và chăm sóc (3 năm) do Chi Cục BVTV tỉnh cung ứng, mức tối đa không quá 300.000 đồng/ha/1năm.
- Công tác khuyến nông: Chủ đầu tư của các dự án trồng cây ăn quả được hợp đồng thuê cán bộ khuyến nông trong thời gian trồng mới và chăm sóc (3 năm) với định mức 01 cán bộ khuyến nông phải theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo cho 10 ha, căn cứ vào chu kỳ từng loại giống và làm việc tối đa không quá 06 tháng/1người/1 năm với mức chi như sau:
+ Vùng I: 200.000 đồng/người/tháng
+ Vùng II: 250.000 đồng/người/tháng
+ Vùng III: 300.000đồng/người/tháng
1.8. Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản
1.8.1. Đối với Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình điểm, nuôi thử nghiệm giống thuỷ sản của Trung tâm Thuỷ sản Lai Châu theo dự án qui hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt được hỗ trợ như sau:
- Về giống: thực hiện hỗ trợ 60%, đối với hộ nghèo hỗ trợ 70% giá giống theo giá tại nơi sản xuất của Trung tâm Thuỷ sản Lai Châu.
- Thuốc phòng bệnh: hỗ trợ 70% theo định mức qui định
1.8.2. Các đối tượng khác thực hiện trợ cước theo qui định hiện hành.
1.8.3. Hỗ trợ lãi suất tiền vay thông qua các tổ chức tín dụng cho các tổ chức các nhân tham gia phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cấp có thẩm quyền thẩm định .
a. Mức cho vay:
+ Diện tích mặt nước dưới 0,5 ha là 7 triệu đồng
+ Diện tích mặt nước từ 0,5 ha đến 1 ha là 10 triệu đồng
+ Diện tích mặt nước từ trên 1ha đến 2 ha là 20 triệu đồng
+ Diện tích mặt nước từ trên 2ha đến 3 ha là 30 triệu đồng
Đối với các tổ chức cá nhân có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên 3 ha trở lên lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng mức cho vay tối đa là 15 triệu đồng/1ha.
b. Thời hạn cho vay:
+ Mức dưới 10 triệu đồng thời hạn cho vay là 01 năm.
+ Mức từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng là 02 năm . + Mức trên 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng là 03 năm
(Số tiền cho vay từng năm theo thoả thuận với các tổ chức tín dụng)
c. Hỗ trợ lãi suất tiền vay: nhà nước thực hiện hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay theo khế ước và cam kết của các tổ chức tín dụng trong thời hạn cho vay nhưng tối đa không quá 3 (ba) năm.
d. Thời hạn trả nợ gốc và lãi: Các tổ chức, cá nhân phải trả nợ gốc và lãi theo khế ước cho vay đã cam kết thoả thuận với các tổ chức tín dụng.
đ. Đối với qui mô có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên 3 ha, mức cho vay, thời hạn cho vay và trả nợ theo dự án được phê duyệt.
e. Hỗ trợ đào tạo tập huấn: Được hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản định mức chi cho giảng viên kỹ thuật được thực hiện theo quy định hiện hành.
1.9. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi.
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia phát triển chăn nuôi theo dự án được UBND tỉnh phê duyệt được hỗ trợ cho vay vốn như sau:
a. Mức cho vay:
- Đối với hộ gia đình chăn nuôi qui mô nhỏ có nhu cầu vay vốn được vay với mức sau:
+ Chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm : 7 triệu đồng/ hộ
+ Chăn nuôi đại gia súc (trâu ,bò, ngựa): 15 triệu đồng/hộ
- Đối với hộ gia đình chăn nuôi đại gia súc theo quy mô trang trại có từ 30 con trở lên được vay vốn với mức cho vay không quá 2 triệu đồng/1con tối đa không quá 100 triệu đồng.
b. Thời hạn cho vay và phân bổ như sau:
- Đối với chăn nuôi qui mô nhỏ
+ Chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm : 01 năm
+ Chăn nuôi đại gia súc : 02 năm
Năm thứ nhất 10 triệu đồng
Năm thứ hai 5 triệu đồng
- Đối với chăn nuôi đại gia súc qui mô trang trại thời hạn cho vay 03 năm và được phân bổ như sau:
+ Năm thứ nhất: 01 triệu đồng /1con
+ Năm thứ hai : 0,5 triệu đồng/1con
+ Năm thứ ba : 0,5 triệu đồng/1con
c. Nhà nước thực hiện hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay theo cam kết của các tổ chức tín dụng trong thời hạn cho vay đối với chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm là 01 năm; chăn nuôi đại gia súc qui mô nhỏ là 02 năm, chăn nuôi đại gia súc qui mô trang trại là 03 năm.
d. Thời hạn trả nợ gốc và lãi: Các tổ chức, cá nhân,hộ gia đình phải trả nợ gốc và lãi theo theo khế ước cho vay đã cam kết thoả thuận với các tổ chức tín dụng.
2. Hỗ trợ phát triển Lâm nghiệp.
2.1. Hỗ trợ trồng cây cao su.
Các tổ chức cá nhân tham gia gia trồng cây cao su theo dự án và qui hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt được hỗ trợ như sau:
a. Hỗ trợ từ nguồn NSĐP:
- Hỗ trợ 70% giá mua cây giống theo giá thẩm định của cơ quan có thẩm quyền và mức tối đa không quá 8 triệu đồng/1ha.
- Vật tư hỗ trợ năm trồng mới.
+ Phân vi sinh bón lót (năm đầu trồng mới) mức hỗ trợ 70% giá mua theo giá do Công ty TNHH Vật tư kỹ thuật NN tỉnh Lai Châu cung ứng với định mức 02 kg/ 01 cây với mật độ 550 cây/ha.
+ Thuốc chống mối hỗ trợ 1 lần: từ 15-20g/1cây do Chi Cục BVTV tỉnh cung ứng.
- Công tác khuyến nông: Chủ đầu tư của các dự án trồng cây cao su được hợp đồng thuê cán bộ khuyến nông trong thời gian trồng mới và chăm sóc (4 năm) với định mức 01 cán bộ khuyến nông phải theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo cho 10 ha, căn cứ vào chu kỳ từng loại giống và làm việc tối đa không quá 06 tháng/1 năm với mức chi như sau:
+ Vùng I: 200.000 đồng/người/tháng
+ Vùng II: 250.000 đồng/người/tháng
+ Vùng III: 300.000đồng/người/tháng
b. Hỗ trợ 02 triệu đồng/1 ha từ nguồn vốn chương trình 661 và được phân khai như sau:
+ Năm trồng mới: 2,5 triệu đồng/ha
+ Năm thứ 2; 0,7 triệu đồng/ha
+ Năm thứ 3: 0,5 triệu đồng/ha
+ Năm thứ 4: 0,3 triệu đồng/ha
c. Mức hỗ trợ từ nguồn chương trình 134: 03 triệu đồng/1 ha (đối với các xã biên giới) và 02 triệu đồng/1ha (đối với các xã còn lại).
2.2. Hỗ trợ trồng rừng.
- Hỗ trợ 70% giá giống và 500.000đồng/1ha rừng trồng kinh tế mới gồm: Thông, keo lai, tre, trúc địa phương trên hai huyện Mường Tè, Sìn Hồ cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng nguyên liệu tập trung theo các dự án quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha đối với trồng rừng phủ xanh đô thị thuộc huyện Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên, Mường Tè, Sìn Hồ và Thị xã Lai Châu theo qui hoạch trên đất của các hộ gia đình đã được cấp giấy sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải mua từ các cơ sở được cấp giấy chứng nhận chất lượng theo quy định quản lý giống, cây trồng của Nhà nước, giá mua là giá được thẩm định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm mua) và được phân bổ trong 3 năm:
+ Năm thứ nhất: 5 triệu đồng/ha (trồng mới)
+ Năm thứ 2: 3 triệu đồng/ ha (chăm sóc bảo vệ)
+ Năm thứ 3: 2 triệu đồng/ ha (chăm sóc bảo vệ)
- Đối với các khoản thực hiện chi hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phương theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
- Đối với các nguồn vốn vay trên cơ sở dự án được phê duyệt các tổ chức, cá nhân thực hiện việc vay vốn thông qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn của tỉnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.