ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 742/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 5 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 42/TTr-SLĐTBXH ngày 14/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Kế hoạch).
Điều 2. Căn cứ Quyết định này, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI
TÂM THẦN, TRẺ TỰ KỶ VÀ NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Theo số liệu thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có khoảng trên 7.815 người (tâm thần, trẻ em tự kỷ, rối nhiễu tâm trí) chiếm tỷ lệ 0,54%/so với tổng dân số. Trong đó, có 6.659 người tâm thần nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng và hơn 1.156 người tâm thần nhẹ, trẻ tự kỷ và rối nhiễu tâm trí đang được quản lý, chăm sóc tại cộng đồng. Trên 500 đối tượng là người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và trên 250 đối tượng là người tâm thần lang thang. Trên 280 trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông. Qua điều tra khảo sát, đa phần gia đình người tâm thần, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí còn nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; bản thân người tâm thần sống chủ yếu dựa vào người thân, gia đình, họ hàng và trợ cấp xã hội hàng tháng, việc đi lại giao tiếp xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến các dạng tật và mức độ khuyết tật về thần kinh, tâm thần do hậu quả của tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên tai và lạm dụng các chất kích thích... Bên cạnh đó, các cơ sở tư vấn chữa trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn hạn chế, phần lớn số người tâm thần, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí chưa có điều kiện đưa vào chăm sóc tại cơ sở được bài bản, chủ yếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tại gia đình, hơn nữa sự trợ giúp của các tổ chức xã hội, đoàn thể, y tế còn hạn chế đã gây nên trạng thái mệt mỏi, chán nản, buông xuôi đối với gia đình phải chăm sóc người tâm thần trong một thời gian dài. Chính vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025 là thật sự cần thiết, nhằm huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống quản lý, vận động sự hỗ trợ của cộng đồng; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, địa phương trong việc thực hiện chăm sóc đối tượng này.
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư; huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 70% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội.
- Ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.
- Ít nhất 400 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; 100% hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
- Khoảng 80% người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- Hàng năm, ít nhất 80% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Ít nhất 60% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; thu hút ít nhất 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở.
- Ít nhất 60% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế.
- Ít nhất 30% gia đình có người tâm thần, 30% gia đình có trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Ít nhất 80% cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở và cộng đồng được nâng cao năng lực thông qua tập huấn, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
a) Rà soát, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp về y tế, phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chính sách bảo hiểm y tế cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí theo quy định.
b) Tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn và triển khai phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
c) Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, điều trị, trị liệu và phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
2. Trợ giúp về lĩnh vực giáo dục
a) Rà soát, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ dụng cụ học tập và các hỗ trợ khác theo quy định đối với học sinh, sinh viên khuyết tật dạng tâm thần, tự kỷ, bị rối nhiễu tâm trí; áp dụng các chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên tham gia trực tiếp dạy trẻ em tự kỷ, trẻ khuyết tật dạng tâm thần, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí và nhân viên quản lý giáo dục trẻ em tự kỷ và thanh niên rối nhiễu tâm trí.
c) Tổ chức các hình thức giáo dục hòa nhập trong các trường phổ thông, các Trung tâm chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật dạng tâm thần, tự kỷ, trẻ chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, tạo môi trường thuận lợi cho các em được tiếp cận hình thức giáo dục phù hợp để hòa nhập, phát triển bản thân.
d) Đầu tư phát triển nâng cao hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập tỉnh Quảng Ngãi trong triển khai thực hiện hoạt động phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp sớm, cung cấp các dịch vụ giáo dục hòa nhập có chất lượng cho học sinh khuyết tật dạng tâm thần, tự kỷ và rối nhiễu tâm trí.
đ) Cung cấp thông tin, hướng dẫn các phương pháp nhận biết và kỹ thuật can thiệp cơ bản đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí cho giáo viên, nhân viên trong các trường học; cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ em tự kỷ cho gia đình nhằm nâng cao kỹ năng chăm sóc các đối tượng.
e) Phát triển hệ thống dịch vụ và mô hình giáo dục trẻ em tự kỷ, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí phù hợp với nhu cầu đa dạng của trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức, phát triển các dịch vụ, mô hình giáo dục dành cho trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật dạng tâm thần, trẻ có dấu hiệu rối nhiễu tâm trí.
g) Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về giáo dục đặc biệt của trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục cho trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
3. Trợ giúp về lĩnh vực xã hội
a) Đảm bảo thực hiện kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ được xác định mức độ khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng và trợ giúp đột xuất theo quy định.
b) Thực hiện các thủ tục, hồ sơ theo quy định để tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc người tâm thần đặc biệt nặng, tâm thần lang thang và người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng theo Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh.
c) Hướng dẫn, kết nối, tạo điều kiện cho gia đình người tâm thần, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
4. Trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao
a) Khuyến khích xây dựng và phát triển mô hình hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở phục hồi chức năng.
b) Hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, văn hóa và thể thao phù hợp cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở phục hồi chức năng.
c) Hướng dẫn, kết nối, tạo điều kiện cho gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ các chính sách, chương trình, dự án khác với lãi suất ưu đãi theo quy định để tạo việc làm, mở rộng việc làm, tăng thu nhập.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
a) Thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí nặng (công lập và ngoài công lập). Trong đó, ngân sách nhà nước tập trung nâng cấp, mở rộng và phát triển các cơ sở: Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đủ năng lực, quy mô, đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ về trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí nặng, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ; dần dần hình thành hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo hình thức tự nguyện, có thu phí dành cho các đối tượng có điều kiện, có nhu cầu được trợ giúp.
b) Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội, các cơ sở y tế, Bệnh viện tâm thần có chức năng chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí đạt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động khám sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp tư vấn, phục hồi chức năng, trị liệu và kết nối cung cấp dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng.
c) Khuyến khích, huy động nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí, trẻ em tự kỷ tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
a) Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng do Trung ương tổ chức về chăm sóc sức khỏe tâm thần, trợ giúp xã hội, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Liên kết, phối hợp với các trường Đại học Y để đào tạo bác sĩ, các trường đại học khác có đào tạo về công tác xã hội lâm sàng và tâm lý lâm sàng để nâng cao cho cán bộ y tế, cán bộ và nhân viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên các đơn vị, địa phương về công tác xã hội, các kỹ năng tiếp cận, bộ công cụ sàng lọc đánh giá phát hiện sớm và hỗ trợ can thiệp phòng ngừa nguy cơ đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và bị rối nhiễu tâm trí.
c) Tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
d) Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác phòng ngừa, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Y tế; các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
7. Truyền thông, nâng cao nhận thức
a) Đẩy mạnh công tác truyền thông thông qua các chuyên đề, phóng sự và các tin, bài nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí hệ thống trợ giúp xã hội; kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ và đối tượng khác.
b) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp thông qua hội nghị, hội thảo, cuộc thi tìm hiểu, nghiên cứu trao đổi học tập, băng rôn, phướn, sổ tay, tờ rơi... tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách quy định của pháp luật về lĩnh vực trợ giúp xã hội; kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ, các mô hình, gương điển hình...
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
8. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả Chương trình
a) Tổ chức điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật số liệu người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí làm cơ sở cho triển khai các hoạt động trợ giúp, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
b) Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về hoạt động trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ở các cấp, các ngành.
c) Thực hiện tổng hợp, báo cáo, phổ biến thông tin kết quả thực hiện trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cho các cơ quan liên quan ở cấp trung ương và địa phương.
d) Thực hiện giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nội dung và mục tiêu của Kế hoạch thực phù hợp với tình hình địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
2. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Hàng năm, các Sở, ban ngành và địa phương lập dự toán ngân sách để thực hiện Kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức triển khai; tổ chức khảo sát, đánh giá và thu thập thông tin về người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội xây dựng và nhân rộng mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; các hoạt động tư vấn, điều trị rối loạn, khủng hoảng tâm lý; tư vấn giới thiệu và hướng dẫn chuyển đối tượng tới các dịch vụ phù hợp khác cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Kế hoạch; bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, địa phương có liên quan thẩm định trình UBND tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm của các đơn vị, địa phương và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng cho người tâm thần trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng và các cơ sở trợ giúp xã hội; triển khai sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí, hướng dẫn phục hồi chức năng sớm cho trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí thuộc lĩnh vực ngành.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan triển khai lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; triển khai các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện tự kỷ và rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở y tế có liên quan thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh, sinh viên, học viên bị tự kỷ, rối nhiễu tâm trí và mắc bệnh thần kinh, tâm thần; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; nâng cao kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn các phương pháp nhận biết và kỹ thuật can thiệp cơ bản đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí trong trường học; triển khai thực hiện rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về giáo dục.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi
Phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
7. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và địa phương thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng là người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
8. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương thực hiện chính sách tín dụng cho các hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
9. Các sở, ngành có liên quan khác
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai Kế hoạch và phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu xây dựng chính sách có liên quan trợ giúp người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị-xã hội tỉnh
Vận động các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân tham gia trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch tại địa phương; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để trợ giúp cho các đối tượng là người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, SƠ KẾT, TỔNG KẾT
Căn cứ Kế hoạch này, yêu cầu các sở, ban ngành, hội đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch có liên quan khác để tổ chức triển khai nội dung theo nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện hàng năm (vào ngày 30 tháng 11), sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời làm cơ sở để ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2026 - 2030./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.