ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 710/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỦNG CỐ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ THỰC HIỆN MÔ HÌNH CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ EM TỰ KỶ VÀ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định 103/2017/NĐ-CP , ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25 /11/ 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 /01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 2096/QĐ-TTg ngày 14/ 12 /2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 /01 /2021 phê duyệt Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24/6/2021 của Bộ Lao 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư số 03/2022/TT-BTC , ngày 12/1/2022 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn Ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 -2030;
Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TU, ngày 06/12/2019 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an sinh xã hội;
Căn cứ Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Công tác xã hội thành Trung tâm công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động - TB&XH Vĩnh Phúc;
Căn cứ Kế hoạch số 80/KH-UBND , ngày 05/4/2021 của UBND tỉnh Phúc về triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 -2030; Kế hoạch số 51/KH-UBND, ngày 08/3/2021 triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND , ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh phúc về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023.
Theo đề nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 17/TTr-SLĐTBXH, ngày 08/03/2023, về việc trình Phê duyệt Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”.
Điều 2. Sở Lao động - TB&XH chỉ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành: Lao động -Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐỀ ÁN
CỦNG CỐ CƠ SỞ VẬT
CHẤT, TRANG THIẾT BỊ THỰC HIỆN MÔ HÌNH CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI, CHĂM SÓC, GIÁO
DỤC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ EM TỰ KỶ VÀ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ
TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 31 tháng
3 năm 2023 của UBND tỉnh)
PHẦN I:
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Văn bản quy định của Trung ương
Nghị định 103/2017/NĐ-CP , ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25 /11/ 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2021-2030;
Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 /01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030;
Quyết định số 2096/QĐ-TTg ngày 14/ 12 /2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 /01 /2021 phê duyệt Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030;
Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24/6/2021 của Bộ Lao 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Thông tư số 03/2022/TT-BTC , ngày 12/1/2022 của Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn Ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 -2030;
Văn bản số 40/BTXH-CTXH, ngày 31/1/2023 của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động -TB&XH) V/v thực hiện CTTGXH và PHCN cho NTT, TETK và RNTT; Chương trình PTCT xã hội năm 2023.
2. Văn bản của tỉnh
Chỉ thị số 33/CT-TU, ngày 6/12/2019 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an sinh xã hội;
Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Công tác xã hội thành Trung tâm công tác xã hội trực thuộc Sở Lao động - TB&XH Vĩnh Phúc;
Kế hoạch số 49/KH-UBND, ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Hỗ trợ trẻ em khuyết tật các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 -2025;
Kế hoạch số 41/KH-UBND, ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Đề án “ Đổi mới phát triển xã hội giai đoạn 2017 -2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”;
Kế hoạch số 80/KH-UBND , ngày 05/4/2021 triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 -2030;
Kế hoạch số 51/KH-UBND, ngày 08/3/2021 triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Quyết định số 2471/QĐ-UBND , ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh Vĩnh phúc về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023.
II. SỰ CẦN THIẾT
1. Khái quát chung
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, dân số khoảng 1.127.000 người, trong đó 77,6% sống ở nông thôn, mật độ dân số 819 người/km2; toàn tỉnh có 136 xã, phường, thị trấn với 9 đơn vị hành chính (trong đó 40 xã miền núi).
Những năm qua với lợi thế về địa lý, kinh tế và văn hóa Vĩnh Phúc đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản. Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, theo xu hướng chung, cùng với những mặt tích cực của quá trình phát triển trên là những mặt trái đi kèm, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nhóm dân cư, giữa nông thôn và đô thị, đặc biệt là với nhóm người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. Sự tăng trưởng kinh tế cũng đã làm thay đổi cấu trúc xã hội và cuộc sống của các gia đình, cộng đồng, tình hình tội phạm sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm đang diễn biến phức tạp và có nhiều trường hợp xâm hại, bóc lột trẻ em, bảo hành gia đình, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được phát hiện, số vụ ly hôn ngày càng gia tăng, các vấn đề xã sức khỏe tâm thần, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, người già cô đơn, người nghèo, phụ nữ bị bạo hành, ly thân, ly hôn và các vấn đề xã hội như căng thẳng vì cuộc sống nghèo khổ, phải đối mặt với các tệ nạn xã hội...nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS.
Từ đầu năm 2020 đến nay có thể thấy, bên cạnh những thiệt hại về kinh tế, Covid-19 đã tác động đến những nhu cầu cơ bản của con người để đạt được một cuộc sống chất lượng bao gồm nhu cầu an toàn về sức khỏe, nhu cầu giao lưu xã hội, nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, dịch bệnh Covid-19 đã phá vỡ thói quen sinh hoạt, làm việc, học tập, vui chơi, thư giãn, tận hưởng cuộc sống của người dân. Để kiềm chế sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh, tỉnh đã phải thực hiện giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa... Những nhu cầu đơn giản của cuộc sống bình thường trước kia trở thành xa xỉ, không thể thực hiện khi dịch bùng phát, như đi du lịch, thăm hỏi, gặp gỡ nhau, thậm chí đến trường, đến cơ quan, làm việc trực tiếp. Học, làm việc trực tuyến, giãn cách xã hội, cách ly… là những giải pháp cần thiết, cấp bách, bắt buộc và hiệu quả để chống dịch. Thế nhưng điều này có phần tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của con người. Sự mệt mỏi, lo lắng, bất an khi chứng kiến dịch bệnh kéo dài. Nỗi buồn, lo đối với những người mất người thân do dịch bệnh. Sự u uất, chán chường của những người bị mất việc làm, mất thu nhập, bị phá sản do dịch bệnh… một bộ phận trẻ em không được đến trường, không được vui chơi tương thích với lứa tuổi trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới tâm sinh lý, nhất là ở các khu đô thị, khu chung cư. Tất cả những điều này tạo thành tâm lý nặng nề cho con người, mà nếu không được quan tâm đúng mức sẽ để lại nhiều hệ lụy tiêu cực rễ dẫn tới khủng hoảng trầm cảm, rối nhiễu tâm trí, tâm thần..
Bên cạnh đó, nguy cơ tiềm ẩn về ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt ngày càng nhiều hơn do hậu quả của biến đổi khí hậu và sự thay đổi phương thức sử dụng đất sản xuất. Bình quân mỗi năm, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của khoảng 05 đến 07 cơn bão, đợt lốc xoáy, mưa đá, gây thiệt hại về người, nhà cửa và nông nghiệp và đa phần khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực nông thôn và khu vực xã miền núi của tỉnh. Thiên tai, thảm họa gây nhiều hậu quả đối với đối tượng và sự phát triển của trẻ em; làm cho người dân không tiếp cận được với nước sạch, vệ sinh, dinh dưỡng cần thiết; làm lan truyền bệnh tật, khiến nhiều người có thể trở thành bệnh tật, khuyết tật.
Do những tác động từ sự phát triển tiêu cực của xã hội mà trẻ em mắc các hội chứng tự kỷ, phổ tự kỷ, tăng động/giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ có su thế gia tăng. Hiện chưa có một số liệu thống kê cụ thể tỉ lệ trẻ tự kỷ, nhưng theo đánh giá nhanh số liệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng trên 2.400 trẻ em mắc các hội chứng liên quan đến tự kỷ, rối nhiễu tâm trí, ngoài ra còn hàng ngàn trẻ em mắc các hội chứng Down và chậm phát triển trí tuệ. Tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đang trở thành một nỗi lo của rất nhiều gia đình trong thời kỳ hiện đại.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế trên một số trẻ và gia đình có trẻ này cho thấy: Việc gặp phải bất kỳ sự rối loạn phát triển nào đều trở thành rào cản trong quá trình phát triển, sinh hoạt và học tập bình thường của trẻ. Trong trường học trẻ rất khó đạt kết quả trong học tập, nhiều trẻ trở nên mặc cảm, tự ti, chán nản, ít giao tiếp với thầy cô, bạn bè có những trẻ bỏ học giữa chừng; Về phía gia đình có trẻ bị rối loạn phát triển hoặc gặp phải những khiếm khuyết như đã nói trên thường có tâm lý lo lắng, mặc cảm, nhiều gia đình thiếu kiến thức chăm sóc và không nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ chuyên gia nên dẫn tới bế tắc, bỏ mặc con cái hoặc phó thác cho nhà trường; Đối với xã hội do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân đã đến phân biệt, kỳ thị, những sự phân biệt, kỳ thị này vô tình đã đẩy trẻ và gia đình của trẻ vào áp lực không đáng có trong việc học tập, sinh hoạt và hòa nhập cộng đồng.
Thực tế tại các địa phương đến tham quan học tập kinh nghiệm như: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội.... đều có mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại cơ sở trợ giúp xã hội công lập hoạt động có hiệu quả, đã hỗ trợ tích cực cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, tạo sự tin tưởng và là chỗ dựa tin cậy đối với gia đình có trẻ mắc các hội chứng nêu trên. Thông qua các hoạt động của mô hình này đã góp phần thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảm gánh nặng áp lực tâm lý đối với trẻ và gia đình, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ hòa nhập cộng đồng
Tại Vĩnh Phúc, trong những năm gần đây để đáp ứng được nhu cầu can thiệp cho trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí hệ thống trường, lớp, trung tâm can thiệp cho trẻ tự kỷ cũng được tư nhân thành lập ở một số địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở can thiệp cho trẻ tự kỷ còn tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, đông dân cư và số lượng chưa nhiều (hiện có 06 cơ sở) cơ sở vật chất chưa đảm bảo, hầu hết các cơ sở phải thuê nhà ở để mở lớp, trang thiết bị, môi trường, không gian phục hồi chức năng cho trẻ còn hạn chế do vậy không đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu can thiệp cho trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó công tác quản lý chuyên môn của các cơ sở chưa có hệ thống, cơ chế thu - chi tài chính chưa rõ ràng, minh bạch. Đồng thời năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế hầu hết các cơ sở này đều tập trung phát triển mô hình theo hướng hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập mà chưa có phương pháp can thiệp kết hợp giữa y sinh học - tâm lý trị liệu - giáo dục hòa nhập, nên hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, chi phí dịch vụ can thiệp cho trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí còn khá cao, nên rất nhiều trẻ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí chưa được tiếp cận với các dịch vụ can thiệp này. Do vậy, cần thiết phải xây dựng mô hình với cơ sở vật chất đồng bộ tại cơ sở trợ giúp xã hội công lập để chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí đáp ứng cho mọi lứa tuổi, mức độ và khả năng tài chính của gia đình trẻ là một việc làm cần được quan tâm.
Trung tâm Công tác xã hội thuộc Sở Lao động - TB&XH, là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội; Tổ chức việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng và tổ chức các hoạt động dịch vụ công cho đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng khẩn cấp theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và của UBND tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 28/2/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về việc phê duyệt Đề án và mức thu kinh phí nuôi dưỡng trẻ mắc hội chứng tự kỷ của Đề án thí điểm mô hình can thiệp trẻ mắc hội chứng tự tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội Vĩnh Phúc, có thể nói sau khi đề án được ban hành đã cơ bản được khép kín toàn diện, theo mô hình kết hợp PHCN về thể chất và PHCN về trí tuệ cho người khuyết tật, trẻ em tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đảm bảo chuyên nghiệp hóa lĩnh vực phục hồi chức năng cho người khuyết tật nói chung, trẻ em khuyết tật (trong đó có trẻ tự kỷ) nói riêng, là đơn vị điển hình của ngành Lao động - TB&XH trong lĩnh vực này, từ năm 2020 đến nay đã có 68 lượt trẻ mắc hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí được can thiệp tại Trung tâm đáp ứng được một phần nhu cầu cần được trợ giúp của đối tượng này và gia đình trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh trên địa bàn có trên 2.400 trẻ em mắc các hội chứng liên quan đến tự kỷ, rối nhiễu tâm trí, ngoài ra còn hàng ngàn trẻ em mắc các hội chứng Down và chậm phát triển trí tuệ, trong số đó có rất nhiều gia đình khó khăn vì thế chưa thể tiếp cận được với mô hình tại Trung tâm công tác xã hội và với số lượng 68 lượt trẻ mắc hội chứng tự kỷ, rối nhiễu tâm trí được can thiệp tại Trung tâm cho đến nay rõ ràng là mô hình can thiệp trẻ mắc hội chứng tự tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội Vĩnh Phúc chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
2. Thực trạng về nhân lực (Tổ chức bộ máy)
Hiện nay tổng số viên chức, lao động hợp đồng của Trung tâm Công tác xã hội là 29 người (Nam 09 người, chiếm 31%; nữ 23 người chiếm 69%)
Trong đó: Viên chức 20 người; Lao động hợp đồng theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP 03 người; Lao động hợp đồng do đơn vị tự trả lương 05 người và 01 cán bộ biệt phái từ Trung tâm Nuôi dưỡng và PHCN người tâm thần.
- Lãnh đạo và các Phòng chuyên môn: Ban Giám đốc 03 người và 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Hành chính- Tổng hợp; Phòng TV, TG và PTCĐ; Phòng Quản lý đối tượng và Y tế-Phục hồi chức năng.
- Đảng viên 20 người; cao cấp chính trị 02 người, Trung cấp chính trị 06 người
- Trình độ của viên chức, lao động hợp đồng: Thạc sĩ 01; Đại học: 21 người; Cao đẳng: 01 người; Trung cấp: 03 người; Sơ cấp: 01 người; chưa qua đào tạo: 02 người.
3. Thực trạng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị
3.1. Về cơ sở vật chất
Trung tâm công tác xã hội (Trung tâm Bảo trợ xã hội cũ) có tổng diện tích là 25.587 m2, bao gồm: Nhà điều hành, diện tích: 235m2 và 02 Khu nhà ở của các đối tượng xã hội. Tổng diện tích: 2.460m2 (bao bồm 42 phòng ở). Diện tích mỗi phòng ở 18m2, có thể bố trí từ 2 đến 3 đối tượng/1 phòng. Các công trình phụ trợ gồm: Nhà Y tế-PHCN, Nhà học nghề, Nhà ăn đối tượng, Nhà bảo mẫu, Bếp nấu, Nhà suy giảm, Khu tăng gia, lao động sản xuất; Đường đi nội bộ, hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước, khu vui chơi giải trí và 01 hội trường lớn.
Năm 2020, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh các hạng mục: Nhà đối tượng; Nhà suy giảm; Nhà ăn đối tượng đã được sửa chữa, bảo trì để đảm bảo nhu cầu sử dụng. Hiện nay còn một số hạng mục công trình được xây dựng đã lâu, chưa được cải tạo, sửa chữa đã xuống cấp nặng nề, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của Trung tâm như:
Nhà Hội Trường: Được đầu tư xây dựng năm 2005. Hiện nay công trình đã có nhiều hạng mục xuống cấp, hỏng hóc cần sửa chữa, bảo trì như: Phần mái bị thấm, dột, đặc biệt khu vực sê nô mái có một số điểm bị nứt, gãy; tường ẩm mốc, bong chóc; Cửa sổ, cửa đi bị mối mọt; Hệ thống trần bị sập xệ; Hệ thống điện, nước, phòng vệ sinh; bậc tam cấp hỏng hóc, xuống cấp theo thời gian.
Nhà Bảo vệ: Được đầu tư xây dựng năm 2007, hiện nay công trình đã có nhiều hạng mục xuống cấp, hỏng hóc cần sửa chữa, bảo trì như: Cửa đi, cửa sổ, điện, trần, tường ẩm mốc, mái tôn dột, gạch nền xuống cấp hỏng hóc, xuống cấp theo thời gian.
Nhà Y tế-PHCN, Nhà học nghề, Nhà bảo mẫu, Bếp nấu, Khu tăng gia, lao động sản xuất: Được đầu tư xây dựng năm 2002 đến năm 2005, chưa được đầu tư sửa chữa cải tạo quy mô lớn mà chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ lẻ, cục bộ theo nguồn chi thường xuyên của Trung tâm. Hiện nay có nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp cần được sửa chữa, bảo trì như: Phần mái bị thấm, dột; tường ẩm mốc, bong chóc; gạch lát nền bị vỡ, bong chóc, không đồng bộ; Hệ thống cửa sổ, cửa đi, hệ thống điện, nước, phòng vệ sinh... bị hỏng hóc, xuống cấp theo thời gian.
Hệ thống sân, vườn, cổng, hàng rào: Được đầu tư xây dựng năm 2004 và năm 2007. Hiện nay, một số hạng mục đang xuống cấp theo thời gian và cần sửa chữa, bảo trì như: Bồn hoa bị bong gạch ốp, hệ thống cột, điện chiếu sáng đứt dây ngầm, bóng vỡ không hoạt động được. Hệ thống tường rào những đoạn chưa được cải tạo, sửa chữa hiện trạng: Chiều tường cao thấp, tường rêu mốc; kẻ gian đột nhập vào Trung tâm dễ dàng, thực tế đã xảy ra một số vụ việc kẻ xấu đột nhập vào Trung tâm.
3.2. Thực trạng trang thiết bị kỹ thuật
- Trang thiết bị: Phục hồi chức năng, chăm sóc quản lý đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm (Giường, tủ, thiết bị phục hồi chức năng..) nuôi dưỡng 90 đối tượng sau thời gian dài đưa vào sử dụng cũng bị hư hỏng, không đáp ứng được hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho đối tượng.
- Phương tiện ô tô đưa đón, tiếp nhận đối tượng: Không có
4. Những khó khăn, hạn chế và sự cần thiết
Từ cơ sở pháp lý và tình hình triển khai thực hiện Đề án và mức thu kinh phí nuôi dưỡng trẻ mắc hội chứng tự kỷ của Đề án thí điểm mô hình can thiệp trẻ mắc hội chứng tự tự kỷ tại Trung tâm Công tác xã hội Vĩnh Phúc; Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật trang thiết bị và nhân lực tại Trung tâm công tác xã hội Vĩnh Phúc; Số đối tượng đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại TT công tác xã hội có thể thấy hiện Trung tâm công tác xã hội chưa thể thực hiện hết chức năng nhiệm vụ là 01 đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ thực hiện tổng hợp trợ giúp các hoạt động công tác xã hội, trong đó có tiếp nhận chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh …..
Nguyên nhân như đã nêu ở trên: Cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu trang thiết bị chăm sóc trị liệu, phục hồi chức năng năng.....
Với mong muốn trong những năm tới ngành Lao động-TB&XH Vĩnh Phúc có thể vượt khó, từng bước thực hiện trợ giúp, hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế đặc biệt là có thêm năng lực để tiếp nhận chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí, vì vậy ngày 07/10/2022 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản số 7059/UBND-VX4 gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - TB&XH V/v đề nghị V/v hỗ trợ xây dựng mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại TT Công tác xã hội tỉnh cho trẻ em mắc bệnh tâm thần, trẻ em tự kỷ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ đề xuất của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ Tài chính giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2023, theo đó tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách Trung ương hỗ trợ 10.000 triệu đồng (mười tỷ đồng) để thực hiện Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (Quyết định số 1506/QĐ-TTg , ngày 02/12/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Quyết định số 2545/QĐ-BTC ngày 07/12/2022 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023)
Xây dựng Đề án “Củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” là một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
PHẦN II:
NỘI DUNG ĐỀ ÁN: CỦNG CỐ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ THỰC HIỆN MÔ HÌNH CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ EM TỰ KỶ VÀ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VĨNH PHÚC
I. CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TT CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Lao động-TB&XH được thành lập theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Công tác xã hội.
1. Vị trí, chức năng
Trung tâm có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Lao động -TB&XH triển khai các hoạt động tư vấn, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho các đối tượng cần trợ giúp xã hội và thực hiện các dịch vụ liên quan đến công tác xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn và trách nhiệm
Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.
Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật,
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH ĐỀ ÁN
1. Tên gọi Đề án
Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
2.Mục tiêu Đề án
2.1 Mục tiêu chung
Củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Góp phần đa dạng mô hình, toàn diện cả về vật chất và tinh thần, phù hợp với vòng đời con người, có tính chia sẻ giữa nhà nước, xã hội hóa xã hội và người dân; đảm bảo người dân gặp rủi ro được hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng; phát triển mạng lưới các cơ sở sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021 -2025
- Có ít nhất 150 trẻ em tự kỷ nặng được tiếp nhận điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại Trung tâm công tác xã hội
- Hàng năm 100% người tâm thần lang thang, hoặc trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng ban đầu tại Trung tâm công tác xã hội.
- Trung tâm công tác xã hội xây dựng được các câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí thu hút ít nhất 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật.
- Ít nhất 150 trẻ em mắc tâm thần, tự kỷ, rối nhiễu tâm trị được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại Trung tâm công tác xã hội
- Từ 250 trẻ em mắc bệnh tâm thần, tự kỷ, rối nhiễu tâm trí gia đình khó khăn về tài chính được Trung tâm công tác xã hội phối hợp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- Ít nhất 350 số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và trẻ bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm công tác xã hội;
- Ít nhất 200 gia đình có trẻ em tâm thần, gia đình có trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Ít nhất 20 cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Trung tâm công tác xã hội được nâng cao năng lực thông qua tập huấn, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Có ít nhất 200 trẻ em tự kỷ nặng được tiếp nhận điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại Trung tâm công tác xã hội
- Hàng năm 100% người tâm thần lang thang, hoặc trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng ban đầu tại Trung tâm công tác xã hội.
- Trung tâm công tác xã hội xây dựng được các câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí thu hút ít nhất 40% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 40% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật.
- Ít nhất 200 trẻ em mắc tâm thần, tự kỷ, rối nhiễu tâm trị được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại Trung tâm công tác xã hội
- 250 trẻ em mắc bệnh tâm thần, tự kỷ, rối nhiễu tâm trí gia đình khó khăn về tài chính được Trung tâm công tác xã hội phối hợp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- Ít nhất 350 số trẻ em bị trầm cảm, trẻ em tự kỷ và trẻ bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm công tác xã hội;
- Ít nhất 200 gia đình có trẻ em tâm thần, gia đình có trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Ít nhất 40 cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Trung tâm công tác xã hội được nâng cao năng lực thông qua tập huấn, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Đối tượng phục vụ của mô hình
- Trẻ em khuyết tật tâm thần; Trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh;
- Trẻ em khuyết tật tâm thần; Trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đi lang thang trên địa bàn tỉnh trong thời gian đưa về nơi cư trú;
- Trẻ em khuyết tật tâm thần; Trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí có nhu cầu được trợ giúp xã hội, có người thân, người nhận bảo trợ góp kinh phí (Gọi chung là đối tượng tự nguyện)
- Tiếp nhận khẩn cấp trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động dẫn đến bị khủng hoảng tâm lí, trầm cảm hoặc rối nhiễu tâm trí.
4. Nhiệm vụ của mô hình
(1) Cung cấp dịch vụ khẩn cấp: Tiếp nhận khẩn cấp trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động dẫn đến bị khủng hoảng tâm lí, trầm cảm hoặc rối nhiễu tâm trí.
a) Tiếp nhận các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, gồm:
b) Đánh giá nhu cầu của đối tượng; sàng lọc phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng đến cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác.
c) Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng, gồm: nơi cư trú tạm thời, thức ăn hoặc quần áo, chi phí đi lại. Thời gian lưu trú tạm thời không quá 30 ngày, trường hợp cần thiết phải kéo dài thời gian chăm sóc tại Trung tâm phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Trung tâm công tác xã hội.
(2) Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
(3) Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
(4) Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
(5)Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sống tại gia đình, cộng đồng.
(6) Cung cấp dịch vụ y tế ban đầu
(7) Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
(8) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
(9) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực
a) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;
b) Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
c) Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.
(10) Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
(11) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
(12) Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;
(13) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
(14) Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
(15) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao và theo các quy định của pháp luật.
5. Nội dung của mô hình
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và Thông tư số 76/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và theo điểm d, Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 03/2022/TT-BTC , ngày 12/01/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nhà nước thực hiện các chương trình phát triển công tác xã hội, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 -2030:
Chi hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở công lập: Thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/TT-BTC: Chi hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền Quyết định phê duyệt Dự án trong phạm vi dự toán được giao đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng tài sản công, tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg). Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư 65/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công (sau đây viết tắt là Thông tư số 65/2021/TT-BTC);
5.1 Sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất gồm
Sửa chữa, bảo trì một số hạng mục: Nhà Hội Trường; Nhà Bảo vệ; Nhà Y tế-PHCN, Nhà học nghề, Nhà bảo mẫu, Bếp nấu, Khu tăng gia, lao động sản xuất; Hệ thống sân, vườn, cổng, hàng rào:
- Nhà Hội trường: Thay mới mái tôn bằng tôn liên danh dày 0.45ly, đánh gỉ sơn lại vì kèo, xà gồ, chống thấm sê nô mái, đổ bê tông khu sảnh và hành lang chống thấm hành lang, lát gạch nem tách trên mái hành lang. Lợp chùm mái tôn khu vực mái sảnh, sê nô và hành lang để đảm bảo không bị thấm theo thời gian. Cạo bỏ toàn bộ lớp vữa trát tường, cột, dầm trần nhà, trát lại VXM 75# sơn lại tường trong và ngoài nhà không bả 1 nước lót 2 nước màu. Thay mới toàn bộ cửa đi cửa sổ bằng cửa nhôm hệ 55 hoặc xinhfa, tháo dỡ toàn bộ trần thạch cao, thay mới bằng thạch cao đài loan. Phòng vệ sinh: Cạo bỏ toàn bộ gạch ốp lát nhà vệ sinh, thay mới toàn bộ thiết bị vệ sinh, chống thấm phòng vệ sinh. Tháo dỡ toàn bộ granito bậc tam cấp, Lát đá granit tự nhiên bậc tam cấp. Thay mới toàn bộ hệ thống dây điện thiết bị điện chống sét trên mái nhà, thay mới toàn bộ hệ thống cấp thoát nước.
- Nhà Bảo vệ: Cạo bỏ toàn bộ lớp trát cũ trát lại bằng VXM 75#, phá dỡ gạch lát nền lát lại bằng gạch Ceramic 600x600, cạo bỏ toàn bộ granito bậc tam cấp lát lại bằng đá Granite tự nhiên, phá dỡ mái tôn cũ thay mới bằng tôn liên danh 0.45ly.
- Nhà Y tế-PHCN, Nhà học nghề, Nhà bảo mẫu, Bếp nấu, Khu tăng gia, lao động sản xuất: Thay mới mái tôn bằng tôn liên danh 0.45ly, đánh gỉ thép vì kèo, xà gồ. chống thấm sê nô mái; Cạo bỏ 70% lớp trát tường ngoài nhà, cạo bỏ 30% lớp sơn cũ tường ngoài nhà, cạo bỏ 50% lớp vữa trát tường, cột, dầm trần nhà, cạo bỏ 50% lớp vôi cũ trên tường cột trần nhà, trát lại VXM 75# sơn lại trong và ngoài nhà không bả 1 nước lót 2 nước màu; Bóc bỏ toàn bộ gạch lát nền nhà, lát mới bằng gạch ceramic 600x600; Thay mới toàn bộ cửa đi cửa sổ bằng cửa nhôm hệ 55 hoặc xinhfa; Phá toàn bộ gạch ốp lát nhà vệ sinh, thay mới toàn bộ thiết bị vệ sinh, chống thấm phòng vệ sinh; Thay thế lan can bằng Inox, lát đá Granit bậc tam cấp; Thay mới toàn bộ hệ thống dây điện thiết bị điện chống sét trên mái nhà, thay mới toàn bộ hệ thống cấp thoát nước.
- Hệ thống sân, vườn, cổng, hàng rào: Phá dỡ toàn bộ ốp gạch thẻ bồn hoa, bó bồn, ốp lại bằng gạch thẻ gốm Hạ Long, xây mới một số bồn hoa, thay thế toàn bộ hệ thống điện cáp ngầm, cột điện sân vườn, thay bóng đèn cột điện cao áp. Sơn lại toàn bộ trụ cổng, phá dỡ lớp trát tường hàng rào đặc, gia cố lưới thép 14x14 trên mũ tường hàng rào đặc, trát lại bằng VXM 75# hoàn thiện ăn sơn trực tiếp 1 nước lót 2 nước màu.
Tổng mức dự kiến khoảng: 9.200 triệu đồng (Chín tỷ, hai trăm triệu đồng)
5.2. Trang thiết bị phục hồi chức năng, chăm sóc quản lý đối tượng
Giường, tủ, thiết bị phục hồi chức năng, một số thiết bị y tế chuyên dụng .. tiếp nhận nuôi dưỡng 150 đối tượng đáp ứng được hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho đối tượng. Tổng mức dự kiến 800 triệu đồng (Tám trăm triệu đồng).
III. NGUỒN KINH PHÍ
a) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 được Ngân sách TW hỗ trợ theo Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25 /11/ 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 /01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 2096/QĐ-TTg ngày 14/ 12 /2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22 /01 /2021 phê duyệt Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030; Thông tư số 03/2022/TT-BTC ngày 12/1/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình phát triển công tác xã hội, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dự vào cộng đồng giai đoạn 2021 -2030. Năm 2023 được NSTW hỗ trợ 10.000 triệu đồng (Mười tỷ đồng)
b) Kinh phí thực hiện Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 Về Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện hỗ trợ đối với các đối tượng được tiếp nhận vào TT Công tác xã hội thuộc diện:
Trẻ em khuyết tật tâm thần, trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; Trẻ em khuyết tật tâm thần, trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đi lang thang trên địa bàn tỉnh trong thời gian đưa về nơi cư trú.
Tiếp nhận khẩn cấp trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động dẫn đến bị khủng hoảng tâm lí, trầm cảm hoặc rối nhiễu tâm trí (Chính sách hỗ trợ các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được thực hiện quy định tại điều 12, điều 13, điều 14, điều 16, Chương III, Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội)
c) Đóng góp của gia đình đối tượng, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đóng góp của gia đình Trẻ em khuyết tật tâm thần, trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí có nhu cầu được trợ giúp xã hội, có người thân, người nhận bảo trợ góp kinh phí (gọi chung là đối tượng tự nguyện) tiền ăn và phục hồi chức năng theo định mức KTKT tại Trung tâm CTXH (Mức thu theo Quyết định số 378/QĐ-UBND, ngày 24/2/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về việc ban hành định mức kinh tế tế - kỹ thuật dịch vụ trợ giúp xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội)
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về nhân lực (tổ chức bộ máy)
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, UBND Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 378/QĐ-UBND , Về việc ban hành định mức kinh tế tế - kỹ thuật dịch vụ trợ giúp xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội, theo đó ngoài số cán bộ, nhân viên hiện có tại Trung tâm, sẽ tổ chức tuyển dụng bổ sung nhân viên theo định mức đối tượng được giao tiếp nhận theo năm, trong đó tập trung:
Nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tại cộng đồng; Nhân viên tâm lý, tư vấn đối tượng tâm thần, rối nhiễu tâm trí; Nhân viên chăm sóc, PHCN trực tiếp các đối tượng; Cán bộ, nhân viên y tế phụ trách chăm sóc sức khỏe cho đối tượng; Cán bộ, nhân viên phụ trách dinh dưỡng bao gồm tiếp phẩm, nấu ăn, tham vấn; Cán bộ nhân viên làm công tác phục hồi chức năng; Cán bộ, nhân viên làm công tác dạy văn hóa, dạy nghề.
Dự kiến năm 2023: 08 nhân viên được tuyển dụng, hợp đồng mới; Năm 2024: 07 nhân viên; Đến 2025: 05 nhân viên; Tổng số đến 2025: 30 nhân viên.
Bồi dưỡng nghiệp vụ: Năm 2023 từ nguồn kinh phí đã được Trung ương hỗ trợ, giao Sở Lao động - TB&XH xây dựng kế hoạch phối hợp với Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Bộ Y tế) tổ chức 01 khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng trẻ em mắc bệnh tâm thần, tự kỷ, rối nhiễu tâm trí cho 30 cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Công tác xã hội, thời gian 01 tháng tại Trung tâm CTXH và kết thúc có cấp chứng nhận của Bệnh viện tâm thần TW 1.
2. Giải pháp về củng cố cơ sở vật chất.
- Hoàn thiện, phê duyệt Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong Quý I/2023.
- Sau khi Đề án được phê duyệt giao Sở Lao động - TB&XH triển khai thực hiện các bước tiếp theo: Khảo sát, lập dự án sửa chữa, bảo trì một số hạng mục: Nhà hội trường; Nhà Bảo vệ; Nhà Y tế-PHCN; Nhà học nghề; Nhà bảo mẫu; Bếp nấu, Khu tăng gia, lao động sản xuất; Hệ thống sân, vườn, cổng, hàng rào gửi các cơ quan thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt, mời thầu và tổ chức thi công thực hiện. Thời gian từ Quý II đến Quý IV/2023.
- Rà soát lập danh mục mua sắm trang thiết bị để, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí theo mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí. Thời gian trong Quý II đến Quý IV/2023.
V. DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN
- Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là tiếp tục cụ thể hóa thực hiện các chủ trương, chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc về trợ giúp cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí giúp các đối tượng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc xã hội cơ bản : ăn, mặc ở, được theo dõi, chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý, hỗ trợ thủ tục pháp lý, đào tạo kỹ năng sống, phục hồi chức năng.. từng bước ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng;
- Góp phần thực hiện đồng bộ, thường xuyên, chính sách trợ giúp xã hội của tỉnh vào cuộc sống, tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng của quần chúng đối với xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, yên tâm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
- Thực hiện theo đề xuất quy hoạch trung tâm công tác xã hội Vĩnh Phúc là cơ sở trợ giúp xã hội tổng hợp do Bộ Lao động - TB&XH trình Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 -2025 và đến năm 2030
- Đề án giúp quá trình cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng ngày càng trở nên hiệu quả và có chất lượng trên địa bàn tỉnh. Mô hình đi vào hoạt động vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, vừa nghiên cứu các phương pháp can thiệp đạt hiệu quả cao. Từ đó tham mưu cho tỉnh đưa ra những chính sách hợp lý cho đối tượng này.
- Thông qua Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giúp cho công tác tuyên truyền về phát triển Nghề công tác xã hội đến với cộng đồng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết và tiếp cận thuận lợi hơn.
- Là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách trợ giúp đối với các đối tượng cần sự trợ giúp khẩn cấp, từng bước góp phần phát triển nghề công tác xã hội của tỉnh mang tính chuyên nghiệp.
- Dự kiến khi đi vào triển khai mỗi năm tiếp nhận, tư vấn, theo dõi, quản lý ca khoảng 100 đến 150 trường hợp đối tượng cần trợ giúp khẩn cấp giúp các gia đình, xã hội giảm bớt áp lực, đồng thời tạo cơ hội cho đối tượng yếu thế trở lại bình thường hoà nhập cộng đồng, xã hội, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.
PHẦN III:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
1.1. Hàng năm, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh để triển khai Đề án có hiệu quả.
1.2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí, tham mưu trình UBND tỉnh về chủ trương, các bước triển khai lập dự án thực hiện cải tạo, sửa chữa, bảo trì một số hạng mục thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng dẫn của Cục BTXH (Bộ Lao động - TB&XH)
1.3. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quy mô, chất lượng công tác tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo đúng quy định hiện hành; Theo dõi, tổng hợp, tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về kết quả thực hiện theo đúng quy định.
1.4. Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; phối hợp Sở Tài chính căn cứ các quy định hiện hành hướng dẫn đơn vị xây dựng dự toán, định mức chi kinh phí thực hiện Đề án theo đúng Quy định hiện hành.
1.5. Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội:
-Tiếp nhận chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí theo Đề án vào Trung tâm theo đúng quy định.
- Phối hợp với các Phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong việc rà soát, xác minh, lập thủ tục tiếp nhận, bàn giao đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp
+ Phối hợp cơ sở y tế tổ chức khám sàng lọc, và điều trị bệnh cho các trường hợp người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí lang thang được tiếp nhận vào Trung tâm CTXH theo Đề án, phân loại và cách ly các trường hợp bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao như: HIV/AIDS, lao phổi, các bệnh lây nhiễm,...
+ Phối hợp Công an địa phương nơi cơ sở đóng trụ sở làm công tác bảo vệ an ninh trật tự trong thời gian tiếp nhận, quản lý và chăm sóc đối tượng tại tại Trung tâm công tác xã hội.
2. Sở Tài chính
Căn cứ nguồn kinh phí bổ sung từ ngân sách Trung ương cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 và đề nghị của Sở Lao động - TB&XH, đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí từ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ Đề án theo đúng quy định của Luật ngân sách và các văn bản có liên quan.
3. Sở Y tế
Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ khám, chữa bệnh và phân loại sức khỏe cho trẻ em khuyết tật tâm thần; Trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đi lang thang trên địa bàn tỉnh trong thời gian đưa về nơi cư trú; các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp…. khi mới tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội;
Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH, UBND các huyện, thành phố triển khai, tổ chức việc khám, can thiệp sớm, hướng dẫn phục hồi chức năng sớm cho trẻ em tâm thần, trẻ em tự kỷ, rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh; Triển khai phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thẩm định và cấp giấy phép hoạt động giáo dục đặc biệt cho lớp dạy trẻ em mắc hội chứng tự kỷ; trẻ em khuyết tật tại Trung tâm công tác xã hội
Phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên và học viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Triển khai các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ em bị tâm thần, trẻ em tự kỷ, rối nhiễu tâm trí.
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp các cơ sở y tế có liên quan thực hiện công tác chăm sóc, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh, sinh viên và học viên bị mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí
5. Sở Thông tin và Truyền Thông
Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh trong các cuộc họp giao ban báo chí tuyên truyền về Đề án
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, xã hội, nhân dân tích cực hưởng ứng và cùng tham gia thực hiện công tác án sinh xã hội. Chủ động xây dựng các chương trình, chuyên mục về công tác an sinh xã hội, trợ giúp xã hội bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Xây dựng chương trình tuyên truyền thường kỳ; phối hợp các đơn vị liên quan, xây dựng các phóng sự, tin bài tuyên truyền về các nội dung trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí thông qua đề án tại Trung tâm công tác xã hội, thông qua đề án nhằm giúp ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp xã hội.
Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố xây dựng các phóng sự, tin, bài phản ánh các hoạt động về công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội, đoàn viên và nhân dân thực hiện tốt các quy định của tỉnh về chính sách an sinh xã hội; thông qua các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp hỗ trợ các đối tượng, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; gắn mục tiêu giải quyết giúp đỡ các đối tượng gặp khủng hoảng, đối tượng yếu thế được kết nối đến Đề án với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng thôn (khu) phố văn hóa, gia đình văn hóa của tỉnh. Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện để giúp đỡ người người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí thuộc những gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp… nhằm ngăn ngừa có hiệu quả nguy cơ dẫn đến tình trạng đối tượng rơi vào khủng hoảng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo mạng lưới cán bộ Lao động - TB&XH, tình nguyện viên công tác xã hội cấp xã, phường, thị trấn chủ động thực hiện việc rà soát phát hiện đối tượng người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí cần trợ giúp khẩn cấp và phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội (theo đường dây nóng) lập thủ tục và tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm Công tác xã hội;
Phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội tiếp tục quản lý, theo dõi đối với các đối tượng người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí sau khi phục hồi chức năng tại Trung tâm Công tác xã hội trở về cộng đồng.
Định kỳ hàng quý báo cáo kết quả phát hiện, phối hợp chuyển đối tượng mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
9. Trung tâm Công tác xã hội.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuẩn bị các phương án sẵn sàng tiếp nhận các đối tượng thực hiện hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí;
Phối hợp với Phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành, thị triển khai mạng lưới đội ngũ cộng tác viên Công tác xã hội kịp thời phát hiện, tiếp nhận các đối tượng hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm, duy trì đường dây nóng (24/24h) để tiếp nhận, xử lý thông tin;
Phối hợp các đơn vị thuộc Sở: Trung tâm giáo dục Lao động - xã hội; Trung tâm Bảo trợ xã hội; Trung tâm nuôi dưỡng &PHCN người tâm thần trong việc tiếp nhận, nuôi dưỡng và quản lý đối tượng theo quy định;
Phân công cán bộ có đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ trong Đề án; Định kỳ hàng quý báo cáo kết quả hoạt động của Đề án về Sở Lao động - TB&XH theo đúng quy định;
Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp trẻ em khuyết tật tâm thần, trẻ em mắc tự kỷ, rối nhiễu tâm trí đi lang thang trên địa bàn tỉnh trong thời gian đưa về nơi cư trú; Đánh giá các nhu cầu của đối tượng, sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác;
Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng, gồm: nơi cư trú tạm thời, thức ăn hoặc quần áo, chi phí đi lại. Thời gian lưu trú tạm thời không quá 30 ngày, trường hợp cần thiết phải kéo dài thời gian chăm sóc tại Trung tâm phải có báo cáo đề xuất Lãnh đạo Sở Lao động - TB&XH quyết định.
Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
Tổ chức tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
Phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp để phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội: Quản lý hồ sơ đối tượng cần trợ giúp (những đối tượng đã đến trung tâm và những đối tượng cần trợ giúp đang ở cộng đồng). Ngăn chặn, loại bỏ các nguy cơ dẫn đến trẻ em, đối tượng yếu thế bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi. Quản lý trường hợp: phục hồi về thể chất, tâm lý, giao tiếp xã hội; tái hòa nhập gia đình, cộng đồng, trường học cho trẻ em, đối tượng là nạn nhân của hành xâm hại, bạo lực, ngược đãi, thời gian 12 tháng.
Trên đây là Đề án củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .Yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố nghiêm túc thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.