UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 738/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 19 tháng 4 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-UBND, ngày 28/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc áp dụng một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 30/TTr-SNN ngày 02 tháng 4 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Bộ tiêu chí và Quy trình xét công nhận, công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2019 – 2020, chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng và trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Phạm vi, đối tượng thực hiện: Các thôn thuộc các xã trong danh sách xã khó khăn dưới 10 tiêu chí khu vực biên giới tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan căn cứ Quyết định này chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, xã tổ chức triển khai thực hiện. Lồng ghép các chương trình, dự án để ưu tiên, hỗ trợ đầu tư cho các thôn đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch.
b) UBND các huyện căn cứ Quyết định này tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; thẩm định, xét công nhận, công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn. Hàng năm tổ chức rà soát đánh giá mức độ hoàn thành từng tiêu chí xây dựng thôn nông thôn mới trên địa bàn theo quy định. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
BỘ TIÊU CHÍ THÔN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 738/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
TT |
Tên tiêu chí |
Nội dung tiêu chí |
Chỉ tiêu |
1 |
Giao thông |
1.1. Đường trục thôn: Được cứng hóa mặt đường, các tuyến đường đảm bảo đi lại thuận tiện; Bề rộng nền tối thiểu là 3,0m; Bề rộng mặt tối thiểu là 2,0m; có các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo theo quy định. |
≥ 50% |
1.2. Đường ngõ, xóm: Được cứng hóa mặt đường, các tuyến đường đảm bảo sạch và không lầy lội vào mùa mưa; chiều rộng mặt đường nhỏ nhất là 1,0m |
≥ 50% |
||
1.3. Đường trục chính nội đồng: Không lầy lội, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện. |
Đạt |
||
2 |
Thủy lợi |
2.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động |
≥ 80% |
2.2. Đáp ứng các yêu cầu về phòng chống thiên tai |
Đạt |
||
3 |
Điện |
3.1. Hệ thống điện đạt chuẩn |
Đạt |
3.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn |
≥ 95% |
||
4 |
Cơ sở vật chất văn hóa |
4.1. Nhà văn hóa thôn - Diện tích đất quy hoạch nhà văn hóa từ 100 m2 trở lên; - Có hội trường nhà văn hóa tối thiểu từ 50 chỗ ngồi trở lên; trường hợp khó khăn về mặt bằng thì bảo đảm đủ chỗ ngồi tương ứng với số hộ trong thôn. - Có sân khấu trong hội trường phù hợp với diện tích nhà văn hóa; trường hợp khó khăn về mặt bằng thì chưa cần thiết có sân khấu. - Công trình phụ trợ: Có nhà vệ sinh, khuyến khích có tường rào bảo vệ. - Trang thiết bị: Đạt 80% trở lên; Trường hợp khó khăn kinh phí bảo đảm trang bị tối thiểu như bàn, ghế, các trang thiết bị còn lại sẽ bố trí dần qua các năm. |
Đạt |
4.2. Có sân tập thể thao đơn giản |
Đạt |
||
4.3. Trường hợp sử dụng Đình làng hoặc điểm sinh hoạt công cộng khác làm nơi hoạt động văn hóa, thể thao mà đảm bảo diện tích, có trang thiết bị và nội dung hoạt động theo tiêu chuẩn của nhà văn hóa vẫn được tính có nhà văn hóa thôn. |
Đạt |
||
5 |
Thông tin và truyền thông |
Có dịch vụ viễn thông, internet đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc của người dân trong thôn. |
Đạt |
6 |
Nhà ở dân cư |
6.1. Trên địa bàn thôn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, dột nát |
Đạt |
6.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định |
≥75% |
||
7 |
Thu nhập |
Thu nhập bình quân đầu người của thôn (triệu đồng/người/năm) |
2019≥33 2020≥ 36 |
8 |
Hộ nghèo |
Tỷ lệ hộ nghèo |
≤ 12% |
9 |
Lao động có việc làm |
Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động |
≥ 90% |
10 |
Tổ chức sản xuất |
Có mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung, hiệu quả, gắn với liên kết vùng nguyên liệu của thôn theo định hướng của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm hoặc mô hình phát triển cộng đồng |
Đạt |
11 |
Giáo dục và đào tạo |
11.1. Các tiêu chuẩn về người học đối với giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ được đảm bảo theo tiêu chuẩn phổ cập giáo dục và xóa mù chữ |
Đạt |
11.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) |
≥ 70% |
||
11.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo |
≥ 25% |
||
12 |
Y tế |
12.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế |
≥ 85% |
12.2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) |
≤ 26,7% |
||
13 |
Văn hóa |
13.1. Thôn được công nhận và giữ danh hiệu “Thôn văn hóa” |
Đạt |
13.2. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” |
≥ 70% |
||
13.3. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan |
≥ 75% |
||
13.4. Tỷ lệ người dân được phổ biến và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Hương ước của thôn, bản; tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. |
100% |
||
14 |
Môi trường và an toàn thực phẩm |
14.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định |
≥ 90% ≥50% |
14.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường |
100% |
||
14.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn |
Đạt |
||
14.4. Mai táng phù hợp theo quy định |
Đạt |
||
14.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định |
Đạt |
||
14.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch. |
≥70% |
||
14.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường |
≥60% |
||
14.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm |
100% |
||
15 |
Hệ thống chính trị |
15.1. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định |
Đạt |
15.2. Chi bộ đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” |
Đạt |
||
15.3. Các tổ chức đoàn thể đạt loại khá trở lên |
Đạt |
||
15.4. Có Ban phát triển thôn hoạt động theo quy chế do cộng đồng bầu và được UBND xã công nhận |
Đạt |
||
15.5. 100% người dân cam kết thực hiện quy ước, hương ước của cộng đồng |
Đạt |
||
15.6. Có kế hoạch thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí được UBND xã xác nhận, lập theo phương pháp có sự tham gia của cộng đồng |
Đạt |
||
15.7. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội |
Đạt |
||
16 |
Quốc phòng và an ninh |
16.1. Đảm bảo chỉ tiêu xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng |
Đạt |
16.2. Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế, truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người vượt cấp kéo dài; |
Đạt |
||
16.3. Không để xẩy ra trọng án; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút...) và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với năm trước |
Đạt |
||
16.4. Được công nhận đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự” theo quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an |
Đạt |
QUY TRÌNH XÉT CÔNG NHẬN, CÔNG BỐ THÔN ĐẠT CHUẨN
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng 4
năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
1. Đăng ký thôn đạt chuẩn nông thôn mới
- Ban Phát triển thôn đăng ký công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới trước ngày 10 tháng 10 của năm liền kề trước năm đánh giá (01 bản, theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo). UBND cấp huyện chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện đối với thôn đã đạt chuẩn 10 tiêu chí trở lên tính đến thời điểm đăng ký và có đủ điều kiện phấn đấu đạt chuẩn trong năm đánh giá. Trường hợp thôn chưa đăng ký công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo thời gian quy định trên, nếu thấy đủ điều kiện thì được đăng ký công nhận bổ sung trước ngày 15 tháng 6 của năm đánh giá.
Thành phần Ban phát triển thôn là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị và hội ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng nông thôn mới). Ban phát triển thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
+ Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn.
+ Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng nông thôn mới chung của xã theo yêu cầu của Ban quản lý xã.
+ Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn).
+ Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải.
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động.
+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo.
+ Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao.
+ Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn.
- UBND xã kiểm tra và nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện văn bản đăng ký thôn đạt chuẩn nông thôn mới (01 bản, theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo) đến UBND cấp huyện để đưa vào kế hoạch thực hiện đối với thôn đã đạt chuẩn 10 tiêu chí trở lên tính đến thời điểm đăng ký và có đủ điều kiện phấn đấu đạt chuẩn trong năm đánh giá.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đăng ký của UBND xã), UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản cho UBND xã, Ban phát triển thôn về kết quả đưa vào kế hoạch thực hiện thôn đạt chuẩn nông thôn mới; nêu rõ lý do đối với thôn chưa được đưa vào kế hoạch thực hiện thôn đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Trình tự thủ tục xét công nhận, công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới
2.1. Ban phát triển thôn tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.
2.2. UBND xã tổ chức thẩm tra và hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.
2.3. UBND cấp huyện tổ chức thẩm định, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận, công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới.
3. Tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới
3.1. Tổ chức tự đánh giá:
Ban phát triển thôn tổ chức tự đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng chỉ tiêu, tiêu chí thôn nông thôn mới và báo cáo Ban chỉ đạo, UBND xã.
3.2. Tổ chức lấy ý kiến:
- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng thôn nông thôn mới sẽ được thông báo công khai tại Nhà văn hóa thôn trong thời gian 10 ngày để lấy ý kiến tham gia của nhân dân.
- Ban phát triển thôn tổ chức họp thôn để lấy ý kiến thống nhất của người dân về việc đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Yêu cầu cuộc họp phải có ≥ 90% số hộ dân trong thôn tham dự, lập biên bản cuộc họp ghi rõ kết quả đại diện số hộ dân thống nhất hoặc không thống nhất (bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu) và các ý kiến tham gia khác nếu có.
3.3. Hoàn thiện hồ sơ:
- Ban phát triển thôn hoàn thiện báo cáo theo ý kiến tham gia của người dân; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới khi ý kiến thống nhất của đại diện hộ dân trong thôn tại cuộc họp do Ban phát triển thôn tổ chức đạt 90% trở lên, trình Ban chỉ đạo Nông thôn mới xã, Ủy ban nhân dân xã.
- Hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn gồm:
(1) Tờ trình của Ban Phát triển thôn về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo);
(2) Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thôn (bản chính, theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo);
(3) Biên bản họp thôn (bản chính, theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo);
(4) Các văn bản chứng minh đánh giá đạt tiêu chí thôn nông thôn mới (có xác nhận của Trưởng thôn)
(5) Công văn đăng ký phấn đấu thôn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới.
4. Tổ chức thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới
4.1. Tổ chức thẩm tra:
UBND xã thành lập Đoàn thẩm tra (gồm lãnh đạo Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã, cán bộ phụ trách các lĩnh vực liên quan đến nội dung các chỉ tiêu, tiêu chí) để thẩm tra hồ sơ và thực tế mức độ đạt từng tiêu chí thôn nông thôn mới; các thành viên theo lĩnh vực phụ trách có văn bản báo cáo kết quả thẩm tra gửi về bộ phận tổng hợp để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo nông thôn mới, UBND xã.
4.2. Tổ chức lấy ý kiến:
UBND xã tổng hợp danh sách các thôn đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới niêm yết tại nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn hoặc công bố trên hệ thống truyền thanh 10 ngày để lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn xã.
4.3. Hoàn thiện hồ sơ:
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức họp (gồm thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã) để lấy ý kiến thống nhất danh sách thôn được đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 90% trở lên số thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã có mặt. UBND xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu tại cuộc họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND cấp huyện.
- Hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới, Ủy ban nhân dân cấp xã nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện để thẩm định. Số lượng 01 bộ hồ sơ.
- Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Thời hạn tiếp nhân hồ sơ chậm nhất trước ngày 15 tháng 11 của năm đề nghị công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.
- Hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới gồm:
(1) Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm định, xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo);
(2) Báo cáo thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho từng thôn và kết quả thực hiện các tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Phụ lục 07 ban hành kèm theo);
(3) Biên bản cuộc họp xã (bản chính, theo Phụ lục 08 ban hành kèm theo);
(4) Kèm theo hồ sơ của thôn được quy định tại nội dung hồ sơ cấp thôn nêu rên.
5. Tổ chức thẩm định, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới
5.1. Tổ chức thẩm định:
UBND cấp huyện thành lập Đoàn thẩm định thôn đạt chuẩn nông mới (gồm các thành viên là đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện và các thành viên là đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên môn cấp huyện được giao phụ trách tiêu chí nông thôn mới) để thẩm định mức độ đạt từng tiêu chí của các thôn được đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới; các thành viên theo lĩnh vực phụ trách có văn bản báo cáo kết quả thẩm định gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện để báo cáo Ban chỉ đạo, UBND cấp huyện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét, công nhận các thôn đạt chuẩn nông thôn mới của UBND cấp xã), UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã, thôn về kết quả thẩm định mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới của từng thôn trên địa bàn từng xã; nêu rõ lý do thôn chưa được xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
5.2. Tổ chức xét, công nhận:
UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới (gọi tắt Hội đồng thẩm định) gồm đại diện các đơn vị chuyên môn cấp huyện có liên quan. Hội đồng thẩm định tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới cho từng thôn (cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 90% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt); Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng thẩm định dự họp phải đạt tỷ lệ từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định;
5.3. Hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới gồm:
(1) Tờ trình của Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện (bản chính, theo Phụ lục 09 ban hành kèm theo);
(2) Báo cáo thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính, theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo);
(3) Biên bản cuộc họp xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới của UBND cấp huyện (bản chính, theo Phụ lục 11 ban hành kèm theo);
(4) Hồ sơ đề nghị xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới của xã.
5.4. Mẫu bằng công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.
Mẫu Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới được ban hành theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo.
Chủ tịch UBND cấp huyện công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới và công khai trên Đài Truyền thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử của huyện.
Thời hạn tổ chức công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới là không quá 60 ngày, kể từ ngày có quyết định công nhận. Việc tổ chức công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới do UBND cấp xã thực hiện trên địa bàn thôn được công nhận đảm bảo trang trọng, tiết kiệm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.