ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2009/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DỊCH TỄ GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện
Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm
2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
1079/TTr-SNN-NN ngày 20 tháng 8 năm 2009 về việc phê duyệt Chương trình giám
sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020,
Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên chương trình:
Chương trình giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Mục tiêu chương trình:
2.1. Mục tiêu đến năm 2010:
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, hiệu quả; không để phát sinh dịch; khống chế, không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng tại hộ, cơ sở chăn nuôi (CSCN) đối với dịch cúm gia cầm, Hội chứng Rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Lở mồm long móng (LMLM) gia súc trên địa bàn thành phố;
+ Tập trung xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh, phường - xã an toàn bệnh Dại, cụ thể như sau:
- Xây dựng xã an toàn dịch bệnh: xã Phú Mỹ Hưng, xã An Phú huyện Củ Chi an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, Dịch tả heo (DTH) để được công nhận sau năm 2010;
- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và được công nhận 10 cơ sở chăn nuôi heo an toàn LMLM và DTH; 03 cơ sở chăn nuôi bò an toàn LMLM; 05 CSCN heo an toàn bệnh PRRS, Sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis), Xoắn khuẩn (Leptospirosis), Giả dại (Aujeszky), Cúm gia cầm;
- Xây dựng 05 phường, xã an toàn bệnh Dại: phường Phạm Ngũ Lão, quận 1; phường 2, quận 5; phường 7, quận 3; phường 7, quận Tân Bình; phường 12, quận Tân Bình.
2.2. Mục tiêu đến năm 2020:
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, hiệu quả.
+ Công nhận xã Phú Mỹ Hưng, xã An Phú, huyện Củ Chi an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng, Dịch tả heo; mở rộng phạm vi vùng an toàn dịch bệnh qua liên kết các tỉnh giáp ranh thành phố. Ít nhất có 2 quận, huyện được Cục Thú y công nhận an toàn bệnh Dại. Sau năm 2015, huyện Củ Chi được công nhận vùng an toàn dịch bệnh.
+ Bảo vệ sức khỏe cộng đồng đối với các bệnh truyền nhiễm lây giữa gia súc và con người, đặc biệt là bệnh Cúm gia cầm và bệnh Dại.
+ Cung cấp sản phẩm động vật vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
3. Nhiệm vụ trọng tâm:
- Kiểm soát được dịch bệnh trong chương trình quốc gia (bệnh Cúm gia cầm, LMLM, Dại) và từng bước thanh toán các bệnh trên thông qua xây dựng liên kết vùng an toàn dịch bệnh với các tỉnh giáp ranh thành phố.
- Tầm soát một số bệnh mới BSE (bò điên); PED (dịch tiêu chảy cấp trên heo); Cúm A H1N1, PCV2 trên heo để phòng ngừa từ xa và khống chế các bệnh mang tính chất địa phương (DTH, PRRS, Tụ huyết trùng trâu bò, Newcastle,...).
- Nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh cho người chăn nuôi, cán bộ chính quyền, đoàn thể, các ban ngành liên quan.
- Củng cố hệ thống thú y cơ sở qua việc đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh để thực hiện chương trình có hiệu quả.
- Hoàn thiện hệ thống giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, thông tin tình hình dịch bệnh kịp thời và khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật của Chi cục Thú y thành phố.
4. Nội dung công tác tập trung thực hiện:
(chi tiết theo phụ lục đính kèm).
4.1. Tập huấn, tuyên truyền;
4.2. Giám sát bệnh Cúm gia cầm;
4.3. Giám sát bệnh Lở mồm long móng;
4.4. Giám sát bệnh Dịch tả heo;
4.5. Giám sát bệnh PRRS;
4.6. Giám sát bệnh Cúm A H1N1 trên heo;
4.7. Giám sát huyết thanh học về sự lưu hành mầm bệnh;
4.8. Giám sát dịch bệnh thực hiện Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
4.9. Giám sát phát hiện các bệnh mới.
5. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình: Chi cục Thú y được sử dụng nguồn 10% phí, lệ phí nộp ngân sách và 100% nguồn thu phạt của Chi cục Thú y, được bổ sung ngân sách trong trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ thực hiện.
6. Tổ chức thực hiện:
- Thời gian thực hiện: 2009 - 2020.
- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục Thú y.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện cụ thể, đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ chương trình kiểm soát dịch tễ gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020.
- Sở Tài chính hướng dẫn Chi cục Thú y về thủ tục sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí từ 10% phí, lệ phí nộp ngân sách, tiền thu phạt để thực hiện chương trình này. Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét bổ sung kinh phí để đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu chương trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁM SÁT DỊCH TỄ GIA SÚC TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 70 /2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân
thành phố)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY XỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố:
1.1. Tình hình chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc trên địa bàn thành phố năm 2008 tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2008 như sau:
- Trâu, bò: 109.292 con, trong đó 69.755 con bò sữa nuôi tại hộ dân. Số hộ chăn nuôi trâu bò 17.950 hộ, trong đó bò sữa 8.347 hộ.
- Heo: tổng đàn 333.549 con, trong đó hộ dân 307.039 và 04 cơ sở chăn nuôi (CSCN) quốc doanh 26.510 con. Số hộ chăn nuôi heo 10.652 hộ.
Quy mô chăn nuôi heo <10 con/hộ là chủ yếu (chiếm tỷ lệ 43,43%/hộ và chiếm 06,01% tổng đàn) đặc biệt tình trạng chăn nuôi ở một số hộ là người nhập cư từ các tỉnh điều kiện vệ sinh thú y rất kém, ô nhiễm môi trường, gây khó khăn trong công tác quản lý và phòng, chống dịch bệnh.
- Gia cầm: tổng đàn tại 2 cơ sở chăn nuôi được thẩm định đạt yêu cầu chăn nuôi, tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2008 nuôi 7 đợt với 530.400 con gà thịt.
Tình hình chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đúng quy định tại các hộ dân khá phổ biến ở quận 9, 12, Bình Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè,.là nguy cơ làm phát sinh bệnh cúm gia cầm ảnh hưởng tình hình dịch tễ trên địa bàn thành phố.
1.2. Dự báo tình hình chăn nuôi:
Theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Dự báo tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố trong các năm về sau như sau:
* Chăn nuôi trâu bò:
Trong năm 2009, 2010 và các năm về sau dự báo tổng đàn trâu bò không biến đổi lớn do tốc độ đô thị hóa tại các quận vùng ven, diện tích đồng cỏ ngày càng thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chăn nuôi bò sữa: Dự kiến đến năm 2015, tổng đàn bò sữa là 75.000 con và có khuynh hướng chuyển dịch về các huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Củ Chi; quy mô chăn nuôi bò sữa chuyển dịch dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ không hiệu quả sang quy mô chăn nuôi 50 - 100 con;
* Chăn nuôi heo:
Dự kiến đến năm 2010 và 2015, tổng đàn heo dao động khoảng 300.000 - 350.000 con (không tính liên kết chăn nuôi tại các tỉnh); chăn nuôi heo nhỏ lẻ chuyển dịch dần sang quy mô chăn nuôi >100 con.
* Chăn nuôi gia cầm:
Sẽ hình thành nhiều CSCN gia cầm tập trung đạt yêu cầu vệ sinh thú y tại các huyện ngoại thành. Dự kiến đến năm 2015, đàn gia cầm thịt khoảng 2.400.000 - 4.800.000 con/năm.
2. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm:
2.1. Tình hình dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM):
- Tại Việt Nam: theo thông báo của Cục Thú y:
+ Năm 2006: cả nước có 484 phường, xã/178 quận, huyện/41 tỉnh, thành phố xảy ra dịch bệnh LMLM;
+ Năm 2007: có 36 tỉnh trên 3 miền có dịch (26 tỉnh có dịch bệnh trên trâu bò, 29 tỉnh có dịch bệnh trên heo, 18 tỉnh có dịch bệnh trên trâu bò và heo), vi-rút gây bệnh hầu hết do serotype O, riêng tại Phú Yên serotype A, tại Quảng Trị, Thanh Hóa serotype Asia 1;
+ Năm 2008: có 128 phường, xã/47 huyện/14 tỉnh, thành phố (xuất hiện serotype A trên trâu bò tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh);
+ 6 tháng đầu năm 2009: cả nước có 15 tỉnh có dịch LMLM, vi-rút gây bệnh là serotype O, A trên trâu bò, serotype O trên heo.
- Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
+ Năm 2006: đã phát hiện và xử lý 911 gia súc mắc bệnh LMLM và gia súc chung đàn tại quận 8, 9, Bình Tân, huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh và Hóc Môn;
+ Năm 2007: đã phát hiện và xử lý 2.297 gia súc mắc bệnh LMLM và gia súc chung đàn tại 10 phường, xã, thuộc 4 quận, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân;
+ Năm 2008: không phát hiện trường hợp bệnh LMLM tại hộ, CSCN; tại cơ sở giết mổ (CSGM) xử lý 133 heo bệnh LMLM có nguồn gốc từ tỉnh Đồng Nai;
+ 6 tháng đầu năm 2009 đến nay: không phát hiện trường hợp bệnh LMLM.
2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm:
- Tại Việt Nam: theo thông báo của Cục Thú y:
+ Năm 2006: dịch đã xảy ra tại 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
+ Năm 2007: xảy ra 03 đợt dịch tại 267 phường, xã/114 quận, huyện/34 tỉnh, thành phố;
+ Năm 2008: 96 ổ dịch/80 phường, xã/54 quận, huyện/27 tỉnh, thành phố;
+ 6 tháng đầu năm 2009: cả nước có 15 tỉnh có dịch, bệnh đã lây nhiễm cho 6 người và đã có 4 người tử vong do tiếp xúc và ăn gia cầm mắc bệnh.
- Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
+ Từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005: đã xử lý 32.239 con vịt, 502 con gà dương tính với vi-rút cúm gia cầm tại 93 hộ chăn nuôi;
+ Từ năm 2006 đến nay: đã thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm nên không xảy ra dịch trên địa bàn thành phố.
2.3. Tình hình bệnh Dịch tả heo (DTH):
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: năm 2006 có 02 trường hợp bệnh Dịch tả heo tại Củ Chi và quận 12; năm 2007 đến nay, không phát hiện bệnh trên địa bàn thành phố.
2.4. Tình hình dịch PRRS: theo thông báo từ Cục Thú y:
+ Năm 2007: cả nước đã có 02 đợt dịch tại 18 tỉnh, thành phố;
+ Năm 2008: dịch xảy ra tại 956 phường, xã/103 quận, huyện/26 tỉnh, thành phố;
+ 6 tháng đầu năm 2009: cả nước có 06 tỉnh có dịch PRRS là Hưng Yên, Quảng Ninh, Quảng Nam, Gia Lai, Bạc Liêu, Bắc Giang.
2.5. Tình hình bệnh Dại ở chó trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
Năm 2002: 02 trường hợp (TH) bệnh Dại trên chó tại quận 1, huyện Bình Chánh; năm 2004: 02 TH tại quận 7, Thủ Đức; năm 2006: 03 TH tại quận 5, Tân Bình và huyện Bình Chánh; năm 2007: 01 TH tại huyện Bình Chánh; năm 2008 đến nay không có trường hợp bệnh Dại trên chó.
2.6. Dự báo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm:
Tại Việt Nam từ năm 2009 và những năm tiếp theo, khả năng dịch Cúm gia cầm, LMLM gia súc và PRRS trên heo vẫn còn diễn biến phức tạp do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán còn phổ biến; việc kiểm soát vận chuyển, kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm, công tác tổ chức tiêm phòng và quản lý tiêm phòng còn nhiều bất cập.
Tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo bệnh LMLM có khả năng xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do chưa thực hiện tốt công tác tiêm phòng và các biện pháp an toàn sinh học; bệnh Cúm gia cầm vẫn là mối nguy cơ do tình trạng chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ ở các hộ dân còn khá phổ biến tại các huyện ngoại thành và tình trạng vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia cầm trái phép chưa được giải quyết triệt để; bệnh PRRS có khả năng xảy ra do vi-rút lưu hành trong đàn gia súc cao, chưa có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, bệnh dịch tả heo tiềm ẩn nguy cơ cao do mức độ bảo hộ trong quần thể đàn heo đang có chiều hướng giảm.
3. Tình hình tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố:
- Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật (SPĐV) rất lớn, bình quân một năm tiêu thụ trên 3 triệu con heo; 230.000 con trâu bò; 25,5 triệu con gia cầm; 30.000 tấn thịt gia cầm; 10.950 tấn thịt trâu bò và 7.300 tấn thịt nhập khẩu. Khả năng tự cung cấp của thành phố 18 - 20%, phần còn lại phải tiếp nhận từ 40 tỉnh, thành trên cả nước.
- Công tác kiểm dịch động vật (KDĐV), SPĐV trên địa bàn cả nước chưa được đồng bộ, còn nhiều bất cập. Từ năm 2003 - 2008 số gia súc bệnh LMLM có nguồn gốc từ các tỉnh xử lý tại các CSGM của thành phố là 745 con (chiếm tỷ lệ 81,78%).
Do đó đã gây áp lực rất lớn về mặt dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của thành phố.
4. Sự cần thiết xây dựng chương trình:
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân, là trung tâm kinh tế, du lịch của cả nước vì thế nếu không kiểm soát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và an toàn sức khỏe của người dân thành phố.
Trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh là nơi cung cấp con giống chất lượng cao, an toàn dịch bệnh, có uy tín đối với các tỉnh, đặc biệt là từ các CSCN quốc doanh như Công ty Bò sữa thành phố Hồ Chí Minh, Xí nghiệp Chăn nuôi (XNCN) heo Đồng Hiệp, Phước Long, Giống cấp I và các CSCN tập trung trên địa bàn thành phố, do đó cần tiếp tục duy trì và phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ động vật, SPĐV rất lớn từ các tỉnh, trong khi tình hình dịch bệnh trên gia súc luôn diễn biến phức tạp, cùng một thời điểm có thể xảy ra nhiều loại bệnh, dịch khác nhau, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong khi đó công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ của các tỉnh chưa đồng bộ. Chi cục Thú y đã có nhiều cố gắng trong việc kiểm tra, giám sát nhằm cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm xâm nhập vào địa bàn thành phố tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn phát sinh dịch bệnh vẫn còn nhiều.
Mặc dù thời gian qua ngành thú y thành phố đã triển khai, thực hiện nhiều biện pháp về công tác giám sát dịch bệnh ở một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, đã gặt hái những kết quả khả quan. Tuy nhiên chưa có chương trình tổng thể để tập trung giám sát tiến đến thanh toán một số bệnh. Chính vì vậy việc triển khai thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố, trong đó công tác giám sát dịch tễ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Từ những vấn đề trên, thực hiện Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách và chương trình công tác năm 2009 và Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015.
Nhằm thực hiện tốt chương trình phát triển chăn nuôi bền vững cung cấp con giống chất lượng cao, đảm bảo an toàn dịch tễ cho đàn gia súc, gia cầm; bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình “Giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” để triển khai đồng bộ các giải pháp cho công tác giám sát dịch bệnh từ khâu chăn nuôi đến vận chuyển, giết mổ động vật, xử lý gia súc bệnh, chết, tại vùng ổ dịch cũ và giám sát sự lưu hành của tác nhân gây bệnh phục vụ việc dự báo dịch tễ định hướng sử dụng vắc-xin thích hợp và tiến đến thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật;
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
- Chỉ thị số 279/CT-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người.
3. Các văn bản của các Bộ, ngành:
- Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc;
- Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS);
- Chỉ thị số 1141/CT-BNN-TY ngày 28 tháng 4 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đề phòng dịch “cúm lợn”.
4. Các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:
- Quyết định số 109/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010;
- Quyết định số 119/2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010;
- Chỉ thị số 06/2008/CT-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Chỉ thị số 09/2008/CT-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc tập trung triển khai một số biện pháp cấp bách phòng, chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên đàn heo;
- Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015;
- Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố, Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2009;
- Chỉ thị số 07/2009/CT-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cúm A (H1N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi giám sát dịch tễ là các hộ, CSCN, các hoạt động của tổ chức, cá nhân vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, các khu vực xử lý tiêu hủy gia súc chết, bệnh.
2. Đối tượng: Các loại bệnh, dịch phổ biến của gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, vật nuôi khác có liên quan.
ÐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT DỊCH TỄ GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2006 - 2008
- Hiện nay, Chi cục Thú y có 120 mạng lưới thú y (được hưởng phụ cấp lương tối thiểu tại 13 quận, huyện có chăn nuôi gia súc) thực hiện công tác thú y như quản lý chăn nuôi, thống kê, giám sát tình hình dịch tễ trên địa bàn, tiêm phòng, điều trị bệnh cho gia súc, ...
- Ngoài ra Chi cục Thú y đã xây dựng hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh gồm 422 người/12 quận, huyện. Đã được tập huấn về phòng, chống dịch, chế độ báo cáo khi phát hiện hoặc nghi có dịch bệnh và được hưởng chế độ thù lao khi cung cấp thông tin dịch bệnh chính xác.
- Chi cục Thú y đã triển khai báo cáo dịch tễ định kỳ hàng tháng đối với các CSCN tập trung.
1. Công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm:
Hàng năm, Chi cục Thú y thực hiện giám sát chủ động qua việc lấy mẫu huyết thanh, swab (dịch, chất tiết lỗ huyệt, mũi, miệng,...) xét nghiệm bệnh Cúm gia cầm, LMLM, DTH, PRRS, bệnh Dại... nhằm phục vụ công tác giám sát dịch tễ, công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và chương trình phát triển bò sữa. Kết quả giám sát dịch bệnh từ năm 2003 - 2008 như sau:
a) Giám sát bệnh LMLM trên đàn bò sữa thành phố:
- Tỷ lệ lưu hành bệnh LMLM bình quân trong ba năm 2006 - 2008 là 7,89% giảm đáng kể so với bình quân ba năm 2003 - 2005 (12,16%) kết quả có được là do áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, loại thải gia súc mang trùng.
- Tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM cao và tương đối ổn định qua các năm (80,87% - 96,66%) tăng so với bình quân ba năm 2003 - 2005 (61,28%) kết quả do công tác tiêm phòng trong nhiều năm đạt yêu cầu kỹ thuật. Từ đó bảo hộ tốt đàn bò sữa mặc dù vẫn phát hiện có sự lưu hành vi-rút LMLM trong quần thể đàn bình quân trong ba năm gần đây là 7,89%.
b) Giám sát bệnh LMLM trên heo:
- Tỷ lệ lưu hành bệnh LMLM: Năm 2006: 1,89%; năm 2007: 4,81%; năm 2008: 0,63% giảm đáng kể so với bình quân ba năm 2003 - 2005 (1,7%).
- Tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM cao qua các năm (78,61% - 90,63%) tăng so với bình quân ba năm 2003 - 2005 (83,76%) từ đó đã giữ ổn định tình hình dịch tễ mặc dù áp lực dịch bệnh rất lớn từ các tỉnh qua việc vận chuyển, tiêu thụ động vật và SPĐV.
c) Giám sát bệnh Dịch tả heo:
- Tỷ lệ lưu hành bệnh DTH: Năm 2006: 7,48%; năm 2007 - 2008: 0,00% giảm đáng kể so với bình quân ba năm 2003 - 2005 (3,08%).
- Tỷ lệ bảo hộ bệnh DTH: Thấp (30,62% - 55,17%) và giảm nhiều so với bình quân ba năm 2003 - 2005 (72,20%) do chưa kiểm soát tốt việc tự tiêm phòng vắc-xin DTH (sử dụng nhiều loại vắc-xin và chủ yếu do hộ chăn nuôi tự tiêm).
d) Giám sát bệnh Cúm gia cầm:
- Từ cuối năm 2003 đầu năm 2004 khi xảy ra dịch Cúm gia cầm, Chi cục Thú y đã triển khai giám sát bệnh Cúm gia cầm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Kết quả thực hiện qua các năm như sau:
- Từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005: Qua xét nghiệm huyết thanh giám sát bệnh Cúm gia cầm tại các hộ chăn nuôi đã xử lý 32.239 con vịt, 502 con gà dương tính với vi-rút cúm gia cầm phân týp H5 tại 93 hộ chăn nuôi; kiểm tra huyết thanh đàn gia cầm, thủy cầm từ các tỉnh nhập về các CSGM trên địa bàn thành phố đã phát hiện và xử lý 3 trường hợp huyết thanh dương tính trên gia cầm có nguồn gốc từ tỉnh Long An, Đồng Nai.
- Tháng 7 năm 2006: Qua giám sát huyết thanh bệnh Cúm gia cầm đã phát hiện đàn cò tại khu du lịch Suối Tiên dương tính và đã xử lý tiêu hủy.
- Năm 2007 - 2008: Qua giám sát trên đàn gà thịt trước khi xuất chuồng tại hai CSCN tập trung trên địa bàn thành phố; giám sát đối với gia cầm nuôi, kinh doanh, vận chuyển trái phép và giám sát tại các khu vui chơi giải trí, chim hoang dã, chim nuôi cảnh; gia cầm từ các tỉnh đưa về giết mổ tại thành phố. Kết quả đều không phát hiện vi-rút Cúm gia cầm.
- Ngoài ra Chi cục Thú y thực hiện kiểm tra hiệu giá kháng thể đối với đàn gia cầm đã tiêm phòng vắc-xin Cúm gia cầm đối với gia cầm từ các tỉnh đưa về giết mổ tại thành phố. Kết quả bảo hộ được thông báo cho Chi cục Thú y các tỉnh để phối hợp trong công tác phòng, chống dịch và giúp các tỉnh kiểm soát công tác tiêm phòng.
đ) Giám sát bệnh Dại trên chó, mèo:
- Từ năm 1998 đến nay Chi cục Thú y thực hiện phương pháp FAT và MIT để phát hiện nhanh, chính xác các trường hợp dương tính bệnh Dại có ý nghĩa rất lớn, từ đó đề xuất kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trong cộng đồng.
- Giám sát sự biến đổi gen vi-rút Dại ở động vật: trong các năm qua Chi cục Thú y thực hiện giám sát đặc điểm dịch tễ học phân tử vi-rút Dại đang lưu hành và phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ươg, trường Đại học Y khoa Oita - Nhật Bản nghiên cứu giải trình tự vùng gene N nhằm đề ra chương trình phòng, chống bệnh Dại hiệu quả trên người và tiến đến loại trừ bệnh dại ở Việt Nam.
* Xác định các trường hợp dương tính bệnh Dại trên chó:
- Năm 2002: 02 TH, năm 2004: 02 TH, năm 2006: 03 TH, năm 2007: 01 TH, năm 2008 đến nay không phát hiện trường hợp dương tính. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính bệnh Dại, Chi cục Thú y đã phối hợp với cơ quan y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, không để phát sinh bệnh Dại trên người hoặc trên chó, mèo.
- Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh Dại trên chó: Tỷ lệ bảo hộ bệnh Dại tương đối ổn định qua ba năm 2006 - 2008 (81,42% - 87,52%). Từ kết quả trên cho thấy công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố trong thời gian qua rất hiệu quả, hạn chế phát sinh bệnh Dại trên đàn chó, mèo, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân thành phố.
2. Nâng cao năng lực chẩn đoán xét nghiệm của Chi cục Thú y:
- Trong các năm qua Trạm Chẩn đoán xét nghiệm - Điều trị, Chi cục Thú y được đầu tư các trang thiết bị cho công tác chẩn đoán xét nghiệm dịch bệnh trên động vật như tủ an toàn sinh học class II, hệ thống máy Real time PCR, hệ thống máy ELISA… và đào tạo, tập huấn cán bộ trong và ngoài nước nâng cao trình độ về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán vi trùng, chẩn đoán vi-rút LMLM, PRRS, DTH,…
- Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động chẩn đoán xét nghiệm và được cấp chứng chỉ công nhận phù hợp ISO 9001:2000 và ISO/IEC 17025:2005.
- Ngoài ra Chi cục Thú y đã phối hợp với Cơ quan Thú y Vùng VI thực hiện việc định serotype vi-rút LMLM đang lưu hành nhằm phục vụ công tác giám sát dịch tễ và sử dụng vắc-xin phù hợp tiêm phòng cho đàn gia súc thành phố.
- Được Cục Thú y công nhận kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y đối với bệnh Cúm gia cầm có giá trị trong cả nước.
3. Phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong công tác giám sát dịch bệnh:
- Ủy ban nhân dân thành phố và một số tỉnh đã ký chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp - nông thôn tạo tiền đề cho Chi cục Thú y phối hợp với các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thông tin tình hình dịch bệnh kịp thời, kiểm dịch động vật, kiểm soát vận chuyển; hỗ trợ trong công tác chẩn đoán xét nghiệm; xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp gia súc đưa về thành phố giết mổ an toàn dịch bệnh.
- Hợp tác Chi cục Thú y các tỉnh về giám sát bệnh Cúm gia cầm (kiểm tra hiệu giá kháng thể, lưu hành bệnh) đối với đàn gia cầm có nguồn gốc từ các tỉnh đưa về giết mổ tại CSGM của thành phố; thông báo kết quả xét nghiệm đến các tỉnh nhằm hỗ trợ các tỉnh rà soát, tăng cường giám sát công tác tiêm phòng, chấn chỉnh công tác KDĐV, thực hiện chiến lược phòng dịch từ xa.
4. Các hoạt động liên quan công tác giám sát - phòng, chống dịch bệnh gia súc:
a) Công tác tiêm phòng gia súc:
Qua phối hợp với Cơ quan Thú y Vùng VI, Chi cục Thú y đã thực hiện việc định serotype vi-rút LMLM đang lưu hành từ đó sử dụng vắc-xin phù hợp tiêm phòng cho đàn gia súc thành phố như sau: Tiêm phòng cho heo sử dụng vắc-xin Aftopor (OManisa, O3039), tiêm phòng cho trâu bò sử dụng Aftovax (OManisa, O3039, A22, ASIA1).
Kết quả tiêm phòng gia súc 2006 - 2008:
Vắc-xin |
2006 |
2007 |
2008 |
|||
Đợt I |
Đợt II |
Đợt I |
Đợt II |
Đợt I |
Đợt II |
|
LMLM trâu bò |
100 |
70,84 |
81,43 |
69,19 |
77,11 |
81,79 |
(LMLM bò sữa) |
81,03 |
76,32 |
84,71 |
73,37 |
80,69 |
82,20 |
LMLM heo |
79,61 |
77,90 |
94,27 |
78,32 |
76,59 |
89,47 |
Dịch tả heo |
82,54 |
81,11 |
86,89 |
78,25 |
72,82 |
84,13 |
Tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% /TĐKT, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
b) Công tác giám sát sau tiêm phòng:
- Từ năm 2007, Chi cục Thú y đã triển khai kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng LMLM gia súc để quyết toán tiền công tiêm phòng vắc-xin LMLM.
- Kết quả giám sát sau tiêm phòng LMLM 2007 - 2008: đánh giá công tác tiêm phòng LMLM đạt hiệu quả cao, vắc-xin sử dụng đáp ứng bảo hộ được bệnh LMLM cho gia súc cụ thể như sau:
Năm |
Bảo hộ trên bò (%) |
Bảo hộ trên heo (%) |
||
Đợt I |
Đợt II |
Đợt I |
Đợt II |
|
2007 |
87,62 |
93,33 |
81,00 |
72,54 |
2008 |
95,12 |
95,12 |
82,71 |
86,96 |
c) Công tác tuyên truyền, tập huấn:
- Trong các năm qua Chi cục Thú y đã tập trung cho công tác tập huấn, tuyên truyền về pháp luật thú y, biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm nâng cao nhận thức phòng, chống dịch cho người chăn nuôi từ đó hạn chế phát sinh bệnh và trở thành cộng tác viên đắc lực trong việc giám sát, cung cấp thông tin dịch bệnh cho cơ quan chức năng.
- Trong ba năm 2006 - 2008, Chi cục Thú y đã cấp phát 2,3 triệu tờ bướm, poster tuyên truyền phòng, chống dịch (trong đó 323.000 tờ bướm LMLM, 1.646.000 tờ bướm, poster Cúm gia cầm, 290.000 tờ bướm PRRS), tổ chức tập huấn 182 buổi có 12.332 lượt người dự, phát loa tuyên truyền tại các phường, xã phục vụ công tác phòng, chống dịch, tiêm phòng,…
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Thực hiện Quyết định số 62/2002/QĐ-BNN ngày 11 tháng 7 năm 2002 và Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Chi cục Thú y đã triển khai công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố từ năm 2003 như sau:
- Giám sát huyết thanh học bệnh LMLM, DTH, Dại,… trên địa bàn thành phố và phường, xã, CSCN xây dựng an toàn dịch bệnh.
- Hướng dẫn các CSCN thực hiện các yêu cầu về xây dựng an toàn dịch bệnh, xây dựng quy trình vệ sinh, phòng dịch; thực hiện các biện pháp an toàn sinh học - phòng, chống dịch bệnh.
* Kết quả thực hiện chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh năm 2006 - 2008 như sau:
+ Năm 2005, được Cục Thú y công nhận XNCN heo Đồng Hiệp an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, DTH đầu tiên trên địa bàn thành phố.
+ Năm 2007, được Cục Thú y công nhận 13 CSCN heo an toàn dịch bệnh LMLM, DTH, trong đó 10 CSCN thuộc huyện Củ Chi (XNCN heo Đồng Hiệp được tái công nhận và công nhận thêm hai bệnh mới Xoắn khuẩn, Sẩy thai truyền nhiễm), 03 CSCN tại huyện Hóc Môn, quận 12 và quận 9.
+ Năm 2008, được Cục Thú y công nhận 09 CSCN heo an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, DTH, trong đó 08 CSCN tại huyện Củ Chi, 01 tại huyện Nhà Bè và 05 CSCN bò tại huyện Củ Chi an toàn dịch bệnh LMLM và 02 phường (phường 4, phường 6), quận Tân Bình được công nhận phường an toàn bệnh Dại đầu tiên của thành phố.
- Thông qua báo cáo dịch tễ định kỳ và thông tin từ hệ thống giám sát dịch bệnh, bước đầu đã giúp ngành thú y phát hiện sớm dịch bệnh, từ đó triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.
- Việc chủ động lấy mẫu giám sát dịch tễ từ khâu chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ gia súc; kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng; kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình dịch tễ trong chăn nuôi đã giúp ngành thú y chủ động trong quản lý tình hình dịch tễ. Từ đó việc dự báo tình hình dịch bệnh, xây dựng biện pháp chủ động phòng, chống dịch, chiến lược sử dụng vắc-xin khoa học, chính xác, hiệu quả;
- Từ năm 2007, Chi cục Thú y đã triển khai công tác kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng LMLM gia súc đã nâng cao hiệu quả công tác tiêm phòng gia súc, đánh giá hiệu quả sử dụng vắc-xin kết hợp Cơ quan Thú y Vùng VI xác định serotype vi-rút LMLM các ca bệnh từ đó xây dựng chiến lược sử dụng vắc-xin phù hợp phục vụ tốt công tác phòng, chống dịch và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố.
- Thực hiện công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ năm 2003 đến nay đã mang lại hiệu quả ổn định tình hình dịch tễ trên địa bàn thành phố, làm tiền đề để tiếp tục thực hiện chương trình giai đoạn 2006 - 2010 và thực hiện chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho các cơ sở chăn nuôi cung cấp sản phẩm “thịt an toàn” như Hợp tác xã Chăn nuôi Heo an toàn Tiên Phong.
Công tác giám sát dịch bệnh gia súc trên địa bàn thành phố gặp khó khăn, hạn chế như sau:
- Tình hình biến đổi khí hậu ngày một phức tạp làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, kể cả xuất hiện bệnh mới;
- Từ phương thức chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, phân tán là chủ yếu nên chưa quản lý chặt chẽ việc lưu chuyển gia súc làm ảnh hưởng đến công tác giám sát và quản lý tình hình dịch tễ; việc chăn nuôi tự phát không đảm bảo vệ sinh chưa có biện pháp xử lý triệt để đã làm hoạt động giám sát dịch tễ càng thêm khó khăn. Nguyên nhân do các địa phương chưa quy hoạch vùng chăn nuôi cụ thể nên người chăn nuôi không dám mạnh dạn đầu tư; trình độ, nhận thức của một bộ phận người chăn nuôi còn nhiều hạn chế nên việc chấp hành pháp luật chưa tốt.
- Hệ thống giám sát dịch bệnh bước đầu hoạt động có kết quả nhưng cần phải được củng cố, một số trường hợp dịch bệnh chưa được phát hiện kịp thời. Nguyên nhân do lực lượng tham gia thường là công tác kiêm nhiệm từ các ban, ấp, hội nông dân, đoàn thể nên việc thu thập thông tin có giới hạn; khối lượng công việc nhiều, địa bàn quản lý rộng, cự ly di chuyển xa, chi phí có hạn; ngoài ra nhận thức của người chăn nuôi chưa cao, e ngại đụng chạm khi cung cấp thông tin.
- Báo cáo dịch tễ định kỳ của các CSCN tập trung (trừ XNCN quốc doanh) trong thời gian qua chưa thực hiện đầy đủ.
- Tỷ lệ bảo hộ bệnh DTH tại hộ chăn nuôi trong ba năm 2006 - 2008 thấp (30,62% - 55,17%) không đạt yêu cầu. Trong các năm về sau cần tập trung kiểm soát, quản lý việc tiêm phòng, khuyến cáo loại vắc-xin sử dụng và hướng dẫn kỹ thuật, quy trình tiêm phòng cho các hộ chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ bảo hộ.
- Chi phí xét nghiệm một số bệnh do vi-rút khá cao hoặc chưa có quy định tại Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y cũng ảnh hưởng đến công tác xét nghiệm giám sát dịch bệnh (xét nghiệm RT-PCR đối bệnh PRRS).
- Trong các năm qua ngành thú y mới tập trung giám sát các bệnh LMLM, Cúm gia cầm, DTH, PRRS, bệnh Dại,... chưa thực hiện tầm soát đối với các bệnh khác như Cúm A H1N1, Aujeszky, PCV2 trên heo, bệnh Bò điên, Tiêu chảy trên heo PED (Porcine Epidemic Diarrhea),...
- Hoạt động vận chuyển động vật, SPĐV, khai báo kiểm dịch chưa được chấp hành nghiêm; việc giết mổ gia súc, gia cầm trái phép vẫn còn.
- Kiểm soát được dịch bệnh trong chương trình quốc gia (bệnh Cúm gia cầm, LMLM, Dại) và từng bước đi đến thanh toán các bệnh trên thông qua xây dựng liên kết vùng ATDB với các tỉnh giáp ranh thành phố.
- Tầm soát một số bệnh mới BSE (bò điên); PED (dịch tiêu chảy), Cúm A H1N1, PCV2 trên heo để phòng ngừa từ xa và khống chế các bệnh mang tính chất địa phương (DTH, PRRS, Tụ huyết trùng trâu bò, Newcastle,…)
- Nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh cho người chăn nuôi, cán bộ chính quyền, đoàn thể, các ban ngành liên quan. Củng cố hệ thống thú y cơ sở qua việc đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn về dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh để thực hiện chương trình có hiệu quả.
- Hoàn thiện hệ thống giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, thông tin tình hình dịch bệnh kịp thời và khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
2. Mục tiêu cụ thể qua các giai đoạn:
2.1. Mục tiêu đến năm 2010:
- Trên cơ sở giám sát tình hình dịch tễ gia súc, thực hiện chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thực hiện chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh giai đoạn 2006 - 2010. Mục tiêu đến năm 2010 như sau:
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, hiệu quả; không để phát sinh dịch Cúm gia cầm, Cúm A H1N1 ở heo trên địa bàn thành phố; khống chế, không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng tại hộ, CSCN đối với dịch PRRS, LMLM gia súc;
- Tập trung xây dựng xã Phú Mỹ Hưng, xã An Phú huyện Củ Chi an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, DTH để được công nhận sau năm 2010; xây dựng và được công nhận 10 CSCN heo an toàn LMLM và Dịch tả; 03 CSCN bò an toàn LMLM; 05 CSCN heo an toàn bệnh PRRS, Brucellose, Lepto, Aujeszky, Cúm gia cầm; 05 phường, xã an toàn bệnh Dại.
2.2. Mục tiêu đến năm 2020:
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, hiệu quả.
- Được công nhận xã Phú Mỹ Hưng, xã An Phú huyện Củ Chi an toàn dịch bệnh LMLM, DTH; mở rộng phạm vi vùng an toàn dịch bệnh qua liên kết các tỉnh giáp ranh thành phố. Ít nhất có 2 quận, huyện được Cục Thú y công nhận an toàn bệnh Dại. Sau năm 2015 huyện Củ Chi được công nhận vùng an toàn dịch bệnh.
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng đối với các bệnh truyền nhiễm lây giữa gia súc và con người, đặc biệt là bệnh Cúm gia cầm và bệnh Dại.
- Cung cấp sản phẩm động vật vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
II. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2009 - 2010
1. Công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm thụ động:
1.1. Về hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh:
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm; thực hiện cơ chế khen thưởng cụ thể những thông tin có giá trị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm phát huy tính năng động, tích cực của người tham gia hoạt động giám sát dịch bệnh.
- Duy trì và củng cố hoạt động báo cáo dịch tễ từ hệ thống thú y cơ sở, các CSCN tập trung, khai thác hiệu quả các báo cáo dịch tễ định kỳ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Điều chỉnh quy mô chăn nuôi phải thực hiện báo cáo dịch tễ định kỳ hàng tháng như sau: CSCN heo (quy mô > 50 heo nái, > 300 heo thịt), CSCN trâu bò (quy mô > 50 trâu bò sinh sản, > 100 trâu bò thịt), CSCN dê cừu quy mô > 100 con.
- Mở rộng nguồn cung cấp thông tin dịch bệnh từ các hoạt động dịch vụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, điều trị thú y tư nhân,…
- Xây dựng hệ thống thông tin độc lập của ngành thú y.
1.2. Chuẩn hóa công tác giám sát dịch bệnh như biểu mẫu, chế độ báo cáo, quy trình giám sát, định kỳ thông tin mới về dịch bệnh cho hệ thống thú y cơ sở.
1.3. Tiếp tục duy trì quan hệ cung cấp thông tin dịch bệnh từ Cơ quan Thú y vùng VI, vùng VII, Chi cục Thú y các tỉnh trong khu vực.
2. Công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm chủ động:
2.1. Giám sát dịch bệnh gia súc:
a) Giám sát bệnh Cúm gia cầm:
- Lấy mẫu xét nghiệm từ các CSCN gia cầm tập trung; nuôi gia cầm trái phép; chim cảnh tại các khu vui chơi; chim hoang dã; gia cầm nhập từ các tỉnh về thành phố để giết mổ;
- Loại hình giám sát - phương pháp xét nghiệm:
+ Giám sát huyết thanh (test HI, ELISA) đối với gà thịt (không áp dụng biện pháp tiêm phòng) 07 - 10 ngày trước khi xuất chuồng để xác định có phơi nhiễm với loài gia cầm bị bệnh, sự an toàn của gia cầm trước khi tiêu thụ;
+ Giám sát lưu hành vi-rút (test HI, Directigen hoặc PCR) đối với các loại gia cầm áp dụng biện pháp tiêm phòng tại các CSCN tập trung; gia cầm tại CSGM; gia cầm nuôi, vận chuyển, kinh doanh giết mổ trái phép; chim nuôi tại các khu vui chơi; chim hoang dã; chim cảnh của hộ dân nhằm xác định có sự bài thải vi-rút hoặc gia cầm đã mắc bệnh trước đó;
+ Phối hợp cơ quan vùng VI, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương I kiểm tra sự biến đổi của vi-rút (nếu có);
+ Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ trên đàn gia cầm tiêm phòng vắc-xin Cúm gia cầm (test HI) tại các CSCN tập trung trên địa bàn thành phố và gia cầm nhập từ các tỉnh về thành phố giết mổ để khuyến cáo Chi cục Thú y các tỉnh tăng cường kiểm soát tiêm phòng và quản lý đàn gia cầm khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
b) Giám sát bệnh Lở mồm long móng:
- Giám sát huyết thanh và lưu hành vi-rút LMLM (serotype O, A) đánh giá tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM trên heo, trâu bò, heo nọc giống (6 tháng/lần) sau khi tiêm phòng, kiểm tra sự hiện diện của vi-rút trong đàn để phục vụ công tác quản lý dịch tễ và công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Số lượng mẫu lấy theo phần mềm Win-episcope 2.0.
Lấy mẫu ngẫu nhiên giám sát trên động vật hoang dã mẫn cảm với bệnh LMLM;
- Xét nghiệm xác định serotype vi-rút LMLM trong trường hợp xảy ra ổ dịch hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các CSGM, gia súc vận chuyển trái phép để có định hướng trong sử dụng vắc-xin phù hợp và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp khi xuất hiện subtype mới chưa có trong vắc-xin đang sử dụng;
- Kiểm tra hiệu giá kháng thể serotype O / A tùy theo tình hình dịch tễ hai đợt/năm (theo hai đợt tiêm phòng LMLM trâu bò, heo) nhằm đánh giá và quản lý chặt chẽ công tác tiêm phòng; giám sát hiệu quả của vắc-xin tiêm phòng theo từng lô để có phản ảnh về chất lượng vắc-xin cho Cục Thú y và nhà sản xuất.
c) Giám sát bệnh Dịch tả heo:
- Giám sát huyết thanh học và sự lưu hành vi-rút DTH, tỷ lệ bảo hộ bệnh DTH phục vụ công tác quản lý dịch tễ và công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Số lượng mẫu lấy theo phần mềm Win-episcope 2.0;
- Xét nghiệm phát hiện vi-rút DTH đối với heo nọc giống (6 tháng/lần) hoặc trong trường hợp xảy ra ổ dịch hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các CSGM, gia súc vận chuyển trái phép; xét nghiệm kiểm tra nguồn tinh nọc giống sử dụng trên địa bàn thành phố, xác định nguồn cung cấp, truy nguyên nguồn gốc khi phát hiện trường hợp dương tính, theo dõi xử lý tạm ngưng khai thác, tái kiểm tra trước khi loại thải, giết mổ bắt buộc.
- Kiểm tra đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng DTH hai đợt/năm (theo hai đợt tiêm phòng) nhằm kiểm soát, đánh giá công tác tiêm phòng và quản lý hoạt động tự tiêm của hộ chăn nuôi.
- Đánh giá hiệu quả các loại vắc-xin DTH sử dụng trên địa bàn thành phố, khuyến cáo loại vắc-xin, quy trình tiêm phòng phù hợp cho các loại hình chăn nuôi.
d) Giám sát bệnh PRRS:
- Giám sát lưu hành vi-rút PRRS (chủng Trung Quốc độc lực cao) trên quần thể đàn nái sinh sản, heo nọc giống (6 tháng/lần); phục vụ công tác quản lý dịch tễ. Số lượng mẫu lấy theo phần mềm Win-episcope 2.0;
- Xét nghiệm phát hiện vi-rút PRRS (chủng Trung Quốc độc lực cao) trong trường hợp xảy ra ổ dịch và mở rộng giám sát vùng uy hiếp hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các CSGM, gia súc vận chuyển trái phép;
- Kiểm tra đáp ứng miễn dịch và xác định hiệu giá kháng thể trên heo chưa tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng vắc-xin hãng Besta (Singapore) hoặc vắc-xin Trung Quốc.
- Phối hợp Đại học Nông Lâm thực hiện đề tài “Đánh giá tình trạng nhiễm vi-rút PRRS trên đàn heo sinh sản của thành phố Hồ Chí Minh, thiết lập quy trình phân biệt chủng vi-rút PRRS thực địa và chủng vi-rút vắc-xin”.
đ) Giám sát bệnh Cúm A H1N1 trên heo:
Hiện nay, Cúm A H1N1 trên người xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủng virus mới này có nguồn gien tổ hợp từ cúm heo châu Á và Châu Âu, cúm heo Bắc Mỹ, cúm loài gia cầm Bắc Mỹ và cúm người, do đó việc giám sát vi-rút Cúm A H1N1 trên heo là rất quan trọng nhằm quản lý tình hình dịch tễ, đánh giá các nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Giám sát dịch bệnh qua hệ thống thông tin dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm giám sát huyết thanh học, vi-rút học tại các hộ, CSCN trên địa bàn thành phố cũng như nguồn heo nhập từ vùng có nguy cơ dịch bệnh. Phối hợp Cơ quan Thú y Vùng VI, Trung tâm bệnh Nhiệt đới khảo sát, kiểm tra cấu trúc gen để giám sát chủ động, cảnh báo dịch tễ.
e) Giám sát bệnh Dại:
- Xét nghiệm phát hiện vi-rút Dại trong trường hợp xảy ra ổ dịch; trong mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh thành trong cả nước, xác định vùng có nguy cơ cao qua các năm.
- Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh Dại tại các phường, xã xây dựng an toàn bệnh Dại, vùng đệm và trên số chó thả rông bị bắt hàng năm nhằm đánh giá công tác tiêm phòng phục vụ công tác quản lý dịch tễ và công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh Dại.
g) Giám sát các bệnh khác trên gia súc:
- Phối hợp Cơ quan Thú y Vùng VI tầm soát các bệnh khác trên gia súc như bệnh Bò điên (BSE), bệnh Tiêu chảy trên heo (PED) và các bệnh mới phát sinh trên đàn gia súc nhập nội.
- Giám sát kiểm tra đánh giá về huyết thanh học, về sự lưu hành mầm bệnh của một số bệnh truyền nhiễm trên gia súc (Aujeszky, PCV2) trong chăn nuôi có thể ảnh hưởng việc phát sinh hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh truyền nhiễm khác (PRRS, PMWS) nhằm phục vụ công tác dự báo và quản lý tình hình dịch tễ (đính kèm phụ lục chi tiết số mẫu thực hiện giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm qua các năm).
h) Giám sát tại khu vực xử lý tiêu huỷ gia súc bệnh, chết:
Xét nghiệm các mẫu đất, nước, không khí/năm tại khu vực xử lý tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh, chết để dự báo dịch tễ.
2.2. Kiểm tra tình hình dịch tễ hộ, cơ sở chăn nuôi:
- Đối tượng kiểm tra: Hộ chăn nuôi; CSCN gia súc, gia cầm tập trung.
- Chế độ kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (6 tháng/lần) đối với CSCN tập trung.
+ Kiểm tra hộ chăn nuôi tại thời điểm tác nghiệp công tác thú y như tiêm phòng, kiểm tra tình hình chăn nuôi, lấy mẫu xét nghiệm, cấp KDĐV vận chuyển...
+ Kiểm tra đột xuất khi có thông tin từ nguồn giám sát bị động hoặc khi có biến động về tình hình dịch tễ.
2.3. Nâng cao năng lực, trình độ chẩn đoán, giám sát dịch bệnh:
a) Đối với Trạm Chẩn đoán xét nghiệm - Điều trị, Chi cục Thú y:
+ Tiếp tục đầu tư các trang thiết bị và đào tạo, nâng cao trình độ về chuyên môn cho cán bộ đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh trên động vật; chuẩn hóa quy trình lấy mẫu,...
+ Duy trì hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động chẩn đoán xét nghiệm theo ISO 9001:2000 và ISO/IEC 17025:2005, đến năm 2010 được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO trong lĩnh vực chẩn đoán bệnh.
+ Trình Cục Thú y công nhận năng lực phòng thí nghiệm về các loại bệnh LMLM, PRRS, DTH, Leptospira, Brucella, Aujeszky,… có giá trị trong cả nước.
b) Đối với hệ thống thú y cơ sở:
+ Đầu tư, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn thú y cho 30% hệ thống thú y cơ sở chưa có trình độ trung cấp chăn nuôi, thú y.
+ Tập huấn điều tra ổ dịch, các bệnh mới trên động vật, thường xuyên cập nhật thông tin mới về dịch bệnh 6 tháng/lần.
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ dịch tễ, cảnh báo dịch bệnh:
- Cập nhật, hoàn chỉnh bản đồ dịch tễ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố qua các năm, hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ điều tra dịch tễ.
- Cập nhật, hoàn chỉnh bản đồ dịch tễ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố qua các năm.
- Khi xảy ra ổ dịch sử dụng bản đồ dịch tễ để khoanh vùng ổ dịch; xác định tình hình chăn nuôi, tiêm phòng,… trong vùng uy hiếp; xác định tốc độ lây lan; dự báo diễn biến dịch bệnh.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo dịch bệnh động vật theo cấp độ màu.
3.1. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh:
a) Trong năm 2009:
+ Duy trì 14 CSCN gia súc đã được công nhận an toàn dịch trong năm 2008;
+ Triển khai xây dựng và dự kiến tái công nhận 13 CSCN heo an toàn LMLM và DTH của năm 2007; công nhận mới 05 CSCN bò an toàn LMLM; 13 CSCN heo an toàn LMLM và Dịch tả; 08 CSCN heo an toàn các bệnh khác như PRRS, bệnh Xoắn khuẩn, bệnh Sẩy thai truyền nhiễm, Aujeszky, Cúm gia cầm,…
b) Trong năm 2010:
+ Duy trì các CSCN gia súc đã được công nhận an toàn dịch trong năm 2009;
+ Triển khai xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và được công nhận 03 CSCN bò an toàn LMLM; 10 CSCN heo an toàn LMLM và Dịch tả; 05 CSCN heo an toàn bệnh PRRS, Brucellose, Lepto, Aujeszky, Cúm gia cầm,…; 05 phường, xã an toàn bệnh Dại.
3.2. Công tác tập huấn, tuyên truyền: tiếp tục tập huấn, tuyên truyền cho người chăn nuôi:
- Tập huấn, tuyên truyền Pháp lệnh Thú y và các văn bản liên quan về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm gia súc, gia cầm nguy hiểm;
- Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Triển khai, thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế tập thể.
+ Năm 2009, triển khai 04/08 CSCN bò sữa quy mô >100 con và 05/11 CSCN heo quy mô >250 nái sinh sản.
+ Năm 2010, triển khai CSCN bò sữa quy mô >100 con và CSCN heo quy mô >250 nái sinh sản còn lại.
3.3. Quản lý tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm:
- Điều tra, thống kê tổng đàn gia súc tiến hành hai lần/năm (kết hợp Phòng Thống kê các quận, huyện);
- Tiếp tục thực hiện quản lý tình hình chăn nuôi gia súc đến tận hộ, CSCN; ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong định vị hộ, CSCN và cập nhật biến động đàn.
+ Năm 2009, hoàn tất công tác định vị hộ, CSCN; nhập cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý phục vụ theo dõi tình hình chăn nuôi, dịch tễ;
+ Năm 2010, tiếp tục định vị, cập nhật hộ, CSCN mới phát sinh.
- Cấp Sổ quản lý tình hình chăn nuôi và dịch tễ bổ sung cho các hộ, CSCN gia súc phát sinh; triển khai Sổ quản lý dịch tễ chăn nuôi gia cầm;
- Kết hợp Trung tâm Quản lý - Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi quản lý cá thể bò sữa theo số tai.
3.4. Công tác tiêm phòng gia súc:
a) Tiêm phòng bệnh LMLM:
- Năm 2009 và các năm tiếp theo, tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm phòng bệnh LMLM trên trâu bò và heo (>80% tổng đàn gia súc kiểm tra được tiêm phòng vắc-xin);
Chính sách tiêm phòng: (thực hiện như năm 2008):
+ Tiêm phòng miễn phí LMLM cho đàn trâu bò (trừ CSCN quốc doanh, cơ sở liên doanh nước ngoài);
+ Hỗ trợ 50% tiêm phòng LMLM cho các hộ chăn nuôi heo, miễn phí cho các hộ chăn nuôi thuộc diện xóa đói giảm nghèo;
- Kiểm tra bảo hộ sau tiêm phòng đạt tỷ lệ bảo hộ > 80% trên số mẫu kiểm tra.
b) Tiêm phòng bệnh Dịch tả heo:
- Năm 2009, tập trung kiểm soát việc tự tiêm vắc-xin DTH trong hộ dân, tăng cường công tác tiêm phòng của cơ quan thú y, quản lý tình hình kinh doanh vắc-xin DTH tại các cửa hàng thuốc thú y. Phấn đấu tiêm phòng đạt tỷ lệ 60%; năm 2010 đạt 70% tổng đàn gia súc kiểm tra (trên cơ sở quản lý chặt chẽ tự tiêm trong hộ chăn nuôi);
- Chính sách tiêm phòng: thực hiện như năm 2008, tiêm phòng miễn phí DTH cho hộ dân;
- Kiểm tra bảo hộ sau tiêm phòng: năm 2009 đạt tỷ lệ bảo hộ 60 - 70%, năm 2010: 70 - 80% trên số mẫu kiểm tra.
c) Tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm:
- Triển khai tiêm phòng 100% vắc-xin Cúm gia cầm đối với các CSCN được phép chăn nuôi đối với đàn gia cầm phải tiêm phòng theo quy định;
- Chính sách tiêm phòng: thu phí theo quy định.
d) Hàng năm kiểm tra, đánh giá về hiệu quả vắc-xin LMLM, vắc-xin Dại, vắc-xin DTH.
3.5. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về quy hoạch hệ thống CSGM gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và đề xuất quy định tuyến đường vận chuyển gia súc, gia cầm phù hợp yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong từng thời điểm.
III. CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ĐẾN NĂM 2020
1. Công tác giám sát dịch bệnh gia súc thụ động:
a) Duy trì hoạt động hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm như năm 2009, 2010. Cài đặt phần mềm báo cáo dịch tễ qua mạng cho hệ thống giám sát và CSCN tập trung.
b) Duy trì thông tin dịch bệnh từ Cơ quan Thú y Vùng VI, Vùng VII, Chi cục Thú y các tỉnh trong khu vực. Tham gia kết nối mạng hệ thống phòng thí nghiệm 7 vùng (Labnet) của Cục Thú y chia sẻ thông tin kết quả xét nghiệm, chẩn đoán xác định dịch, bệnh truyền nhiễm và các yếu tố dịch tễ liên quan.
2. Công tác giám sát dịch bệnh gia súc chủ động:
a) Giám sát dịch bệnh gia súc:
- Tiếp tục thực hiện các nội dung giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như năm 2009, 2010; hỗ trợ một số tỉnh giáp ranh thành phố trong giám sát, kiểm tra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có liên quan chương trình xây dựng vùng, cơ sở ATDB của thành phố.
- Triển khai giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm mới tùy theo tình hình dịch tễ phát sinh.
b) Kiểm tra tình hình dịch tễ hộ, cơ sở chăn nuôi:
Tiếp tục thực hiện các nội dung kiểm tra tình hình dịch tễ hộ, CSCN như năm 2009, 2010.
c) Nâng cao năng lực, trình độ chẩn đoán, giám sát dịch bệnh theo tình hình mới.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ dịch tễ, cảnh báo dịch bệnh như năm 2009, 2010.
a) Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh:
Tập trung cho công tác xây dựng hai xã an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM và DTH tại huyện Củ Chi để được công nhận sau năm 2010 và sau 2015 huyện Củ Chi được Cục Thú y công nhận vùng an toàn dịch bệnh.
b) Công tác tập huấn, tuyên truyền:
- Tiếp tục thực hiện các nội dung tập huấn, tuyên truyền như năm 2009, 2010;
- Tập trung triển khai thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho các hộ chăn nuôi bò sữa quy mô >100 con và CSCN heo quy mô >250 nái sinh sản mới phát sinh;
- Tập huấn, tuyên truyền các bệnh mới tùy theo tình hình dịch tễ phát sinh.
c) Quản lý tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Tiếp tục thực hiện các nội dung quản lý như năm 2009, 2010, thực hiện đăng ký khai báo kiểm dịch qua mạng; cài đặt phần mềm quản lý chăn nuôi thú y tại các cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh, nối mạng với hệ thống thú y địa phương.
d) Công tác tiêm phòng gia súc:
- Chính sách tiêm phòng cho gia súc sẽ thay đổi khi hình thành liên kết khu vực tạo vành đai an toàn dịch bệnh cho thành phố Hồ Chí Minh.
- Tiêm phòng bệnh LMLM:
+ Tiếp tục thực hiện như năm 2009, 2010;
+ Chính sách tiêm phòng: thu phí tiêm phòng đối với các hộ, CSCN gia súc có quy mô chăn nuôi >100 gia súc;
- Tiêm phòng bệnh Dịch tả heo:
+ Tỷ lệ tiêm phòng đạt >80%;
+ Chính sách tiêm phòng: thu phí tiêm phòng đối với các hộ, CSCN heo có quy mô chăn nuôi >100 con;
+ Kiểm tra bảo hộ sau tiêm phòng: đạt tỷ lệ bảo hộ 70 - 80% trên số mẫu kiểm tra.
- Tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm: tiếp tục thực hiện như năm 2009, 2010;
- Triển khai tiêm phòng các bệnh mới tùy theo tình hình dịch tễ phát sinh.
IV. NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC
1.1. Tập huấn, tuyên truyền:
Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; chăn nuôi an toàn cho người chăn nuôi qua các buổi tập huấn; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua tờ bướm, poster,… giai đoạn 2009 - 2010 tổ chức mỗi năm khoảng 50 lớp; giai đoạn 2011 - 2020 tổ chức bình quân 30 lớp/năm.
1.2. Giám sát bệnh Cúm gia cầm:
- Giám sát lưu hành vi-rút Cúm gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung; nuôi gia cầm trái phép; chim cảnh tại các khu vui chơi; chim hoang dã; gia cầm nhập từ các tỉnh về thành phố để giết mổ.
- Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh cúm gia cầm: năm 2009: khoảng 2.000 mẫu; năm 2010: khoảng 3.500 mẫu; giai đoạn 2011 - 2020: 3.500 - 3.600 mẫu/năm.
- Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ trên đàn gia cầm tiêm phòng vắc-xin Cúm gia cầm tại các CSCN tập trung trên địa bàn thành phố và gia cầm nhập từ các tỉnh về thành phố giết mổ. Phối hợp Cơ quan Thú y vùng VI kiểm tra sự biến đổi của vi-rút Cúm gia cầm.
1.3. Giám sát bệnh Lở mồm long móng:
- Giám sát lưu hành vi-rút LMLM (serotype O, A) đánh giá sự hiện diện của vi-rút trên gia súc nọc giống; đàn heo, trâu bò, dê cừu để phục vụ công tác quản lý dịch tễ.
- Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh LMLM 6 tháng/lần trên gia súc nọc giống; đàn heo, trâu bò, dê cừu để phục vụ công tác quản lý dịch tễ. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng vắc-xin LMLM.
- Xét nghiệm xác định serotype vi-rút LMLM trong trường hợp xảy ra ổ dịch hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các CSGM, gia súc vận chuyển trái phép để có định hướng trong sử dụng vắc-xin phù hợp và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp khi xuất hiện subtype mới chưa có trong vắc-xin đang sử dụng. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh Lở mồm long móng: giai đoạn 2009 - 2010, 2011 - 2020 bình quân 3.900 - 4.000 mẫu/năm.
1.4. Giám sát bệnh Dịch tả heo:
- Giám sát lưu hành vi-rút Dịch tả heo trên heo nọc giống và trên đàn heo để phục vụ công tác quản lý dịch tễ. Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh Dịch tả heo 6 tháng/lần trên đàn heo để phục vụ công tác quản lý dịch tễ. Kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng, khuyến cáo sử dụng loại vắc-xin phù hợp, quy trình tiêm phòng cho hộ chăn nuôi.
- Xét nghiệm phát hiện vi-rút Dịch tả heo trong trường hợp xảy ra ổ dịch hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các cơ sở giết mổ, gia súc vận chuyển trái phép; kiểm tra nguồn tinh nọc giống sử dụng trên địa bàn thành phố. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh Dịch tả heo: trong năm 2009 khoảng 700 mẫu, 2010 - 2020 bình quân 1.000 mẫu/năm.
1.5. Giám sát bệnh PRRS:
- Giám sát lưu hành vi-rút PRRS (chủng Trung Quốc độc lực cao) 6 tháng/ lần trên đàn heo nái sinh sản, heo nọc giống để phục vụ công tác quản lý dịch tễ.
- Kiểm tra đáp ứng miễn dịch và xác định hiệu giá kháng thể trên heo chưa tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng vắc-xin PRRS
- Xét nghiệm phát hiện vi-rút PRRS (chủng Trung Quốc độc lực cao) trong trường hợp xảy ra ổ dịch và mở rộng giám sát vùng uy hiếp hoặc phát hiện gia súc bệnh tại các cơ sở giết mổ, gia súc vận chuyển trái phép. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh PRRS: giai đoạn 2009 - 2010: 5.000 mẫu; giai đoạn 2011 - 2020: bình quân khoảng 2.800 mẫu/năm
1.6. Giám sát bệnh Cúm A H1N1 trên heo:
Giám sát vi-rút Cúm A H1N1 tại các hộ, cơ sở chăn nuôi heo và nguồn heo nhập từ vùng có nguy cơ dịch bệnh. Phối hợp Cơ quan Thú y vùng VI, Trung tâm bệnh Nhiệt đới khảo sát, kiểm tra cấu trúc gen để giám sát chủ động, cảnh báo dịch tễ. Số lượng mẫu giám sát dịch bệnh: giai đoạn 2009 - 2010: 3.000 mẫu; giai đoạn 2011 - 2020: bình quân khoảng 1.800 - 2.000 mẫu/năm.
1.7. Giám sát huyết thanh học về sự lưu hành mầm bệnh của một số bệnh truyền nhiễm khác trên gia súc như PCV2, Giả dại (Aujeszky), do Coronavirus như TGE, Tiêu chảy trên heo (PED) có thể ảnh hưởng việc phát sinh hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh truyền nhiễm khác (PRRS, PMWS) nhằm phục vụ công tác dự báo và quản lý tình hình dịch tễ: từ năm 2010 đến năm 2020 thực hiện giám sát bệnh PCV2 bình quân 1.100 mẫu/năm; giám sát bệnh giả dại: bình quân 1.100 mẫu/năm; giám sát bệnh do Coronavirus bình quân 1.200 mẫu/năm.
1.8. Giám sát dịch bệnh thực hiện chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng: thực hiện kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ bệnh LMLM tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 3.000 - 3.200 mẫu/năm.
- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh Dịch tả heo: xét nghiệm vi-rút trong trường hợp xảy ra ổ dịch. Kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ bệnh Dịch tả heo tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 1.700 - 1.800 mẫu/năm.
- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Xoắn khuẩn, Sẩy thai truyền nhiễm: kiểm tra tỷ lệ lưu hành bệnh Xoắn khuẩn, Sẩy thai truyền nhiễm trên heo tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 1.660 mẫu/năm.
- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh PRRS: kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ bệnh PRRS tại các cơ sở xây dựng an toàn dịch bệnh và vùng đệm, bình quân 1.200 -1.300 mẫu/năm.
- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Dại: xét nghiệm phát hiện vi-rút Dại trong trường hợp xảy ra ổ dịch. Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ bệnh Dại tại các phường, xã xây dựng an toàn bệnh Dại, vùng đệm và trên số chó thả rông bị bắt hàng năm nhằm đánh giá công tác tiêm phòng phục vụ công tác quản lý dịch tễ và công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn bệnh Dại, bình quân 1.800 - 1.900 mẫu/năm.
- Giám sát tái công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: kiểm tra tỷ lệ lưu hành, bảo hộ đối với các bệnh tại các CSCN (sau hai năm được công nhận an toàn dịch bệnh) để lập hồ sơ trình Cục Thú y tiếp tục tái công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Thực hiện bình quân 9.300 - 9.400 mẫu/năm.
2. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình: Chi cục Thú y được sử dụng nguồn 10% phí, lệ phí nộp ngân sách và 100% nguồn thu phạt của Chi cục Thú y.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp Chi cục Thú y giám sát, chẩn đoán các bệnh lây giữa người và gia súc, gia cầm.
2. Ủy ban nhân dân quận - huyện:
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc phòng bệnh bắt buộc cho động vật, chống dịch bệnh cho động vật; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định Pháp lệnh Thú y và các văn bản liên quan.
- Bổ sung nội dung về công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vào chỉ tiêu xét thi đua khen thưởng hàng năm.
- Chịu trách nhiệm chính triển khai, thực hiện chương trình “Giám sát dịch tễ gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;
- Tiếp tục triển khai, thực hiện và phát triển mở rộng cụ thể theo phạm vi thời gian các giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2025 của các chương trình liên quan đến đề án như: “Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010” và “Chương trình công tác thú y phục vụ phát triển bò sữa, kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm”.
4. Trung tâm Quản lý, Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi:
Phối hợp Chi cục Thú y quản lý số tai cá thể đàn bò sữa giống của thành phố theo quy định của Cục Chăn nuôi.
- Triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) kết hợp cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh;
- Phối hợp Chi cục Thú y trong công tác tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật về quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm./.
KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH
GIÁM SÁT DỊCH TỄ GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 70/2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh)
Số TT |
Nội dung |
Khối lượng công việc |
||
Năm 2009 |
Năm 2010 |
2011 - 2020 |
||
A |
TẬP HUẤN, TUYÊN TRUYỀN |
50 lớp |
50 lớp |
300 lớp |
|
Tập huấn phòng, chống dịch bệnh Poster, tờ bướm, băng đĩa tuyên truyền |
50 lớp |
50 lớp |
30 lớp / năm |
|
Dự trù kinh phí (đồng) |
519.500.000 |
530.750.000 |
3.188.100,000 |
B |
GIÁM SÁT DỊCH BỆNH (mẫu) |
8.770 |
13.193 |
131.930 |
1 |
Giám sát bệnh Cúm gia cầm |
1.987 |
3.567 |
35.670 |
1.1 |
Xét nghiệm ELISA |
720 |
2000 |
20.000 |
1.2 |
Xét nghiệm HI |
457 |
467 |
4.670 |
1.3 |
Xét nghiệm PCR |
760 |
950 |
9.500 |
1.4 |
Xét nghiệm Directigen |
50 |
150 |
1.500 |
2 |
Giám sát bệnh Lở mồm long móng |
3.936 |
3.936 |
39.360 |
2.1 |
Xét nghiệm ELISA type O |
2.586 |
2.586 |
25.860 |
2.2 |
Xét nghiệm ELISA type A |
1.050 |
1.050 |
10.500 |
2.3 |
Xét nghiệm ELISA 3 ABC heo |
200 |
200 |
2.000 |
2.4 |
Xét nghiệm ELISA 3 ABC bò |
100 |
100 |
1.000 |
3 |
Giám sát bệnh Dịch tả heo |
686 |
1.000 |
10.000 |
3.1 |
Xét nghiệm ELISA (Ab) |
686 |
1.000 |
10.000 |
4 |
Giám sát bệnh PRRS |
1.061 |
2.790 |
27.900 |
4.1 |
Xét nghiệm ELISA |
1.305 |
1.400 |
14.000 |
4.2 |
Xét nghiệm PCR chung |
870 |
1.170 |
11.700 |
4.3 |
Xét nghiệm PCR chủng TQ |
190 |
220 |
2.200 |
5 |
Giám sát bệnh Cúm heo |
1.100 |
1.900 |
19.000 |
5.1 |
Xét nghiệm ELISA (H1N1) |
800 |
800 |
8.000 |
5.2 |
Xét nghiệm ELISA (H3N2) |
0 |
800 |
8.000 |
5.3 |
Xét nghiệm PCR |
300 |
300 |
3.000 |
|
Dự trù kinh phí (đồng) |
1.045.774.773 |
2.245.308.687 |
22.453.086.870 |
C |
GIÁM SÁT CÁC BỆNH KHÁC (mẫu) |
|
3.400 |
34.000 |
1 |
Giám sát bệnh do PCV2 |
0 |
1.100 |
11.000 |
1.1 |
Xét nghiệm ELISA (Ab) |
0 |
600 |
6.000 |
1.2 |
Xét nghiệm ELISA (Ag) |
0 |
300 |
3.000 |
1.3 |
Xét nghiệm PCR |
0 |
200 |
2.000 |
2 |
Giám sát bệnh Giả dại |
0 |
1.100 |
11.000 |
2.1 |
Xét nghiệm ELISA |
0 |
900 |
9000 |
2.2 |
Xét nghiệm PCR |
0 |
200 |
2000 |
3 |
Giám sát bệnh do Coronavirus |
0 |
1.200 |
12,000 |
3.1 |
Xét nghiệm TGE |
0 |
600 |
6000 |
3.2 |
Xét nghiệm PED |
0 |
600 |
6000 |
|
Dự trù kinh phí (đồng) |
0 |
470.849.524 |
4.708.495.240 |
D |
GIÁM SÁT - XÂY DỰNG CƠ SỞ ATDB (mẫu) |
19.010 |
19.010 |
179.044 |
1 |
Giám sát bệnh LMLM, Dịch tả heo |
4.900 |
4.900 |
49.000 |
|
Giám sát bệnh Lở mồm long móng |
3.128 |
3.128 |
31.280 |
1.1 |
Xét nghiệm ELISA (Ab) O heo |
886 |
886 |
8.860 |
1.2 |
Xét nghiệm ELISA (Ag) 3ABC heo |
886 |
886 |
8.860 |
1.3 |
Xét nghiệm ELISA (Ab) O bò |
678 |
678 |
6.780 |
1.4 |
Xét nghiệm ELISA (Ag) 3ABC bò |
678 |
678 |
6.780 |
|
Giám sát bệnh Dịch tả heo |
1.772 |
1.772 |
17.720 |
1.5 |
Xét nghiệm ELISA (Ag) |
886 |
886 |
8.860 |
1.6 |
Xét nghiệm ELISA (Ab) |
886 |
886 |
8.860 |
2 |
Giám sát bệnh Lép tô, Brucellosis |
1.660 |
1.660 |
16.600 |
2.1 |
Xét nghiệm MAT (Lép tô) |
278 |
278 |
2.780 |
2.2 |
XN Rose Bengal (Brucellosis) |
1.382 |
1.382 |
13.820 |
3 |
Giám sát bệnh PRRS |
1.235 |
1.235 |
12.350 |
3.1 |
Xét nghiệm ELISA |
842 |
842 |
8.420 |
3.2 |
Xét nghiệm PCR |
393 |
393 |
3.930 |
4 |
Giám sát bệnh Dại |
1.891 |
1.891 |
18.910 |
4.1 |
Xét nghiệm ELISA |
1.891 |
1.891 |
18.910 |
5 |
Giám sát tái công nhận CS ATDB |
9.324 |
9.324 |
82.184 |
5.1 |
Xét nghiệm ELISA (Ag) Dịch tả heo |
1.916 |
1.916 |
19.160 |
5.2 |
Xét nghiệm ELISA (Ab) Dịch tả heo |
1.916 |
1.916 |
19.160 |
5.3 |
Xét nghiệm ELISA FMD O heo |
1.916 |
1.916 |
19.160 |
5.4 |
Xét nghiệm ELISA FMD 3ABC heo |
1.916 |
1.916 |
19.160 |
5.5 |
Xét nghiệm ELISA FMD O bò |
278 |
278 |
2.780 |
5.6 |
Xét nghiệm ELISA FMD 3ABC bò |
1.382 |
1.382 |
2.764 |
|
Dự trù kinh phí (đồng) |
2.256.529.677 |
2.256.529.677 |
22.565.296.770 |
E |
DỰ PHÒNG PHÍ (sử dụng khi có dịch bệnh mới) |
0 |
300.000.000 |
3.000.000.000 |
|
Tổng cộng (A + B + C + D + E) |
4.421.804.450 |
5.803.437.888 |
55.914.978.880 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.