|
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công
nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành "Quy trình chạy tầu và công tác dồn đường sắt".
Số đăng ký: 22 TCN 342 - 05.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ Quyết định số 187/QĐ-ĐSVN ngày 16 tháng 02 năm 2000 của Tổng giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam ban hành Quy trình chạy tầu và công tác dồn Đường sắt Việt Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
22TCN-342-05 |
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
Có hiệu lực từ: |
Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Quy trình này quy định về trình tự tác nghiệp của công tác chạy tầu, dồn tầu trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia.
Đối tượng áp dụng của Quy trình này là các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác chạy tầu, dồn tầu trên các mạng đường sắt nói trên.
Quy trình này không áp dụng đối với đường sắt đô thị.
Điều 3. Giải thích các chữ viết tắt
Trong Quy trình này, các chữ viết tắt sau đây có nghĩa như sau:
1. QPKTKTĐS là Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt;
2. QTCT là Quy trình chạy tầu và công tác dồn đường sắt;
3. QTTH là Quy trình tín hiệu đường sắt;
4. QTQLKT là Quy tắc quản lý kỹ thuật;
5. BĐCT là Biểu đồ chạy tầu;
6. TCĐHGTVTĐS là Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt;
7. NVĐĐCT là Nhân viên điều độ chạy tầu;
8. TBCT là Trực ban chạy tầu;
9. PTGTĐS là Phương tiện giao thông đường sắt;
10. KCHTĐS là Kết cấu hạ tầng đường sắt;
11. ĐMTX là Đầu máy toa xe.
Điều 4. Cơ sở của việc tổ chức chạy tầu là BĐCT. BĐCT do TCĐHGTVTĐS xây dựng, ban hành và công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tất cả các đơn vị có liên quan đến việc chạy tầu đều phải căn cứ vào BĐCT để xây dựng kế hoạch công tác, tố chức và thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác Quá trình tác nghiệp kỹ thuật của đơn vị mình bảo đảm tầu chạy theo đúng BĐCT.
Điều 5. Ở mỗi khu đoạn, việc chạy tầu do một NVĐĐCT chỉ huy. Ở mỗi điểm phân giới hay trên mỗi tầu, trong một thời gian nhất định chỉ do một người chỉ huy việc chạy tầu:
1. Tại ga: TBCT ga;
2. Tại trạm đóng đường: TBCT trạm;
3. Trên tầu: trưởng tầu;
4. Đầu máy đơn và đoàn tầu không quy định có trưởng tầu: lái tầu.
Nếu nhiều tầu ghép nhau thì trưởng tầu của đoàn tầu cuối cùng là người chỉ huy.
Ở ga lớn có thể bố trí phụ TBCT ga đảm nhận một phần công việc chạy tầu dưới sự chỉ huy của TBCT ga.
Nếu ga có nhiều bãi có thể có nhiều TBCT bãi, mỗi người chỉ huy chạy tầu ở mỗi bãi nhưng phải phục tùng sự chỉ huy thống nhất của TBCT ga.
Việc phân định ranh giới và trách nhiệm chỉ huy chạy tầu ở mỗi bãi cũng như TBCT ga được quy định trong QTQLKT ga.
Tại ga, trạm: trưởng tầu và lái tầu phải phục tùng mệnh lệnh của TBCT.
Khi lên ban, TBCT ga, trạm phải báo họ, tên mình và phụ TBCT ga (nếu có) cho NVĐĐCT.
Điều 6. Tất cả thủ tục, tác nghiệp về đón gửi tầu và cho tầu thông qua cũng như về dồn dịch phải được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn theo đúng trình tự và biện pháp quy định tại QPKTKTĐS; QTCT; QTTH và QTQLKT ga.
Điều 7. Bằng chứng cho phép tầu chạy từ điểm phân giới vào khu gian hoặc phân khu là:
1. Với phương pháp đóng đường tự động và nửa tự động: biểu thị đèn mầu vàng sáng hoặc đèn mầu lục sáng của tín hiệu ra ga hoặc thông qua;
2. Với phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường: thẻ đường thuộc khu gian đó;
3. Với phương pháp đóng đường bằng điện tín: phiếu đường, giấy phép theo mẫu quy định hoặc mệnh lệnh khác;
4. Với phương pháp đóng đường bằng thông tri: giấy phép mầu đỏ.
Điều 8. Khi sử dụng phương pháp đóng đường nói tại khoản 2 và 3 Điều 7 của QTCT này, bằng chứng cho phép tầu chạy vào khu gian phải do chính TBCT ga hoặc do phụ TBCT ga giao trực tiếp cho lái tầu trên đầu máy chính của tầu và phải được quy định trong QTQLKT ga.
Điều 9. Việc điều khiển các thiết bị máy móc về tín hiệu, khống chế tập trung và đóng đường, việc đóng mở các tín hiệu do những nhân viên dưới đây phụ trách:
1. Ở ga: do TBCT ga hoặc do phụ TBCT, gác ghi làm theo lệnh của TBCT ga;
2. Ở bãi: do TBCT bãi;
3. Ở trạm đóng đường: do TBCT trạm;
4. Ở trạm tín hiệu phòng vệ (cầu chung, đường ngang...): do nhân viên gác cầu, gác đường ngang.
Điều 10. Sau khi đón gửi tầu, TBCT ga phải báo ngay giờ tầu đi, thông qua hoặc đến cho TBCT ga đón tầu, ga gửi tầu và NVĐĐCT. Các giờ này tính như sau:
1. Giờ đi là thời điểm tầu bắt đầu chuyển bánh. Nếu tầu đi rồi dừng lại trong giới hạn ga thì giờ đi là thời điểm chuyển bánh lần sau cùng;
2. Giờ đến là thời điểm tầu đã dừng hẳn tại ga (kể cả trường hợp tầu quá dài mà đuôi tầu không thể lọt mốc tránh va chạm);
3. Giờ thông qua là thời điểm đầu máy chính chạy qua trước chỗ TBCT ga đứng đón tầu .
Giờ tầu chạy, đến hoặc thông qua phải được ghi vào sổ nhật ký chạy tầu. Nếu tầu chạy không đúng giờ quy định thì ghi nguyên nhân vào sổ nhật ký chạy tầu và báo cho NVĐĐCT biết.
Khi tầu có những đặc điểm như: quá dài, quá nặng, đầu máy phụ đẩy, tầu hỗn hợp, toa xe xếp hàng quá khổ, hàng đặc biệt... thì phải báo thêm những đặc điểm đó cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT ngay sau khi báo giờ tầu chạy hoặc giờ tầu thông qua.
Ở trạm đóng đường khi có tham gia vào công tác chạy tầu, TBCT trạm cũng phải báo giờ tầu cho TBCT hai ga đầu khu gian và NVĐĐCT.
Điều 11. Việc phong tỏa, giải tỏa khu gian, việc chuyển từ một phương pháp đóng đường này sang một phương pháp đóng đường khác phải tiến hành theo mệnh lệnh của NVĐĐCT.
Khi cắt đầu máy phụ đẩy không có thiết bị cắt đỡ đấm tự động (kể cả không nối ống mềm thông vào đoàn tầu) phải bắt tầu dừng lại. Trưởng tầu hoặc người được ủy quyền làm nhiệm vụ cắt mối nối, đỡ đấm.
Điều 12. Trong các trường hợp đón, gửi tầu, khi tín hiệu vào ga, ra ga, vào bãi, ra bãi báo tín hiệu ngừng hoặc đèn tắt, trước khi sử dụng tín hiệu dẫn đường hoặc giao giấy phép cho lái tầu để cho tầu chạy qua tín hiệu, TBCT ga phải xác nhận:
1. Đối với tầu đến: đường tầu vào và đường đón tầu đã thanh thoát, các ghi đã đúng chiều và đã khóa;
2. Đối với tầu đi hoặc thông qua: đường tầu ra và khu gian phía trước hoặc số phân khu tiếp giáp cần thiết phía trước đều đã thanh thoát, các ghi đã đúng chiều và đã khóa.
Điều 13. Mỗi lần hư hỏng về đường, ghi, thiết bị thông tin, tín hiệu chạy tầu, TBCT ga phải ghi vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu và báo cho nhân viên phụ trách sửa chữa sở tại (cung cầu, đường, thông tin tín hiệu).
Ngoài ra, nếu hư hỏng có ảnh hưởng đến chạy tầu, TBCT ga còn phải báo cho NVĐĐCT.
Khi sửa chữa xong, TBCT ga và nhân viên sửa chữa phải cùng xác nhận trạng thái và hoạt động tốt của thiết bị vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu mới được sử dụng lại.
Điều 14. Mệnh lệnh chạy tầu, dồn dịch phải ngắn gọn, dứt khoát, rõ ràng và đúng nội dung quy định. Mỗi lần ra lệnh, phải xác nhận người nhận lệnh đã hiểu đúng và phải kiểm tra theo dõi việc chấp hành.
Mệnh lệnh của NVĐĐCT, điện tín có liên quan đến chạy tầu phải được ghi chép sạch sẽ bằng bút mực, không tẩy xóa. Nếu có chữ viết nhầm có thể sửa nhưng phải đọc được chữ cũ và phải có chữ ký, dấu xác nhận của TBCT ga. Điện tín gửi đi phải được đánh số thứ tự từ số 1 kể từ 0 giờ mỗi ngày.
Điều 15. Khi trong khu gian có đặt trạm đóng đường, biện pháp chạy tầu và phương pháp đóng đường chạy tầu đối với trạm này do Thủ trưởng TCĐHGT VTĐS quy định riêng.
CHẠY TẦU VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐƯỜNG TỰ ĐỘNG
Điều 16. Khi tầu chạy theo phương pháp đóng đường tự động, lái tầu của đầu máy chính phải chú ý theo dõi và chấp hành nghiêm chỉnh những biểu thị của tín hiệu đèn mầu ở ga và trong từng phân khu đóng đường.
Điều 17. Các loại phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt (ôtô ray, goòng có động cơ, toa xe đặc biệt...) khi gửi vào khu gian được chạy theo tín hiệu đóng đường tự động như tầu.
Điều 18. Trường hợp mọi thứ điện thoại bị gián đoạn nhưng tác dụng của đóng đường tự động vẫn tốt, việc chạy tầu vẫn giải quyết theo tín hiệu của đóng đường tự động.
Điều 19. Trước khi gửi tầu, TBCT ga phải chuẩn bị đường gửi tầu và các thủ tục cần thiết khác; sau khi xác nhận phân khu tiếp giáp đã thanh thoát mới được mở tín hiệu ra ga và cho tầu chạy.
Khi xác nhận tầu đã ra khỏi ga, TBCT ga trả thiết bị khống chế tín hiệu về định vị và báo giờ tầu đi như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Ở khu gian đường đơn, nếu đang ở hướng đón tầu, muốn đổi hướng gửi tầu phải được sự đồng ý của NVĐĐCT.
Điều 20. Khi cho tầu chạy vào làm việc trong khu gian rồi trở về ga gửi, TBCT ga làm thủ tục đóng đường tự động thông thường và giao cho lái tầu thẻ hình chìa khóa lấy từ đài khống chế ra để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian lúc trở về ga. Ngoài ra, TBCT ga còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi rõ địa điểm dừng, thời gian làm việc và thời hạn trở về ga, sau đó làm tín hiệu cho tầu chạy ra ga.
Điều 21. Khi tầu có đầu máy phụ đẩy chạy vào khu gian rồi trở về, việc gửi tầu tiến hành với thủ tục đóng đường tự động thông thường, trước khi gửi tầu TBCT ga phải lấy thẻ hình chìa khóa ở đài khống chế giao cho lái tầu của đầu máy phụ đẩy để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian lúc trở về ga. Ngoài ra, TBCT ga còn phải cấp cho lái tầu của đầu máy phụ đẩy và trưởng tầu cảnh báo ghi rõ địa điểm dừng đẩy và quay về.
Điều 22. Nếu đài khống chế của ga không có trang bị thẻ hình chìa khóa, khi cần thiết gửi tầu vào làm việc trong khu gian rồi trở về hoặc gửi tầu có đầu máy phụ đẩy vào khu gian rồi trở về phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường tự động và chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín.
Điều 23. Khi đầu tầu đỗ vượt quá tín hiệu ra ga (vì tầu quá dài hoặc vì nguyên nhân nào đó) làm cho lái tầu không nhìn thấy biểu thị của tín hiệu này, việc gửi tầu vẫn tiến hành bằng phương pháp đóng đường tự động những TBCT ga phải cấp cho lái tầu giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục II) để làm bằng chứng chiếm dụng phân khu.
Điều 24. Khi có cột tín hiệu ra ga chung, việc gửi tầu phải theo biểu thị cho phép của tín hiệu ra ga chung và đèn chỉ đường mà tầu được gửi đã bật sáng. Nếu đèn chỉ đường bị hỏng, tầu được gửi theo tín hiệu ra ga chung mở, TBCT ga phải cấp cảnh báo cho lái tầu: "Đèn chỉ đường hỏng, đường đã chuẩn bị cho tầu số.....trên đường số . . . . . . chạy "
Điều 25. Trước khi tầu đến, TBCT ga phải chuẩn bị đường đón và mở tín hiệu vào ga (vào bãi).
Sau khi xác nhận toàn bộ tầu đã vào đường đón tầu, TBCT ga trả thiết bị khống chế tín hiệu về định vị và báo giờ tầu đến như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Điều 26. Việc đón tầu vào làm việc trong khu gian hoặc đầu máy phụ đẩy trở về ga tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 25 của QTCT này. TBCT ga thu lại thẻ hình chìa khóa trả vào đài khống chế.
MỤC 3: CHẠY TẦU KHI THIẾT BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG TỰ ĐỘNG BỊ HỎNG
Điều 27. Khi tín hiệu ra ga bị hỏng, TBCT ga cấp cho lái tầu giấy phép vạch chéo lục để làm bằng chứng chiếm dụng phân khu, sau khi đã xác nhận đủ điều kiện sau:
1. Khi đang ở hướng gửi tầu:
Trên đài khống chế đèn biểu thị phân khu tiếp giáp thanh thoát. Trường hợp này cấp giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục I);
2. Khi đổi hướng gửi tầu đầu tiên:
Trên đài khống chế đèn biểu thị hướng gửi tầu thích hợp và khu gian thanh thoát. Để xác định khu gian thanh thoát, TBCT ga xin đổi hướng gửi tầu phải trao đổi với TBCT ga bên các điện tín theo mẫu sau:
"Tầu số..... chuẩn bị chạy, nhưng không mở được tín hiệu ra ga, yêu cầu báo cho biết tầu số..... và giờ gửi tầu cuối cùng".
TBCT ga xin đổi hướng ký tên.
TBCT ga bên trả lời:
"Tầu cuối cùng gửi đến ga...... là tầu số...... chạy lúc..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Trường hợp này cấp giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục II).
Điều 28. Trường hợp tín hiệu ra bãi bị hỏng, TBCT ga được phép gửi tầu và phải cấp cho lái tầu một giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục I).
Nếu tín hiệu ra bãi và ra ga cùng bị hỏng, TBCT ga được phép gửi tầu theo Điều 27 của QTCT này và phải cấp cho lái tầu hai giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục I, một giấy phép ra bãi, một giấy phép ra ga).
Điều 29. Khi đèn chỉ hướng tầu chạy bị hỏng, tầu được gửi theo tín hiệu ra ga, ra bãi mở, sau khi đã cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo:
“Đèn chỉ hướng...... hỏng, cho phép tầu số.... trên đường số..... chạy theo tín hiệu ra ga (hoặc ra bãi) mở”.
Điều 30. Trong những trường hợp dưới đây, thiết bị đóng đường coi như bị hỏng (mất tác dụng):
1. Khi có hai tín hiệu thông qua cùng chiều trở lên bị hỏng;
2. Khi phân khu bị chiếm dụng mà tín hiệu thông qua, tín hiệu phòng vệ biểu thị cho phép chạy qua;
3. Khi không thể đổi hướng chạy tầu.
Trong các trường hợp trên hoặc khi di chuyển, cải tạo, sửa chữa, thay thế các thiết bị, kiến trúc đường sắt có ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị đóng đường tự động cũng như khi phương pháp đóng đường tự động không thích hợp, TBCT ga phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường tự động và xin NVĐĐCT cho chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín.
Tính chất hư hỏng phải được ghi vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu và sổ nhật ký chạy tầu, đồng thời báo cho cung thông tin tín hiệu sở tại đến sửa chữa.
Điều 31. Trước khi phát mệnh lệnh đổi sang phương pháp đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường tự động, NVĐĐCT phải thông qua TBCT hai ga đầu khu gian, xác nhận chắc chắn là khu gian giữa hai ga đã thanh thoát.
Điều 32. Trường hợp điện thoại giữa TBCT ga với NVĐĐCT không thông, việc chuyển sang đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường tự động do TBCT hai ga đầu khu gian tiến hành như sau:
1. Khi chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín:
TBCT ga (ga phát hiện hư hỏng cần đình chỉ sử dụng đóng đường tự động) căn cứ theo nhật ký chạy tầu và theo sự liên hệ với TBCT ga bên mà xác nhận khu gian thanh thoát, sau đó phát cho TBCT ga bên điện tín theo mẫu:
"Đóng đường tự động giữa ga.... và ga..... không hoạt động (hoặc cần đình chỉ sử dụng). Tầu cuối cùng nhận của ga..... là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga.....là tầu số….. Yêu cầu chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín từ.....giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
TBCT ga bên sau khi xác nhận khu gian thanh thoát, trả lời bằng điện tín theo mẫu:
"Tầu cuối cùng nhận của ga..... là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga..... là số, khu gian thanh thoát. Đồng ý chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín từ..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
2. Khi phục hồi phương pháp đóng đường tự động:
TBCT ga (ga xác nhận thiết bị hoạt động tốt), căn cứ theo nhật ký chạy tầu và theo sự liên hệ với TBCT ga bên để xác nhận khu gian thanh thoát sau đó phát cho TBCT ga bên điện tín theo mẫu:
"Đóng đường tự động giữa ga..... và ga..... hoạt động tốt. Tầu cuối cùng nhận của ga..... là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga..... là tầu số..... Yêu cầu phục hồi phương pháp đóng đường tự động từ...... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
TBCT ga bên, sau khi kiểm tra xác nhận khu gian thanh thoát, trả lời bằng điện tín theo mẫu:
"Tầu cuối cùng nhận của ga..... là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga..... là tầu số…….., khu gian thanh thoát. Đồng ý phục hồi phương pháp đóng đường tự động từ…… giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Điều 33. Khi chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín, TBCT ga gửi tầu phải viết phía trên phiếu đường cấp cho lái tầu câu: "Đóng đường tự động đình chỉ sử dụng".
CHẠY TẦU VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐƯỜNG NỬA TỰ ĐỘNG
Điều 34. Khi chạy tầu với đóng đường nửa tự động, trạng thái biểu thị cho phép của tín hiệu ra ga hoặc tín hiệu thông qua (đèn mầu, cánh) là bằng chứng cho phép tầu chạy từ ga (trạm đóng đường) chiếm dụng khu gian cho đến ga bên.
Điều 35. Trước khi mở tín hiệu ra ga, TBCT ga gửi tầu phải xác nhận khu gian tầu sắp chạy vào đã thanh thoát và nhận được biểu thị đồng ý đón tầu của TBCT ga đón tầu cho phép.
Điều 36. Trước khi tầu chạy vào khu gian, lái tầu của đầu máy chính phải xác nhận trạng thái biểu thị cho phép chạy của tín hiệu ra ga, ra bãi hoặc thông qua.
Trường hợp không xác nhận được biểu thị cho phép nói trên, lái tầu chỉ cho tầu chạy vào khu gian sau khi đã nhận được bằng chứng chạy tầu thay thế (phiếu đường, giấy phép vạch chéo lục, giấy phép vạch chéo đỏ, giấy phép mầu đỏ).
Điều 37. Trước khi gửi tầu, TBCT ga gửi tầu phải xin đường TBCT ga đón tầu theo mẫu: "Xin đường gửi tầu số...." và ấn nút đóng đường trên đài khống chế. Nếu đồng ý cho gửi tầu, TBCT ga đón tầu cùng ấn nút đóng đường.
Sau khi nhận được tín hiệu đồng ý đón tầu của TBCT ga đón tầu (đèn biểu thị gửi tầu trên đài khống chế sáng mầu lục) và xác nhận đường gửi tầu đã chuẩn bị xong, TBCT ga gửi tầu mở tín hiệu ra ga và làm tín hiệu cho tầu chạy.
Khi xác nhận tầu đã ra khỏi khu vực ga, TBCT ga gửi tầu trả thiết bị khống chế tín hiệu về định vị và báo giờ tầu đi như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Điều 38. Sau khi đã làm thủ tục đóng đường gửi tầu, nếu xét thấy tầu không chạy được trong 20 phút hoặc cần cho tầu khác chạy thì giải quyết như sau:
1. Trường hợp chưa mở tín hiệu ra ga: TBCT ga gửi tầu không phải hủy bỏ thủ tục đóng đường mà chỉ làm thủ tục cho tầu khác chạy nhưng phải được sự đồng ý của NVĐĐCT và TBCT ga đón tầu;
2. Trường hợp đã mở tín hiệu ra ga. TBCT ga gửi tầu đóng tín hiệu ra ga, ấn nút trở ngại trên đài khống chế để hủy bỏ thủ tục đóng đường, phục hồi máy đóng đường của hai ga về trạng thái bình thường, rồi báo cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT biết;
3. TBCT hai ga phải ghi việc hủy bỏ thủ tục đóng đường vào sổ nhật ký chạy tầu và sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu.
Điều 39. Trước khi tầu đến, TBCT ga đón tầu phải chuẩn bị đường đón, mở tín hiệu vào ga. Khi tầu đến mà đuôi tầu đã qua khỏi những ghi liên quan đến đường đón tầu hoặc đã dừng hẳn, TBCT ga trả thiết bị khống chế tín hiệu về định vị để đóng tín hiệu vào ga. Sau khi xác nhận tầu đến ga nguyên vẹn, TBCT ga làm thủ tục trả đường, rồi báo giờ tầu đến như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Điều 40. Nếu tầu đến ga không nguyên vẹn (đứt toa dọc đường hoặc đuôi tầu còn nằm ngoài tín hiệu vào ga), TBCT ga đón tầu vẫn phải đóng tín hiệu vào ga. Trước khi khu gian thanh thoát, TBCT ga không được làm thủ tục trả đường.
Điều 41. Khi cho tầu vào làm việc trong khu gian rồi trở về ga gửi, TBCT ga làm thủ tục đóng đường chạy tầu bình thường và giao cho lái tầu thẻ hình chìa khóa lấy từ đài khống chế để làm bằng chứng chạy tầu lúc trở về ga gửi. Ngoài ra, còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi rõ địa điểm dừng tầu, thời gian làm việc và thời hạn trở về ga.
Khi gửi tầu có đầu máy phụ đẩy vào khu gian rồi trở về, TBCT ga làm thủ tục đóng đường chạy tầu bình thường và giao cho lái tầu của đầu máy phụ đẩy thẻ hình chìa khóa lấy từ đài khống chế ra để làm bằng chứng chạy tầu lúc trở về. Ngoài ra, còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi rõ địa điểm dừng đẩy và quay về.
Trường hợp đài khống chế không có trang bị thiết bị thẻ hình chìa khóa, phải chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín.
Điều 42. Khi tầu làm việc trong khu gian hoặc đầu máy đẩy trở về ga gửi nguyên vẹn, TBCT ga thu lại thẻ hình chìa khóa trả vào đài khống chế và làm thủ tục trả đường rồi báo giờ tầu đến như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Điều 43. Khi đầu tầu đỗ vượt quá tín hiệu ra ga (vì quá dài hoặc vì nguyên nhân nào đó) làm cho lái tầu không nhìn thấy biểu thị của tín hiệu này, việc gửi tầu vẫn tiến hành theo phương pháp đóng đường nửa tự động; ngoài việc mở tín hiệu ra ga, TBCT ga phải cấp cho lái tầu giấy phép vạch chéo lục (ghi theo mục II) để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian.
MỤC 3: CHẠY TẦU GIỮA GA VỚI ĐƯỜNG NHÁNH KHU GIAN
Điều 44. Khi cần gửi tầu đến đường nhánh trong khu gian không có trạm bổ trợ rồi trở về ga gửi, TBCT ga gửi xin đường ga bên theo mẫu:
"Xin đường gửi tầu số..... đến đường nhánh km...... rồi trở về".
Sau đó làm thủ tục gửi tầu như quy định tại Điều 37 của QTCT này. Ngoài việc mở tín hiệu ra ga, TBCT ga gửi phải giao cho lái tầu thẻ hình chìa khóa có gắn chìa khóa ghi đường nhánh để mở ghi và làm bằng chứng lúc trở về ga gửi, đồng thời phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi rõ tên đường nhánh, thời gian làm việc, thời hạn trở về đến ga gửi và những biện pháp chạy tầu cần thiết khác.
Làm việc xong ở đường nhánh, tầu nhất thiết phải trở về ga gửi.
Điều 45. Khi cần gửi tầu đến đường nhánh không có trạm bổ trợ nhưng ga không có thẻ hình chìa khóa có gắn chìa khóa ghi hoặc có nhưng tầu đến đường nhánh làm việc rồi tiếp tục chạy sang ga bên, phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường nửa tự động và chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín. Ngoài việc giao phiếu đường, TBCT ga gửi phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi rõ tên đường nhánh, thời gian làm việc, thời hạn về đến ga gửi (hoặc đến ga bên), đồng thời giao cho trưởng tầu chìa khóa ghi dự trữ để mở ghi đường nhánh. Thủ tục giao nhận chìa khóa ghi quy định tại Điều 94 và 95 của QTCT này.
MỤC 4: CHẠY TẦU KHI THIẾT BỊ NỬA TỰ ĐỘNG BỊ HỎNG
Điều 46. Trong những trường hợp dưới đây, thiết bị đóng đường nửa tự động coi như bị hỏng và phải đình chỉ sử dụng:
1. Không thể tự động đóng tín hiệu ra ga hoặc thông qua;
2. Không thể mở tín hiệu ra ga hoặc thông qua khi khu gian thanh thoát;
3. Tín hiệu đóng đường phát ra tùy tiện;
4. Không phát được hoặc không nhận được tín hiệu đóng đường;
5. Máy đóng đường không đủ niêm phong.
Điều 47. Trong những trường hợp đã quy định tại Điều 46 của QTCT này cũng như khi sửa chữa, cải tạo, di chuyển thay thế thiết bị, kiến trúc đường sắt và những công việc khác gây gián đoạn tạm thời hoạt động của thiết bị đóng đường nửa tự động hoặc khi sử dụng phương pháp này không thích hợp thì phải đình chỉ sử dụng và chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín.
Khi công nhân thông tin tín hiệu kiểm tra và duy tu máy đóng đường mà không ảnh hưởng đến hoạt động binh thường của thiết bị đó thì không phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường nửa tự động.
Mỗi lần mở máy, công nhân thông tin tín hiệu phải ghi vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu và được sự đồng ý của TBCT ga mới được tiến hành. Máy đóng đường phải niêm phong lại như quy định sau mỗi lần mở máy và chỉ được sử dụng lại sau khi đã được TBCT ga thử thao tác trên máy và ký nhận.
Điều 48. Mỗi lần chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường nửa tự động phải có mệnh lệnh của NVĐĐCT. Trước khi phát lệnh này, NVĐĐCT phải thông qua TBCT hai ga đầu khu gian để xác nhận chắc chắn khu gian đã thanh thoát.
Điều 49. Trường hợp điện thoại giữa ga với NVĐĐCT không thông, việc chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín cũng như phục hồi phương pháp đóng đường nửa tự động do TBCT hai ga đầu khu gian tiến hành như sau:
1. Khi chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín:
TBCT ga (ga phát hiện hư hỏng hoặc yêu cầu đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường nửa tự động) căn cứ theo nhật ký chạy tầu và theo sự liên hệ với TBCT ga bên mà xác nhận khu gian thanh thoát, sau đó phát cho TBCT ga bên điện tín theo mẫu:
"Đóng đường nửa tự động giữa ga..... và ga...... không hoạt động (hoặc đình chỉ sử dụng). tầu cuối cùng nhận của ga..... là tầu số......, tầu cuối cùng gửi sang ga.....là tầu số…… Yêu cầu chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín từ. . giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
TBCT ga bên sau khi xác nhận khu gian thanh thoát trả lời bằng điện tín theo mẫu :
"Tầu cuối cùng nhận của ga...... là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga...... là tầu số…., khu gian thanh thoát. Đồng ý chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín từ. . . . . giờ. . . . . phút " .
TBCT ga ký tên
2. Khi phục hồi phương pháp đóng đường nửa tự động:
TBCT ga (ga xác nhận thiết bị hoạt động tốt) căn cứ theo nhật ký chạy tầu và theo sự liên hệ với TBCT ga bên mà xác nhận khu gian thanh thoát, sau đó phát cho TBCT ga bên điện tín theo mẫu:
"Đóng đường nửa tự động giữa ga....... và ga....... hoạt động tốt. Tầu cuối cùng nhận của ga..... là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga..... là tầu số..... Yêu cầu phục hồi phương pháp đóng đường nửa tự động từ. . . . . . giờ. . . . . phút ".
TBCT ga ký tên
TBCT ga bên, sau khi kiểm tra xác nhận khu gian thanh thoát, trả lời bằng điện tín theo mẫu:
Tầu cuối cùng nhận của ga..... là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga..... là tầu số …, khu gian thanh thoát. Đồng ý phục hồi phương pháp đóng đường nửa tự động từ..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Điều 50. Khi chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín, TBCT ga gửi tầu phải viết phía trên phiếu đường cấp cho lái tầu câu: "Đóng đường nửa tự động đình chỉ sử dụng".
Điều 51. Khi điện thoại của thiết bị đóng đường nửa tự động bị hỏng nhưng thiết bị đóng đường hoạt động tốt, việc chạy tầu vẫn được tiến hành với phương pháp đóng đường nửa tự động. Trường hợp này, việc liên hệ chạy tầu giữa TBCT hai ga được phép dùng điện thoại điều độ. Nếu điện thoại điều độ cũng bị hỏng, được phép sử dụng điện thoại khác trong ga.
Điều 52. Trường hợp tầu phải lùi về ga gửi, TBCT ga gửi sau khi đã cùng TBCT ga bên xác nhận khu gian thanh thoát phải sử dụng nút trở ngại và cùng TBCT ga bên khôi phục trạng thái bình thường của thiết bị.
Mỗi lần sử dụng nút trở ngại, TBCT ga phải báo cho NVĐĐCT và ghi vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu, nhật ký chạy tầu, đồng thời báo cho cung thông tin tín hiệu sở tại để niêm phong lại.
Máy đóng đường sau khi được khôi phục và nút trở ngại đã được niêm phong thì việc chạy tầu được tiếp tục tiến hành theo phương pháp đóng đường nửa tự động.
CHẠY TẦU VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐỨNG ĐƯỜNG BẰNG MÁY THẺ ĐƯỜNG
Điều 53. Máy thẻ đường của mỗi khu gian chỉ cho phép mỗi lần lấy ra một thẻ đường. Mỗi thẻ đường đều phải có số ký hiệu của loại hình, số thứ tự và tên khu gian.
Cấm mang thẻ đường của máy khu gian này bỏ vào máy của khu gian khác.
Tuyệt đối cấm dùng máy thẻ đường và thẻ đường có số, ký hiệu loại hình giống nhau trên những khu gian liên tiếp.
Máy thẻ đường cùng số hiệu phải đặt cách nhau ít nhất 3 khu gian.
Khi trong khu gian không có tầu, tổng số thẻ đường trong hai máy của khu phải là số chẵn.
Điều 54. Ở ga có quy định cho đầu máy phụ đẩy tầu vào khu gian rồi trở về phải được trang bị thêm máy thẻ đường hình chìa khóa và có quan hệ liên khóa với một máy thẻ đường của khu gian bảo đảm khi chưa lấy thẻ đường ra khỏi máy thẻ đường thì không thể lấy được thẻ đường hình chìa khóa và khi chưa trả thẻ đường hình chìa khóa vào máy thì không thể lấy được thẻ đường khác. Trường hợp chưa có máy thẻ đường hình chìa khóa phải đình chỉ phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường và chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín.
Điều 55. Máy thẻ đường của khu gian có đường nhánh phải có một thẻ đường gắn với chìa khóa ghi để mở, đóng khóa khống chế ghi đường nhánh đó.
Điều 56. Thẻ đường phải do chính TBCT ga (hoặc phụ TBCT ga) giao cho lái tầu trước lúc tầu chạy. Khi tầu đến ga, lái tầu phải trao lại thẻ đường cho TBCT ga (hoặc phụ TBCT ga). Nếu tầu thông qua, dùng cột giao nhận thẻ đường để giao nhận. Việc giao nhận thẻ đường phải dùng vòng thẻ đường.
Điều 57. Khi có thẻ đường trong máy thẻ đường của một ga còn dưới 1/4 tổng số thẻ đường trong 2 máy của khu gian, TBCT ga đó phải báo ngay cho cung thông tin tín hiệu sở tại biết để điều chỉnh. Khi điều chỉnh thẻ đường cung trưởng cung thông tin tín hiệu hoặc người được ủy quyền phải ghi vào số kiểm tra thiết bị chạy tầu, TBCT ga sở tại cùng ký tên xác nhận.
Khi vòng thẻ đường tập trung nhiều ở một ga, TBCT ga này giao số vòng thừa cho trưởng tầu của tầu đầu tiên (có dừng) đem đến ga thiếu để bổ sung và báo cho TBCT ga đó biết để đón nhận.
Trưởng tầu nhận chuyển vòng thẻ đường phải ghi sự việc này vào nhật ký đoàn tầu.
MỤC 2: ĐÓNG ĐƯỜNG CHẠY TẦU GIỮA HAI GA
Điều 58. Trước khi gửi tầu, TBCT ga gửi tầu dùng điện thoại xin đường TBCT ga đón tầu, tùy theo trường hợp cụ thể theo một trong những mẫu dưới đây:
Mẫu 1. "Xin đường gửi tầu số....".
Mẫu 2. "Xin đường gửi tầu số...... có dừng ở km….. trong..... giờ.... phút để.....".
Mẫu 3. "Xin đường gửi tầu số.... đến km..... để.... trong.... giờ.... phút rồi trở về".
Mẫu 4. "Xin đường gửi tầu số...... có đầu máy phụ đẩy đến km...... và trở về".
Khi được TBCT ga đón tầu trả lời đồng ý và phát điện, TBCT ga gửi tầu lấy một thẻ đường ra khỏi máy thẻ đường, ghi số hiệu thẻ đường vào sổ nhật ký chạy tầu và chỉ giao thẻ đường cho lái tầu sau khi đã kiểm tra và xác nhận công việc chuẩn bị đường gửi tầu đã được thực hiện đầy đủ.
Đối với các tầu chạy theo những điều kiện nói trong mẫu xin đường số 2 và 3 của Điều này thì ngoài việc giao thẻ đường, TBCT ga, trạm phải cấp cảnh báo cho lái tầu, trưởng tầu ghi rõ địa điểm, thời gian làm việc, thời hạn đến ga bên (hoặc thời hạn trở về đến ga). Riêng mẫu xin đường số 4 còn phải cấp thêm cảnh báo cho lái tầu của đầu máy phụ đẩy.
Điều 59. TBCT ga được phép sử dụng thẻ đường nhận được của một tầu vừa đến mà không cần trả vào máy thẻ đường để cho một tầu ngược chiều chạy vào chính khu gian ấy nếu thời gian giãn cách giữa tầu đến và tầu đi không quá 10 phút (thẻ đường phản hồi) nhưng phải điện báo cho NVĐĐCT và được TBCT ga đón tầu đồng ý trước. Việc xin đường, cho đường phải thực hiện bằng các điện tín theo mẫu sau và phải đăng ký vào sổ biên bản điện tín chạy tầu trước khi chuyển:
"Có thể dùng thẻ đường của tầu số...... mang tới để cho tầu số....... chạy được không?"
TBCT ga ký tên
Nếu không có gì trở ngại, TBCT ga đón tầu trả lời:
"Đồng ý đón tầu số...... cho phép dùng thẻ đường số...... của tầu số..... mang tới".
TBCT ga ký tên
Chỉ được dùng thẻ đường phản hồi một lần.
Cấm giao thẻ đường phản hồi khi:
1. Khu gian có trang bị máy thẻ đường hình chìa khóa;
2. Thẻ đường của tầu vừa đến là loại có gắn chìa khóa ghi đường nhánh;
3. Khi đã đồng ý cho ga bên dồn theo đuôi tầu.
Điều 60. Khi tầu có nhiều đầu máy kéo, giao thẻ đường cho lái tầu của đầu máy thứ nhất.
Khi tầu có đầu máy phụ đẩy đằng sau chạy suốt khu gian, giao thẻ đường cho lái tầu của đầu máy chính.
Khi tầu có đầu máy phụ đẩy chạy vào khu gian rồi trở về ga gửi, giao thẻ đường cho lái tầu của đầu máy chính, giao thẻ đường hình chìa khóa cho lái tầu của đầu máy phụ đẩy.
Điều 61. Sau khi tầu chạy hay thông qua, TBCT ga gửi tầu báo ngay cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT như sau:
"Tầu số...... chạy (hay thông qua) lúc..... giờ...... phút" và báo thêm đặc điểm của tầu (nếu có) như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Điều 62. Sau khi đã giao thẻ đường cho lái tầu, nếu xét thấy tầu không chạy được trong 20 phút hoặc cần cho tầu khác chạy, TBCT ga gửi tầu phải thu thẻ đường trả vào máy thẻ đường, báo cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT như sau: "Tầu số..... giữ lại. Thẻ đường số...... đã trả vào máy".
Sau đó TBCT hai ga cùng ghi sự việc vào sổ nhật ký chạy tầu.
Điều 63. Khi nhận được điện thoại xin đường của ga gửi, TBCT ga đón tầu xác nhận khu gian thanh thoát, dùng điện thoại trả lời cho TBCT ga gửi tầu như sau: "Đồng ý đón tầu số....." và nhắc lại phần cuối của mẫu xin đường thích hợp nói tại Điều 58 của QTCT này, sau đó phát điện cho phép TBCT ga gửi tầu lấy thẻ đường ra khỏi máy thẻ đường để gửi tầu.
Điều 64. Nếu không thể đón tầu được, TBCT ga đón tầu điện như sau:
"Vì …….không thể đón tầu số...... được".
Khi đón tầu được, TBCT ga đón tầu phải điện ngay cho TBCT ga gửi tầu theo mẫu: "Đồng ý đón tầu số...." và phát điện như quy định tại Điều 63 của QTCT này.
Điều 65. Sau khi xác nhận tầu đã đến nguyên vẹn, thẻ đường đúng với khu gian, TBCT ga ghi số hiệu thẻ đường vào sổ nhật ký chạy tầu, trả thẻ đường vào máy thẻ đường và báo cho TBCT ga gửi tầu, NVĐĐCT như sau:
"Tầu số..... đến (hoặc thông qua) lúc..... giờ..... phút".
Khi tầu ra làm việc ở khu gian trở về, TBCT ga xác nhận đoàn tầu đã về đến ga nguyên vẹn, thu thẻ đường trả vào máy thẻ đường rồi báo giờ tầu trở về đến ga cho TBCT ga bên và NVĐĐCT như sau:
"Tầu số.... đã trở về ga lúc...... giờ..... phút".
Khi đầu máy phụ đẩy tầu vào khu gian đã trở về, TBCT ga thu thẻ đường hình chìa khóa trả vào máy thẻ đường và báo giờ đầu máy trở về cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT như sau:
"Đầu máy phụ đẩy tầu số..... đã trở về ga lúc..... giờ..... phút".
Mục 3: Đóng đường chạy tầu giữa ga với đường nhánh trong khu gian
A. Đường nhánh không có trạm bổ trợ
Điều 66. Khi cần gửi tầu đến đường nhánh trong khu gian không có trạm bổ trợ rồi tiếp tục sang ga bên hoặc trở về ga gửi, TBCT ga phải xin đường theo mẫu: "Xin đường gửi tầu số..... đến đường nhánh km..... để..... trong..... giờ..... phút rồi chạy sang ga..... (hoặc trở về ga.....)".
Nếu không có gì trở ngại, TBCT ga bên tùy theo điện xin đường trên mà trả lời theo mẫu :
“Đồng ý đón (hoặc cho) tầu số.... đến đường nhánh km.... để..... trong...... giờ.....phút rồi tiếp tục đến ga..... (hoặc trở về ga.....)".
Sau đó phát điện cho ga gửi lấy thẻ đường có gắn chìa khóa ghi đường nhánh giao cho lái tầu để gửi tầu. Ngoài ra, TBCT ga gửi còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo có ghi rõ địa điểm, thời gian làm việc, thời hạn về đến ga bên (hoặc trở về ga gửi) cùng những biện pháp chạy tầu cần thiết khác.
Điều 67. Khi tầu đến ga bên hoặc trở về ga gửi, sau khi đã kiểm tra thẻ đường và xác nhận khu gian thanh thoát, TBCT ga đón tầu phải báo cho ga bên và NVĐĐCT theo mẫu:
"Tầu số...... làm việc ở đường nhánh km....... đã đến ga........ (hoặc trở về ga.......) lúc………. giờ...... phút".
Điều 68. Khi đường nhánh trong khu gian đặt trạm bổ trợ có người quản lý (trạm C) để khai thác đường nhánh, trạm này phải được trang bị máy thẻ đường bổ trợ. Máy thẻ đường cơ bản của khu gian và máy thẻ đường bổ trợ phải cùng một loại, trên thẻ đường của máy bổ trợ có khắc tên hai ga đầu khu gian.
Trạm C chỉ tham gia làm thủ tục chạy tầu khi có tầu chạy đến đường nhánh hoặc từ đường nhánh chạy đến ga.
Ga A Trạm C Ga B
Khi khu gian không có tầu, tổng số thẻ đường trong hai máy cơ bản của khu gian phải là số chẵn, tổng số thẻ đường trong hai máy bổ trợ của ga A và trạm C phải là số lẻ.
Các thẻ đường của máy bổ trợ và một số thẻ đường của máy cơ bản đặt ở ga B phải gắn chìa khoá mở ghi đường nhánh nối vào đường chính.
Điều 69. Khi cần gửi tầu từ ga A đến đường nhánh có trạm C, TBCT ga A sau khi hỏi ý kiến NVĐĐCT và TBCT trạm C, phải xin đường TBCT ga B theo mẫu điện tín sau:
“Xin đường gửi tầu số……đến trạm đường nhánh…..có dừng ở km….trong….giờ….phút để……”.
Nếu không có gì trở ngại, TBCT ga B trả lời:
“Đồng ý cho tầu số…..đến trạm đường nhánh……có dừng ở km……trong…..giờ….phút để…….” rồi phát điện cho TBCT ga A lấy thẻ đường ở máy cơ bản, bỏ vào máy thẻ đường bổ trợ. Sau đó TBCT ga A xin đường TBCT trạm C theo mẫu điện tín trên. TBCT trạm C trả lời: “Đồng ý đón tầu số…..đến trạm đường nhánh……có dừng ở km….trong…..giờ…..phút để…..” rồ phát điện cho TBCT ga A lấy thẻ đường từ máy thẻ đường bổ trợ để gửi tầu. Ngoài việc giao thẻ đường, TBCT ga A còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi theo mẫu:
“Đỗ trước ghi đường nhánh ở km…..để chờ lệnh của TBCT trạm” và những biện pháp chạy tầu cần thiết khác.
Trường hợp tầu chạy từ ga A đến trạm C không dừng ở dọc đường thì mẫu điện tín trên bỏ đoạn: “Có dừng ở km….trong…..giờ….phút để….”.
Sau khi tầu chạy, TBCT ga A báo giờ tầu chạy cho TBCT trạm C, TBCT ga B và NVĐĐCT như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Điều 70. Khi muốn gửi tầu từ ga B đến đường nhánh có trạm C, TBCT ga B xin đường TBCT ga A theo mẫu quy định tại Điều 69 của QTCT này. TBCT ga A sau khi hỏi ý kiến NVĐĐCT và được sự đồng ý của TBCT trạm C, phát điện cho TBCT ga B lấy thẻ đường có gắn chìa khóa ghi đường nhánh để gửi tầu. Ngoài việc giao thẻ đường, TBCT ga B còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo như quy định tại Điều 69 của QTCT này.
Sau khi tầu chạy, TBCT ga B báo giờ tầu chạy cho TBCT ga A và NVĐĐCT như quy định tại Điều 10 của QTCT này. TBCT ga A báo lại cho TBCT trạm C.
Điều 71. Khi tầu đã dừng hẳn trước ghi đường nhánh, TBCT trạm C thu và kiểm tra thẻ đường, mở khóa khai thông ghi đường nhánh và dẫn tầu vào đường nhánh. Sau khi xác nhận tầu vào lọt mốc tránh va chạm và nguyên vẹn, TBCT trạm C khai thông ghi đường nhánh nối với đường chính về định vị, khóa ghi, trả thẻ đường vào máy thẻ đường bổ trợ, rồi báo giờ tầu đến cho TBCT ga A theo mẫu:
"Tầu số..... đã vào đường nhánh..... nguyên vẹn..... lúc..... giờ.... phút. Ghi đường nhánh nối với đường chính đã khóa định vị, khu gian thanh thoát". Sau đó TBCT trạm C phát điện cho TBCT ga A lấy thẻ đường trong máy thẻ đường bổ trợ trả vào máy thẻ đường cơ bản. TBCT ga A báo cho TBCT ga B và NVĐĐCT theo mẫu:
"Tầu số..... đã vào đường nhánh..... nguyên vẹn lúc..... giờ..... phút. Ghi đường nhánh nối với đường chính đã khóa định vị, khu gian thanh thoát".
Điều 72. Khi cần gửi tầu từ trạm C đến ga A hoặc ga B, TBCT trạm C phải xin đường với TBCT ga A theo mẫu điện tín sau:
"Xin đường gửi tầu số..... đến ga...... (A hoặc B) có dừng km.... trong.... giờ....
phút để.....".
TBCT ga A sau khi được NVĐĐCT đồng ý, xin đường với TBCT ga B theo mẫu sau:
"Xin đường cho tầu số..... chạy từ trạm đường nhánh...... đến ga..... (A hoặc B) có dừng ở km..... trong...... giờ...... phút để......".
Nếu không có gì trở ngại, TBCT ga B trả lời: "Đồng ý cho tầu số...... chạy từ trạm đường nhánh..... đến ga..... (A hoặc B) có dừng ở km..... trong..... giờ...... phút để ….. " rồi phát điện cho TBCT ga A lấy thẻ đường ở máy thẻ đường cơ bản cho vào máy thẻ đường bổ trợ. Sau đó, TBCT ga A trả lời cho TBCT trạm C như sau:
"TBCT hai ga..... (A và B) đồng ý cho tầu số..... chạy từ đường nhánh..... đến ga..... (A hoặc B) có dừng ở km...... trong...... giờ...... phút để.....", rồi phát điện cho TBCT trạm C lấy thẻ đường có gắn chìa khóa ghi đường nhánh ra quay ghi đường nhánh sang phản vị để chuẩn bị gửi tầu.
Trường hợp tầu chạy từ trạm C đến ga (A hoặc B) không dừng ở dọc đường thì mẫu điện tín trên bỏ đoạn: "Có dừng ở km..... trong..... giờ..... phút để....".
Sau khi dẫn tầu qua khỏi ghi đường nhánh, TBCT trạm C bắt tầu dừng lại, quay ghi đường nhánh về định vị chính tuyến thông, khóa ghi và lấy thẻ đường ra giao cho lái tầu cùng cảnh báo (nếu có) rồi làm thủ tục gửi tầu. Sau khi tầu chạy, TBCT trạm C báo cho TBCT ga A theo mẫu:
"Tầu số..... chạy lúc..... giờ..... phút" và đặc điểm của tầu (nếu có) như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
TBCT ga A báo giờ tầu chạy cho TBCT ga B và NVĐĐCT theo mẫu trên.
Điều 73. Sau khi đã giao thẻ đường cho lái tầu, nếu xét thấy tầu không chạy được trong 20 phút hoặc có lệnh giữ tầu lại trong đường nhánh thì TBCT trạm C phải thu lại ngay thẻ đường, cho tầu lùi vào trong mốc tránh va chạm của đường nhánh và quay ghi đường nhánh về định vị chính tuyến thông. Sau khi trả thẻ đường vào máy thẻ đường bổ trợ, TBCT trạm C phải báo ngay bằng điện tín cho TBCT ga A theo mẫu:
"Tầu số..... đã giữ lại trong đường nhánh, ghi đã khóa theo định vị, thẻ đường số ……đã trả vào máy, khu gian thanh thoát".
Sau đó TBCT trạm C phát điện cho TBCT ga A lấy thẻ đường ở máy thẻ đường bổ trợ cho vào máy thẻ đường cơ bản. TBCT ga A chuyển điện tín trên cho TBCT ga B và NVĐĐCT.
Chạy tầu khi thiết bị đóng đường bằng máy thẻ đường bị hỏng
Điều 74. Trong những trường hợp sau đây, coi như máy thẻ đường bị hỏng:
1. Không thể cho thẻ đường vào máy thẻ đường hoặc lấy thẻ đường từ máy thẻ đường ra được;
2. Thẻ đường bị hư hỏng hoặc mất hay thẻ đường của khu gian này đem nhầm sang khu gian khác;
3. Máy thẻ đường hoặc máy phát điện không có niêm phong;
4. Tay quay máy phát điện có thể quay trái chiều được;
5. Ga bên cạnh chưa cấp dòng điện mà chuông của máy thẻ đường đã kêu hoặc kim đồng hồ dòng điện trên máy nằm lệch một bên.
Điều 75. Trong các trường hợp nói tại Điều 74 của QTCT này cũng như khi sửa chữa, cải tạo, di chuyển, thay thế thiết bị, kiến trúc đường sắt và những công việc khác gây gián đoạn tạm thời hoạt động của máy thẻ đường hoặc khi máy thẻ đường không thích hợp với biện pháp chạy tầu, phải đình chỉ phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường. TBCT ga phải báo ngay cho NVĐĐCT, yêu cầu chuyến sang phương pháp đóng đường bằng điện tín và trong các trường hợp máy thẻ đường bị hỏng, còn phải báo ngay cho cung thông tin tín hiệu sở tại biết.
Khi chuyển phương pháp đóng đường chạy tầu cũng như khi phục hồi, TBCT hai ga đầu khu gian phải ghi sự việc vào sổ nhật ký chạy tầu.
Trong những trường hợp dưới đây, không phải đình chỉ sử dụng phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường:
1. Khi điều chỉnh thẻ đường (Điều 57 của QTCT này);
2. Khi kiểm tra máy thẻ đường;
3. Khi điện thoại của máy thẻ đường bị hỏng nhưng máy thẻ đường vẫn dùng được. Trường hợp này dùng điện thoại điều độ, nếu điện thoại điều độ cũng không thông, dùng điện thoại của ga để sử dụng phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường.
Khi kiểm tra, điều chỉnh máy hoặc thẻ đường, cung trưởng cung thông tin tín hiệu phải ghi vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu ở ga và được sự đồng ý của TBCT ga mới được tiến hành.
Điều 76. Khi điện thoại giữa hai ga với NVĐĐCT không thông, việc đổi phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường sang phương pháp đóng đường bằng điện tín hoặc phục hồi phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường do TBCT hai ga đầu khu gian tiến hành theo thủ tục dưới đây:
TBCT ga A (ga không sử dụng được máy thẻ đường) điện TBCT ga B như sau: "Vì. . (nguyên nhân cụ thể), tầu cuối cùng nhận của ga B là tầu số..., tầu cuối cùng gửi sang ga B là tầu số..., số lượng thẻ đường hiện có ở ga A là... cái. Yêu cầu chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín từ. . . giờ. . . . phút" .
TBCT ga ký tên
TBCT của ga B phải căn cứ vào điện tín nhận được, nhật ký chạy tầu, kiểm tra số lượng thẻ đường hiện có ở ga mình, tổng số thẻ đường hiện có ở 2 máy của 2 ga để:
1. Xác định khu gian thanh thoát;
2. Đúng với trường hợp phải đình chỉ phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường.
Sau đó dùng điện tín trả lời cho TBCT ga A theo mẫu:
"Tầu cuối cùng nhận của ga A là tầu số..., tầu cuối cùng gửi sang ga A là tầu số…., số lượng thẻ đường hiện có ở ga B là..... cái, khu gian thanh thoát. Đồng ý chuyến sang phương pháp đóng đường bằng điện tín từ..... giờ.... phút".
TBCT ga ký tên
Khi máy thẻ đường hoạt động tốt, TBCT ga A căn cứ vào biên bản điện tín chạy tầu và nhật ký chạy tầu, xác nhận khu gian thanh thoát và điện cho TBCT ga B theo mẫu :
"Máy thẻ đường hoạt động tốt lúc.... giờ.... phút. Tầu cuối cùng nhận của ga B là tầu số…., tầu cuối cùng gửi sang ga B là tầu số..... Yêu cầu phục hồi phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường".
TBCT ga ký tên
TBCT ga B cũng theo biện pháp như trên, xác nhận khu gian thanh thoát và trả lời cho TBCT ga A:
"Tầu cuối cùng nhận của ga A là tầu số....., tầu cuối cùng gửi sang ga A là tầu số …., khu gian thanh thoát. Đồng ý phục hồi phương pháp đóng đường bằng máy thẻ đường từ..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Điều 77. Trường hợp thẻ đường bị mất, bị hỏng hoặc mang nhầm qua khu gian khác, TBCT ga phải báo ngay cho TBCT ga bên, NVĐĐCT biết và yêu cầu cung trưởng cung thông tin tín hiệu đến điều chỉnh.
Cung trưởng cung thông tin tín hiệu phải đến điều chỉnh ngay.
Khi máy thẻ đường đã điều chỉnh xong, TBCT ga có trở ngại này phải báo cho TBCT ga bên và NVĐĐCT biết.
Thẻ đường bị hỏng và thẻ đường đã lấy ra phải do cung trưởng cung thông tin tín hiệu bảo quản.
Trường hợp thẻ đường bị mất đã tìm lại được, TBCT ga phải báo cho NVĐĐCT và cung trưởng cung thông tin tín hiệu biết. Thẻ đường tìm lại được phải do ga niêm phong và trưởng ga cất giữ cho đến khi giao lại cho cung trưởng cung thông tin tín hiệu để xử lý.
Trường hợp thẻ đường bị mang nhầm qua khu gian khác thì phải giao cho TBCT ga gần nhất. TBCT ga này báo cho cung trưởng cung thông tin tín hiệu sở tại đến niêm phong và xử lý.
CHẠY TẰU VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐƯỜNG BẰNG ĐIỆN TÍN
Điều 78. Phiếu đường là chứng vật chạy tầu do TBCT ga cấp cho lái tầu sau khi đã căn cứ vào điện tín để xác nhận khu gian thanh thoát và nhận được điện tín đồng ý cho gửi tầu của TBCT ga bên. Phiếu đường phải do TBCT ga viết, kiếm tra xác nhận đúng nội dung điện tín cho gửi tầu của TBCT ga bên, rồi ký tên đóng dấu và chỉ giao cho lái tầu sau khi đã kiểm tra và xác nhận công việc chuẩn bị đường gửi tầu đã được thực hiện đầy đủ.
Điều 79. Những điện tín có liên quan đến đóng đường, TBCT hai ga phải trao đổi bằng điện thoại đóng đường hay điện thoại điều độ chạy tầu. Trường hợp điện thoại đóng đường, điện thoại điều độ không thông, được dùng điện thoại khác trong ga nhưng TBCT hai ga đầu khu gian phải trực tiếp trao đổi điện tín và xác định đúng tiếng nói và tên của nhau.
Điều 80. Phiếu đường chia làm hai loại như sau:
1. Loại dùng cho tầu số lẻ chạy: mầu trắng (mẫu 2A);
2. Loại dùng cho tầu số chẵn chạy: mầu xanh lục (mẫu 2B).
1. Xin đường gửi tầu trong khi khu gian còn đang có tầu chiếm dụng;
2. Viết sẵn phiếu đường trước khi nhận được điện tín đồng ý đón tầu của TBCT ga bên;
3. Chuyển điện tín trước khi ghi nội dung vào sổ biên bản điện tín chạy tầu hoặc trước khi TBCT ga ký tên.
Điều 82. Phiếu đường do TBCT ga (hoặc phụ TBCT ga) giao trực tiếp cho lái tầu trước khi gửi tầu. Khi tầu đến ga, lái tầu phải trao lại phiếu đường cho TBCT ga (hoặc phụ TBCT ga).
Nếu tầu thông qua ga, việc giao nhận phiếu đường thực hiện bằng cột giao nhận thẻ đường thì dùng vòng thẻ đường để giao nhận phiếu đường.
Điều 83. Khi có nhiều đầu máy kéo, giao phiếu đường cho lái tầu của đầu máy thứ nhất.
Khi có đầu máy phụ đẩy chạy suốt khu gian, giao phiếu đường cho lái tầu của đầu máy chính.
Khi có đầu máy phụ đẩy chạy vào khu gian rồi trở về, giao phiếu đường cho lái tầu của đầu máy chính, giao bản sao phiếu đường cho lái tầu của đầu máy phụ đẩy.
MỤC 2:ĐĂNG KÝ ĐIỆN TÍN CHẠY TẦU
Điều 84. Mỗi ga phải có sổ biên bản điện tín chạy tầu dành riêng cho mỗi khu gian.
Những điện tín gửi và nhận, phải đăng ký vào sổ biên bản điện tín chạy tầu liên tiếp nhau và đánh số thứ tự từ 1 kể từ 0 giờ mỗi ngày.
Không được tẩy xóa những điều đã ghi trong sổ biên bản điện tín chạy tầu, nếu có chữ viết nhầm thì trước khi phát đi có thể sửa nhưng vẫn phải đọc được chữ cũ và phải có dấu và chữ ký xác nhận của TBCT ga.
Điều 85. Mỗi khi nhận ban, TBCT ga phải viết họ tên và ký vào sổ biên bản điện tín chạy tầu, sau đó báo cho TBCT các ga, trạm tiếp giáp biết họ tên, chức danh để cùng ghi vào sổ biên bản điện tín chạy tầu ở các ga, trạm đó.
Điều 86. Trước khi chuyển bằng điện thoại một điện tín chạy tầu, TBCT của hai ga phải xưng họ tên và chức danh cho nhau biết, xác nhận đúng tiếng nói và tên của nhau như lúc nhận ban rồi mới được tiến hành chuyển nhận điện tín.
Điện tín chuyển xong, người nhận phải đọc từng chữ cho bên chuyển điện tín nghe. Sau khi nhận thấy hoàn toàn đúng, người chuyển điện tín trả lời: đúng và báo số điện tín gửi, người nhận điện tín báo số nhận rồi hai bên ghi giờ chuyển, giờ nhận và tên vào sổ biên bản điện tín. Ở ga có phụ TBCT ga thì phụ TBCT ga không được phép gửi và nhận điện tín chạy tầu.
MỤC 3: ĐÓNG ĐƯỜNG CHẠY TẦU GIỮA HAI GA
Điều 87. Trước khi gửi tầu, TBCT ga gửi tầu chuyển điện tín xin đường cho TBCT ga đón tầu theo một trong những mẫu sau:
Mẫu 1. "Xin đường gửi tầu số....."
TBCT ga ký tên
Mẫu 2. "Xin đường gửi tầu số.... có dừng ở km.... trong..... giờ.... phút để.....".
TBCT ga ký tên
Mẫu 3. "Xin đường gửi tầu số.... đến km... để... trong... giờ... phút rồi trở về ga”.
TBCT ga ký tên
Mẫu 4. "Xin đường gửi tầu số.... có đầu máy phụ đẩy đến km.... rồi trở về ga".
TBCT ga ký tên
Sau khi được TBCT ga đón tầu trả lời đồng ý, TBCT ga gửi tầu viết phiếu đường, giao cho lái tầu.
Đối với các tầu chạy theo những điều kiện nói trong mẫu xin đường số 2 và 3 của Điều này, ngoài việc giao phiếu đường, TBCT ga phải cấp cảnh báo cho lái tầu, trưởng tầu ghi rõ biện pháp chạy tầu. Riêng mẫu xin đường số 4 còn phải cấp thêm cảnh báo cho lái tầu của đầu máy phụ đẩy.
Điều 88. Sau khi tầu chạy hay thông qua, TBCT ga gửi tầu báo ngay cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT như sau:
“Tầu số . . . . . chạy (hay thông qua) lúc . . . . giờ. . . . phút” và báo thêm đặc điểm của tầu (nếu có) như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
TBCT ga ký tên
Điều 89. Khi đã giao phiếu đường cho lái tầu, nếu xét thấy tầu không chạy được trong 20 phút hoặc cần cho tầu khác chạy, TBCT ga gửi tầu phải thu lại ngay phiếu đường và điện cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT như sau:
"Tầu số.... giữ lại. Phiếu đường số..... đã hủy bỏ. Yêu cầu hủy bỏ điện tín xin đường số..... và điện tín cho đường số......”.
Sau đó TBCT hai ga cùng ghi sự việc vào sổ nhật ký chạy tầu.
Điều 90. Khi nhận được điện tín xin đường của ga gửi tầu, TBCT ga đón tầu xác nhận khu gian thanh thoát và tùy theo nội dung điện tín xin đường, trả lời cho TBCT ga gửi tầu theo một trong những mẫu điện tín sau:
Mẫu 1 . "Đồng ý đón tầu số . . . . . "
TBCT ga ký tên
Mẫu 2. "Đồng ý đón tầu số..... có dừng ở km..... trong..... giờ...... phút để.....".
TBCT ga ký tên
Mẫu 3. "Đồng ý cho tầu số..... đến km..... để..... trong..... giờ..... phút rồi trở về".
TBCT ga ký tên
Mẫu 4 . "Đồng ý đón tầu số . . . . . có đầu máy phụ đẩy đến km. . . . . rồi trở về . . . . . . " .
TBCT ga ký tên
Điều 91. Trường hợp tầu tránh nhau, khi xin đường cho tầu ngược chiều phải chạy ngay, TBCT ga gửi tầu kết hợp báo giờ tầu đến và xin đường TBCT ga đón tầu bằng một điện tín chung như sau:
"Tầu số..... đến ga..... lúc..... giờ..... phút, có thể cho tầu số.... chạy được không?" (thêm phần cuối các mẫu xin đường nói tại Điều 87 của QTCT này nếu có).
TBCT ga ký tên
Điều 92. Nếu không thể đón tầu được, TBCT ga đón tầu phải điện như sau:
"Vì……….không thể đón tầu số..... được".
TBCT ga ký tên
Điều 93. Sau khi thu phiếu đường và xác nhận tầu đến ga nguyên vẹn, TBCT ga đón tầu điện cho TBCT ga gửi tầu và NVĐĐCT như sau:
"Tầu số..... đến (hoặc thông qua) lúc.....giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Khi tầu vào làm việc trong khu gian trở về, TBCT ga xác nhận đoàn tầu về đến ga nguyên vẹn, thu phiếu đường rồi điện cho TBCT ga bên và NVĐĐCT như sau: “Tầu số..... đã trở về lúc..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Khi đầu máy phụ đẩy tầu trở về, TBCT ga thu bản sao phiếu đường, rồi điện cho TBCT ga đón tầu và NVĐĐCT như sau:
"Đầu máy phụ đẩy tầu số . . . . đã trở về ga lúc . . . . . giờ. . . . . phút" .
TBCT ga ký tên
MỤC 4: ĐÓNG ĐƯỜNG CHẠY TẦU GIỮA GA VỚI ĐƯỜNG NHÁNH TRONG KHU GIAN
A. Đường nhánh không có trạm bổ trợ
Điều 94. Ghi Của Đường Nhánh không có trạm bổ trợ nối với đường chính trong khu gian, ngoài việc bố trí liên khóa vời thiết bị đóng đường cơ bản còn phải có chìa khóa ghi dự trữ đặt tại hai ga do TBCT ga bảo quản. Chìa khóa dự trữ phải đặt trong hộp và do cung thông tin tín hiệu sở tại niêm phong. Mỗi lần phá niêm phong để lấy chìa khóa ra sử dụng, TBCT ga phải ghi sự việc vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu, ký tên xác nhận. Sau khi dùng xong phải báo cho cung thông tin tín hiệu đến niêm phong lại.
Khi cần gửi tầu đến đường nhánh trong khu gian không có trạm bổ trợ, rồi tiếp tục sang ga bên hoặc trở về ga gửi, TBCT ga phải xin đường bằng điện tín theo mẫu :
"Xin đường gửi tầu số..... đến đường nhánh km.... để.... trong.... giờ.... phút rồi chạy sang ga. . . . (hoặc trở về ga. . . . . ) " .
TBCT ga ký tên
Nếu không có gì trở ngại, TBCT ga bên tùy theo điện tín xin đường mà trả lời bằng điện tín theo mẫu:
"Đồng ý đón (hoặc cho) tầu số..... đến đường nhánh km.... để..... trong..... giờ....phút rồi tiếp tục đến ga. . . . (hoặc trở về ga. . . . ) " .
TBCT ga ký tên
Sau khi nhận được điện tín đồng ý cho đường của TBCT ga bên, TBCT ga gửi tầu viết phiếu đường giao cho lái tầu để gửi tầu, giao cho trưởng tầu chìa khóa dự trữ của ghi đường nhánh. Việc giao chìa khóa ghi phải ghi vào sổ nhật ký chạy tầu, có chữ ký xác nhận của trưởng tầu. Ngoài ra, TBCT ga còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi rõ địa điểm, thời gian làm việc, thời gian đến ga bên (hoặc trở về ga gửi) cùng những biện pháp chạy tầu cần thiết khác.
Trưởng tầu có trách nhiệm điều khiển công tác dồn tại đường nhánh và bảo quản chìa khóa ghi cho tới khi giao trả lại cho TBCT ga. TBCT ga phải ký xác nhận vào sổ nhật ký chạy tầu trước sự chứng kiến của trưởng tầu.
Điều 95. Khi tầu đến ga bên hoặc trở về ga gửi, sau khi đã kiểm tra phiếu đường, thu chìa khóa ghi và xác nhận khu gian thanh thoát, TBCT ga đón tầu phải báo cho ga bên và NVĐĐCT bằng điện tín theo mẫu sau:
"Tầu số..... làm việc ở đường nhánh km.... đã đến ga.... (hoặc trở về ga.....) lúc....giờ. . . . . phút" .
TBCT ga ký tên
Việc giao trả chìa khóa ghi phải được ghi vào sổ giao nhận của trưởng tầu, có chữ ký xác nhận của TBCT ga. Trường hợp tầu làm việc ở đường nhánh rồi tiếp tục chạy sang ga bên, TBCT ga này, sau khi làm thủ tục nhận chìa khóa ghi như nói ở trên, phải bảo quản và gửi trả ga gửi tầu bằng tầu đầu tiên có dừng ở ga đó, trưởng tầu của tầu này có trách nhiệm mang đến giao cho TBCT ga bên. Việc giao, nhận chìa khóa ghi phải ghi vào sổ nhật ký chạy tầu và có chữ ký xác nhận của trưởng tầu.
TBCT ga gửi chìa khóa ghi bằng tầu nào phải báo cho TBCT ga bên biết để đón nhận.
Điều 96. Khi đường nhánh trong khu gian có đặt trạm bổ trợ có người quản lý (trạm C) để khai thác đường nhánh, trạm này phải có điện thoại liên hệ trực tiếp với ga A đầu khu gian và áp dụng phương pháp đóng đường bằng điện tín khi phương pháp đóng đường cơ bản bị hỏng hoặc đình chỉ sử dụng.
Trạm C chỉ tham gia làm thủ tục chạy tầu khi có tầu đến đường nhánh hoặc từ trạm đường nhánh chạy đến ga.
Ga A Trạm C Ga B
Ghi của đường nhánh nối vào đường chính trong khu gian ngoài việc bố trí quan hệ liên khóa với thiết bị đóng đường cơ bản, trạm C còn có chìa khóa dự trữ đế trong hộp do cung thông tin tín hiệu sở tại niêm phong. Mỗi lần phá niêm phong để lấy chìa khóa sử dụng, TBCT trạm phải ghi sự việc vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu, ký tên xác nhận. Sau khi dùng xong phải báo cho cung thông tin tín hiệu đến niêm phong lại.
Điều 97. Khi cần gửi tầu từ ga A (hoặc ga B) đến đường nhánh có trạm C, TBCT ga gửi tầu (ga A hoặc ga B) gửi điện tín xin đường với TBCT ga bên (ga B hoặc ga A) đồng điện cho TBCT trạm C (do TBCT ga A chuyến cho TBCT trạm C) theo mẫu:
"Xin đường gửi tầu số . . . . . đến trạm trường nhánh . . . . . có dừng ở km. . . . trong . . . . .giờ..... phút để.....".
TBCT ga ký tên
Nếu không có gì trở ngại, TBCT ga bên (B hoặc A) trả lời bằng điện tín cho TBCT ga xin đường, đồng điện cho TBCT trạm C (do TBCT ga A chuyển cho TBCT trạm C) theo mẫu:
"Đồng ý cho tầu số..... đến trạm đường nhánh.... có dừng ở km.... trong.... giờ.....phút để.....".
TBCT ga ký tên
Nếu không có gì trở ngại, TBCT trạm C trả lời bằng điện tín cho TBCT ga xin đường (qua TBCT ga A) như sau:
"Đồng ý đón tầu số..... đến trạm đường nhánh.... có dừng ở km.... trong.... giờ....phút để.....".
TBCT trạm ký tên
Nếu trường hợp tầu từ ga A (hoặc B) đến trạm đường nhánh có trạm bổ trợ C không dừng ở dọc đường thì mẫu điện tín trên bỏ đoạn: "có dừng ở km. . . . trong . . . . .giờ..... phút để.....".
TBCT ga gửi tầu viết phiếu đường như nội dung điện tín cho đường của TBCT trạm C. Ngoài việc giao phiếu đường cho lái tầu, TBCT ga gửi còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi theo mẫu:
"Đỗ trước ghi đường nhánh ở km..... để chờ lệnh của trạm" và những biện pháp chạy tầu cần thiết khác.
Sau khi tầu chạy, TBCT ga gửi tầu phải báo giờ tầu chạy cho TBCT ga bên, TBCT trạm C (qua TBCT ga A) và NVĐĐCT như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
Điều 98. Khi tầu đã dừng hẳn trước ghi đường nhánh, TBCT trạm thu C thu, kiểm tra phiếu đường sau đó phá niêm phong lấy chìa khóa ghi đường nhánh trong hộp quy định để mở khóa quay ghi khai thông vào đường nhánh và dẫn tầu vào đường nhánh.
Sau khi xác nhận tầu đã vào đường nhánh nguyên vẹn, TBCT trạm C quay ghi đường nhánh nối với đường chính về định vị khoá lại chính tuyến thông, lấy chìa khóa ghi trả vào hộp quy định, báo cung thông tin tín hiệu niêm phong lại và báo giờ tầu đến bằng điện tín cho TBCT ga A theo mẫu:
"Tầu số.... đã vào đường nhánh..... nguyên vẹn lúc.... giờ.... phút, ghi đường nhánh nối với đường chính đã khóa theo định vị, khu gian thanh thoát".
TBCT trạm ký tên
Cấm TBCT trạm C tự mình hoặc ra lệnh khai thông ghi đường nhánh nối với đường chính sang phản vị trước khi tầu đến và chưa dừng hẳn trước ghi đường nhánh.
Điều 99. Khi cần gửi tầu từ trạm C đến ga A hoặc ga B, TBCT trạm C phải gửi điện tín xin đường với TBCT ga A theo mẫu:
"Xin đường gửi tầu số.... đến ga.... (A hoặc B) có dừng ở km..... trong...... giờ.....phút để....".
TBCT trạm ký tên
Nhận được điện tín này, TBCT ga A sau khi được NVĐĐCT đồng ý thì xin đường với TBCT ga B bằng điện tín theo mẫu:
“Xin đường cho tầu số.... từ trạm đường nhánh.... đến ga..... (A hoặc B) có dừng ở km.... trong..... giờ..... phút để ....".
TBCT ga ký tên
Nếu không có gì trở ngại, TBCT ga B trả lời bằng điện tín theo mẫu:
“Đồng ý cho tầu số..... chạy từ trạm đường nhánh..... đến ga.... (A hoặc B) có dừng ở km.... trong..... giờ..... phút để….”
TBCT ga ký tên
Trực ban chạy tầu ga A trả lời bằng điện tín cho TBCT trạm C theo mẫu:
"Hai ga.... (A và B) đồng ý cho tầu số..... chạy từ trạm đường nhánh.... đến ga.... (A hoặc B) có dừng ở km.... trong..... giờ...... phút để.....".
TBCT ga ký tên
Nếu trường hợp tầu chạy từ trạm C đến ga A hoặc B không dùng ở dọc đường thì mẫu điện tín xin đường, cho đường trên bỏ đoạn: "có dừng ở km..... trong.....giờ phút để......".
TBCT trạm C viết nội dung điện tín cho đường trên đây vào phiếu đường và phá niêm phong lấy chìa khóa ghi đường nhánh trong hộp quy định để khai thông ghi đường nhánh sang phản vị và gửi tầu. Ngoài việc giao phiếu đường cho lái tầu, TBCT trạm C còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo với các biện pháp chạy tầu cần thiết khác.
Sau khi tầu chạy, TBCT trạm C phải khai thông ghi đường nhánh và khóa ghi ở định vị chính tuyến thông, lấy chìa khóa ghi dự trữ trả vào hộp quy định, báo cho cung thông tin tín hiệu niêm phong lại và báo giờ tầu chạy bằng điện tín cho TBCT ga A theo mẫu:
"Tầu số..... chạy lúc......giờ...... phút, ghi đã khóa theo định vị, chính tuyến thông, chìa khóa ghi đã bỏ vào hộp quy định" và đặc điểm của tầu (nếu có) như quy định tại Điều 10 của QTCT này.
TBCT trạm ký tên
Khi nhận được điện tín báo giờ tầu chạy của trạm C, TBCT ga A chuyển điện tín trên cho TBCT ga B và NVĐĐCT.
Sau khi xác nhận tầu đến ga nguyên vẹn, TBCT ga đón tầu phải báo giờ tầu đến bằng điện tín cho TBCT ga bên và NVĐĐCT theo mẫu:
“Tầu số..... đến lúc..... giờ..... phút”.
TBCT ga ký tên
Điều 100. Sau khi đã giao phiếu đường cho lái tầu nếu xét thấy tầu không chạy được trong 20 phút hoặc có lệnh giữ tầu lại trong đường nhánh, TBCT trạm C phải thu lại ngay phiếu đường, quay ghi về định vị, lấy chìa khóa ghi trả vào hộp quy định, báo cho cung thông tin tín hiệu niêm phong lại sau đó dùng điện tín báo cho TBCT hai ga đầu khu gian và NVĐĐCT như sau:
“Tầu số..... giữ lại trong đường nhánh, phiếu đường số..... đã hủy bỏ, yêu cầu bãi bỏ điện tín xin đường số....., ghi đã khóa định vị, chính tuyến thông, chìa khóa ghi đã trả vào hộp quy định, khu gian thanh thoát".
TBCT trạm ký
Sau khi nhận được tín trên, TBCT ga A chuyển điện tín của TBCT trạm C cho TBCT ga B và NVĐĐCT.
CHẠY TẦU VỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐƯỜNG BẰNG THÔNG TRI
Điều 101. Gặp một trong những trường hợp sau đây coi như thông tin gián đoạn, việc chạy tầu phải tiến hành theo phương pháp đóng đường bằng thông tri:
1. Khi thiết bị đóng đường cơ bản và mọi thứ điện thoại bị gián đoạn;
2. Thiết bị đóng đường nửa tự động hay máy thẻ đường tuy vẫn sử dụng tốt nhưng khi:
a) Mọi thứ điện thoại đều bị gián đoạn;
b) Đã gọi ga bên cạnh liên tiếp trong 10 phút bằng mọi thứ điện thoại mà không thấy trả lời.
Khi thông tin gián đoạn, bằng chứng cho phép tầu chiếm dụng khu gian là giấy phép mẩu đỏ do TBCT ga gửi tầu cấp cho lái tầu và trưởng tầu.
Điều 102. Khi chạy tầu với phương pháp đóng đường bằng thông tri, chỉ TBCT ga ưu tiên mới được phép cho tầu đầu tiên chạy vào khu gian.
Khi gửi tầu theo hướng ưu tiên, TBCT ga ưu tiên không cần sự đồng ý của TBCT ga đón tầu.
Điều 103. Cấm gửi tầu từ ga ưu tiên suốt thời gian mà khu gian bị đóng trong các trường hợp dưới đây:
1. Khi TBCT ga ưu tiên đã đồng ý cho TBCT ga không ưu tiên gửi tầu nhưng tầu này chưa đến, hay TBCT ga ưu tiên chưa nhận được báo cáo hủy bỏ việc gửi tầu của TBCT ga không ưu tiên;
2. Khi TBCT ga ưu tiên đã gửi hoặc đã đồng ý cho TBCT ga không ưu tiên gửi một tầu vào làm việc trong khu gian rồi trở về nhưng tầu này chưa về đến ga hoặc chưa nhận được báo cáo hủy bỏ việc gửi tầu của TBCT ga không ưu tiên.
3. Khi có đầu máy phụ đẩy tầu chạy từ ga ưu tiên vào khu gian rồi trở về (trước khi thông tin gián đoạn) nhưng đầu máy này chưa về đến ga.
Điều 104. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn, TBCT ga ưu tiên đã đồng ý đón một tầu từ ga không ưu tiên mà tầu này có đầu máy phụ đẩy vào khu gian rồi trở về, TBCT ga ưu tiên chỉ được gửi tầu vào khu gian sau khi tầu từ ga không ưu tiên đã đến, đồng thời giữ thời gian giãn cách bằng thời gian đầu máy phụ đẩy chạy từ điểm thôi đẩy về ga không ưu tiên cộng thêm 3 phút.
Điều 105. Khi chạy tầu với phương pháp đóng đường bằng thông tri, cấm TBCT ga không ưu tiên gửi tầu đầu tiên đến ga ưu tiên, trừ các trường hợp dưới đây:
1. Tầu đã được TBCT ga ưu tiên đồng ý cho đường trước khi mọi thứ thông tin bị gián đoạn;
2. Tầu cứu viện gửi vào khu gian cần cứu viện (như đã quy định tại Điều 122 của QTCT này);
Điều 106. Trong lúc thông tin bị gián đoạn, các tầu cùng chiều phải chạy với thời gian giãn cách ít nhất bằng thời gian tầu trước chạy trong khu gian theo BĐCT, cộng thêm 3 phút (kể cả tầu xin được đường trước khi thông tin gián đoạn). Nếu thời gian theo BĐCT của tầu chạy trước chạy dưới 10 phút thì thời gian giãn cách được tính là 10 phút cộng thêm 3 phút. Nếu tầu trước là tầu đã xin được đường trước khi thông tin bị gián đoạn có cảnh báo dừng trong khu gian thì thời gian chạy của tầu này phải được cộng thêm thời gian dừng quy định trong cảnh báo.
Điều 107. Để thực hiện phương pháp đóng đường bằng thông tri, TBCT hai ga phải gửi cho nhau thông tri chạy tầu theo quy định dưới đây:
1. Khi TBCT ga ưu tiên gửi tầu đầu tiên vào khu gian, TBCT ga giao giấy phép mầu đỏ cho lái tầu và trưởng tầu để làm bằng chứng chiếm dụng khu gian, trong đó có ghi một trong 2 mẫu thông tri A hoặc B tùy theo tình hình chạy tầu:
Mẫu A. "Sau khi tầu số..... đến ga......, tôi đồng ý đón tầu số..... từ ga...... đến".
TBCT ga ký tên
Mẫu B. "Sau khi tầu số..... chạy, tôi sẽ gửi tiếp tầu số...... đến ga......".
TBCT ga ký tên 2.
2. Nếu ga ưu tiên không có tầu gửi sang ga không ưu tiên mà biết ga này có tầu đợi chạy sang ga mình, TBCT ga ưu tiên cử người đi bằng phương tiện nhanh nhất hoặc đi bộ đem thông tri theo mẫu C cho TBCT ga không ưu tiên.
Mẫu C. "Đồng ý đón tầu từ ga...... đến".
TBCT ga ký tên
3. Khi ga không ưu tiên có tầu cần gửi, TBCT ga không ưu tiên cử người bằng phương tiện nhanh nhất hoặc đi bộ đem thông tri cho TBCT ga ưu tiên theo mẫu D.
Mẫu D. "Xin đường gửi tầu số..... đến ga.....".
TBCT ga ký tên
Trường hợp cả 2 ga cùng cử người đi, nếu gặp nhau, hai người trao đổi thông tri của 2 ga cho nhau và trở về.
Điều 108. Ga ưu tiên có thể sử dụng phương tiện chạy trên đường sắt chạy sang ga không ưu tiên với giấy phép mẫu đỏ cấp cho lái tầu, trong đó ghi thông tri mẫu A.
Cấm ga không ưu tiên sử dụng các phương tiện chạy trên đường sắt để mang thông tri đến ga ưu tiên.
Điều 109. Nếu không thể gửi tầu theo sự cho phép ghi trong thông tri mẫu A, B hoặc C, TBCT ga cử người đem giấy báo cho TBCT ga bên biết. Giấy báo ghi theo mẫu :
"Vì . . tầu số ……giữ lại. Hủy bỏ thông tri mẫu... (A, B hoặc C) số....".
TBCT ga ký tên
Các thông tri mẫu A, B, C, D và giấy báo hủy bỏ gửi tầu, đều phải được đăng ký vào sổ biên bản điện tín chạy tầu.
MỤC 3: PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐƯỜNG BẰNG THÔNG TRI ĐỐI VỚI KHU GIAN CÓ TRẠM BỔ TRỢ
Điều 110. Trạm bổ trợ và trạm đóng đường không được tham gia vào việc tổ chức chạy tầu khi sử dụng phương pháp đóng đường bằng thông tri.
Điều 111. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn mà một tầu đã chạy từ ga ưu tiên đến đường nhánh có trạm bổ trợ nhưng ga ưu tiên chưa nhận được của trạm đường nhánh báo cáo giờ tầu đến và đã vào đường nhánh, khu gian phải được coi là bị đóng. TBCT ga ưu tiên chỉ được gửi tầu vào khu gian sau thời gian giãn cách tính theo Điều 106 của QTCT này cộng thêm 10 phút thủ tục vào đường nhánh và cộng thêm thời gian dừng dọc đường quy định trong cảnh báo (nếu có) của tầu đi đường nhánh. Ngoài giấy phép mầu đỏ có kèm theo thông tri, TBCT ga ưu tiên còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi theo mẫu: "Tầu số.....đi đường nhánh..... chạy lúc...... giờ..... phút. Tôi chưa nhận được báo cáo giờ tầu đến. Tốc độ 15 km/h từ biển báo trạm (km.....) và đỗ tại ghi đường nhánh (km.....) để kiểm tra ghi và xác nhận tình hình tầu chạy trước", cùng những biện pháp chạy tầu cần thiết khác (nếu có).
Trưởng tầu chỉ được phép cho tầu tiếp tục chạy đến ga không ưu tiên sau khi xác nhận tầu chạy trước đã vào đường nhánh nguyên vẹn và ghi đường nhánh đã ở định vị chính tuyến thông. Nếu tầu mang thông tri mẫu B thì trưởng tầu phải tổ chức phòng vệ phía đuôi tầu như quy định tại khoản 3 Điều 41 của QTTH trước khi đi kiểm tra.
Điều 112. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn mà TBCT ga ưu tiên đã cho đường TBCT ga không ưu tiên gửi một tầu đến đường nhánh có trạm bổ trợ, TBCT ga ưu tiên chỉ được phép gửi vào khu gian sau khi nhận được giấy báo của trạm là tầu đã vào nguyên vẹn ở đường nhánh, ghi đã khóa ở định vị chính tuyến thông hoặc nhận được giấy báo hủy bỏ việc gửi tầu đi đường nhánh của TBCT ga không ưu tiên. Giấy báo do TBCT trạm hoặc TBCT ga không ưu tiên cử người mang đến giao cho TBCT ga ưu tiên.
Điều 113. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn mà TBCT ga ưu tiên đã đồng ý đón tầu của trạm bổ trợ, khu gian phải được coi là bị đóng cho đến khi tầu đã đến ga ưu tiên hoặc cho đến khi TBCT ga ưu tiên nhận được giấy báo hủy bỏ việc gửi tầu của TBCT trạm bổ trợ.
Điều 114. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn, TBCT trạm bổ trợ đã xin được đường gửi tầu đến ga không ưu tiên, khu gian phải được coi là bị đóng suốt thời gian bằng thời gian tầu này chạy từ trạm bổ trợ đến ga không ưu tiên cộng thêm 13 phút (kể cả 10 phút thủ tục ra đường nhánh) và cộng thêm thời gian dừng dọc đường quy định trong cảnh báo (nếu có) và TBCT ga ưu tiên chỉ được gửi tầu đầu tiên theo quy định sau:
1. Nếu đã nhận được báo cáo giờ tầu chạy của TBCT trạm, TBCT ga ưu tiên cho tầu chạy vào khu gian sau khi hết thời gian đóng đường quy định tại Điều này;
2. Nếu chưa nhận được báo cáo giờ tầu chạy của TBCT trạm, TBCT ga ưu tiên cho tầu chạy vào khu gian không cần đợi hết thời gian đóng đường nói trên nhưng phải cấp cảnh báo cho tầu đỗ trước biển báo trạm để nắm tình hình tầu chạy từ đường nhánh đến ga không ưu tiên.
Khi đến trạm bổ trợ, trưởng tầu của tầu từ ga ưu tiên đến phải:
a) Nếu tầu đường nhánh đã chạy từ trạm rồi thì giữ tầu mình lại và chỉ cho tiếp tục chạy sau thời gian giãn cách quy định tại Điều 106 của QTCT này;
b) Nếu tầu đường nhánh chưa chạy thì bắt buộc TBCT trạm đưa giấy báo hủy bỏ thủ tục gửi tầu đường nhánh để chuyển cho TBCT ga không ưu tiên và cho tầu mình tiếp tục chạy đến ga này. Nếu thuận tiện, trưởng tầu cho tầu mình kéo đoàn tầu đường nhánh về ga không ưu tiên.
Nếu không kéo được thì tầu đường nhánh phải được giữ lại cho đến khi phục hồi thông tin và xin đường lại mới được chạy.
Điều 115. Nếu trước khi thông tin bị gián đoạn, khu gian đã được phong tỏa để trạm bổ trợ dồn ra đường chính (quy định tại Điều 251 của QTCT này), TBCT ga ưu tiên chỉ được gửi tầu vào khu gian sau khi đã nhận được báo cáo của TBCT trạm đường nhánh là công việc dồn đã xong và đường chính thanh thoát.
MỤC 4: PHỤC HỒI PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐƯỜNG CHẠY TẦU
Điều 116. Khi thông tin đã được phục hồi, NVĐĐCT phải thông qua TBCT hai ga đầu khu gian để kiểm tra và xác nhận chắc chắn khu gian đã thanh thoát, sau đó phát mệnh lệnh phục hồi phương pháp đóng đường chạy tầu như cũ.
Điều 117. Trường hợp điện thoại giữa ga với NVĐĐCT không thông, việc phục hồi phương pháp đóng đường chạy tầu do TBCT ga ưu tiên (ga A) quyết định bằng điện tín gửi cho TBCT ga không ưu tiên (ga B) như sau:
"Tầu cuối cùng nhận của ga B là tầu số...., tầu cuối cùng gửi sang ga B là tầu số…. Phục hồi phương pháp đóng đường chạy tầu bằng . . . . giữa ga. . . . và ga. . . . từ. . . giờ.... phút".
TBCT ga A ký tên
Sau khi kiểm tra và xác định khu gian thanh thoát, TBCT ga không ưu tiên (ga B) trả lời như sau: "Tầu cuối cùng nhận của ga A là tầu số...., tầu cuối cùng gửi sang ga A là tầu số...., khu gian thanh thoát. Đồng ý phục hồi phương pháp đóng đường chạy tầu bằng . . . . . từ . . . . . gìơ . . . . . phút " .
TBCT ga B ký tên
Sau khi trao đổi các điện tín trên, TBCT hai ga phục hồi phương pháp đóng đường chạy tầu.
BIỆN PHÁP CHẠY TẦU CỨU VIỆN VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHI TẦU BỊ DỪNG TRONG KHU GIAN
MỤC 1: PHONG TỎA KHU GIAN ĐỂ CHẠY TẨU CỨU VIỆN
Điều 118. Yêu cầu gửi tầu cứu viện (bao gồm đoàn tầu cứu viện, đầu máy đơn cứu viện, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt mang dụng cụ và chở người đi cứu viện, chữa cháy) để giải quyết tai nạn chạy tầu, phục hồi thiết bị thông tin tín hiệu, đóng đường và chữa cháy, do trưởng tầu (nếu đầu máy đơn thì do lái tầu) của tầu bị dừng hoặc nhân viên ngành cầu đường, thông tin tín hiệu công tác trong khu gian chuyển đến TBCT ga đầu khu gian hoặc NVĐĐCT bằng đơn, bằng điện thoại nếu có.
Trường hợp tầu bị dừng mà đầu máy có thể chạy được thì dùng đầu máy chính của tầu chạy đến ga phía trước để đưa đơn xin cứu viện.
Điều 119. Trước khi xin cứu viện, người xin cứu viện phải tổ chức phòng vệ địa điểm cần cứu viện (hoặc tầu bị dừng phải xin cứu viện) như quy định tại các Điều 36, 37, 38, 41, 42 của QTTH. Tầu bị dừng cần xin cứu viện, ngoài việc phòng vệ như quy định, trưởng tầu phải thu hồi chứng vật chạy tầu (trừ trường hợp tầu chạy bằng phương pháp đóng đường tự động hoặc nửa tự động) bảo quản cho đến khi khu gian thanh thoát hoặc khi về đến ga giao cho TBCT ga và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn đoàn tầu trong khi chờ đợi cứu viện. Nếu dùng đầu máy chính của tầu để chạy đến ga phía trước xin cứu viện như nói tại Điều 118 của QTCT này, trưởng tầu phải cấp cho lái tầu giấy phép mầu trắng theo mẫu quy định kèm theo đơn xin cứu viện.
Sau khi đã gửi đơn xin cứu viện, cấm trưởng tầu cho tầu lùi hoặc tiếp tục chạy hay cho một tầu khác đẩy tầu mình khi chưa nhận được lệnh của TBCT ga đầu khu gian.
Điều 120. TBCT ga nhận được đơn hoặc điện tín yêu cầu cứu viện phải báo ngay cho NVĐĐCT.
Khi nhận được yêu cầu cứu viện, NVĐĐCT phát mệnh lệnh phong tỏa khu gian cho TBCT hai ga đầu khu gian, chỉ định ga lập tầu, ga gửi tầu cứu viện, quy định biện pháp chạy tầu cứu viện.
Điều 121. Trường hợp điện thoại với NVĐĐCT không thông, TBCT ga nhận đơn xin cứu viện phải báo cho TBCT ga bên để làm thủ tục phong tỏa khu gian như sau:
1. Khi TBCT ga ưu tiên nhận được yêu cầu cứu viện.
TBCT ga ưu tiên gửi điện tín phong tỏa khu gian cho TBCT ga không ưu tiên theo mẫu:
"Vì…… khu gian giữa ga.... và ga .... phong tỏa từ..... giờ..... phút. Cấm tầu chạy trừ tầu cứu viện".
TBCT ga ký tên
TBCT ga không ưu tiên trả lời bằng điện tín theo mẫu:
“Đồng ý phong tỏa khu gian giữa ga. . . . và ga. . . . từ. . . . . giờ. . . . . phút. Cấm tầu chạy trừ tầu cứu viện".
TBCT ga ký tên
2. Khi TBCT ga không ưu tiên nhận được yêu cầu cứu viện.
TBCT ga không ưu tiên gửi điện tín cho TBCT ga ưu tiên theo mẫu:
"Vì …... yêu cầu phong tỏa khu gian giữa ga.... và ga.... từ.... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
TBCT ga ưu tiên trả lời đồng ý bằng điện tín theo mẫu quy định tại khoản 1 của Điều này.
Sau khi làm thủ tục phong tỏa khu gian và đã trao đổi nắm vững tình hình cần cứu viện, căn cứ theo những biện pháp giải quyết tai nạn quy định, TBCT ga ưu tiên có nhiệm vụ chỉ huy tổ chức cứu viện, quy định ga gửi tầu cứu viện vào khu gian và đoàn tầu, toa xe ở khu gian được kéo về ga nào.
Khi điện thoại điều độ phục hồi, TBCT hai ga phải báo cáo chi tiết công việc đã làm cho NVĐĐCT biết.
Điều 122. Trong lúc thông tin bị gián đoạn (không thể làm ngay thủ tục phong tỏa khu gian với ga bên), nếu nhận được đơn xin cứu viện thì TBCT ga căn cứ vào đơn xin cứu viện để cấp giấy phép vạch chéo đỏ cho lái tầu của tầu cứu viện làm bằng chứng chạy tầu và cảnh báo kèm theo. Giấy phép vạch chéo đỏ chỉ cho phép tầu cứu viện chạy đến địa điểm cứu viện và trở về ga gửi tầu cứu viện (trường hợp ga đầu kia khu gian là ga đón tầu bị nạn, TBCT ga gửi tầu cứu viện cho phép tầu cứu viện đẩy tầu bị nạn đến ga đó).
Khi thông tin phục hồi, TBCT ga gửi tầu cứu viện báo cho TBCT ga bên và NVĐĐCT biết tình hình tai nạn, tình hình cứu viện và nếu công việc giải quyết chưa xong, NVĐĐCT phải tiến hành phong tỏa khu gian như quy định tại Điều 120, 121 của QTCT này.
Điều 123. Bất cứ dùng phương pháp đóng đường chạy tầu nào, mỗi lần gửi tầu cứu viện TBCT ga phải cấp giấy phép vạch chéo đỏ cho lái tầu làm bằng chứng chạy tầu. Ngoài ra, TBCT ga còn phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo ghi rõ địa điểm dừng, địa điểm tai nạn, tốc độ, thời hạn tầu trở về ga (nếu có) và những điều cần thiết khác. Lái tầu, trưởng tầu phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh đã ghi trong giấy phép vạch chéo đỏ và cảnh báo.
Khi cấp giấy phép vạch chéo đỏ, TBCT ga phải căn cứ theo mệnh lệnh của NVĐĐCT hoặc theo biện pháp và trình tự đã xác định thỏa thuận với TBCT ga bên trong trường hợp điện thoại với NVĐĐCT không thông.
Điều 124. Mỗi tầu cứu viện gửi vào khu gian cần cứu viện (trừ đầu máy chính của tầu bị dừng trở vào khu gian kéo phần còn lại) phải có trưởng tầu phụ trách hoặc nhân viên ga có chức danh TBCT ga trở lên do trưởng ga chỉ định làm nhiệm vụ trưởng tầu.
Ngoài ra trưởng ga, phó ga hoặc TBCT ga xuống ban phải đi áp dẫn theo tầu cứu viện đầu tiên đến nơi xảy ra tai nạn để chỉ huy công việc có liên quan đến chạy tầu cứu viện trong khu gian cho đến khi có người được chỉ định đến thay.
Điều 125. Mỗi lần tầu cứu viện chạy vào khu gian hoặc trở về ga, TBCT ga phải ghi vào sổ nhật ký chạy tầu và báo cho TBCT ga đầu kia khu gian, NVĐĐCT theo các mẫu điện tín sau:
Mẫu 1. "Tầu số..... chạy lúc..... giờ..... phút";
TBCT ga ký tên
Mẫu 2. "Tầu số..... đến lúc..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Điều 126. Khi có lệnh của NVĐĐCT có thể gửi nhiều tầu cứu viện chạy cùng chiều vào khu gian phong tỏa theo những biện pháp sau:
1. Khi gửi tầu cứu viện chạy trước, TBCT ga cấp cho lái tầu giấy phép vạch chéo đỏ chạy đến địa điểm tai nạn đồng thời cấp cảnh báo như sau:
a) Địa điểm dừng, địa điểm tai nạn, tốc độ tầu chạy;
b) Cấm lùi và phòng vệ ngay nếu tầu bị dừng dọc đường vì có tầu cứu viện chạy cùng chiều tiếp theo;
c) Giữ tầu lại ở địa điểm tai nạn và tổ chức phòng vệ như quy định tại khoản 3 Điều 41 của QTTH;
d) Biện pháp chạy tầu của tầu cứu viện khi trở về ga gửi như quy định tại khoản 3 của Điều này.
Tầu chạy trước phải được trưởng ga, phó ga hoặc TBCT ga xuống ban áp dẫn như quy định tại Điều 124 của QTCT này. Đến địa điểm tai nạn, nhân viên này thu lại giấy phép vạch chéo đỏ và hủy bỏ.
2. Khi gửi tầu cứu viện chạy sau, TBCT ga cấp giấy phép vạch chéo đỏ cho tầu chạy đến địa điểm tai nạn và cảnh báo như sau:
a) Có tầu cứu viện đã chạy trước lúc..... giờ..... phút;
b) Nội dung các mục a, b của khoản 1 Điều này nếu chưa phải là tầu cứu viện cuối cùng;
c) Sau khi dừng theo sự điều khiển của người chỉ huy cứu viện ở khu gian phải tổ chức phòng vệ như khoản 3 Điều 41 của QTTH.
Tầu cứu viện chạy sau chỉ được chạy vào khu gian ít nhất là 30 phút sau tầu chạy trước.
Người chỉ huy chạy tầu cứu viện ở khu gian (được NVĐĐCT chỉ định) thu giấy phép vạch chéo đỏ và:
- Hủy bỏ nếu có tầu cứu viện cùng chiều tiếp theo;
- Bảo quản nếu là tầu cứu viện cuối cùng để sử dụng vào việc tổ chức cho tầu cứu viện về ga.
3. Biện pháp chạy tầu của tầu cứu viện khi về ga.
Các tầu cứu viện chạy trước được phép ghép với nhau để về ga theo sự điều khiển của người chỉ huy chạy tầu cứu viện ở khu gian hoặc tuân theo quy định trong giấy phép vạch chéo đỏ do TBCT ga đầu khu gian cho người mang đến.
Điều 127. Trường hợp cần phải tồ chức tầu cứu viện chạy từ hai ga đầu khu gian đến địa điểm tai nạn, phải có lệnh của Thủ trưởng TCĐHGTVTĐS hoặc người được ủy quyền. Các tầu này không được chạy quá địa điểm giới hạn có đặt tín hiệu ngừng tầu quy định trong cảnh báo và chấp hành lệnh của người chỉ huy chạy tầu cứu viện và các biện pháp chạy tầu cứu viện quy định tại Điều 124, Điều 126 của QTCT này.
Điều 128. Ngoài trường hợp cứu viện, những tầu, đầu máy, phương tiện tự chạy khác cũng được phép chạy vào khu gian phong tỏa theo biện pháp chạy tầu cứu viện mà không cần có đơn xin cứu viện nếu có lệnh của NVĐĐCT để tổ chức chuyển tải hành khách hoặc hàng hóa.
Điều 129. Việc giải tỏa khu gian được tiến hành theo mệnh lệnh của NVĐĐCT phát cho TBCT hai ga đầu khu gian khi nhận được thông báo (bằng giấy hoặc điện tín) của người chỉ huy cứu viện.
Nếu cứu viện chỉ khôi phục thiết bị đóng đường và thông tin không ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của cầu đường thì căn cứ báo cáo của cung trưởng cung thông tin tín hiệu.
Trường hợp tai nạn không gây trật bánh đầu máy, toa xe và không gây hư hỏng kiến trúc thiết bị nào trên đường, việc giải tỏa khu gian được tiến hành sau khi tất cả đầu máy, toa xe bị bỏ lại dọc đường đã được kéo ra khỏi khu gian và sau khi nhận được báo cáo của trưởng tầu (hoặc lái tầu của đầu máy đơn) liên quan xác nhận khu gian thanh thoát.
Điều 130. Trường hợp điện thoại điều độ không thông, TBCT ga nhận được thông báo theo quy định tại Điều 129 của QTCT này, sau khi xác nhận khu gian thanh thoát, phải báo cho TBCT ga bên biết để làm thủ tục giải tỏa khu gian.
Thủ tục giải tỏa khu gian do TBCT hai ga tiến hành như sau:
1. Khi TBCT ga ưu tiên nhận được thông báo yêu cầu giải tỏa khu gian phải gửi điện tín giải tỏa khu gian cho TBCT ga không ưu tiên theo mẫu sau:
"Bãi bỏ điện tín số......., khu gian giữa ga....... và ga....... giải tỏa từ...... giờ.......phút" .
TBCT ga ký tên
TBCT ga không ưu tiên sau khi xác nhận khu gian thanh thoát, trả lời theo mẫu: "Đồng ý bãi bỏ điện tín số....., khu gian giữa ga..... và ga.... giải tỏa từ.... giờ.....phút".
TBCT ga ký tên
2. Khi TBCT ga không ưu tiên nhận được thông báo yêu cầu giải tỏa khu gian phải gửi điện tín yêu cầu giải tỏa khu gian cho TBCT ga ưu tiên theo mẫu:
"Vì …., yêu cầu giải tỏa khu gian giữa ga..... và ga..... từ..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Sau khi nhận được điện tín trên và xác nhận khu gian thanh thoát, TBCT ga ưu tiên trả lời:
"Đồng ý bãi bỏ điện tín số....., khu gian giữa ga..... và ga..... giải tỏa từ..... giờ.....phút" .
TBCT ga ký tên
Khi thông tin gián đoạn, sau khi nhận được thông báo yêu cầu giải tỏa và xác nhận chắc chắn khu gian thanh thoát, việc giải tỏa khu gian phải được TBCT hai ga thực hiện bằng cách cử người mang điện tín theo mẫu quy định tại Điều này.
MỤC 3: KÉO TỪNG PHẦN CỦA TẦU BỊ DỪNG TRONG KHU GIAN TỚI GA
Điều 131. Khi tầu bị dừng trong khu gian do không thể tiếp tục chạy cả đoàn được, đầu máy của tầu này phải kéo từng phần về ga. Nếu đầu máy của tầu bị hỏng do đầu máy cứu viện đảm nhiệm.
Trước khi cắt phần thứ nhất để kéo về ga, trưởng tầu phải:
1. Báo cho lái tầu siết lại hãm gió;
2. Bố trí siết chặt hãm tay và đặt chèn phần đoàn tầu để lại trong khu gian theo các biện pháp quy định. Sau đó cắt tầu ra và mở khóa ngắt gió đầu xe ở toa xe đầu của phần để lại;
3. Thu chứng vật chạy tầu và bảo quản (trừ trường hợp chạy tầu với đóng đường nửa tự động và đóng đường tự động);
4. Chỉ định một nhân viên trên tầu (hoặc nhân viên ban lái tầu) làm nhiệm vụ trưởng tầu của tầu kéo phần đầu về ga (nếu có phó tầu thì phó tầu ở lại để trưởng
tầu đi làm nhiệm vụ trưởng tầu của tầu kéo phần đầu về ga);
5. Cấp cho lái tầu giấy phép mầu trắng kèm theo đơn xin cứu viện;
6. Làm tín hiệu cho tầu kéo phần đầu về ga chạy;
7. Sau khi đã kéo toàn bộ đoàn tầu về ga, trưởng tầu trao lại chứng vật chạy tầu cho TBCT ga;
8. Trường hợp đầu máy kéo phần đầu bắt buộc phải cắt bớt toa xe ở dọc đường trước khi về đến ga, trưởng tầu của tầu đó phải làm đúng các thủ tục như trên, trưởng tầu ở lại phòng vệ phía trước phần mới bị cắt lại, lái tầu chạy máy đơn kéo không quá 5 xe và lái tầu kiêm nhiệm trưởng tầu về ga.
Về đến ga, lái tầu đưa giấy báo cáo tình hình và đơn xin cứu viện có ý kiến bổ sung của trưởng tầu cho TBCT ga để tổ chức cứu viện.
Điều 132. Biện pháp giải quyết chủ yếu khi tầu khách bị dừng trong khu gian là cứu viện. Trưởng tầu phải căn cứ vào tình hình cụ thể về thành phần đoàn tầu. số lượng hành khách và hành lý, khả năng kéo của đầu máy để xin cứu viện hoặc kéo từng phần về ga sao cho bảo đảm an toàn, nhanh chóng và thuận lợi cho hành khách.
Để cứu viện nhanh, cho phép cắt đầu máy ra khỏi đoàn tầu nơi tầu bị dừng và dùng đầu máy chạy đơn đem đơn cứu viện về ga với điều kiện trắc dọc đường khu gian nơi tầu bị dừng đảm bảo an toàn cho đoàn xe còn lại.
Khi đảm bảo an toàn và có thể đưa toàn bộ hành khách trên tầu về ga thì có thể kéo phần đầu về ga. Trong trường hợp này phó tầu (phụ trách an toàn) của tầu bị dừng phải thực hiện các quy định cho trưởng tầu nêu tại Điều 131 của QTCT này để trưởng tầu đi làm nhiệm vụ kéo phần đầu về ga.
Trường hợp đầu máy kéo phần đầu về ga nhưng vì lý do nào đó không thể kéo nguyên vẹn về ga, tầu kéo phần đầu về ga chỉ có thể chạy khi tất cả hành khách đã được chuyển tải từ những toa bị cắt lại sang các toa kéo về ga.
Điều 133. Ở khu gian đóng đường tự động, lái lầu của đầu máy đơn từ khu gian về ga phía trước có kéo một phần của tầu hoặc chạy đơn để đem giấy yêu cầu cứu viện phải tuân theo các biểu thị của tín hiệu đóng đường tự động mặc dù đã được cấp giấy phép mầu trắng.
Điều 134. Nhận được đơn xin cứu viện, TBCT ga phải áp dụng các thủ tục, biện pháp gửi tầu cứu viện quy định tại các Điều 20, 121, 122, 123, 124 và 125 của QTCT này. Nếu đầu máy gửi vào khu gian kéo phần còn lại không phải là đầu máy chính thì phải có nhân viên ga có chức danh TBCT ga trở lên do trưởng ga chỉ định áp dẫn.
Điều 135. Khi đầu máy vào khu gian để kéo phần còn lại, lái tầu phải dừng trước tín hiệu phòng vệ và theo tín hiệu của nhân viên phòng vệ để thực hiện việc cắt nối .
Sau khi nối đầu máy, trưởng tầu và lái tầu tiến hành thử hãm đơn giản, sau đó nhả các hãm tay, rút hết chèn, thu hồi tín hiệu phòng vệ mới được làm tín hiệu cho tầu chạy kéo phần còn lại về ga.
Điều 136. Khi phần còn lại của tầu đã được kéo về ga, trưởng tầu phải viết vào sổ nhật ký chạy tầu của ga câu: "Thành phần của tầu số..... đã được kéo toàn bộ về ga. Khu gian thanh thoát".
Sau khi xác nhận khu gian thanh thoát, TBCT ga đón tầu báo cho TBCT ga bên và NVĐĐCT để làm thủ tục giải tỏa khu gian.
Trường hợp tầu bị dừng trong khu gian đóng đường tự động, sau khi kéo phần còn lại của tầu về ga, để xác định khu gian thanh thoát, TBCT hai ga phải báo bằng điện tín cho NVĐĐCT (khi điện thoại điều độ không thông thì báo cho nhau) theo các mẫu:
Ga gửi tầu báo: "Tầu cuối cùng gửi sang ga..... là tầu số......"
TBCT ga ký tên
Ga đón tầu báo: "Tầu cuối cùng nhận của ga.... là tầu số...."
TBCT ga ký tên.
MỤC 4: BIỆN PHÁP CHO TẦU CHẠY LÙI
Điều 137. Nếu sau khi dừng trong khu gian, tầu không thể tiếp tục chạy về phía trước và cần lùi đến địa điểm thuận lợi để lấy đà chạy lại, xin cứu viện hoặc lùi về ga gửi, lái tầu phải báo cáo cho trưởng tầu và chỉ được bắt đầu đẩy lùi tầu khi có tín hiệu cho chạy lùi của trưởng tầu.
Trước khi cho phép lái tầu đẩy lùi tầu, trưởng tầu phải xác nhận chắc chắn là việc đẩy lùi tầu không vi phạm các trường hợp cấm đã quy định tại Điều 292 của QPKTKTĐS .
Điều 138. Trong mọi trường hợp chạy lùi, trưởng tầu phải:
1. Dùng còi thổi tín hiệu chạy lùi (một tiếng dài) để thông báo cho nhân viên công tác và người trên đường;
2. Tiến hành phòng vệ phía sau tầu như quy định tại Điều 41 của QTTH sau khi tầu chạy lùi đã dừng lại ở địa điểm cần thiết mà chưa chạy lại ngay.
Điều 139. Khi cần lấy đà để chạy lại, tầu chỉ được phép lùi trong khu gian không quá hai lần. Nếu tầu đã lùi lần thứ hai mà vẫn không tiếp tục chạy được, trưởng tầu phải tổ chức kéo từng phần về ga hoặc xin cứu viện hoặc xin chạy lùi về ga gửi tầu.
Điều 140. Biện pháp cho tầu chạy lùi trong khu gian được quy định như sau:
1. Đối với tầu số chẵn (chạy tầu với phương pháp đóng đường nửa tự động, thẻ đường, điện tín) và các tầu mang thông tri mẫu A (phương pháp đóng đường bằng thông tri) khi chạy lùi không phải phòng vệ.
Sau khi đã hội ý với lái tầu, trưởng tầu trở về đuôi tầu đứng trên toa xe đầu tiên theo hướng tầu chạy lùi để làm tín hiệu cho lái tầu.
Trong khi tầu lùi, trưởng tầu phải luôn luôn quan sát quãng đường phía trước, chú ý các địa điểm thi công, cầu chung, đường ngang, đường sắt cắt nhau, ghi đường nhánh.... nếu thấy có chướng ngại thì làm ngay tín hiệu ngừng cho lái tầu, khi cần có thể sử dụng van hãm khẩn cấp đế bắt tầu dừng lại.
Nếu đầu máy đơn, lái tầu phải thay trưởng tầu làm các công việc trên. Khi có kéo toa xe, lái tầu phải cử một nhân viên trong ban lái máy đứng ở toa xe đầu tiên theo hướng tầu chạy lùi để kịp thời phát hiện chướng ngại mà bắt tầu dừng lại .
Nếu đã cử người đi phòng vệ phía sau tầu, trước khi lùi nhân viên phòng vệ được thu hồi tín hiệu và lên tầu.
Tốc độ tầu chạy lùi không được quá 1 5km/h.
Thời gian chạy lùi không được quá 60 phút kể từ khi tầu bị dừng.
2. Đối với tầu số lẻ (trừ tầu mang thông tri mẫu A khi chạy với phương pháp đóng đường bằng thông tri) khi chạy lùi phải phòng vệ.
Sau khi đã hội ý với lái tầu, trưởng tầu cử người đi phòng vệ đuôi tầu vừa đi vừa cầm tín hiệu, ban ngày: cờ đỏ mở; ban đêm: đèn tay ánh đèn mầu đỏ hướng về phía trước, ánh đèn mầu trắng hướng về phía sau. Nếu không có nhân viên nào khác trên tầu, trưởng tầu chỉ định một nhân viên trong ban lái tầu đi phòng vệ.
Tàu chỉ được phép lùi khi nhân viên phòng vệ đã đi cách đuôi tầu ít nhất 800m. Đoàn tầu lúc nào cũng phải giữ khoảng cách này với người phòng vệ và khi dừng lại ở điểm thích hợp thì lái tầu kéo còi cảnh giác (một tiếng dài, một tiếng ngắn) để nhân viên phòng vệ dừng lại và đặt tín hiệu phòng vệ.
Nhân viên phòng vệ vừa đi vừa kiểm tra quãng đường phía trước, nếu thấy có chướng ngại phải lập tức làm tín hiệu cho tầu dừng.
Nếu nghe thấy tiếng tầu khác chạy tới, nhân viên phòng vệ phải lập tức làm tín hiệu ngừng cho tầu mình và tiến về phía trước làm tín hiệu ngừng cho tầu kia.
Trưởng tầu phải luôn luôn chú ý tín hiệu của nhân viên phòng vệ để làm tín hiệu ngừng tầu cho lái tầu và nếu cần có thể sử dụng van hãm khẩn cấp để hãm tầu.
Tốc độ tầu chạy lùi không quá 5km/h nhưng thời gian tầu chạy lùi không được quá 60 phút kể từ lúc tầu bị dừng.
Trong mọi trường hợp, nếu xét thấy không bảo đảm có thể tiếp tục chạy đến ga bên hoặc không bảo đảm thời gian chạy lùi quy định ở trên, trưởng tầu phải lập tức phòng vệ theo quy định để xin cứu viện hoặc tổ chức kéo từng phần về ga.
Điều 141. Trước khi cho tầu chạy lùi, trưởng tầu phải dùng điện thoại (nếu có) hoặc cử người mang giấy xin phép TBCT ga gửi tầu cho tầu lùi về ga và phải nhận được giấy hoặc điện tín đồng ý của TBCT ga này.
Trong khi đợi lệnh của TBCT ga gửi tầu và xét thấy cần tranh thủ thời gian thì trừ các trường hợp cấm đã nói tại Điều 292 của QPKTKTĐS, trưởng tầu được áp dụng những biện pháp chạy lùi trong khu gian nói tại Điều 140 của QTCT này đế cho tầu chạy lùi dần về ga cho đến khi gặp nhân viên mang giấy cho phép của ga gửi tầu.
Sau khi đã nhận được lệnh cho lùi có quy định tốc độ của TBCT ga gửi tầu, trưởng tầu cho tầu lùi theo tốc độ quy định đó. Nếu lệnh không ghi tốc độ, lái tầu không được chạy quá 15 km/h.
Đến cột tín hiệu vào ga, tầu chạy lùi theo biểu thị của tín hiệu vào ga hoặc tín hiệu dẫn đường của ga.
Điều 142. Nếu gặp tình hình khẩn cấp uy hiếp đến an toàn của đoàn tầu, trưởng tầu được phép làm tín hiệu cho tầu lùi mà không cần thi hành các biện pháp quy định tại Điều 140 của QTCT này. Lái tầu cho tầu lùi với tốc độ không được quá 20 hành, đồng thời liên tiếp kéo còi nguy cấp.
Trường hợp đặc biệt nguy cấp đối với tầu mà lái tầu xét thấy không lùi chắc chắn sẽ xảy ra tai nạn nặng, lái tầu không thể báo và đợi tín hiệu cho phép của trưởng tầu (kể cả chạy trong khu gian đóng đường tự động hoặc tầu có mang thông tri mẫu B chạy theo phương pháp đóng đường bằng thông tri), lái tầu liên tục kéo còi nguy cấp, cho tầu lùi để thoát khỏi nguy hiểm, thời gian chạy lùi không được quá 2 phút, sau đó trưởng tầu làm tín hiệu cho tầu dừng, tiến hành phòng vệ phía sau và hội ý nhận định tình hình với lái tầu. Nếu xét thấy tầu không thể tiếp tục chạy được mà cần phải lùi về ga gửi tầu, trưởng tầu phải thi hành các biện pháp quy định tại các Điều 140, 141 của QTCT này.
BIỆN PHÁP CHẠY TẨU KHI TIẾN HÀNH CÔNG TÁC SỬA CHỮA THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
MỤC 1: THI CÔNG PHẢI PHONG TỎA KHU GIAN
Điều 143. Khi thi công sửa chữa cầu, đường, hầm..... có ảnh hưởng đến BĐCT phải phong tỏa khu gian theo lệnh của Thủ trưởng TCĐHGTVTĐS hoặc người được ủy quyền. Giấy phép phong tỏa khu gian phải gửi đến giám đốc các đơn vị quản lý đường sắt sở tại, NVĐĐCT liên quan, trưởng ga hai đầu khu gian phong tỏa, giám đốc đơn vị thi công và người chỉ huy thi công để thông báo cho nhân viên trực thuộc chấp hành chậm nhất 24 giờ trước khi thi công.
Điều 144. Trước khi phong tỏa, NVĐĐCT phải kiểm tra xác nhận khu gian thanh thoát, sau đó phát lệnh cho TBCT hai ga đầu khu gian và người đại diện của đơn vị thi công theo mẫu quy định tại Điều 262 của QTCT này.
Điều 145. Chỉ được thi công sửa chữa khi người chỉ huy thi công đã nhận được lệnh phong tỏa khu gian của NVĐĐCT và đã phòng vệ địa điểm thi công đúng quy định trong QTTH.
Sau khi nhận được lệnh phong tỏa khu gian của NVĐĐCT, TBCT hai ga đầu khu gian phong tỏa phải phòng vệ khu gian theo quy định tại Điều 46 của QTTH và treo biển "KHU GIAN PHONG TỎA" trên máy đóng đường trong suốt thời gian phong tỏa.
Điều 146. Trước khi hết thời hạn phong tỏa ấn định trong lệnh phong tỏa khu gian của NVĐĐCT, đường, công trình, thiết bị.... trên đường sắt phải bảo đảm chạy tầu an toàn.
Người chỉ huy thi công phải tự mình kiểm tra toàn bộ đoạn đường thi công bảo đảm an toàn chạy tầu mới được thu hồi tín hiệu phòng vệ và thông báo việc kết thúc thi công. Trường hợp cần thiết phải đặt tín hiệu giảm tốc độ như quy định tại Điều 40 của QTTH và yêu cầu cấp cảnh báo theo quy định tại Chương XII của QTCT này.
Điều 147. Chỉ được làm thủ tục giải tỏa khu gian sau khi nhận qua TBCT ga đầu khu gian giấy báo hoặc điện tín của người chỉ huy thi công, cung trưởng hoặc đội trưởng trở lên xác nhận việc thi công đã kết thúc và trả đường bảo đảm chạy tầu an toàn.
Sau khi đăng ký vào sổ đăng ký lệnh nhận của điều độ hoặc sổ biên bản điện tín chạy tầu của ga nội dung giấy báo hoặc điện tín nói trên, NVĐĐCT hoặc TBCT ga ưu tiên (khi điện thoại điều độ không thông) ra lệnh giải tỏa khu gian theo mẫu quy định tại Điều 130, Điều 264 của QTCT này.
MỤC 2: THI CÔNG KHÔNG PHẢI PHONG TỎA KHU GIAN
Điều 148. Khi cần tiến hành những công tác sửa chữa thường xuyên cầu, đường, hầm.... trong thời gian giãn cách giữa hai tầu ấn định trong BĐCT nếu không phong tỏa khu gian thì phải được phép của TBCT ga theo mẫu quy định tại Điều 150 của QTCT này.
Điều 149. Việc sử dụng thiết bị cơ giới nhỏ (máy chèn đường, máy sàng đá) để thi công sửa chữa đường sắt chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện sau đây:
1. Thi công ban ngày trong điều kiện thời tiết tốt, đảm bảo tầm nhìn;
2. Thời gian giãn cách giữa 2 đoàn tầu chạy trong khu gian thi công lớn hơn 60 phút;
3. Điện thoại liên lạc từ địa điểm thi công tới ga đầu khu gian cho phép thi công hoạt động tốt;
4. Đơn vị thi công phải đủ người, trang thiết bị; địa điểm thi công đủ rộng để kịp thời đưa thiết bị cơ giới ra khỏi giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt trong khoảng thời gian không quá 3 phút;
5. Trong khu gian chỉ được bố trí một địa điểm thi công.
Cấm sử dụng thiết bị cơ giới nhỏ để thi công sửa chữa đường sắt trong hầm.
Điều 150. Xin kế hoạch thi công, cấp giấy thi công:
1. Trước 18 giờ, người chỉ huy thi công phải báo kế hoạch thi công ngày hôm sau cho TBCT ga của ga đầu khu gian biết;
2. TBCT ga của ngày xin thi công căn cứ vào thời gian giãn cách giữa hai đoàn tầu trong BĐCT nếu có thời gian lớn hơn 60 phút thì làm dự báo kế hoạch thi công theo mẫu:
“Cho phép sử dụng thiết bị cơ giới thi công sửa chữa đường sắt trong khu gian...
trong ngày.... tháng.... năm....".
Đợt 1 từ ……..giờ..... phút đến..... giờ...... phút.
Đợt 2 từ..... giờ..... phút đến..... giờ...... phút.
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………”,
TBCT ga ký tên
3. Sáng ngày thi công, người chỉ huy thi công phải có mặt tại ga để nhận dự báo kế hoạch thi công trong ngày;
4. Trước mỗi đợt thi công, TBCT ga cấp phép giao cho người của đơn vị thi công một giấy phép thi công theo mẫu:
"Cho phép thi công sửa chữa đường sắt (kể cả sử dụng thiết bị cơ giới) trong khu gian.... tại km..... từ..... giờ...... phút đến..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
đồng thời báo cho TBCT ga bên biết để cùng theo dõi;
5. Người của đội thi công (trực tại ga) khi nhận được lệnh thi công phải báo ngay cho người chỉ huy thi công qua máy điện thoại nội dung lệnh thi công.
Điều 151. Trước khi hết giờ thi công của mỗi đợt hoặc khi có lệnh đình chỉ thi công của TBCT ga, người chỉ huy thi công phải kiểm tra toàn bộ đoạn đường thi công bảo đảm an toàn tầu chạy, phát lệnh thu hồi tín hiệu phòng vệ đồng thời báo cho người trực tại phòng TBCT ga để trả đường theo mẫu:
"Lúc..... giờ...... phút địa điểm thi công trong khu gian tại km..... đã thi công xong, đường đã bảo đảm an toàn chạy tàu”.
Người trả đường và TBCT ga cùng ký tên
Trường hợp không thể cho tầu chạy theo tốc độ bình thường, người chỉ huy thi công phải đặt tín hiệu giảm tốc độ, quy định tại Điều 40 của QTTH và kịp thời yêu cầu cấp cảnh báo theo quy định tại Chương XII của QTCT này.
Điều 152. TBCT ga cấp phép phải thông báo việc đình chỉ thi công để đơn vị thi công đưa thiết bị cơ giới ra khỏi phạm vi giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt trước khi tầu chạy vào khu gian có thiết bị cơ giới đang thi công.
1. Mỗi đội thi công cơ giới phải có:
a) Một người chỉ huy thi công;
b) Một người trực tại phòng TBCT ga cấp phép để nhận. truyền đạt lệnh thi công hoặc đình chỉ thi công từ TBCT ga cho người chỉ huy thi công và nhận truyền đạt việc trả đường của người chỉ huy thi công đến TBCT ga;
c) Hai người phòng vệ ở hai đầu địa điểm thi công;
d) Đủ số lượng người vận hành thiết bị cơ giới và kịp thời đưa thiết bị cơ giới ra khỏi phạm vi giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi cần thiết.
2. Đội thi công được trang bị máy điện thoại để liên lạc trực tiếp từ địa điểm thi công đến ga cấp phép.
Điều 154. Khi cần gửi tầu cứu viện chạy vào khu gian trước giờ quy định kết thúc thi công, TBCT ga gửi tầu phải cấp cảnh báo cho lái tầu, trưởng tầu ghi theo mẫu: " Ở km.... khu gian..... có thi công trên đường từ..... giờ..... phút đến..... giờ....
phút. Phải cảnh giác và chú ý tín hiệu để dừng tầu kịp thời".
TBCT ga gửi tầu cứu viện phải báo bằng điện thoại cho người chỉ huy thi công biết việc gửi tầu.
Điều 155. Khi kế hoạch chạy tầu thay đổi:
1. Thời gian thi công đã cấp phép được kéo dài thì TBCT ga cấp tiếp giấy phép thi công cho đơn vị thi công;
2. Thời gian thi công đã cấp phép bị rút ngắn thì TBCT ga ra lệnh đình chỉ thi công, lệnh đình chỉ thi công phải ghi rõ lý do;
3. Máy điện thoại của đơn vị thi công bị hỏng thì người chỉ huy thi công phải nhanh chóng đình chỉ thi công trước thời hạn cho phép kết thúc thi công 10 phút và tìm cách nhanh nhất về ga làm thủ tục trả đường.
Điều 156. Khi thi công trong ga có ảnh hưởng đến an toàn chạy tầu và dồn dịch, người chỉ huy thi công phải dự báo kế hoạch công tác trước một ngày và phải được sự đồng ý của trưởng ga.
Nếu phải phong tỏa đường chính và đường đón gửi tầu, trưởng ga phải xin phép NVĐĐCT và khi được phép mới được thi công.
Điều 157. Sau khi được trưởng ga đồng ý, người chỉ huy thi công phải ghi trình tự công tác vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu, đưa cho TBCT ga ký tên chấp nhận việc phong tỏa đường.
Chỉ khởi công khi đã đặt tín hiệu phòng vệ theo quy định hoặc khóa ghi ở vị trí ngăn cách đường phong tỏa.
Điều 158. Sau khi chấp nhận việc thi công trong ga, TBCT ga phải thông báo cho những nhân viên liên quan (gác ghi, trưởng dồn, phụ TBCT ga....) biết kế hoạch và thời gian bắt đầu thi công cùng những biện pháp đình chỉ sử dụng đường và thiết bị liên quan.
Khi cần thiết, phải yêu cầu NVĐĐCT phát mệnh lệnh cho ga liên quan cấp cảnh báo cho tầu.
Điều 159. Việc kiểm tra, bảo dưỡng đường, ghi, thiết bị tín hiệu có liên quan đến chạy tầu và dồn dịch trong ga, nhân viên phụ trách các công việc trên phải ghi nội dung công tác và thời gian tiến hành vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu ga.
TBCT ga sau khi chấp nhận việc kiểm tra, bảo dưỡng phải thông báo cho các nhân viên liên quan trong ga biết những biện pháp cần thi hành trong thời gian tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn chạy tầu.
Sau khi hoàn thành công tác, người phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng phải cùng với nhân viên quản lý, sử dụng thiết bị thử lại, xác nhận chất lượng tốt và ghi vào sổ kiểm tra thiết bị chạy tầu để báo cho TBCT ga việc kết thúc công tác (nếu địa điểm công tác cách xa phòng TBCT ga, có thể báo bằng điện thoại rồi ghi sổ sau).
TBCT ga ký tên xác nhận và cho lệnh sử dụng lại thiết bị.
Điều 160. Trong trường hợp cần thiết, những tầu (tầu, máy làm đường và các phương tiện tự chạy khác) vào làm việc trong khu gian để phục vụ cho công việc thi công cầu, đường, hầm, công trình kiến trúc, thiết bị hay thu nhặt vật liệu (gọi là tầu công trình), được phép chạy vào khu gian phong tỏa theo những biện pháp, điều kiện quy định tại Mục 4 của Chương này.
Điều 161. Khi cần gửi tầu công trình phải có đủ 2 điều kiện sau:
1. Có mệnh lệnh cho phép của NVĐĐCT;
2. Đã phong tỏa khu gian.
Trong mệnh lệnh phong tỏa khu gian, NVĐĐCT ghi thêm: "cấm tầu chạy, trừ tầu công trình số.....".
Điều 162. Khi khu gian đã phong tỏa để thi công, nếu cần gửi tầu công trình chạy vào khu gian, NVĐĐCT phải ra lệnh bổ sung theo mẫu:
"Cho phép tầu công trình số . . . . . chạy từ ga. . . . . đến km. . . . trong khu gian đã được phong tỏa theo mệnh lệnh số.....".
NVĐĐCT ký tên
Điều 163. Khi gửi tầu công trình vào khu gian phong tỏa, TBCT ga cấp giấy phép vạch chéo đỏ và cảnh báo ghi rõ biện pháp chạy tầu, tốc độ, địa điểm dừng tầu và thời hạn về đến ga hoặc sang ga bên.
Điều 164. Sau khi tầu chạy, hai ga đầu khu gian phải phòng vệ khu gian theo quy định tại Điều 46 của QTTH và treo biển: "KHU GIAN PHONG TỎA" trên máy đóng đường trong suốt thời gian phong tỏa.
Điều 165. Tầu công trình chạy vào khu gian phong tỏa được phép dừng lại hoặc chạy lùi, chạy tiến theo yêu cầu công tác mà không phải phòng vệ và sau khi làm việc xong trở về ga hoặc sang ga bên.
Trưởng tầu căn cứ vào cảnh báo của TBCT ga cấp hoặc theo yêu cầu của người chỉ huy thi công để thực hiện.
Điều này không áp dụng cho trường hợp có nhiều tầu công trình cùng chạy vào khu gian hay trường hợp đã xin cứu viện.
Điều 166. Thông thường, chỉ cho phép một tầu công trình vào làm việc trong một khu gian.
Trường hợp cần cho phép nhiều tầu công trình chạy cùng chiều hoặc ngược chiều vào làm việc trong khu gian thì NVĐĐCT phải chỉ định người chỉ huy chạy tầu trong khu gian, người này phải có trình độ từ giám sát viên về an toàn chạy tầu trở lên.
Điều 167. Nhiều tầu công trình chạy cùng chiều vào khu gian phải theo các biện pháp sau đây:
1. Tầu trước:
a) Khi dừng để làm việc ở địa điểm quy định trong cảnh báo hoặc bị dừng ở dọc đường, tầu phải được phòng vệ phía sau cách đuôi tầu là 800m như quy định tại khoản 3 Điều 41 của QTTH;
b) Trong khi dừng, nếu tầu sau đến, trưởng tầu của tầu trước có thể dẫn tầu sau tiến tới gần tầu trước (nếu không có người chỉ huy chạy tầu trong khu gian);
c) Sau khi làm việc xong, tầu có thể chạy về ga hoặc sang ga bên theo sự chỉ huy của người chỉ huy chạy tầu trong khu gian;
d) Cấm tự ý lùi trong khu gian hoặc lùi về ga.
2. Tầu sau:
a) Chỉ được chạy cách tầu trước ít nhất là 20 phút;
b) TBCT ga cấp cảnh báo cho tầu sau không được vượt quá tốc độ của tầu chạy trước;
c) Trước khi đến địa điểm thi công, nếu gặp tín hiệu phòng vệ của tầu trước, tầu sau có thể tiến lên sát tầu trước theo hướng dẫn của trưởng tầu của tầu trước (nếu không có người chỉ huy chạy tầu trong khu gian);
d) Cấm tự ý lùi trong khu gian hoặc lùi về ga.
Điều 168. Nhiều tầu công trình chạy từ hai ga vào một khu gian nhưng không được vượt quá địa điểm giới hạn có đặt tín hiệu "ngừng".
Tầu nào muốn tiến lên phía trước phải có nhân viên dẫn đường làm tín hiệu theo sự điều khiển của người chỉ huy chạy tầu trong khu gian.
Biện pháp chạy tầu từ ga đến địa điểm giới hạn theo quy định tại các điều từ Điều 161 đến Điều 167 của QTCT này .
Điều 169. Nhiều tầu công trình vào làm việc trong khu gian, chạy cùng chiều hoặc ngược chiều, khi về ga phải theo sự điều khiển của người chỉ huy chạy tầu trong khu gian.
Các tầu công trình từ khu gian có thể trở về ga gửi hoặc chạy sang ga bên và phải tuân theo những biện pháp quy định tại Điều 167 của QTCT này.
Điều 170. Khi tổ chức chạy nhiều tầu công trình phải cử một người chỉ huy chạy tầu trong khu gian theo quy định tại Điều 166 của QTCT này. Người này có nhiệm vụ:
1. Thu giấy phép vạch chéo đỏ khi tầu đến địa điểm quy định;
2. Chỉ huy việc dẫn đường các tầu khi xê dịch theo yêu cầu công việc;
3. Tổ chức việc gửi tầu từ khu gian về ga;
4. Báo bằng điện thoại cho TBCT hai ga đầu khu gian kế hoạch và thời gian cho tầu về ga;
5. Giao trả lại giấy phép vạch chéo đỏ và bổ sung cảnh báo (nếu cần) cho các tầu chạy từ khu gian về ga;
6. Đôn đốc, kiểm tra mọi công tác liên quan đến việc chạy tầu để bảo đảm cho các tầu về ga đúng thời hạn quy định trong lệnh phong tỏa khu gian.
Điều 171. Khi tầu công trình vào khu gian, trưởng tầu có nhiệm vụ chấp hành các biện pháp chạy tầu công trình quy định tại các điều từ Điều 165 đến Điều 169 của QTCT này. Nếu ở địa điểm công tác có người chỉ huy chạy tầu, trưởng tầu phải tuân theo chỉ huy của người này trong lúc tầu ở địa điểm công tác.
Đối với các loại phương tiện động lực chuyên dùng chạy theo điều kiện tầu công trình, lái tầu làm nhiệm vụ của trưởng tầu.
Người chỉ huy chạy tầu ký tên
Sau khi nhận được báo cáo, TBCT hai ga đầu khu gian kiểm tra tầu công trình đã về ga, xác nhận khu gian thanh thoát, làm thủ tục giải tỏa khu gian.
2. Khi thời hạn phong tỏa khu gian để thi công đã hết, công việc thi công chưa xong, người chỉ huy chạy tầu trong khu gian cũng phải gửi báo cáo theo mẫu: “Tôi đã gửi..... tầu công trình từ khu gian về ga..... nhiệm vụ thi công chưa xong, yêu cầu hai ga đầu khu gian cho phép kéo dài thời gian thi công đến..... giờ..... phút".
Người chỉ huy chạy tầu ký tên
3. TBCT ga nhận được báo cáo của người chỉ huy chạy tầu trong khu gian, báo cáo NVĐĐCT đế xin lệnh giải quyết tiếp theo.
BIỆN PHÁP CHO TẦU DỪNG TRONG KHU GIAN, BIỆN PHÁP CHẠY GOÒNG
MỤC 1: BIỆN PHÁP CHO TẦU DỪNG TRONG KHU GIAN
2. Khi có lệnh của NVĐĐCT thì tầu hàng được phép dừng trong khu gian đối với các trường hợp sau:
a) Khi cần cho nhân viên y tế xuống chữa bệnh nặng hoặc đưa nhân viên đường sắt ốm nặng đi bệnh viện mà không có phương tiện vận chuyển khác;
b) Khi cần cho nhân viên đường sắt xuống chữa đường, cầu, hầm, thiết bị thông tin tín hiệu hoặc công trình kiến trúc khác;
c) Khi có yêu cầu cấp thiết của công tác quốc phòng.
Điều 174. Việc cho tầu hàng dừng trong khu gian để làm việc quy định tại Điều 173 của QTCT này được thực hiện như sau:
1. Địa điểm cho phép tầu dừng là đường bằng hoặc dốc xuống. Trường hợp bất đắc dĩ cũng có thể cho tầu dừng ở quãng dốc lên song độ dốc nơi đó không được quá 5%o, nếu quá 5%o phải có lệnh của Thủ trưởng TCĐHGTVTĐS;
2. Chỉ khi nào được sự đồng ý của NVĐĐCT, điện thoại điều độ thông, mới được cho tầu hàng dừng trong khu gian.
Trường hợp điện thoại điều độ không thông, TBCT ga nhận được yêu cầu dừng tầu thuộc điểm a, b, c khoản 2 Điều 173 của QTCT này có thế cho tầu dừng trong khu gian không quá 5 phút;
3. Trước khi cho tầu chạy, ngoài việc làm thủ tục đóng đường theo quy định, TBCT ga gửi phải cấp cho lái tầu, trưởng tầu cảnh báo nói rõ lý do, địa điểm, thời gian dừng và thời hạn trở về đến ga hoặc đến ga bên;
4. Khi tầu chạy theo phương pháp đóng đường tự động, trưởng tầu của tầu dừng để làm việc ở khu gian phải tổ chức phòng vệ phía sau đuôi tầu, như sau:
a) Khi tầu dừng lại không quá 3 phút thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của QTTH;
b) Khi tầu dừng lại quá 3 phút thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 42 của QTTH.
Ngoài ra, TBCT ga còn phải cấp cảnh báo cho tầu chạy liền sau đó theo mẫu: "Chú ý có tầu số..... làm việc tại km..... trong..... giờ.... phút";
5. Cấm cho tầu dừng trong khu gian khi thông tin giữa hai ga đầu khu gian bị gián đoạn.
Điều 175. Muốn xin cho tầu dừng trong khu gian nêu tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 173 của QTCT này, người yêu cầu phải báo cáo với TBCT ga để xin ý kiến. TBCT ga phải báo ngay cho NVĐĐCT để xin lệnh.
Nếu xét thấy được, NVĐĐCT ra lệnh cho TBCT ga hai ga đầu khu gian theo mẫu:
"Cho phép tầu số.... dừng ở km.... trong.... giờ.... phút để.... và sẽ đến ga.... (hoặc trở về đến ga) lúc.... giờ.... phút".
NVĐĐCT ký tên
Điều 176. Goòng là loại xe có bánh sắt được Thủ trưởng TCĐHGTVTĐS (hoặc Người được ủy quyền) cho phép chạy trên đường sắt để chuyên chở vật liệu phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng và các công việc khác của ngành đường sắt.
Goòng có hai loại: goòng chạy bằng động cơ và goòng do người đẩy. Goòng do người đẩy phải nhấc ra khỏi đường sắt được.
1. Goòng chạy bằng động cơ gửi vào khu gian theo các quy định như tầu.
2. Goòng do người đẩy vào khu gian phải tổ chức chạy theo biện pháp thừa nhận (được TBCT ga thừa nhận về thời gian sử dụng).
Điều 178. Khi sử dụng goòng phải có đủ các điều kiện sau:
1. Đối với goòng chạy bằng động cơ:
a) Phải có giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp lệ do cơ quan đăng kiểm cấp;
b) Lái goòng phải nắm vững quy trình, quy phạm, luật lệ chạy tầu và phải có giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt hợp lệ do Cục Đường sắt Việt Nam cấp;
c) Goòng phải có số đăng ký. Tự trọng, tải trọng phải được ghi trên thành goòng.
2. Đối với goòng do người đẩy:
a) Phải có số đăng ký ghi trong sổ đăng ký goòng do phòng kỹ thuật của đơn vị quản lý;
b) Trên goòng phải ghi số đăng ký và tên của đơn vị quản lý.
B. Biện pháp tổ chức chạy goòng do người đẩy
a. Chạy goòng trong ga
Điều 179. Khi sử dụng goòng trong phạm vi ga, người phụ trách goòng phải ghi yêu cầu sử dụng goòng vào sổ đăng ký chạy goòng và được TBCT ga cho phép, ký tên xác nhận.
Việc di chuyển goòng từ đường này sang đường khác trong phạm vi ga phải được sự đồng ý, hướng dẫn của TBCT ga.
b. Chạy goòng trong khu gian
Điều 180. Bằng chứng cho phép goòng chạy vào khu gian theo biện pháp thừa nhận là phiếu chạy goòng do TBCT ga cấp. Phiếu chạy goòng gồm hai bản: bản A giao cho người phụ trách goòng; bản B lưu.
Mỗi bản có 3 phần (Phụ bản số 8):
1. Phần A: Phần yêu cầu;
2. Phần B: Phần thừa nhận;
3. Phần C: Phần cảnh báo.
Phiếu chạy goòng in một mặt, đóng thành quyển.
Điều 181. Sau khi TBCT ga nhận được yêu cầu chạy goòng của người phụ trách goòng (ghi ở phần A của phiếu chạy goòng) thì phải liên hệ với NVĐĐCT để nắm kế hoạch chạy tầu trong thời gian chạy goòng và trao đổi với TBCT ga bên về nội dung xin chạy goòng. Nếu xét thấy việc chạy goòng không làm ảnh hưởng đến an toàn chạy tầu, TBCT ga cấp phiếu chạy goòng, báo cho TBCT ga bên bằng điện tín theo mẫu:
" Goòng . . . . .(loại goòng) số . . . . . . (số của phiếu chạy goòng) chạy từ ga. . . . . (km…) đến ga... (km) theo điều kiện phòng vệ và sẵn sàng nhấc goòng ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt chậm nhất lúc..... giờ..... phút".
TBCT ga ký tên
Mỗi khi goòng chạy vào khu gian, TBCT ga hai ga đầu khu gian phải ghi vào Sổ nhật ký chạy tầu, treo bảng "CÓ GOÒNG" vào máy đóng đường của khu gian có goòng chiếm dụng.
Điều 182. Khi nhận được phiếu chạy goòng do TBCT ga cấp, người phụ trách goòng cho goòng vào khu gian và phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Luôn cảnh giác chú ý quan sát về hai phía trên đường sắt, sẵn sàng dừng và nhấc goòng ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi thấy tầu;
2. Phải có đủ dụng cụ, tín hiệu và người thực hiện đi phòng vệ ở hai phía cách goòng ít nhất 800m cùng chuyển dịch theo goòng (nếu tầm nhìn hạn chế phải tăng thêm người phòng vệ trung gian đi cách xa người phòng vệ chính ít nhất 200m) có cờ đỏ hoặc biển chữ nhật hai mặt đỏ cắm trên goòng, trong hầm phải dùng tín hiệu ban đêm (đèn hai mặt đỏ cắm trên goòng);
3. Khi hết hạn sử dụng goòng đã được thừa nhận (ghi ở phần B của phiếu chạy goòng) phải nhấc goòng ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;
4. Khi goòng dừng hoặc bị tai nạn gây trở ngại chạy tầu phải phòng vệ như quy định tại Điều 38 của QTTH;
5. Khi goòng đang làm việc trong khu gian mà gặp sương mù, mưa to, gió lớn cách 800m không nhìn thấy tín hiệu cắm trên goòng thì phải dừng lại và nhấc goòng ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.
Điều 183. Tuyệt đối cấm chở vật liệu, dụng cụ... trên goòng mà thời gian dỡ, nhấc goòng ra khỏi đường sắt quá 3 phút.
Điều 184. Goòng chỉ sử dụng vào ban ngày thời tiết tốt, thông tin liên lạc giữa hai ga không bị gián đoạn. Tốc độ goòng chạy trong khu gian bằng tốc độ đi bộ của người phòng vệ.
Điều 185. Trong công tác đón gửi tầu, mọi việc quan trọng như: Chuẩn bị đường, làm thủ tục đóng đường, báo chắn đường ngang, đóng mở cột tín hiệu, đón gửi tầu, giao chứng vật chạy tầu và làm tín hiệu gửi tầu do TBCT ga trực tiếp thực hiện .
Trường hợp vì điều kiện thiết bị hoặc khối lượng công việc lớn, một phần công việc trên có thể do phụ TBCT ga thực hiện dưới sự chỉ huy và kiểm tra của TBCT ga.
Ở ga trang bị cột tín hiệu có cánh, việc đóng mở tín hiệu do gác ghi thực hiện theo lệnh và sự kiểm tra của TBCT ga.
Điều 186. Với mọi phương pháp đóng đường chạy tầu, khi gửi đoàn tầu, đầu máy đơn có treo từ 1 đến 5 xe chạy vào khu gian, đoàn dồn đi dồn ở đường nhánh trong khu gian đều phải tiến hành thử hãm.
Việc thử hãm quy định tại Điều 221, 222 của QPKTKTĐS; ngoài ra khi đoàn tầu có thay đầu máy chính phải tiến hành thử hãm toàn bộ.
Hội đồng thử hãm gồm:
1. Trực ban chạy tầu ga là Chủ tịch;
2. Phó tầu phụ trách an toàn là Ủy viên;
3. Tổ trưởng tổ khám xe là Ủy viên;
4. Lái tầu là Ủy viên;
5. Nhân viên khám xe theo tầu là Ủy viên.
Điều 187. Khi đường đón gửi tầu không có thiết bị tách rời ghi phòng hộ (đường an toàn, thiết bị trật bánh hay những ghi có tác dụng tách rời: ghi phòng hộ), cấm:
1. Đón gửi 2 tầu cùng một lúc;
2. Đón 2 tầu cùng một lúc;
3. Gửi 2 tầu cùng một lúc.
Điều 188. Ở ga không có ghi điện điều khiển tập trung, TBCT ga ra lệnh chuẩn bị đường đón gửi tầu cho gác ghi liên quan. Lệnh phải rõ ràng, chính xác và đúng mẫu quy định.
Ở ga trang bị tín hiệu và ghi điện điều khiển tập trung từ phòng TBCT thì tất cả các tác nghiệp về chuẩn bị đường đón gửi tầu đều do TBCT ga trực tiếp thực hiện.
TBCT ga phải phát lệnh chuẩn bị đường đón gửi tầu kịp thời để tầu đến ga không phải giảm tốc độ hoặc đỗ ngoài tín hiệu vào ga, tầu xuất phát không phải chờ đợi ở ga.
Điều 189. Ở ga trang bị ghi điện điều khiển tập trung từ các trạm điều hành (trạm tập trung ở từng bãi, khu vực) thì TBCT ga ra lệnh chuẩn bị đường đón gửi tầu cho trực ban trạm điều hành thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các tác nghiệp theo lệnh đã phát ra qua biểu thị trên đài điều khiển tập trung.
Nếu không kiểm tra trên đài điều khiển tập trung được, TBCT ga phải kiểm tra thực tế và thu chìa khóa ghi (nếu có).
Trình tự công tác của TBCT ga, trực ban trạm điều hành và gác ghi (nếu ga có cả ghi điện điều khiển tập trung và ghi quay tay) khi chuẩn bị đường đón gửi tầu phải được quy định trong QTQLKT ga và văn bản hướng dẫn sử dụng thiết bị khống chế tập trung.
Điều 190. Ở ga có đài khống chế ghi quay tay, TBCT ga ngoài việc căn cứ vào đèn kiểm tra để xác nhận chiều hướng ghi liên quan còn phải kiểm tra thực tế đường thanh thoát trước khi đón gửi tầu.
Nếu không kiểm tra trên đài khống chế được, cũng như trường hợp gửi tầu bằng giấy phép vạch chéo lục và đón tầu bằng phương pháp dẫn đường, TBCT ga phải kiểm tra và thu chìa khóa ghi (nếu có) trước khi gửi tầu hoặc đón tầu vào đường không có quan hệ liên khóa với tín hiệu vào ga.
Điều 191. Cấm giao ban các ban chạy tầu trong thời gian sau:
1. Từ khi TBCT ga bên báo giờ tầu chạy cho đến khi đón xong tầu đó;
2. Từ khi xin được đường gửi tầu đến khi gửi xong tầu đó.
Điều 192. Việc đón gửi tầu khách, tầu hỗn hợp trên những đường không quy định trong QTQLKT ga phải được NVĐĐCT cho phép.
Điều 193. Chỉ được mở tín hiệu vào ga khi đường đón tầu đã thanh thoát và đường này được quy định trong QTQLKT ga.
Trước khi gửi tầu, TBCT ga phải xác nhận khu gian thanh thoát; riêng đối với đóng đường tự động phải xác định đang ở hướng gửi tầu và phân khu tiếp giáp đã thanh thoát.
Điều 194. Đường đón gửi tầu được coi là thanh thoát khi:
1. Các ghi liên quan đã quay đúng chiều hướng đường đón gửi tầu và được khóa khi mở tín hiệu;
2. Không có bất cứ chướng ngại nào từ cột tín hiệu vào ga đến mốc tránh va chạm cuối đường đón tầu đối với trường hợp đón tầu hoặc từ đầu máy (hoặc toa xe đầu tiên) đến cột tín hiệu vào ga phía đối diện đối với trường hợp gửi tầu;
3. Đầu máy, toa xe đỗ trên đường bên cạnh đường đón gửi tầu đã ở trong mốc tránh va chạm và ngừng chuyển động, trừ khi đường bên cạnh có thiết bị tách rời đối với đường đón gửi tầu.
Điều 195. Trừ khi có biệt lệ riêng, công việc dồn trong phạm vi đường đón gửi tầu phải được đình chỉ trước giờ tầu đến và giờ tầu chạy, theo thời hạn sau:
1. 15 phút trước giờ tầu đến ;
2. 5 phút trước giờ tầu chạy.
Đối với các ga đầu khu gian đặc biệt (khu gian mà thời gian chạy tầu không lớn hơn 10 phút hoặc khoảng cách giữa 2 tim ga không lớn hơn 4.000m) phải đình chỉ công tác dồn trước khi cho đường ga gửi tầu.
Điều 196. Vị trí và tư thế của TBCT ga (trạm) khi đón gửi tầu quy định như sau:
1. TBCT ga (trạm) phải đứng bên trái theo hướng tầu chạy.
2. Tại ga do địa hình khó khăn, TBCT ga (trạm) không thể đứng đúng vị trí quy định trên, được phép thay đổi vị trí đứng đón tầu cho phù hợp với thực tế và vị trí này phải được quy định trong QTQLKT ga.
3. Khi đón gửi tầu, TBCT ga phải có tác phong nghiêm chỉnh và phải tuyệt đối tập trung tư tưởng và công việc;
4. Khi đón gửi tầu vào khu gian đặc biệt, TBCT ga (trạm) được phép dời vị trí tiễn tầu sau khi đầu máy qua khỏi chỗ TBCT ga (trạm) đứng.
MỤC 2: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐƯỜNG ĐÓN GỬI TẦU.
Điều 197. Trước khi mở tín hiệu vào ga, TBCT ga phải:
1. Bảo đảm đường đón tầu đã thanh thoát như quy định tại Điều 194 của QTCT này.
2. Đình chỉ công việc dồn có trở ngại đến việc đón tầu theo thời hạn quy định tại Điều 195 của QTCT này;
3. Kiểm tra sự có mặt của gác ghi khi đón tầu.
Điều 198. Ở ga không có thiết bị kiểm tra đường thanh thoát, TBCT ga phải trực tiếp kiểm tra. Nếu ở ga có phụ TBCT tầu ga, thì nhân viên này đảm nhiệm một phần công việc do TBCT ga phân công và được quy định trong QTQLKT ga.
Điều 199. Ở ga sử dụng ghi quay tay, thủ tục và trình tự chuẩn bị đón tầu như sau:
1. TBCT ga ra lệnh chuẩn bị đường:
15 phút trước giờ tầu đến, TBCT ga phải phổ biến cho gác ghi biết kế hoạch đón tầu và những đặc điểm của tầu đến, rồi ra lệnh cho gác ghi kiểm tra đường, ghi, đình chỉ dồn (nếu có).
Sau khi đã quyết định đường đón tầu, TBCT ga đứng vào giữa lòng đường hướng về phía gác ghi, làm tín hiệu tay phù hợp với số hiệu đường định khai thông theo quy định tại Điều 82 của QTTH.
Nếu ở chòi ghi có điện thoại, TBCT ga dùng điện thoại để ra lệnh chuẩn bị đường.
Khi nghe gọi, gác ghi trả lời: "Tôi (xưng danh), gác ghi phía..." TBCT ga ra lệnh: "Chuẩn bị đường số.... để đón tầu số...." gác ghi nghe xong lệnh phải nhắc lại.
TBCT ga phải chú ý lắng nghe xem nhân viên này có gì chưa hiểu hoặc thiếu sót thì phải giải thích hay bổ cứu ngay.
2. Gác ghi chấp hành mệnh lệnh:
15 phút trước giờ tầu đến, gác ghi phải có mặt ở ghi để nhận lệnh của TBCT ga.
Khi nhận được tín hiệu khai thông đường của TBCT ga, gác ghi phải nhắc lại tín hiệu, sau đó thực hiện lệnh: đình chỉ dồn (nếu có), quay ghi để khai thông đường đón tầu, kiểm tra đường, ghi bảo đảm chắc chắn an toàn, lấy chìa khóa ghi đưa vào thiết bị khống chế ở chòi ghi (nếu có) và làm tín hiệu báo cáo cho TBCT ga.
TBCT ga xác nhận bằng tín hiệu an toàn quy định tại Điều 81 của QTTH.
Nếu ở chòi ghi có điện thoại, gác ghi dùng điện thoại báo cáo với TBCT ga như sau: "Tôi (xưng danh), gác ghi phía...... đã chuẩn bị xong đường số..... để đón tầu số …..Công việc dồn đã đình chỉ". Chờ lệnh của TBCT ga và thực hiện lệnh mở tín hiệu vào ga để đón tầu.
3. TBCT ga kiểm tra đường:
Trước khi mở tín hiệu vào ga, TBCT ga phải kiểm tra lại lần cuối đường đón tầu, chiều hướng ghi, trạng thái tín hiệu vào ga, sự có mặt của gác ghi (quy định trong QTQTKT ga). Nếu ga có đài khống chế, TBCT ga phải khống chế ghi.
Khi đón tầu vào đường không có quan hệ liên khóa với tín hiệu vào ga, TBCT ga phải thu chìa khóa ghi.
4. Mở tín hiệu vào ga:
Sau khi kiểm tra và xác nhận đường đón tầu đã chuẩn bị xong, TBCT ga làm thủ tục mở tín hiệu như sau:
a) Tín hiệu vào ga loại có cánh: TBCT ga làm tín hiệu ra lệnh mở tín hiệu cho gác ghi theo quy định tại khoản 1 Điều 83 của QTTH hoặc dùng điện thoại (nếu có) ra lệnh như sau : " Mở tín hiệu vào ga phía. . . . . " .
Nếu ga có đài khống chế, TBCT ga đưa tay bẻ khống chế về hướng cho phép mở tín hiệu;
b) Tín hiệu vào ga loại đèn mầu: TBCT ga trực tiếp điều khiển đài khống chế để mở tín hiệu vào ga.
5. Gác ghi đón tầu:
Gác ghi phải đứng ở vị trí quy định trong QTQLKT ga và làm tín hiệu đón tầu theo quy định tại Điều 76 của QTTH (trừ trường hợp gác ghi làm nhiệm vụ dẫn đường).
Khi đoàn tầu chạy qua khu vực ghi, gác ghi phải chú ý quan sát đoàn tầu. Lúc đuôi tầu qua khỏi khu vực ghi, gác ghi phải đóng tín hiệu vào ga, kiểm tra lại trạng thái ghi, quay ghi về định vị và xác nhận tầu đã vào nguyên vẹn trong mốc tránh va chạm, sau đó báo cáo TBCT ga bằng tín hiệu an toàn như quy định tại Điều 81 của QTTH, hoặc báo cáo bằng điện thoại (nếu có) theo mẫu sau: "Tầu số...... đã vào nguyên vẹn trong mốc tránh va chạm của đường số....."
Trường hợp tầu đã dừng hẳn tại ga mà đuôi tầu còn nằm ngoài mốc tránh va chạm hoặc nằm ngoài cột tín hiệu vào ga, gác ghi cũng phải đóng tín hiệu vào ga.
Ở ga mà ghi và tín hiệu vào ga loại có cánh được khống chế bằng điện, sau khi gác ghi báo cáo tầu đã vào nguyên vẹn trong mốc tránh va chạm, TBCT ga phải trả tay bẻ khống chế tín hiệu về định vị để gác ghi quay các ghi về định vị.
6. Trường hợp tầu tránh nhau:
Sau khi gác ghi làm tín hiệu an toàn báo cáo tầu đến ga nguyên vẹn, TBCT ga làm tín hiệu khai thông đường với gác ghi để gửi tầu theo quy định tại Điều 82 của QTTH. gác ghi nhắc lại tín hiệu trên, rồi quay ghi đúng theo lệnh khai thông đường gửi tầu và mang chìa khóa ghi trao cho TBCT ga hoặc đưa vào thiết bị khống chế ở chòi ghi (nếu có).
Sau khi kiểm tra lại lần cuối tầu đến ga đã nguyên vẹn và đừng hẳn trong mốc tránh va chạm, đường gửi tầu đã thanh thoát, gác ghi báo cáo với TBCT ga: "Đã chuẩn bị xong đường số . . . . . . cho tầu số . . . . . chạy" .
Trước khi gửi tầu, TBCT ga phải kiểm tra chắc chắn đoàn tầu đến đã vào nguyên vẹn trong mốc tránh va chạm và phải thu chìa khóa ghi. Ở ga có đài khống chế thì TBCT ga phải khống chế ghi và kiểm tra chiều hướng của các ghi liên quan đến đường gửi tầu.
Điều 200. TBCT ga không được thay đổi đường đón tầu khi tín hiệu vào ga đã mở. Trường hợp cần đón tầu vào một đường thanh thoát khác, TBCT ga phải đóng (hoặc ra lệnh đóng) tín hiệu vào ga, bãi bỏ việc chuẩn bị đường đã thực hiện và sau đó ra lệnh chuẩn bị đường khác theo thủ tục và trình tự quy định tại Điều 199 của QTCT này.
Điều 201. Ở ga có ghi điện điều khiển tập trung (không bố trí gác ghi), TBCT ga phải kiểm tra xác nhận việc tầu đến ga nguyên vẹn qua đèn biểu thị trên đài điều khiển.
Điều 202. Tầu có toa xe chở hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm, hàng quá khổ giới hạn trên cấp I phải được đón vào những đường quy định riêng trong QTQTKT ga và phải tuân theo những biện pháp an toàn về đón tầu quy định trong lệnh của NVĐĐCT căn cứ vào giấy phép vận chuyển các loại hàng này.
Điều 203. Ở ga không được phép đón 2 tầu vào ga cùng một lúc theo quy định tại Điều 264 của QPKTKTĐS trình tự ưu tiên đón khi có 2 tầu cùng đến ga như sau:
1. Đón tầu cấp bậc thấp vào trước, nếu cả 2 tầu đều quy định thông qua ga;
2. Đón tầu có dừng lại ga vào trước, tầu thông qua vào sau;
3. Đón tầu có chiều dài đoàn tầu ngắn vào trước, tầu dài vào sau.
Các trường hợp khác phải được quy định trong QTQLKT ga.
B. Biện pháp đón tầu vào ga khi tín hiệu vào ga ở trạng thái biểu thị ngừng
Điều 204. Ngoài những trường hợp phải dẫn dường theo quy định tại Điều 262, 263 của QPKTKTĐS, nếu trong ga có địa điểm cần giảm tốc độ dưới 10km/h mà tầu phải chạy qua, khi đón tầu vào ga cũng phải làm tín hiệu tay dẫn đường.
Điều 205. Việc đón tầu vào ga khi tín hiệu vào ga ở trạng thái biểu thị ngừng tiến hành theo một trong những biện pháp dẫn đường sau:
1. Theo tín hiệu dẫn đường (ánh đèn mầu sữa trên tín hiệu vào ga) hoặc theo tín hiệu tay dẫn đường của nhân viên dẫn đường đứng ở chân cột tín hiệu vào ga (hoặc ở mốc dẫn đường): tầu được phép vào ga với tốc độ quy định;
2. Theo tín hiệu giảm tốc độ của nhân viên dẫn đường: lái tầu phải dừng tầu trước cột tín hiệu vào ga để áp dẫn hoặc chạy tầu với tốc độ ghi trong cảnh báo do nhân viên này bàn giao cho.
Điều 206. Khi cần áp dụng biện pháp dẫn đường để đón tầu, TBCT ga phải báo cáo NVĐĐCT để ra lệnh cho các ga liên quan cấp cảnh báo.
Trường hợp không liên lạc được với NVĐĐCT, TBCT ga điện cho TBCT ga gửi tầu theo mẫu: “vì..... (lý do phải dẫn đường) tầu số..... (hoặc các tầu số.....) đến ga sẽ có dẫn đường".
Nhận được điện tín trên, TBCT ga gửi tầu cấp cảnh báo cho lái tầu, trưởng tầu với nội dung điện tín đó. Nếu tầu thông qua ga phải bắt tầu dừng lại để cấp cảnh báo.
Nếu thời hạn cảnh báo không hạn định cho một chuyến tầu, TBCT ga gửi tầu tiếp tục cấp cho các tầu sau đến khi có lệnh của NVĐĐCT hoặc có điện bãi bỏ của TBCT ga yêu cầu.
Điều 207. Việc dẫn đường cho tầu vào ga do nhân viên dẫn đường thực hiện theo lệnh của TBCT ga. Nhân viên này phải đeo băng dẫn đường, đồng thời phải có đủ tín hiệu tay và số lượng pháo cần thiết.
Ở ga không có định viên dẫn đường, khi cần thiết TBCT ga chỉ thị gác ghi đón tầu kiêm việc dẫn đường. Trong trường hợp này, gác ghi phải làm xong mọi thủ tục về công việc chuẩn bị đón tầu, sau đó ra địa điểm quy định để dẫn đường cho tầu vào ga.
Điều 208. Khi đón tầu vào ga trên đường không thanh thoát, TBCT ga phải cử nhân viên dẫn đường áp dẫn tầu vào ga. Trường hợp áp dẫn tầu, nhân viên dẫn đường phải luôn luôn chú ý phía trước và kịp thời bắt tầu dừng lại trước chướng ngại.
Trường hợp đường trong khu gian gần tín hiệu vào ga có độ dốc cao, TBCT ga cử nhân viên dẫn đường ra đứng sẵn về phía bên trái theo hướng tầu đến ở địa điểm cách tín hiệu vào ga ít nhất 100m hoặc ở mốc dẫn đường (nếu có). Khi thấy tầu đến, nhân viên này làm tín hiệu giảm tốc độ và lúc đầu máy chạy qua mặt, giao cho lái tầu cảnh báo lý do dẫn đường.
Nhận được cảnh báo, lái tầu cho tầu tiến vào ga theo nội dung cảnh báo đó.
Cấm sử dụng tín hiệu dẫn đường mầu sữa trên cột tín hiệu vào ga để đón tầu vào ga trên đường không thanh thoát.
Điều 209. Ở ga chưa có cột tín hiệu vào ga hoặc trên cột tín hiệu có bộ biểu thị tín hiệu không có hiệu lực phải thường xuyên đặt ở bên trái theo hướng tầu đến tại địa điểm cách ghi vào ga ngoài cùng ít nhất 50m hoặc tại địa điểm ngang cột tín hiệu vào ga một tín hiệu di động "ngừng" mặt mầu đỏ (hoặc ban đêm ánh đèn mầu đỏ) hướng về phía khu gian và phải có người gác.
Khi đón tầu, tín hiệu di động "ngừng" vẫn để nguyên và TBCT ga áp dụng biện pháp dẫn đường.
Điều 210. Khi lý do dẫn đường không còn nữa nhưng chưa kịp bãi bỏ cảnh báo hoặc chưa có lệnh bãi bỏ cảnh báo của NVĐĐCT thì TBCT ga vẫn phải áp dụng biện pháp dẫn đường để đón tầu vào ga.
Điều 211. Việc đón tầu vào đường nhánh trong khu gian có trạm bổ trợ (trạm C), TBCT trạm phải tự mình hoặc cử nhân viên dẫn đường áp dẫn tầu vào trạm theo biện pháp quy định tại Điều 207 của QTCT này.
Điều 212. Trước khi cho tầu chạy, TBCT ga phải xác nhận khu gian hoặc phân khu tiếp giáp (đối với đóng đường tự động) mà tầu sắp chạy vào đã thanh thoát và đã làm đầy đủ thủ tục đóng đường với TBCT ga bên.
Điều 213. Trước khi cho tầu chạy vào khu gian, TBCT ga phải:
1. Bảo đảm đường gửi tầu đã thanh thoát như quy định tại Điều 194 của QTCT này;
2. Đình chỉ công việc dồn có trở ngại đến việc gửi tầu theo thời hạn quy định tại Điều 195 của QTCT này;
3. Kiểm tra sự có mặt của gác ghi khi tiễn tầu.
Điều 214. Trước khi giao chứng vật chạy tầu cho lái tầu hoặc mở tín hiệu ra ga, TBCT ga phải xác nhận chắc chắn:
1. Đường gửi tầu đã thanh thoát, các gác ghi có trách nhiệm tiễn tầu đã có mặt tại vị trí quy định;
2. Công việc dồn hoặc xếp dỡ hàng có trở ngại đến đường tầu chạy đã được đình chỉ;
3. Mọi điều kiện đảm bảo cho tầu chạy an toàn (móc nối, khám xe, thử hãm, hành khách, hành lý...) đã được thực hiện xong.
Chứng vật chạy tầu (trừ biểu thị của tín hiệu ra ga) phải do TBCT ga giao trực tiếp cho lái tầu. Nếu ga có phụ TBCT ga thì có thể do nhân viên này đảm nhiệm theo sự chỉ huy của TBCT ga và được quy định trong QTQLKT ga.
Đối với chứng vật chạy tầu là thẻ đường và phiếu đường, khi giao cho tầu thông qua ga được phép giao trên cột giao nhận thẻ đường, còn các loại chứng vật chạy tầu là giấy phép phải bắt tầu dừng lại để giao cho lái tầu.
Nếu ga không có cột giao nhận thẻ đường thì phải bắt tầu dừng lại để giao.
Khi cần giao cho lái tầu các loại giấy tờ có liên quan đến việc chạy tầu mà phải ký nhận đều phải bắt tầu dừng lại đế giao.
Điều 215. Ở ga sử dụng ghi quay tay, thủ tục và trình tự chuẩn bị đường gửi tầu tiến hành như sau:
1. TBCT ga ra lệnh chuẩn bị đường.
Trước giờ gửi tầu 15 phút, TBCT ga phải phổ biến cho gác ghi biết kế hoạch gửi tầu và đặc điểm của tầu sẽ gửi đi, sau đó ra lệnh cho gác ghi kiểm tra đường, ghi, đình chỉ dồn (nếu có). Sau khi đã quyết định đường gửi tầu, TBCT ga đứng vào giữa lòng đường, hướng về phía gác ghi, làm tín hiệu tay phù hợp với số hiệu đường định khai thông.
Nếu ở chòi ghi có điện thoại, TBCT ga sử dụng điện thoại để ra lệnh chuẩn bị đường gửi tầu. Khi nghe gọi, gác ghi trả lời: "tôi ( xưng danh), gác ghi phía...".
TBCT ga ra lệnh: "Chuẩn bị đường số.... đế tầu số.... chạy". Gác ghi nghe xong lệnh phải nhắc lại. TBCT ga phải chú ý lắng nghe xem nhân viên này có gì chưa hiểu rõ hoặc còn thiếu sót thì phải giải thích hay bố cứu ngay.
2. Gác ghi chấp hành mệnh lệnh.
Trước giờ gửi tầu 15 phút, gác ghi phải có mặt ở khu vực ghi liên quan để nhận lệnh của TBCT ga.
Khi nhận được tín hiệu khai thông đường của TBCT ga, gác ghi phải nhắc lại tín hiệu. Sau đó thực hiện lệnh đình chỉ dồn (nếu có), quay ghi để khai thông đường gửi tầu, kiểm tra đường, ghi bảo đảm chắc chắn an toàn, lấy chìa khóa trao cho TBCT ga hoặc đưa vào thiết bị khống chế ở chòi ghi (nếu có) và làm tín hiệu báo cáo cho TBCT ga.
TBCT ga xác nhận lại bằng tín hiệu an toàn theo quy định tại Điều 81 của QTTH.
Nếu ở chòi ghi có điện thoại, gác ghi dùng điện thoại để báo cáo với TBCT ga: “Tôi (xưng danh), gác ghi phía... đã chuẩn bị xong đường số... đế tầu số... chạy, công việc dồn đã đình chỉ".
3. TBCT ga kiểm tra đường.
Sau khi nhận được báo cáo của gác ghi là đường gửi tầu đã chuẩn bị xong, TBCT ga phải kiểm tra lại lần cuối phía tầu ra ga về đường, ghi, sự có mặt của gác ghi ở vị trí tiễn tầu, xác nhận và thu chìa khóa ghi; sau đó trở về vị trí của mình để làm thủ tục gửi tầu.
Nếu ở ga có đặt đài khống chế, TBCT ga phải khống chế ghi.
4. Gác ghi tiễn tầu.
Gác ghi phải đứng ở vị trí theo quy định trong QTQLKT ga và làm tín hiệu tiễn tầu theo quy định tại Điều 76 của QTTH.
Khi đoàn tầu chạy qua khu vực ghi, gác ghi phải chú ý quan sát đoàn tầu. Khi tầu đã ra khỏi ghi cuối cùng, gác ghi kiểm tra lại trạng thái ghi và xác nhận tầu đã ra ga nguyên vẹn, báo cáo TBCT ga bằng tín hiệu an toàn theo quy định tại Điều 81 của QTTH; sau đó nhận lại chìa khóa ghi ở TBCT ga và quay ghi về định vị. Ở ga mà ghi được khống chế, sau khi nhận được báo cáo của gác ghi về việc tầu đã ra khỏi ga, TBCT ga trả tay bẻ khống chế tín hiệu về định vị và gác ghi quay ghi về định vị.
Điều 216. Ở ga sử dụng ghi quay tay, khi cho tầu thông qua ga, TBCT ga và gác ghi phải chấp hành đầy đủ các trình tự và tác nghiệp quy định tại Điều 199 và Điều 215 của QTCT này. Trình tự về chuẩn bị đường, kiểm tra đường và ghi phải được tiến hành đối với phía tầu ra ga trước, phía tầu vào ga sau.
Điều 217. Khi sử dụng phương pháp đóng đường tự động, nếu cần liên tiếp cho một số tầu cùng chiều, cùng hướng thông qua ga, cấm TBCT ga giải toả khống chế ghi.
Trước khi mỗi tầu thông qua, TBCT ga phải xác nhận các ghi có liên quan vẫn ở vị trí cần thiết, đường tầu chạy vẫn thanh thoát, gác ghi phải đứng đón và tiễn tầu theo quy định.
Điều 218. Kế hoạch dồn phải được truyền đạt cho tất cả các nhân viên liên quan chính xác, kịp thời. Nếu mỗi đợt dồn có từ 5 cú dồn trở lên thì phải lập phiếu dồn và giao tận tay cho các nhân viên liên quan trước khi tiến hành dồn. Ở ga không có trực ban đường, việc lập phiếu dồn do nhân viên điều độ ga (nếu có) hoặc TBCT ga đảm nhiệm.
Điều 219. Việc quay ghi trong lúc dồn do gác ghi thực hiện theo phiếu dồn và chỉ thị của trưởng dồn. Đối với ga sử dụng ghi điện điều khiển tập trung, việc quay ghi trong lúc dồn phải được quy định trong QTQLKT ga.
Khi dồn qua các ghi quay tay mà không có gác ghi phụ trách, cho phép nhân viên tổ dồn được quay ghi theo chỉ thị của trưởng dồn. Những ghi này và việc phân công điều khiển phải được quy định trong QTQLKT ga.
Khi quay ghi trên đường đón gửi tầu để tiến hành dồn phải được TBCT ga cho phép.
Điều 220. Đoàn tầu, đầu máy, toa xe khi dồn trên đường trong ga cũng như trên đường nhánh, đường chuyên dùng phải dừng trong mốc tránh va chạm, trừ trường hợp dưới đây được tạm thời dừng phía ngoài mốc tránh va chạm:
1. Ở bãi dồn, toa xe dồn phóng từ dốc gù xuống chưa lọt vào mốc tránh va chạm không ảnh hưởng đến việc dồn vào đường khác nhưng sau đợt dồn nhất thiết phải điều chỉnh lại;
2. Ở bãi xếp dỡ, vì thiếu đường chứa xe hoặc khó khăn về địa điểm xếp dỡ mà toa xe phải tạm dừng ngoài mốc tránh va chạm nhưng không được làm trở ngại đến việc đón gửi tầu, dồn dịch bình thường. Trường hợp này phải phòng vệ phía đầu máy, toa xe có thể chạy vào.
Điều 221. Trước mỗi đợt dồn, trưởng dồn phải thông báo kế hoạch dồn cho gác ghi phía đối diện biết để theo dõi và áp dụng những biện pháp cần thiết như chèn, hãm, quay ghi nhằm ngăn ngừa toa xe trôi ra ngoài mốc tránh va chạm gây chẻ ghi, đâm sườn.
Các ghi ở cuối đường phải để ở vị trí không cho đầu máy, toa xe trôi ra ngoài khu gian, trôi vào bãi đón gửi hoặc vào đường có đầu máy, toa xe đang chiếm dụng, vào đường đang có toa xe sửa chữa hay đang xếp dỡ hàng.
Điều 222. Trước khi sử dụng chèn phải kiểm tra chèn ở trạng thái sử dụng tốt. Sau khi sử dụng, chèn phải được để vào nơi quy định ghi trong QTQLKT ga. Chèn phải được sơn mầu trắng để ban đêm dễ nhìn thấy.
Chèn có một trong những khuyết tật sau đây thì không được sử dụng:
1. Bàn đế chèn bị vênh, cong, nứt, rạn, mòn còn từ 4mm trở xuống;
2. Lưỡi chèn bị sứt, mẻ, vênh, cong hay nứt;
3. Bàn chắn hình cong bị rạn nứt, độ dầy của bàn chắn bị mòn còn 5mm hoặc các mối hàn bị nứt;
4. Hai má chèn bị vênh cong và nứt hoặc rộng hơn mặt ray quá 10mm..
Điều 223. Cấm đặt chèn ở các địa điểm sau:
1. Trên mối nối ray và trước mối nối ray trong phạm vi 2m (trừ trường hợp mối nối đã được hàn);
2. Trên đường cong và trên phạm vi ghi;
3. Trường hợp không thể tránh đường cong quy định tại khoản 2 Điều này, trong lúc cần thiết thì được phép đặt chèn trên đường cong nhưng không được đặt trên ray phía lưng của đường cong.
Điều 224. Khi dồn không được vượt quá tốc độ quy định sau:
1. 25km/h khi kéo toa xe trên đường thanh thoát;
2. 15km/h khi đẩy toa xe trên đường thanh thoát hoặc không kể kéo hay đẩy toa xe khi chạy qua ghi vào đường rẽ;
3. 10km/h khi dồn toa xe có người ngồi (trừ người áp tải), toa xe xếp hàng quá khổ giới hạn, toa xe xếp hàng nguy hiểm;
4. 5km/h khi dồn đẩy tay;
5. 3km/h khi nối xe hoặc khi toa xe đang dồn đến gần toa xe khác, đến gần bục chắn hoặc khi đi qua cầu cân.
Điều 225. Khi dồn các toa xe có người ngồi, toa xe xếp hàng nguy hiểm, hàng quá khổ giới hạn hoặc máy móc tinh vi, hàng dễ vỡ, động vật sống, phải tiến hành hết sức thận trọng, không để xảy ra xung động mạnh. Riêng đối với toa xe chở chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, toa xi téc chở khí hóa lỏng, toa có mui xếp hàng nguy hiểm, toa xi téc rỗng đã lấy thể khí hóa lỏng nhưng chưa rửa sạch, khi dồn còn phải dùng toa đệm như quy định tại Điều 207 của QPKTKTĐS.
Điều 226. Khi nối toa, tổ dồn và lái tầu phải chấp hành tín hiệu báo khoảng cách nối toa quy định tại khoản 3 Điều 79 của QTTH. Khi làm tín hiệu báo khoảng cách nối toa, nếu không thấy lái tầu báo tín hiệu chấp hành hoặc có nhưng không giảm tốc độ theo quy định thì trưởng dồn phải làm tín hiệu đó và trong trường hợp cần thiết có thể bắt đoàn dồn dừng lại để yêu cầu lái tầu dồn đúng quy định.
Ngoài ra, trước khi nối toa, Nhân viên ghép nối ĐMTX phải nhấc cần mở lưỡi móc ở mối nối.
Điều 227. Trường hợp cần lắp hàm nối ống mềm và cúp - lơ dây điện trong khi dồn, Nhân viên ghép nối ĐMTX phải kiểm tra chốt lưỡi móc tự động, làm tín hiệu cho đoàn dồn nhích lên để xác định chốt lưỡi móc đã sập an toàn mới được lắp hàm nối ống mềm và cúp - lơ dây điện, sau đó mở khóa ngắt gió đầu xe phía đoàn xe trước, phía đầu máy sau.
Điều 228. Trình tự công tác của nhân viên ghép nối ĐMTX khi cắt toa xe:
1. Đóng khóa ngắt gió đầu xe (đóng phía đầu máy trước);
2. Tháo hàm nối ống mềm và treo vào chỗ quy định;
3. Tháo cúp - lơ dây điện nối liền các toa (nếu có) và treo vào chỗ quy định;
4. Kéo cần nhấc chốt lưỡi móc tự động lên.
Sau đó làm tín hiệu an toàn để trưởng dồn tiếp tục chỉ huy công tác dồn.
Điều 229. Cấm tiến hành dồn các toa xe trong đoàn dồn khi chưa treo hàm nối ống mềm vào chỗ quy định.
Điều 230. Trước khi nhận ban, tổ dồn phải kiểm tra, nắm vững tình hình đầu máy, toa xe hiện có trong khu vực mình phụ trách, tình hình thiết bị, tình hình chiếm dụng đường và số lượng chèn phân bổ trong khu vực.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn lao động và an toàn chạy tầu, trưởng dồn còn phải kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ làm việc, dụng cụ phòng hộ lao động của các nhân viên tổ dồn.
Điều 231. Trước khi tiến hành dồn, trưởng dồn phải thực hiện các công việc sau đây :
1. Phổ biến cho tất cả các nhân viên tham gia công tác dồn (kể cả ban lái tầu) kế hoạch dồn và trình tự tiến hành. Trường hợp có phiếu dồn phải giao phiếu dồn cho các nhân viên liên quan;
2. Xác nhận tất cả các nhân viên tham gia tổ dồn (kể cả ban lái tầu) đã đầy đủ, ở đúng vị trí quy định và đã nắm được kế hoạch dồn.
Điều 232. Khi tiến hành dồn, trưởng dồn phải thực hiện các quy định sau:
1. Đứng ở vị trí đảm bảo tầm nhìn tốt nhất đối với đoàn dồn, lái tầu và nhân viên trong tổ dồn;
2. Khi dồn đoàn xe dài trên đường cong hoặc khi tầm nhìn hạn chế (sương mù, địa hình che khuất...) phải bố trí nhân viên làm tín hiệu truyền;
3. Không cho đầu máy chuyển dịch khi chưa làm tín hiệu xin đường với gác ghi và chưa nhận được tín hiệu an toàn của gác ghi cũng như chưa xác nhận chắc chắn là việc cắt hoặc nối toa xe đã hoàn thành, các ghi liên quan đã đúng chiều, đường đoàn dồn cần chuyển dịch đã thanh thoát;
4. Làm tín hiệu kịp thời cho lái tầu, các nhân viên trong tổ dồn, gác ghi;
5. Khi dồn vào bãi xếp dỡ, phải xác nhận không có hàng hóa hoặc thiết bị khác vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, đã đình chỉ xếp dỡ, trên toa xe không còn công nhân xếp dỡ và hàng hóa đã cân bằng, ổn định, không còn tín hiệu phòng vệ;
6. Phải khẩn trương chấp hành khi có lệnh đình chỉ dồn.
Điều 233. Nhân viên ghép nối ĐMTX trong tổ dồn có nhiệm vụ nghiêm chỉnh chấp hành kế hoạch dồn và mệnh lệnh của trưởng dồn. Ngoài ra khi dồn còn phải thực hiện những quy định sau:
1. Khi cắt, nối toa xe phải tuyệt đối chấp hành trình tự quy định tại các Điều 226 và Điều 228 của QTCT này;
2. Khi đầu máy dồn đẩy đoàn xe, phải đứng ở toa xe đầu tiên theo hướng đoàn dồn dịch chuyển để xác nhận các ghi liên quan đã đúng chiều, làm tín hiệu truyền cho trưởng dồn, đồng thời phát hiện chướng ngại để kịp thời bắt đoàn dồn dừng lại.
Điều 234. Nhiệm vụ của lái tầu trong khi dồn:
1. Chấp hành chính xác, khẩn trương các tín hiệu, chỉ thị nhận được;
2. Chú ý theo dõi chiều hướng ghi, các chướng ngại trên đường dồn;
3. Bảo đảm an toàn công tác dồn và an toàn lao động;
4. Không được chuyển dịch đầu máy khi chưa có tín hiệu của trưởng dồn. Nếu tín hiệu không rõ ràng, phải yêu cầu báo lại (trường hợp đang dồn, cần thiết có thế dừng đoàn dồn lại);
5. Đối với ghi điện điều khiển tập trung hoặc ở bãi dồn có đặt tín hiệu dồn tầu đèn màu, phải chú ý trạng thái biểu thị của tín hiệu này;
6. Khi đẩy đoàn xe, phải thường xuyên kéo còi cảnh giác và chú ý tín hiệu của trưởng dồn để điều chỉnh tốc độ thích hợp và kịp thời dừng khi cần thiết.
Điều 235. Thông thường mỗi bãi dồn chỉ bố trí một máy dồn hoạt động. Nếu ở ga có khối lượng dồn lớn, cần phải cho nhiều máy dồn hoạt động, trong một bãi dồn phải cử người chỉ huy chung và phải được quy định trong trong QTQLKT ga.
Điều 236. Trong trường hợp cần thiết mà không tìm được người có chức danh TBCT ga, trưởng tầu để đi tầu thì cho phép cử trưởng dồn thay làm trưởng tầu nhưng phạm vi không được quá một khu gian.
Điều 237. Khi cắt toa xe trên dường cụt phải để toa xe cách bục chắn ít nhất là 12m; cấm dồn phóng và thả trôi toa xe vào các đường này.
Điều 238. Trưởng ga, Trưởng trạm phải căn cứ vào tình hình thực tế và khối lượng công tác để quy định trình tự, biện pháp công tác dồn trong QTQLKT.
Điều 239. Khi cần dồn ở ga nằm trên độ dốc quá 2,5%o cũng như ở ga mà đường từ ghi ra khu gian có độ dốc quá 2,5%o khi không có đường rút dồn phải:
1. Tiến hành dồn đẩy với đầu máy nối phía dưới dốc;
2. Nếu không thể làm như vậy, thì bắt buộc phải nối tất cả hãm tự động của đoàn dồn và phải thử hãm trước khi dồn.
Điều 240. Việc dồn trên đường chính hoặc trên đường đón gửi tầu, việc cho đầu máy dồn hoặc đoàn dồn từ bãi này sang bãi khác phải được TBCT ga cho phép. Việc chuyển dịch nói trên cũng như việc đầu máy ra vào kho, thủ tục liên hệ và biện pháp bảo đảm an toàn chạy tầu phải được quy định trong QTQLKT ga.
Điều 241. Việc dồn trên các đường chuyên dùng không do ga quản lý (các đường của xí nghiệp đầu máy, xí nghiệp toa xe, của các công ty, nhà máy...) chỉ được tiến hành khi đã được đơn vị quản lý cho phép.
Trường hợp đường chuyên dùng có máy dồn riêng, công việc dồn tại đó do đơn vị quản lý đảm nhiệm. Việc giao nhận toa xe cũng như việc đưa lấy toa xe trong trường hợp này được tiến hành ở địa điểm phân giới; địa điểm này được quy định trong QTQTKT ga và trong hợp đồng khai thác đường chuyên dùng.
Điều 242. Việc giao nhận đầu máy giữa ga và trạm đầu máy phải tiến hành ở địa điểm phân giới giữa ga và trạm được quy định trong QTQLKT ga. Giờ đầu máy ra vào kho phải được nhân viên dẫn máy của ga, của trạm đầu máy và trưởng dồn (đối với máy dồn) ghi vào sổ giao nhận và yêu cầu bên nhận máy ký tên xác nhận.
Điều 243. Khi ga có thi công sửa chữa đường hoặc thiết bị khác, việc chuyển dịch các tầu công trình, máy làm đường và các phương tiện tự chạy khác trong phạm vi địa điểm thi công do người chỉ huy thi công điều khiển. Khi di chuyển các tầu hoặc các phương tiện nói trên ra ngoài địa điểm thi công phải được sự đồng ý và hướng dẫn của TBCT ga.
Điều 244. Trước khi kéo toa xe ở các đường trong bãi dồn ra đường rút dồn hoặc vào bãi gửi tầu, tổ dồn có nhiệm vụ xác định đã lấy hết chèn, các chốt lưỡi móc đã sập. Khi chuyển dịch các toa xe có xếp hàng đặc biệt, nguy hiểm, quá khổ, trưởng dồn phải kiểm tra xác định bảo đảm an toàn, không trở ngại trong quá trình di chuyển.
MỤC 3: DỒN RA NGOÀI GIỚI HẠN GA VÀ TRÊN ĐƯỜNG NHÁNH TRONG KHU GIAN
Điều 245. Khi cần dồn ra ngoài giới hạn ga (trừ ga có bố trí tín hiệu dồn ra ngoài giới hạn ga) và khi dồn tại đường nhánh trong khu gian phải được lệnh của NVĐĐCT cho phép và được sự đồng ý của TBCT ga bên. Khi tổ chức dồn phải giao cho lái tầu bằng chứng cho phép chiếm dụng khu gian.
Trường hợp điện thoại điều độ không thông, TBCT hai ga đầu khu gian làm thủ tục dồn và ghi sự việc vào sổ nhật ký chạy tầu ga. Sau khi khôi phục điện thoại với điều độ, TBCT ga dồn tầu báo cáo lại cho NVĐĐCT.
Điều 246. Thủ tục, điều kiện tiến hành và bằng chứng cho phép dồn ra ngoài giới hạn ga (trừ trường hợp dồn theo đuôi tầu chạy trước) trong từng phương pháp đóng đường quy định như sau:
1. Đóng đường tự động.
Chỉ được tiến hành dồn khi ga đang ở hướng gửi tầu và phân khu tiếp giáp đã thanh thoát. Ngoài việc mở tín hiệu ra ga, TBCT ga còn phải giao cho lái tầu thẻ hình chìa khóa và cảnh báo ghi rõ nội dung dồn ra ngoài giới hạn ga.
Nếu không có thẻ hình chìa khóa hoặc dồn từ đường không có cột tín hiệu ra ga, phải đình chỉ sử dụng đóng đường tự động, chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín; thủ tục và điều kiện dồn tiến hành theo quy định tại khoản 4 của Điều này.
Khi sử dụng đóng đường tự động, cấm kết hợp dồn ra ngoài giới hạn ga với việc gửi tầu sang ga bên.
2. Đóng đường nửa tự động.
Chỉ được tiến hành khi khu gian thanh thoát, sau khi làm thủ tục đóng đường gửi tầu và đã được ga bên đồng ý. Ngoài việc mở tín hiệu ra ga, TBCT ga còn phải giao cho lái tầu thẻ hình chìa khóa và cảnh báo ghi rõ nội dung dồn ra ngoài giới hạn ga.
Nếu không có thẻ hình chìa khóa hoặc dồn từ đường không có cột tín hiệu ra ga, phải đình chỉ sử dụng đóng đường nửa tự động, chuyển sang dùng phương pháp đóng đường bằng điện tín; thủ tục và điều kiện dồn tiến hành theo quy định tại khoản 4 của Điều này.
Khi sử dụng đóng đường nửa tự động, cấm kết hợp dồn ra ngoài giới hạn ga với việc gửi tầu sang ga bên.
3. Đóng đường bằng máy thẻ đường.
Chỉ được tiến hành khi khu gian thanh thoát. Thủ tục xin đường dồn quy định như sau:
TBCT ga cần tiến hành dồn, xin đường theo mẫu: "Xin đường dồn ra ngoài cột tín hiệu vào ga phía... từ... giờ... phút đến... giờ.... phút. NVĐĐCT đã cho phép dồn theo mệnh lệnh số.." (bỏ câu cuối cùng trong trường hợp điện thoại điều độ không thông).
Nếu không có tầu sắp chạy vào khu gian, TBCT ga bên trả lời: "Đồng ý cho ga...dồn ra ngoài cột tín hiệu vào ga phía... từ... giờ... phút đến... giờ.... phút"; sau đó phát điện cho TBCT ga xin đường dồn lấy thẻ đường để dồn.
Ngoài việc giao thẻ đường, TBCT ga còn phải cấp cảnh báo cho lái tầu ghi rõ nội dung dồn ra ngoài giới hạn ga.
Trường hợp dồn một đoàn tầu ra ngoài giới hạn ga mà sau khi dồn đoàn tầu sẽ chạy sang ga bên, cho phép TBCT ga xin đường dồn kết hợp với xin đường gửi tầu theo mẫu sau: "Xin đường dồn ra ngoài cột tín hiệu vào ga phía... từ... giờ... phút đến... giờ... phút. Dồn xong tầu này sẽ tiếp tục chạy đến ga.... NVĐĐCT đã cho phép tại mệnh lệnh số..." (bỏ câu cuối cùng trong trường hợp điện thoại điều độ không thông).
Nếu không có tầu sắp chạy vào khu gian, TBCT ga bên trả lời "Đồng ý cho ga...dồn ra ngoài cột tín hiệu vào ga phía... từ... giờ... phút đến... giờ... phút"; sau đó phát điện cho TBCT ga xin đường dồn lấy thẻ đường.
Ngoài việc giao thẻ đường, TBCT ga còn phải cấp cảnh báo cho lái tầu ghi rõ nội dung dồn ra ngoài giới hạn ga.
Việc xin đường dồn kết hợp với xin đường gửi tầu chỉ được phép tiến hành khi thời gian dồn ra ngoài giới hạn ga không quá 30 phút. Nếu thời gian này quá 30 phút thì phải chia làm 2 giai đoạn riêng biệt với thủ tục sau:
a) Giai đoạn dồn ra ngoài giới hạn ga và áp dụng các thủ tục về dồn;
b) Giai đoạn gửi tầu sang ga bên và áp dụng thủ tục xin đường gửi tầu.
Chỉ được tiến hành khi khu gian thanh thoát. Thủ tục xin đường dồn quy định như sau:
Căn cứ vào điện tín cho đường của ga bên, TBCT ga xin đường dồn ghi vào phiếu đường, giao cho lái tầu kèm với cảnh báo ghi rõ nội dung dồn ra ngoài giới hạn ga.
Căn cứ vào điện tín cho đường của ga bên, TBCT ga xin đường dồn ghi vào phiếu đường, giao cho lái tầu kèm với cảnh báo ghi rõ nội dung dồn ra ngoài giới hạn ga.
Việc xin đường dồn kết hợp với xin đường gửi tầu chỉ được phép tiến hành khi thời gian dồn ra ngoài giới hạn ga không quá 30 phút. Nếu thời gian này quá 30 phút thì phải chia làm 2 giai đoạn riêng biệt như quy định tại khoản 3 của Điều này.
5. Đóng đường bằng thông tri.
Cấm dồn ra ngoài giới hạn ga khi sử dụng phương pháp đóng đường bằng thông tri.
Điều 247. Khi cần dồn ra ngoài cột tín hiệu vào ga theo đuôi một tầu chạy trước (trừ trường hợp đóng đường tự động), TBCT ga phải báo cáo với NVĐĐCT. Khi thấy không có trở ngại, NVĐĐCT phát mệnh lệnh theo mẫu.
"Mệnh lệnh số... lúc... giờ.. phút, ngày... tháng... năm..., cho phép tầu số... (hoặc đoàn dồn) dồn ra ngoài giới hạn ga... phía... theo đuôi tầu số... ga... cấp cảnh báo cho lái tầu của tầu số... chạy trước biết: cấm lùi vào phạm vi cột tín hiệu báo trước của cột tín hiệu vào ga vì có tầu dồn theo đuôi " .
Nếu tầu chạy trước bị dừng trong phạm vi từ cột tín hiệu vào ga đến cột tín hiệu báo trước của cột tín hiệu vào ga đó, trưởng tầu của tầu chạy trước phải tiến hành phòng vệ ngay.
Sau khi nhận được lệnh của NVĐĐCT, TBCT ga cấp cảnh báo cho tầu chạy trước theo mẫu trên, cấp bản sao mệnh lệnh điều độ cho lái tầu, trưởng tầu (nếu có) của tầu dồn, đồng thời báo cho TBCT ga bên bằng điện tín: "Sau tầu số... có tầu số (hoặc đoàn dồn) dồn theo đuôi".
Việc dồn theo đuôi chỉ được tiến hành sau khi tầu chạy trước đã chạy được 5 phút. Cự ly di chuyển của tầu dồn (hoặc đoàn dồn) vào khu gian không được vượt quá 800m kể từ cột tín hiệu vào ga.
Ngoài việc giao bản sao lệnh điều độ, TBCT ga còn phải giao cảnh báo cho lái tầu theo mẫu: "Dồn ra ngoài giới hạn ga, theo đuôi tầu số... rồi trở về ga trước...giờ. . . phút" .
Thời gian tầu dồn hoặc đoàn dồn quay về ga chậm nhất là cùng thời điểm với giờ quy định đến ga bên của tầu chạy trước.
Sau khi tầu dồn hoặc đoàn dồn đã trở về ga, TBCT ga phải báo cho NVĐĐCT và TBCT ga bên bằng điện tín sau: "Tầu dồn số... (hoặc đoàn dồn) đã trở về ga lúc ….giờ... phút".
Điều 248. Cấm dồn theo đuôi tầu chạy trước trong các trường hợp sau:
1. Khi áp dụng phương pháp đóng đường tự động;
2. Khi tầu chạy trước có máy đẩy vào khu gian rồi quay về ga;
3. Khi đã đồng ý cho TBCT ga bên dùng thẻ đường phản hồi;
4. Ở các khu gian đặc biệt;
5. Ở ga mà trong phạm vi 800m tính từ cột tín hiệu vào ga ra khu gian có độ dốc trên 6%o (kể cả dốc lên, dốc xuống) và phải được quy định trong QTQLKT ga.
B. Dồn ở đường nhánh trong khu gian
Điều 249. Khi tầu đi dồn ở đường nhánh, trước khi làm thủ tục đóng đường, TBCT ga phải báo cáo và được phép của NVĐĐCT. Trường hợp dồn ở đường nhánh không có trạm bổ trợ, NVĐĐCT phải căn cứ vào tình hình chạy tầu thực tế, quy định thời gian dồn và thời gian quay về ga hoặc chạy đến ga bên để TBCT ga cấp cảnh báo cho lái tầu, trưởng tầu.
Điều 250. Khi tầu đi dồn ở đường nhánh hoặc khi từ đường nhánh trở về ga hay chạy sang ga bên, nếu tổ chức chạy lùi, trưởng tầu phải đứng ở toa đầu tiên theo hướng tầu chạy lùi làm tín hiệu chạy lùi cho lái tầu. Trong khi lùi, trưởng tầu phải quan sát quãng đường phía trước, chú ý các địa điểm thi công, cầu chung, đường ngang, đường giao cắt... và làm ngay tín hiệu ngừng cho lái tầu khi thấy trở ngại. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng van khẩn cấp (nếu có) để bắt tầu dừng.
Tốc độ chạy lùi không được vượt quá 15km/h.
Đối với các đường nhánh không có trạm bổ trợ, trước khi cho tầu rời khỏi đường nhánh, trưởng tầu phải kiểm tra, xác nhận việc chèn hãm toa xe đã đúng quy định, ghi đã quay về định vị và lưỡi ghi đã áp sát ray cơ bản.
Tốc độ dồn trong đường nhánh phải chấp hành đúng tốc độ quy định trong Biệt lệ (nếu có) đối với đường nhánh này.
Điều 251. Trước khi cho đầu máy, toa xe từ đường nhánh có trạm bổ trợ ra đường chính trong khu gian để dồn, TBCT trạm phải báo cho TBCT ga A yêu cầu phong tỏa khu gian.
Ga A Trạm C Ga B
Nhận được yêu cầu trên, TBCT ga A phải báo cáo với NVĐĐCT để làm thủ tục phong tỏa khu gian như quy định tại Điều 120 của QTCT này, sau khi đã kiểm tra xác nhận khu gian thanh thoát. Nếu điện thoại điều độ không thông, TBCT ga A phải báo cho TBCT ga B, cùng nhau xác nhận khu gian thanh thoát và làm thủ tục phong tỏa khu gian như quy định tại Điều 121 của QTCT này.
Điện tín phong tỏa khu gian phải đồng điện cho TBCT trạm đường nhánh.
Sau khi nhận được điện tín phong tỏa khu gian, TBCT trạm cấp cho lái tầu giấy phép vạch chéo đỏ và cảnh báo trong đó ghi rõ phạm vi đoàn dồn được phép chuyển dịch và những điều cần thiết khác. Đoàn dồn chỉ được chuyển dịch trong phạm vi khoảng cách giữa 2 biển báo trạm
Việc chuyển dịch đầu máy, toa xe giữa đường nhánh và đường chính phải tiến hành theo biện pháp và tín hiệu dồn quy định. Sau khi dồn xong, đường chính đã thanh thoát, ghi đã khóa theo định vị, TBCT trạm điện báo cho TBCT ga A để giải tỏa khu gian, theo mẫu: "Công việc dồn đã xong lúc... giờ.... phút, khu gian thanh thoát, yêu cầu giải tỏa khu gian".
Nhận được điện tín trên, TBCT ga A báo cáo NVĐĐCT để làm thủ tục giải toả khu gian như quy định tại Điều 129 của QTCT này. Nếu điện thoại điều độ không thông, TBCT ga A báo cho TBCT ga B biết và cùng nhau làm thủ tục giải tỏa khu gian như quy định tại Điều 130 của QTCT này.
Điều 252. Khi cần dồn đẩy tay, phải chấp hành những biện pháp cần thiết như sau:
1. Chỉ huy việc dồn đẩy tay:
a) Ở ga, có thể do TBCT ga trực tiếp điều khiển hoặc do phụ TBCT ga, trưởng dồn điều khiển theo lệnh của TBCT ga;
b) Ở đường nhánh hoặc các đường chuyên dùng do nhân viên phụ trách tại địa điểm đó điều khiển.
2. Các toa xe đồn đẩy tay phải có hãm tay tốt. Trước khi dồn đẩy, phải thử hãm tay và bố trí nhân viên phụ trách các hãm đó;
3. Tốc độ di chuyển của các toa xe không được quá 5km/h;
4. Mỗi lần dồn không quá một toa nặng hoặc hai toa rỗng, các toa xe khi dồn đẩy tay phải nối liền nhau;
5. Khi dồn đẩy, những nhân viên tham gia đẩy toa phải đi theo dọc hai bên của toa xe; không được đi trên đường ray hoặc đi vào chỗ hai toa nối nhau và phải tăng cường chú ý để kịp thời tránh những chướng ngại vật như đường có ke cao, các cửa kho, cần ghi, biển ghi, toa xe đỗ song song với đường dồn.
Điều 253. Cấm dồn đẩy tay trong trường hợp sau:
1. Trên đường có độ dốc quá 2,5%o;
2. Khi thời tiết không tốt cũng như khi thiếu dụng cụ chèn, hãm;
3. Khi hãm tay của toa xe hỏng;
4. Dùng toa xe này đấm vào toa xe khác để khởi động hoặc lấy đà;
5. Ban đêm mà địa điểm dồn đẩy tay không có đầy đủ ánh sáng.
Điều 254. Ở ga có trang bị tời chuyên dùng hoặc các dụng cụ cơ giới chuyên dùng cho việc dồn thì trình tự và biện pháp dồn bằng các phương tiện này quy định trong QTQLKT ga.
Điều 255. Việc chạy tầu trên một khu đoạn chỉ do một NVĐĐCT chỉ huy.
Những mệnh lệnh của cấp trên hoặc của người lãnh đạo trực tiếp của NVĐĐCT phải được thực hiện thông qua NVĐĐCT chạy tầu.
Tất cả nhân viên đường sắt công tác trên khu đoạn phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của NVĐĐCT.
Điều 256. NVĐĐCT có trách nhiệm thực hiện tốt BĐCT trong khu đoạn mình phụ trách, cụ thể là:
1. Kiểm tra các ga về việc thi hành BĐCT và kế hoạch lập tầu;
2. Kịp thời ra mệnh lệnh cần thiết cho các TBCT ga, lái tầu, trưởng tầu... (trực tiếp hoặc thông qua TBCT ga);
3. Áp dụng mọi biện pháp để ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm để khôi phục BĐCT;
4. Thường xuyên chỉ huy, kiểm tra tầu đi, đến ở các ga, tránh, vượt nhau và tầu chạy trong khu đoạn, đồng thời tìm mọi cách bảo đảm an toàn chạy tầu.
Điều 257. Khi bắt đầu lên ban, NVĐĐCT phải gọi tất cả các ga trong khu đoạn để kiểm tra việc lên ban của TBCT ga và đối chiếu giờ đồng hồ ở các ga, nắm tình hình từng ga, kiểm tra lại các cảnh báo còn hiệu lực và những chỉ thị cần thiết khác.
Điều 258. NVĐĐCT phải nhận báo cáo của các ga về tầu đến, đi, thông qua của từng tầu, kẻ hành trình tầu chạy thực tế vào BĐCT với số liệu cần thiết và nguyên nhân vi phạm.
Trên BĐCT thực tế, NVĐĐCT phải ghi:
1. Số hiệu tầu, đầu máy, thành phần, tổng trọng đoàn tầu, tên lái tầu và trưởng tầu;
2. Những số liệu về vận dụng đầu máy;
3. Tình hình toa xe tác nghiệp hàng hóa, xe rỗng, xe đang sửa chữa, xe chờ sửa chữa, xe hỏng, xe chờ vận dụng ở các ga theo định kỳ báo cáo;
4. Tình hình toa xe, đầu máy chiếm dụng đường đón gửi ở các ga;
5. Tầu hỗn hợp, tầu có xếp hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm, hàng quá khổ giới hạn (ghi mực đỏ cấp quá khổ), tầu quá dài, quá tải và tầu cần có điều kiện chạy đặc biệt khác;
6. Việc phong tỏa khu gian cũng như những sự việc trở ngại khác..., tai nạn liên quan đến chạy tầu.
Điều 259. Tất cả những mệnh lệnh phải do NVĐĐCT ra lệnh trực tiếp cho TBCT ga. TBCT ga truyền đạt cho các nhân viên khác có liên quan. Những mệnh lệnh phải đăng ký vào sổ đăng ký lệnh điều độ được quy định tại Điều 260 của QTCT này và TBCT ga phải đăng ký vào sổ đăng ký lệnh nhận của điều độ.
Điều 260. Những mệnh lệnh của NVĐĐCT về các việc dưới đây phải được đăng ký vào sổ đăng ký lệnh điều độ:
1. Phong tỏa và giải tỏa khu gian;
2. Chuyển từ phương pháp đóng đường này sang phương pháp đóng đường khác;
3. Tầu quá dài, bội tải, tầu hỗn hợp, tầu có toa xe xếp hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm hoặc hàng quá khổ giới hạn;
4. Đón, gửi tầu khách, tầu hỗn hợp trên đường không quy định đón gửi tầu;
5. Lập thêm tầu và bãi bỏ tầu so với BĐCT;
6. Cho tầu dồn theo đuôi một tầu khác, tầu dừng để làm việc trong khu gian;
7. Tầu cứu viện, đầu máy cứu viện, tầu công trình... vào khu gian phong tỏa;
8. Giảm tốc độ chạy tầu khi đoàn tầu đó cần phải giảm tốc độ; mệnh lệnh bổ sung cảnh báo;
9. Mở hoặc bỏ trạm tạm thời trong khu gian, thay đổi địa điểm cấp nước đầu máy, toa xe, cắt đầu máy ghép nếu trước khi qua cầu không được phép nối đầu máy liền nhau;
10. Chỉ định người chỉ huy chạy tầu trong khu gian có nhiều tầu cứu viện, nhiều tầu công trình theo quy định Điều 166 của QTCT này và những mệnh lệnh mà NVĐĐCT cần lưu trữ.
Điều 261. Khi nhận mệnh lệnh của NVĐĐCT, TBCT ga phải ghi vào sổ đăng ký lệnh nhận của điều độ và nhắc lại từng chữ cho NVĐĐCT nghe, đồng thời báo họ tên và giờ nhận.
Sau khi nghe mệnh lệnh đã được nhận đúng, NVĐĐCT xác nhận, ghi tên người nhận và giờ phát.
Mệnh lệnh của NVĐĐCT phải do chính TBCT ga trực tiếp nhận.
Khi đọc mệnh lệnh cho một số ga cùng một lúc, NVĐĐCT chỉ định một trong các TBCT ga nhắc lại, các TBCT ga khác chú ý đối chiếu cho đúng.
Điều 262. Trong các trường hợp dưới đây, NVĐĐCT phải ra mệnh lệnh phong tỏa khu gian:
1. Căn cứ giấy phép cho phép phong tỏa khu gian của Thủ trưởng TCĐH GTVTĐS hoặc người được ủy quyền theo kế hoạch cho trước;
2. Khi có yêu cầu cứu viện hoặc khi được báo trong khu gian có chướng ngại, hư hỏng đường, cầu, hầm, công trình, thiết bị, đe dọa an toàn chạy tầu (NVĐĐCT nhận thông tin này phải đăng ký, lưu trữ trong sổ đăng ký lệnh điều độ).
Mệnh lệnh phong tỏa khu gian theo mẫu "Mệnh lệnh số.... vì......... (lý do phong tỏa) khu gian giữa ga... và ga... phong tỏa từ.... giờ..... phút đến...... giờ... phút. Cấm tầu chạy, trừ tầu cứu viện, tầu công trình được gửi vào khu gian để...".
NVĐĐCT ký tên.
Điều 263. Trong mọi trường hợp, mệnh lệnh phong tỏa khu gian phải do TBCT ga trực tiếp nhận. Nếu một ga đầu khu gian thuộc sự chỉ huy của NVĐĐCT khác thì hai NVĐĐCT này phải thỏa thuận và chuyển nội dung mệnh lệnh phong tỏa cho nhau.
Điều 264. Sau khi nhận được báo cáo và xác nhận khu gian thanh thoát như quy định tại các Điều 129, 130, 147 của QTCT này, NVĐĐCT ra lệnh giải tỏa khu gian theo mẫu :
"Mệnh lệnh số…..bãi bỏ mệnh lệnh số........ ngày.......... tháng ........ năm...., khu gian giữa ga. . . . . . . . . . và ga. . . . . . giải tỏa để chạy tầu kể từ. . . . giờ. . . . phút " .
NVĐ ĐCT ký tên.
NVĐĐCT phải ghi, lưu trữ việc giải tỏa khu gian trong sổ đăng ký lệnh của NVĐĐCT.
Điều 265. Khi cần thiết cho tầu dừng trong khu gian, tầu đến làm việc ở đường nhánh, NVĐĐCT phải ra lệnh cho TBCT hai ga đầu khu gian cho phép gửi tầu, trong đó phải quy định địa điểm dừng, thời gian làm việc và thời hạn về đến ga (trừ tầu công trình gửi vào khu gian phong tỏa để tiến hành thi công thì theo mệnh lệnh phong tỏa khu gian và sự hướng dẫn của người chỉ huy thi công).
Điều 266. Khi nhận được yêu cầu cứu viện, NVĐĐCT phải ra lệnh cho đội cứu viện và cho ga được chỉ định lập tầu cứu viện (mệnh lệnh được đồng gửi cho các đơn vị khác có liên quan).
Sau khi tầu cứu viện chuẩn bị xong, NVĐĐCT ra lệnh cứu viện như quy định tại Chương VI của QTCT này.
Điều 267. Sau khi nhận được báo cáo của TBCT ga về việc mất tác dụng của thiết bị đóng đường chạy tầu cũng như khi nhận được báo cáo về sự phục hồi tác dụng của thiết bị đóng đường chạy tầu, NVĐĐCT phải ghi sự việc này vào sổ đăng ký lệnh điều độ và thông qua TBCT hai ga đầu khu gian để xác định khu gian thanh thoát, sau đó ra lệnh theo mẫu.
"Mệnh lệnh số.... vì.... cho phép ga.... và ga.... chuyển sang phương pháp đóng đường chạy tầu bằng . . . . (hoặc phục hồi phương pháp đóng đường chạy tầu bằng . . . . ) kể từ...... giờ..... phút"
NVĐĐCT ký tên.
Điều 268. Khi chuyển sang phương pháp đóng đường bằng điện tín mà điện thoại đóng đường giữa hai ga không thông, NVĐĐCT cho phép hai ga dùng điện thoại điều độ như sau: khi ra lệnh đổi sang phương pháp đóng đường bằng điện tín thì dùng mẫu quy định tại Điều 267 của QTCT này và bổ sung câu: "và dùng điện thoại điều độ".
Sau khi nhận được mệnh lệnh của NVĐĐCT, TBCT hai ga dùng điện thoại điều độ làm thủ tục chạy tầu, qua sự kiểm tra của NVĐĐCT.
NVĐĐCT phải ghi giờ, tình hình xin đường và cho đường của hai ga vào sổ lệnh điều độ để theo dõi.
Điều 269. Việc cấp cảnh báo được thực hiện theo quy định tại Điều 316 QPKTKTĐS và những trường hợp liên quan đến Điều 271 của QTCT này.
Điều 270. Cảnh báo do TBCT ga cấp cho lái tầu, trưởng tầu theo biện pháp và thủ tục quy định của QTCT này.
Trường hợp cứu viện thì người chỉ huy chạy tầu cứu viện được phép viết bổ sung vào cảnh báo cho lái tầu, trưởng tầu của đoàn tầu cứu viện.
Điều 271. Những nhân viên Đường sắt được yêu cầu cảnh báo:
1. Đối với công việc thi công đã có kế hoạch trước:
a) Cung trưởng cung cầu, đường, hầm, thông tin tín hiệu đường sắt hoặc người chỉ huy thi công có cấp bậc tương đương nhưng thời hạn cảnh báo không quá 24giờ;
b) Giám đốc các công ty quản lý đường sắt, công ty thông tin tín hiệu đường sắt hoặc người chỉ huy thi công có cấp bậc tương đương nhưng thời hạn cảnh báo không quá 120 giờ;
c) Thủ trưởng TCĐHGTVTĐS hoặc người được ủy quyền quy định bằng công lệnh nếu thời hạn cảnh báo quá 120 giờ.
2. Đối với những hư hỏng hoặc chướng ngại đột xuất uy hiếp đến an toàn chạy tầu, do người phát hiện sự việc yêu cầu;
3. Đối với việc sử dụng goòng trong điều kiện tầm nhìn hạn chế do người phụ trách goòng yêu cầu;
4. Khi thay đổi địa điểm thiết bị do người quản lý thiết bị yêu cầu;
5. Các trường hợp khác do TBCT ga báo cáo NVĐĐCT để chỉ định ga cấp cảnh báo.
Điều 272. Yêu cầu cảnh báo phải được chuyển bằng điện tín, bằng giấy hay trực tiếp đến TBCT ga, trưởng phòng điều độ. Người nhận được thông tin phải ghi vào sổ đăng ký cảnh báo và làm thủ tục cấp cảnh báo.
1. Nội dung yêu cầu cấp cảnh báo như sau:
a) Địa điểm cần cảnh báo;
b) Lý do cảnh báo;
c) Thời gian cảnh báo có hiệu lực (thời gian bắt đầu, kết thúc);
d) Những điểm cần chú ý khi tầu chạy (tốc độ, dẫn đường).
2. Việc đưa yêu cầu cấp cảnh báo quy định như sau:
a) Khi cung trưởng cung cầu, đường, hầm, thông tin tín hiệu đường sắt yêu cầu: phải gửi đến ga đầu khu gian cần cảnh báo hoặc trực tiếp đến ga ghi vào sổ đăng ký cảnh báo của ga;
b) Khi giám đốc công ty quản lý đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt hoặc người chỉ huy thi công có cấp bậc tương đương yêu cầu: phải dùng điện tín chuyên cho một trong TBCT hai ga đầu khu gian và NVĐĐCT;
c) Khi yêu cầu cảnh báo quy định bằng Công lệnh: phải gửi các đơn vị liên quan.
3. Khi nhận được yêu cầu cấp cánh báo, TBCT ga phải báo cáo bằng điện tín cho NVĐĐCT và TBCT ga bên.
Điều 273. Thời hạn đưa yêu cầu cảnh báo quy định như sau:
1. Đối với thi công có kế hoạch trước: phải đưa cùng lúc với kế hoạch thi công. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà không thể đưa cùng một lúc với kế hoạch thi công thì phải đưa chậm nhất 3 giờ trước giờ cảnh báo có hiệu lực;
2. Đối với goòng: phải gửi chậm nhất một giờ trước giờ goòng vào làm việc trong khu gian;
3. Công lệnh cảnh báo phải gửi đến các đơn vị liên quan chậm nhất 24 giờ trước giờ cảnh báo có hiệu lực.
Điều 274. Khi có lũ lụt, mưa to, gió bão, trong điều kiện được phép gửi tầu, mặc dù chưa có yêu cầu cấp cảnh báo, TBCT hai ga đầu khu gian có đoạn đường xung yếu phải cấp cảnh báo cho các tầu gửi vào khu gian chú ý cảnh giác và giảm tốc độ khi chạy vào địa điểm xung yếu.
TBCT ga phải báo cho NVĐĐCT và đơn vị quản lý đường sắt có liên quan đế xác định việc tiếp tục hoặc bãi bỏ cấp cảnh báo cho tầu.
Điều 275. NVĐĐCT phải chỉ định những ga dưới đây cấp cảnh báo:
1. Ga khởi hành của các tầu;
2. Ga gần địa điểm cảnh báo nhất mà ở đó các tầu dừng theo quy định để tác nghiệp kỹ thuật;
Ga được chỉ định cấp cảnh báo phải ghi nội dung cảnh báo vào sổ đăng ký cảnh báo.
Điều 276. Từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 hàng năm, Thủ trưởng Tổ chức được giao quản lý KCHTĐS hoặc người được ủy quyền phải ban hành công lệnh tốc độ, công lệnh cảnh báo, quy định các địa điểm xung yếu.
Công lệnh tốc độ là văn bản quy định tốc độ chạy tầu thường xuyên trong năm.
Công lệnh cảnh báo là văn bản quy định tốc độ chạy tầu khác với tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ. Công lệnh cảnh báo quy định tốc độ trong một thời gian nhất định do phải tiến hành thi công, sửa chữa cầu, đường hoặc do các nguyên nhân khác mà phải thay đối tốc độ.
Nhận được yêu cầu cảnh báo, Thủ trưởng các đơn vị phải truyền đạt nội dung công lệnh cảnh báo cho lái tầu, trưởng tầu và các nhân viên có liên quan biết để chấp hành.
Từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng, trưởng phòng điều độ phải kiểm tra chắc chắn và xác nhận việc truyền đạt công lệnh cảnh báo đến các đơn vị có liên quan.
NVĐĐCT theo yêu cầu cảnh báo quy định tại Điều 271 của QTCT này để ra lệnh cấp cảnh báo bổ sung cho các tầu.
Điều 277. Sau khi nhận được yêu cầu cấp cảnh báo hoặc công lệnh cảnh báo và đã chỉ định ga cấp cảnh báo, NVĐĐCT phải ghi nội dung cảnh báo vào sổ đăng ký cảnh báo trong khu đoạn mình phụ trách.
Việc đăng ký vào sổ tiến hành theo từng tuyến đường và đánh số theo từng tháng bắt đầu từ số 1 kể từ 0 giờ ngày đầu tháng.
Ngày đầu mỗi tháng, trưởng phòng điều độ và trưởng ga có nhiệm vụ chuyển sang tháng sau những cảnh báo còn hiệu lực và ký tên xác nhận để thực hiện.
Điều 278. Vào ngày cuối của mỗi tháng, giám đốc các công ty quản lý đường sắt thống kê những cảnh báo còn hiệu lực trong phạm vi quản lý của công ty để báo cáo với các cơ quan cấp trên có liên quan và chuyển bằng văn bản cho trưởng phòng điều độ.
Điều 279. Ở phòng làm việc của TBCT ga, phòng làm việc của NVĐĐCT những cảnh báo đã đăng ký vào sổ phải được viết lên bảng để theo dõi.
Những cảnh báo hết hiệu lực phải xóa đi.
Điều 280. Bằng chứng đã nhận được yêu cầu cấp cảnh báo là:
1. Nội dung và chữ ký của người yêu cầu ghi trong sổ đăng ký cảnh báo của ga đầu khu gian cần cảnh báo;
2. Đối với yêu cầu cảnh báo trong trường hợp nguy cấp đến an toàn chạy tầu mà người yêu cầu không thể đăng ký vào sổ được thì người nhận thông tin phải ghi vào sổ đăng ký điện tín và ký xác nhận.
Điều 281. Khi cấp cảnh báo cho tầu, TBCT ga phải viết rõ ràng nội dung cảnh báo theo mẫu quy định; lái tầu và trưởng tầu phải ký nhận vào tồn căn (ghi rõ họ tên) khi đã hiểu rõ nội dung cảnh báo.
Khi tầu chạy có đầu máy ghép thì giao cảnh báo cho lái tầu của đầu máy chính và bản sao cho các lái tầu của đầu máy sau.
Khi có đầu máy đẩy vào khu gian và trở về thì giao bản sao cho lái tầu của đầu máy đẩy.
Điều 282. Trường hợp không thể khôi phục việc chạy tầu bình thường đúng thời hạn ghi trong yêu cầu cảnh báo, người chỉ huy thi công phải đặt hoặc giữ lại tín hiệu giảm tốc độ và gửi kịp thời cho TBCT ga đầu khu gian yêu cầu kéo dài hiệu lực cảnh báo với nguyên nhân và thời hạn kéo dài.
Nhận được yêu cầu kéo dài thời hạn cảnh báo, TBCT ga và NVĐĐCT đăng ký vào sổ và thông báo cho ga liên quan tiếp tục cảnh báo cho tầu trong thời hạn kéo dài như thủ tục đã quy định.
Điều 283. Trường hợp cần bãi bỏ cảnh báo trước thời hạn, người yêu cầu cảnh báo phải báo cho NVĐĐCT hoặc ga đầu khu gian cấp cảnh báo bằng giấy, bằng điện tín hoặc ghi vào sổ đăng ký cảnh báo.
Nhận được yêu cầu bãi bỏ cảnh báo, NVĐĐCT ra lệnh cho các ga liên quan để bãi bỏ việc cấp cảnh báo.
Điều 284. Thủ trưởng TCĐHGTVTĐS căn cứ vào QTCT này xây dựng mẫu và nội dung các sổ sách ấn chỉ chạy tầu cần thiết khác chưa được quy định trong các mẫu tại phụ bản của QTCT này và quy định việc ghi chép, sử dụng.
Thủ trưởng đơn vị liên quan tổ chức cho nhân viên trong đơn vị học tập QTCT này để thực hiện.
Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng TCĐHGTVTĐS tập hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải để giải quyết.
Điều 285. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy trình này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.