ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 695/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 3 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông; Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày 24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông Trung ương;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: số 4047/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025; số 4528/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao dự toán thu NSNN trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023, tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 843/TTr-STC-TCDN ngày 28/02/2023 (kèm theo Công văn số 5757/SNN&PTNT-KHTC ngày 25/12/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Chương trình khuyến nông tỉnh Thanh Hóa năm 2023, với các nội dung chính sau:
1. Kế hoạch thực hiện Chương trình khuyến nông tỉnh Thanh Hóa năm 2023 (chi tiết có Phụ lục 01 kèm theo).
2. Dự toán kinh phí thực hiện Chương trình khuyến nông tỉnh Thanh Hóa năm 2023, cụ thể như sau:
2.1. Dự toán kinh phí phần ngân sách tỉnh hỗ trợ: 9.413.783.000 đồng.
(Chín tỷ, bốn trăm mười ba triệu bảy trăm tám mươi ba nghìn đồng)
Trong đó:
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa: 8.763.783.000 đồng.
- Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa: 250.000.000 đồng.
- Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa: 250.000.000 đồng.
- Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và Chuyển giao khoa học công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức: 150.000.000 đồng.
(chi tiết có Phụ lục 02 kèm theo)
2.2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ các hoạt động khuyến nông và nguồn chi nhiệm vụ đặc thù đã giao cho các đơn vị tại Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương năm 2023, tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài chính thông báo dự toán chi tiết cho các đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn về nghiệp vụ để các đơn vị tổ chức thực hiện. Định kỳ kiểm tra tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Các đơn vị được cấp kinh phí chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh; Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và Chuyển giao khoa học công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 01:
KẾ
HOẠCH KHUYẾN NÔNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 02/03/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình khuyến nông tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ mới, công nghệ mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Thông tin tuyên truyền
- Xây dựng và phát sóng 129 chuyên mục khuyến nông trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa, trong đó: 76 chuyên mục truyền hình, 53 chuyên mục truyền thanh (các chuyên mục truyền hình đều được dịch ra tiếng Mông và tiếng Thái); 15 bản tin trên chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
- Xuất bản 3.000 cuốn nông lịch; 4 số tập san thông tin Nông nghiệp và PTNT; 46.000 tài liệu tờ gấp về hướng dẫn khoa học kỹ thuật.
- Tổ chức 22 cuộc hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình; 3 cuộc diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp.
2.2. Bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn
Tổ chức 19 lớp bồi dưỡng tập huấn và đào tạo cho khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và nông dân; 10 lớp tập huấn FFS cho cộng tác viên khuyến nông và nông dân tại các địa phương trong tỉnh.
2.3. Xây dựng và nhân rộng mô hình
Xây dựng và nhân rộng 22 loại mô hình trình diễn khuyến nông về lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thông tin tuyên truyền
1.1. Nội dung
1.1.1. Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng
Hàng tháng thực hiện các chuyên mục Khuyến nông trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa (mỗi tháng từ 6 - 7 chuyên mục truyền hình, 4 - 5 chuyên mục phát thanh, các chuyên mục truyền hình đều được dịch ra tiếng Mông và tiếng Thái) để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các mô hình hiệu quả, các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh; chuyển giao tiến bộ kĩ thuật mới về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Nâng cao chất lượng thông tin, bài viết về hoạt động khuyến nông trên trang Website Sở Nông nghiệp và PTNT, Báo Thanh Hóa; các chuyên mục khuyến nông phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để đăng phát trên kênh Youtube, fanpage của Đài.
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các cơ quan báo, đài để quảng bá hoạt động khuyến nông; khai thác tối đa các trang mạng xã hội để thông tin, tuyên truyền các chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, các sản phẩm OCOP của tỉnh.
1.1.2. Tuyên truyền trên các ấn phẩm
- Duy trì, đổi mới nội dung, hình thức xuất bản, tuyên truyền trên ấn phẩm tập san thông tin Nông nghiệp và PTNT; nông lịch.
- Phát hành các tài liệu kỹ thuật để tuyên truyền, hướng dẫn về tiến bộ mới, công nghệ mới, kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ...
1.1.3. Tổ chức, tham gia các sự kiện truyền thông
Tổ chức tốt các hội thảo, diễn đàn khuyến nông nhằm nhân nhanh các mô hình điển hình trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp cho người sản xuất.
1.2. Đơn vị thực hiện
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan thực hiện.
- Đối với các chuyên mục khuyến nông trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh: Về sản xuất giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì; phát sóng các chuyên mục và đưa chuyên mục trên mạng Internet (youtube, fanpage) của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh giao cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì thực hiện.
2. Bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn
2.1. Nội dung:
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tổ chức sản xuất, thị trường; phương pháp, nghiệp vụ khuyến nông; công nghệ thông tin; bổ sung, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản… cho khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và nông dân.
- Đào tạo huấn luyện kỹ thuật theo phương pháp FFS trên cây trồng, vật nuôi cho cộng tác viên khuyến nông và nông dân theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi giúp cho học viên nắm chắc về lý thuyết và vận dụng thành thạo vào sản xuất.
2.2. Đơn vị thực hiện
Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan thực hiện.
3. Xây dựng và nhân rộng mô hình
3.1. Nội dung
3.1.1. Lĩnh vực trồng trọt
(1) Mô hình thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị: thực hiện với quy mô 91 ha với mục tiêu đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tại các vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng tập trung, quy mô lớn theo hướng hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế gắn với chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực.
(2) Mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện với quy mô 46 ha với mục tiêu ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất lúa chất lượng nhằm thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang canh tác hiện đại trên quy mô lớn, nhằm giảm công lao động, chi phí vật tư đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích canh tác.
(3) Mô hình thâm canh ngô sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn đại gia súc: thực hiện với quy mô 12 ha nhằm ứng dụng tiến bộ mới trong thâm canh ngô sinh khối giúp người dân chủ động hoàn toàn thức ăn thô xanh cho đại gia súc, đặc biệt là vào mùa Đông. Rút ngắn thời vụ, tăng hệ số quay vòng sản xuất, giảm chi phí lao động, tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích canh tác.
(4) Mô hình liên kết các hộ trong thâm canh ngô đường (ngô ngọt) theo chuỗi giá trị: thực hiện với quy mô 8,5 ha nhằm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây ngô ngọt tại các địa phương trong tỉnh có điều kiện sản xuất phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ ăn tươi và chế biến công nghiệp.
(5) Mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô lấy hạt gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện với quy mô 9 ha nhằm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tiến bộ mới trong sản xuất thâm canh ngô lấy hạt nâng cao năng suất, sản lượng, phục vụ chế biến thức ăn gia súc.
(6) Thực hiện mô hình sấy chế biến mít: thực hiện với quy mô 100 kg/mẻ/40 giờ nhằm đưa máy móc vào chế biến sản phẩm mít sau thu hoạch để giảm giá thành, giảm chi phí lao động, tăng giá trị sản phẩm.
(7) Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây theo chuỗi giá trị tại tỉnh Thanh Hóa: thực hiện với quy mô 5 ha nhằm đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật gắn liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tạo ra sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao.
3.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi
(1) Mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện với quy mô 8.800 con nhằm giúp người dân phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm, chuỗi giá trị, tạo sản phẩm có giá trị cao, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế và phát triển chăn nuôi bền vững.
(2) Mô hình chăn nuôi ngan Pháp thương phẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm: thực hiện với quy mô 5.100 con nhằm chuyển giao các tiến bộ mới, công nghệ mới cho người dân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đồng thời giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn ngan cũng như đảm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
(3) Mô hình chăn nuôi vịt thịt đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm: thực hiện với quy mô 4.000 con nhằm chuyển giao các tiến bộ mới, công nghệ mới cho người dân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đồng thời giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vịt cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
(4) Mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi bồ câu Pháp gắn với tiêu thụ sản phẩm: thực hiện với quy mô 420 con nhằm chuyển giao tiến bộ mới, công nghệ mới, đa dạng hóa đối tượng nuôi, sản phẩm chăn nuôi qua đó góp phần tạo công ăn việc làm. Đồng thời bước đầu định hướng cho người dân làm quen với hình thức liên kết để sản xuất khối lượng hoàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
(5) Mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ: thực hiện với quy mô 1.000 con nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng tự nhiên, tạo sản phẩm hàng hoá chất lượng mang tính cạnh tranh, tận dụng tối đa lợi thế vùng miền, sản xuất tuần hoàn, khép kín, giảm chất thải để bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đầu ra ổn định và đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
3.1.3. Lĩnh vực lâm nghiệp
(1) Mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (keo lai mô): thực hiện với quy mô 117 ha nhằm chuyển giao tiến bộ mới, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp mới có khả năng tăng trưởng nhanh, tạo sinh khối lớn bằng công nghệ nuôi cấy mô; áp dụng biện pháp kỹ thuật trong trồng thâm canh rừng gỗ lớn nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
(2) Mô hình trồng rừng thâm canh giổi ăn hạt bằng cây ghép theo chuỗi liên kết: thực hiện với quy mô 4 ha nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh giổi ăn hạt bằng cây ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng; đồng thời liên kết sản xuất hình thành chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.
(3) Mô hình trồng rừng thâm canh cây quế gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: thực hiện với quy mô 8,2 ha chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển cây quế theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo hình thành các vùng trồng quế tập trung tại một số địa phương có điều kiện phù hợp, tạo liên kết sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, là vùng nguyên liệu cho chế biến tinh dầu quế đạt sản phẩm OCOP, hình thành chuỗi ngành hàng có giá trị cao; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, thương hiệu và sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.1.4. Lĩnh vực thủy sản
(1) Mô hình liên kết các hộ nuôi tôm thâm canh theo hướng VietGAP: thực hiện với quy mô 2,04 ha (trong đó: mô hình tôm thẻ chân trắng 0,54 ha; mô hình tôm sú 1,5 ha) nhằm ứng dụng các công nghệ mới trong nuôi tôm thâm canh: Công nghệ sinh học, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn... tiến tới đạt VietGAP, phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và nguyên liệu cho các sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.
(2) Mô hình liên kết các hộ nuôi thâm canh cá lồng, bè trên hồ: thực hiện với quy mô 520 m3 nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và bảo tồn phát triển các loài cá bản địa cho giá trị kinh tế cao tạo sinh kế cho ngư dân vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi vùng miền núi.
(3) Mô hình nuôi cá nước ngọt đảm bảo an toàn thực phẩm vùng miền núi: thực hiện với quy mô 1,44 ha nhằm phát triển nghề nuôi cá nước ngọt vùng miền núi theo hướng công nghiệp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi các loài thủy sản chủ lực, lợi thế vùng miền núi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường tiêu thụ, cải thiện và nâng cao mức sống, thu nhập cho nông dân miền núi, góp phần giảm nghèo, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa.
(4) Mô hình nuôi thâm canh các đối tượng thủy đặc sản đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm: thực hiện với quy mô 3.300 m2 nhằm ứng dụng tiến bộ mới, công nghệ mới trong nuôi thâm canh các đối tượng thủy đặc sản, nâng cao giá trị, thu nhập trên một đơn vị diện tích, liên kết sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu gắn với thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu thị trường.
(5) Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh - lúa theo hướng hữu cơ: thực hiện với quy mô 4 ha nhằm nâng cao giá trị và thu nhập trên một đơn vị diện tích, đa dạng hóa các sản phẩm, chuyển đổi diện tích lúa vùng chiêm trũng, vùng ven biển nhiễm mặn, năng suất thấp, kém hiệu quả sang nuôi luân canh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, từng bước hình thành vùng nguyên liệu hữu cơ và xây dựng thương hiệu.
3.2. Đơn vị thực hiện
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và Chuyển giao Khoa học công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức chủ trì thực hiện theo từng mô hình.
- Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện theo từng mô hình.
III. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí: 13.792 triệu đồng
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 9.414 triệu đồng
- Đối ứng của người dân tham gia mô hình: 4.378 triệu đồng
2. Nguồn vốn
- Từ nguồn sự nghiệp kinh tế hỗ trợ các hoạt động khuyến nông và nguồn chi nhiệm vụ đặc thù giao cho các đơn vị trong dự toán ngân sách năm 2023 tại Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 19/12/2022.
- Vốn đối ứng của người dân tham gia mô hình.
(Có Biểu chi tiết kèm theo)
Tổng hợp dự toán kinh phí Kế hoạch Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa năm 2023
(Kèm theo Kế hoạch Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa năm 2023)
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Đơn vị thực hiện |
Tổng kinh phí |
Trong đó |
|
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Đối ứng của người tham gia mô hình |
|||
|
Tổng cộng |
13.792 |
9.414 |
4.378 |
1 |
Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa |
12.205 |
8.764 |
3.441 |
2 |
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa |
643 |
250 |
393 |
3 |
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa |
584 |
250 |
334 |
4 |
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và Chuyển giao Khoa học công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức |
360 |
150 |
210 |
PHỤ LỤC 02:
DỰ
TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 02/03/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Đồng.
TT |
NỘI DUNG |
Dự toán kinh phí |
Ghi chú |
|
Tổng cộng |
9.413.783.000 |
|
A |
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa |
8.763.783.000 |
Biểu chi tiết giao Sở Tài chính thông báo để các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện. |
I |
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo |
1.427.819.000 |
|
1 |
Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ, công nghệ thông tin,bổ sung, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản… cho Khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và nông dân. |
765.624.000 |
|
2 |
Đào tạo huấn luyện kỹ thuật theo phương pháp FFS trên cây trồng, vật nuôi cho cộng tác viên khuyến nông và nông dân tại các địa phương trong tỉnh (theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi) (làm tròn). |
662.195.000 |
|
II |
Thông tin tuyên truyền |
1.575.964.000 |
|
1 |
Xuất bản các ấn phẩm |
269.720.000 |
|
1.1 |
Tập san thông tin nông nghiệp và PTNT |
125.720.000 |
|
1.2 |
Tài liệu tờ gấp về hướng dẫn khoa học kỹ thuật |
69.000.000 |
|
1.3 |
Nông lịch hàng năm |
75.000.000 |
|
2 |
Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng |
457.539.000 |
|
- |
Xây dựng chuyên mục Khuyến nông trên Đài PT và TH tỉnh Thanh Hóa |
361.568.000 |
|
+ |
Xây dựng chuyên mục truyền thanh (làm tròn) |
80.749.000 |
|
+ |
Xây dựng chuyên mục truyền hình (làm tròn) |
280.819.000 |
|
- |
Chương trình truyền hình trên mạng Internet: Youtube, fanpage (làm tròn) |
40.971.000 |
|
- |
Chi phí duy trì đưa tin trên hệ thống trang Website của Sở Nông nghiệp và PTNT |
0 |
|
- |
Chương trình quảng bá khuyến nông |
30.000.000 |
|
- |
Kinh phí dịch vụ hoạt động thông tin |
25.000.000 |
|
3 |
Tổ chức, tham gia các sự kiện truyền thông |
848.705.000 |
|
3.1 |
Tổ chức các hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình |
562.100.000 |
|
3.2 |
Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp |
286.605.000 |
|
III |
Xây dựng và nhân rộng mô hình |
5.760.000.000 |
|
|
Lĩnh vực trồng trọt |
1.260.000.000 |
|
1 |
Thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị |
600.000.000 |
|
a |
Vùng Đồng Bằng |
480.000.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 4 xã - Địa điểm: Xã Hưng Lộc huyện Hậu Lộc; Xã Quảng Đức huyện Quảng Xương; Xã Trường Xuân huyện Thọ Xuân; Xã Hà Lĩnh Hà Trung. - Quy mô: 17 ha/xã - Số hộ tham gia: 60 hộ/xã. |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
120.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
80.771.250 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
25.800.000 |
|
- |
Cán bộ chỉ đạo |
7.450.000 |
|
- |
Chi phí Quản lý |
5.978.750 |
|
b |
Vùng Miền núi |
120.000.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: Xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành - Quy mô: 13 ha/xã - Số hộ tham gia: 50 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
120.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
86.472.750 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
20.220.000 |
|
- |
Cán bộ chỉ đạo |
7.450.000 |
|
- |
Chi phí Quản lý |
5.857.250 |
|
2 |
Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm |
320.000.000 |
|
a |
- Điểm trình diễn: 2 xã - Địa điểm: Xã Nga Phượng huyện Nga Sơn; Xã Hoằng Phú huyện Hoằng Hóa. - Quy mô: 16 ha/xã - Số hộ tham gia: 60 hộ/xã |
220.000.000 |
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
110.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư: |
73.220.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
23.940.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
7.450.000 |
|
- |
Chi phí Quản lý |
5.390.000 |
|
b |
Điểm trình diễn: Xã Nga An - Nga Sơn Quy mô: 14 ha/xã Số hộ tham gia: 60 hộ/xã |
100.000.000 |
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
100.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư: |
66.517.500 |
|
- |
Kinh phí triển khai: |
21.460.000 |
|
- |
Cán bộ chỉ đạo |
7.450.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
4.572.500 |
|
3 |
Thâm canh cây ngô sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc |
130.000.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: Xã Ninh Khang huyện Vĩnh Lộc - Quy mô: 12 ha/xã - Số hộ tham gia: 40 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
130.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư: |
103.365.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai: |
14.180.000 |
|
- |
Cán bộ chỉ đạo |
5.960.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
6.495.000 |
|
4 |
Liên kết các hộ trong thâm canh ngô đường (ngô ngọt) theo chuỗi giá trị |
110.000.000 |
|
|
Điểm trình diễn: Xã Quảng Long, huyện Quảng Xương Quy mô: 8.5 ha/xã Số hộ tham gia: 25 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
110.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư: |
89.420.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai: |
10.460.000 |
|
- |
Cán bộ chỉ đạo |
5.066.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
5.054.000 |
|
5 |
Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô lấy hạt gắn với tiêu thụ sản phẩm |
100.000.000 |
|
|
Điểm trình diễn: Xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa Quy mô: 9 ha/xã Số hộ tham gia: 50 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
100.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư: |
63.933.750 |
|
- |
Kinh phí triển khai: |
25.340.000 |
|
- |
Cán bộ chỉ đạo |
5.960.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
4.766.250 |
|
|
Lĩnh vực chăn nuôi |
1.500.000.000 |
|
1 |
Chăn nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm |
598.240.000 |
|
|
Điểm trình diễn: 4 xã Địa điểm: xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc; xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn; xã Quảng Hùng, Tp Sầm Sơn; thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương Quy mô: 2.200 con/xã Số hộ: 4 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
149.560.000 |
|
- |
Hỗ trợ vật tư |
120.538.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
17.120.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
5.000.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
6.902.000 |
|
2 |
Chăn nuôi ngan Pháp thương thẩm đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm |
490.250.000 |
|
a |
- Điểm trình diễn: 2 xã - Địa điểm: xã Hà Vinh, huyện Hà Trung; xã Thanh Thủy, TX Nghi Sơn - Quy mô: 1.500 con/xã - Số hộ: 3 hộ/xã |
290.250.000 |
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
145.125.000 |
|
- |
Hỗ trợ vật tư |
118.725.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
16.480.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
3.000.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
6.920.000 |
|
b |
- Điểm trình diễn: Xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân - Quy mô: 2.100 con/xã - Số hộ: 5 hộ/xã |
200.000.000 |
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
200.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ vật tư |
166.215.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
20.320.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
4.000.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
9.465.000 |
|
3 |
Chăn nuôi vịt thịt đảm bảo an toàn sinh học và an toàn thực phẩm |
294.400.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 2 xã - Địa điểm: Xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc; xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương - Quy mô: 2.000 con/xã - Số hộ: 4 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
147.200.000 |
|
- |
Hỗ trợ vật tư |
120.600.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
15.584.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
4.000.000 |
|
- |
Chi quản lý |
7.016.000 |
|
4 |
Liên kết các hộ trong chăn nuôi bồ câu Pháp gắn với tiêu thụ sản phẩm |
117.110.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: Xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa - Quy mô: 210 đôi - Số hộ: 3 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
117.110.000 |
|
- |
Hỗ trợ vật tư |
82.761.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
22.020.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
6.750.000 |
|
- |
Chi quản lý |
5.579.000 |
|
|
Lĩnh vực Lâm nghiệp |
1.450.000.000 |
|
1 |
Mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (keo lai mô) |
1.052.710.000 |
|
a |
Vùng miền núi |
960.000.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 8 xã - Địa điểm: Xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc; xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn; xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh; xã Lương Trung, huyện Bá Thước; xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân; xã Thanh Phong, huyện Như Xuân; xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân; xã Xuân Thắng huyện Thường Xuân - Quy mô: 13 ha/xã, 10 hộ/xã. |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
120.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
90.636.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
11.700.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
11.920.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
5.744.000 |
|
b |
Vùng đồng bằng |
92.710.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: Xã Trường Lâm, TX Nghi Sơn. - Quy mô: 13 ha, 10 hộ tham gia. |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
92.710.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
64.740.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
11.700.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
11.920.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
4.350.000 |
|
2 |
Mô hình trồng rừng thâm canh giổi ăn hạt bằng cây ghép theo chuỗi liên kết |
197.290.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 2 xã - Địa điểm: Xã Mỹ Tân huyện Ngọc Lặc; xã Kỳ Tân huyện Bá Thước. - Quy mô: 2 ha/xã, 5 hộ tham gia/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
98.645.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
70.525.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
11.700.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
11.920.000 |
|
- |
Chi quản lý |
4.500.000 |
|
3 |
Mô hình trồng rừng thâm canh cây quế gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm |
200.000.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: Xã Xuân Lẹ huyện Thường Xuân - Quy mô: 8,2 ha, 5 hộ tham gia. |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
200.000.000 |
|
|
Hỗ trợ giống, vật tư |
155.211.896 |
|
|
Kinh phí triển khai |
11.700.000 |
|
|
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
23.840.000 |
|
|
Chi phí quản lý |
9.248.104 |
|
|
Lĩnh vực thủy sản |
1.550.000.000 |
|
1 |
Liên kết các hộ nuôi tôm thâm canh theo hướng VietGAP (tôm thẻ chân trắng) |
286.544.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 2 xã - Địa điểm: Xã Hòa Lộc huyện Hậu Lộc ; Xã Hoằng Phong huyện Hoằng Hóa. - Quy mô: 0,27 ha/xã - Số hộ tham gia: 2 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
143.272.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
117.936.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
16.660.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
2.000.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
6.676.000 |
|
2 |
Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá lồng, bè trên hồ |
216.740.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 2 điểm - Địa điểm: Xã Trung Xuân huyện Quan Sơn; Xã Quang Trung huyện Ngọc Lặc - Quy mô: 260 m3 lồng/xã - Số hộ tham gia: 3 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
108.370.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
80.080.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
16.040.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
7.450.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
4.800.000 |
|
3 |
Mô hình nuôi cá nước ngọt đảm bảo an toàn thực phẩm vùng Miền núi |
416.708.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 4 xã - Địa điểm: Xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn; xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân; xã Thành Tân, huyện Thạch Thành; xã Ái Thượng, huyện Bá Thước - Quy mô: 0,36 ha/xã - Số hộ tham gia: 3 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
104.177.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
77.490.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
16.200.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
5.360.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
5.127.000 |
|
4 |
Nuôi thâm canh các đối tượng thủy đặc sản đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm |
200.000.000 |
|
- |
- Điểm trình diễn: Phường Xuân Lâm, TX Nghi Sơn - Quy mô: 0,33 ha - Số hộ tham gia: 3 hộ/xã |
|
|
- |
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
200.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
170.610.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
15.420.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
4.917.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
9.053.000 |
|
5 |
Xây dựng mô hình nuôi luân canh tôm Càng Xanh - Lúa theo hướng hữu cơ |
430.008.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: 4 xã - Địa điểm: xã Nga Trường, huyện Nga Sơn; xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa; xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn; xã Tế Thắng, huyện Nông Cống. - Quy mô: 1 ha/xã - Số hộ tham gia: 3 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
107.502.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
70.950.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
16.200.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
14.900.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
5.452.000 |
|
B |
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa |
250.000.000 |
Biểu chi tiết giao Sở Tài chính thông báo để các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện |
1 |
Thực hiện mô hình sấy chế biến mít và các loại trái cây khác |
125.000.000 |
|
- |
Điểm trình diễn: Xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống Quy mô: 100 kg/mẻ/40 giờ Đơn vị tham gia: 1 HTX |
|
|
- |
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
125.000.000 |
|
|
Hỗ trợ máy móc, thiết bị |
94.125.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
14.500.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
11.920.000 |
|
- |
Chi phí Quản lý |
4.455.000 |
|
2 |
Thâm canh lúa chất lượng theo chuỗi giá trị |
125.000.000 |
|
- |
Điểm trình diễn: xã Hà Tiến, huyện Hà Trung Quy mô: 10 ha/xã Số hộ tham gia: 25 hộ/xã |
|
|
- |
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
125.000.000 |
|
|
Hỗ trợ giống, vật tư: |
93.750.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai: |
15.250.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
10.430.000 |
|
- |
Chi phí Quản lý |
5.570.000 |
|
C |
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa |
250.000.000 |
Biểu chi tiết giao Sở Tài chính thông báo để các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện |
1 |
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ |
100.000.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: Xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh - Quy mô: 1.000 con - Số hộ: 4 hộ/xã |
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
100.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ vật tư |
79.786.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
8.300.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
7.450.000 |
|
- |
Chi quản lý |
4.464.000 |
|
2 |
Liên kết các hộ nuôi tôm thâm canh theo hướng VietGAP (Tôm sú) |
150.000.000 |
|
|
- Điểm trình diễn: Xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc - Quy mô: 15.000 m2 - Số hộ tham gia: 3 hộ/ 1 xã |
|
|
- |
Kinh phí hỗ trợ 1 xã |
150.000.000 |
|
- |
Hỗ trợ giống, vật tư |
128.625.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai |
6.600.000 |
|
- |
Kinh phí cán bộ chỉ đạo |
7.450.000 |
|
- |
Chi phí quản lý |
7.325.000 |
|
D |
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và Chuyển giao khoa học công nghệ - Trường Đại học Hồng Đức |
150.000.000 |
Biểu chi tiết giao Sở Tài chính thông báo để các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện |
|
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ khoai tây theo chuỗi giá trị tại tỉnh Thanh Hóa |
150.000.000 |
|
- |
Điểm trình diễn: Xã Nga Trung, huyện Nga Sơn Quy mô: 5 ha/xã Số hộ tham gia: 30 hộ/xã |
|
|
- |
Kinh phí hỗ trợ 1 xã: |
150.000.000 |
|
|
Hỗ trợ giống, vật tư: |
114.300.000 |
|
- |
Kinh phí triển khai: |
27.150.000 |
|
- |
Cán bộ chỉ đạo |
5.960.000 |
|
- |
Chi phí Quản lý |
2.590.000 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.