ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2016/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 28 tháng 9 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2313/TTr-SKHĐT ngày 24 tháng 8 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 4 Chương 21 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁM SÁT DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XỬ LÝ SAU GIÁM SÁT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/2016/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định này quy định về giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, kể cả các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận nội dung dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư trước khi Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành.
b) Những nội dung khác có liên quan đến công tác theo dõi, giám sát dự án đầu tư nhưng không được cụ thể hóa trong Quy định này được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Nhà đầu tư có dự án đầu tư đăng ký thực hiện đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện giám sát dự án đầu tư và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư theo quy định này.
1. “Giám sát dự án đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra dự án đầu tư.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư, gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án đăng ký đầu tư ngoài khu công nghiệp; Ban quản lý các khu công nghiệp đối với các dự án đăng ký đầu tư trong khu công nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng và các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định giao quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Cơ quan đầu mối thực hiện giám sát dự án đầu tư, gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng.
1. Đúng đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư theo quy định.
2. Các thông tin phục vụ công tác giám sát dự án đầu tư phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực, khách quan về tình hình thực hiện dự án theo quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Việc giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư phải thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát dự án đầu tư, không chồng chéo, trùng lắp.
5. Đề xuất, kiến nghị kịp thời các biện pháp giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và xử lý vi phạm nếu có.
Điều 4. Nội dung giám sát dự án đầu tư của Nhà đầu tư
Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án đầu tư và báo cáo các nội dung sau:
1. Việc thực hiện thủ tục đề nghị quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Tiến độ thực hiện dự án theo quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); quy mô xây dựng hạng mục công trình theo nội dung dự án đầu tư, giấy phép xây dựng đã cấp, khối lượng đã thực hiện và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án.
3. Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, góp vốn pháp định (đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu phải có vốn pháp định).
4. Tình hình khai thác, vận hành dự án: kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách Nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
5. Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất, sử dụng mặt nước, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.
6. Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
7. Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
8. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).
9. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (nếu có).
10. Đề xuất và kiến nghị (nếu có).
Điều 5. Nội dung giám sát dự án đầu tư của cơ quan quản lý Nhà nước
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm thực hiện việc theo dõi và kiểm tra dự án đầu tư:
a) Nội dung theo dõi:
- Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
- Tổng hợp tình hình thực hiện dự án;
- Tổng hợp tình hình khai thác, vận hành dự án;
- Tổng hợp tình hình thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất, sử dụng mặt nước, sử dụng tài nguyên khoáng sản của dự án;
- Việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế;
- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.
b) Nội dung kiểm tra:
- Việc thực hiện quy định tại quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
- Tiến độ thực hiện dự án theo quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có), tiến độ thực hiện vốn đầu tư (trong đó có vốn vay), quy mô xây dựng hạng mục công trình theo nội dung dự án đầu tư, Giấy phép xây dựng đã cấp, khối lượng đã thực hiện và tiến độ thực hiện mục tiêu dự án;
- Việc đáp ứng điều kiện đầu tư, điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư (nếu có);
- Việc chấp hành quy định về giám sát dự án đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định;
- Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Ngoài thực hiện chế độ giám sát dự án đầu tư chung theo quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường, chịu trách nhiệm giám sát các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất các dự án đầu tư;
b) Việc thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; đề xuất gia hạn cho thuê đất, thu hồi đất, thông báo vi phạm sử dụng đất và đề xuất xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Việc chấp hành pháp luật về sử dụng đất, sử dụng nước ngầm, sử dụng mặt nước, bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
3. Sở Xây dựng:
Ngoài thực hiện chế độ giám sát dự án đầu tư chung theo quy định của pháp luật về xây dựng, chịu trách nhiệm giám sát các nội dung sau:
a) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị mới;
b) Tình hình chấp hành các quy định về xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh (trừ các dự án đầu tư đã được ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh). Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về xây dựng.
Điều 6. Cách thức thực hiện giám sát dự án đầu tư
1. Theo dõi dự án đầu tư được thực hiện thông qua các cách thức sau:
a) Theo dõi thông qua các báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu;
b) Theo dõi thông qua các báo cáo kết hợp theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.
2. Kiểm tra dự án đầu tư:
a) Kiểm tra định kỳ: kiểm tra định kỳ được thực hiện thông qua kế hoạch kiểm tra hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra được công bố và thông báo công khai trên trang tin điện tử của tỉnh Ninh Thuận, cơ quan đăng ký đầu tư và gửi tới cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và địa phương.
b) Kiểm tra đột xuất: kiểm tra đột xuất được thực hiện theo từng vụ việc trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư hoặc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư.
c) Cơ quan đăng ký đầu tư xây dựng kế hoạch kiểm tra dự án đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
d) Trình tự thực hiện kiểm tra dự án thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Cơ quan đầu mối thực hiện giám sát có trách nhiệm:
- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình thông qua các báo cáo giám sát dự án đầu tư; nghiên cứu báo cáo kết quả tình hình thực hiện dự án đầu tư của Nhà đầu tư để phát hiện những vấn đề tồn tại và đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị của nhà đầu tư (nếu có). Trường hợp cần thiết, có thể đề nghị Nhà đầu tư báo cáo, cung cấp văn bản, tài liệu phục vụ việc theo dõi hoặc tổ chức theo dõi thực tế tại hiện trường.
- Đối với trường hợp qua theo dõi xác định dự án vi phạm tiến độ thực hiện thì tổ chức kiểm tra thực địa, lập biên bản xác nhận vi phạm và thông báo vi phạm, xử phạt hành chính theo quy định, làm cơ sở để xử lý dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư và đất đai.
Điều 7. Chế độ, thời hạn báo cáo giám sát dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo giám sát dự án đầu tư và gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư:
a) Báo cáo giám sát định kỳ: hằng quý, 6 tháng và cả năm (theo biểu mẫu số 01 áp dụng đối với dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư, biểu mẫu số 02 áp dụng đối với dự án trong giai đoạn khai thác, vận hành);
b) Thời hạn báo cáo:
- Báo cáo quý: trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;
- Báo cáo 6 tháng: trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Báo cáo năm: trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
c) Ngoài thực hiện báo cáo giám sát dự án đầu tư nêu trên, hằng tháng Nhà đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện dự án đầu tư (gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách Nhà nước) theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư. Báo cáo thực hiện bằng văn bản và thông qua hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo giám sát đối với lĩnh vực phân công như sau:
- Báo cáo quý: trước ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo;
- Báo cáo 6 tháng: trước ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo;
- Báo cáo năm: trước ngày 15 tháng 02 năm sau.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư gửi Ủy ban nhân dân tỉnh các loại báo cáo sau:
- Báo cáo quý: trước ngày 20 của tháng đầu quý tiếp theo;
- Báo cáo 6 tháng: trước ngày 20 tháng 7 của năm báo cáo;
- Báo cáo năm: trước ngày 20 tháng 02 năm sau.
4. Phương thức gửi báo cáo: báo cáo giám sát dự án đầu tư được thực hiện dưới hai hình thức: bằng văn bản và bằng tệp dữ liệu báo cáo (gửi kèm thư điện tử qua E-mail: Sở Kế hoạch và Đầu tư (sokhdt@ninhthuan.gov.vn), Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh (bqlkcn.nt@gmail.com));
Điều 8. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát dự án đầu tư
1. Hằng năm cơ quan đầu mối thực hiện giám sát dự án đầu tư lập kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp cho nhiệm vụ giám sát dự án đầu tư. Dự toán chi cho nhiệm vụ giám sát dự án đầu tư được lập trên cơ sở kế hoạch giám sát dự án đầu tư, nội dung chi và định mức chi theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
2. Việc lập dự toán chi phí giám sát dự án đầu tư, quản lý và sử dụng chi phí giám sát dự án đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Cơ quan đăng ký đầu tư chủ động phối hợp các sở, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo xử lý.
2. Trường hợp dự án chậm tiến độ nhưng do nguyên nhân khách quan trong thực hiện các thủ tục đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường và các nguyên nhân khách quan khác, cơ quan đăng ký đầu tư làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của nhà đầu tư, trách nhiệm của các cơ quan liên quan (nếu có) và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho chủ trương, làm cơ sở để cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến giãn tiến độ đầu tư theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư.
3. Các trường hợp vi phạm thuộc diện xử lý chấm dứt hoạt động dự án:
a) Nhà đầu tư không thực hiện đúng các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm và không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Đầu tư.
b) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.
c) Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ quy định tại quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng và quy định pháp luật có liên quan được xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải xử lý chấm dứt hoạt động dự án, các sở, ngành và địa phương thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư để xử lý theo quy định.
1. Căn cứ báo cáo tình hình thực hiện dự án của nhà đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và qua kết quả giám sát dự án đầu tư, thanh tra kiểm tra của cơ quan đăng ký đầu tư; trường hợp phát hiện dự án có vi phạm nội dung quy định tại Điều 9 Quy định này, thuộc diện phải xử lý đình chỉ, chấm dứt hoạt động dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có văn bản thông báo nhà đầu tư vi phạm dự án theo tiến độ quy định tại quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
Đồng thời, yêu cầu nhà đầu tư có văn bản báo cáo cụ thể tình hình thực hiện dự án đầu tư từ khi được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); giải trình lý do chậm tiến độ và biện pháp khắc phục vi phạm; kế hoạch tiến độ thực hiện dự án thời gian tới gồm: kế hoạch góp vốn đính kèm tài liệu chứng minh năng lực tài chính, tiến độ triển khai dự án; có văn bản cam kết tiến độ thực hiện dự án chi tiết và hình thức xử lý cụ thể nếu tiếp tục vi phạm tiến độ dự án.
Phương thức gửi thông báo: thông báo gửi bằng thư bảo đảm tới nhà đầu tư (theo địa chỉ trụ sở chính mà nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án với cơ quan đăng ký đầu tư); đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký đầu tư.
2. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi công văn yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ vào phản hồi của nhà đầu tư tham mưu xử lý như sau:
a) Trường hợp nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức lấy ý kiến các sở, ngành và địa phương liên quan về tiến độ thực hiện dự án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo.
- Căn cứ văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư có văn bản thông báo đến nhà đầu tư về các yêu cầu cụ thể đối dự án theo quy định của Luật Đầu tư.
- Trường hợp nhà đầu tư đề nghị được gia hạn tiến độ thực hiện dự án, phải thực hiện thủ tục giãn tiến độ để được xem xét theo quy định của Luật Đầu tư. Thời gian giãn tiến độ triển khai dự án được xem xét tùy theo tình hình thực tế triển khai từng dự án, tuy nhiên tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng so với tiến độ được duyệt tại quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp nhà đầu tư tiếp tục vi phạm tiến độ theo tiến độ đã cam kết, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét xử lý có văn bản thông báo nhà đầu tư vi phạm tiến độ dự án lần 2; đồng thời, tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện tình hình thực hiện dự án, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của pháp luật và xử lý vi phạm theo Quy định này.
b) Trường hợp nhà đầu tư có thực hiện nhưng nội dung không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư tiếp tục gửi lại thông báo đến nhà đầu tư (lần 2). Trên cơ sở phản hồi của nhà đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp tục xử lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm theo Quy định này nếu không đáp ứng được yêu cầu.
c) Trường hợp nhà đầu tư không phản hồi, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành thực hiện các thủ tục để chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này (áp dụng đối với trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư).
3. Chấm dứt hoạt động của dự án, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 48 Luật Đầu tư; Điều 42 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Đối với dự án đã được giao đất, cho thuê đất phải xem xét đến các vấn đề pháp lý về thu hồi đất và xử lý tài sản trên đất (nếu có) theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trên cơ sở kết quả giám sát dự án đầu tư và thông báo vi phạm tiến độ theo Quy định này, cơ quan đăng ký đầu tư củng cố hồ sơ, tổ chức họp tư vấn các cơ quan liên quan, thống nhất đề xuất xử lý chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, trong đó nêu rõ vi phạm và cơ sở pháp lý xử lý theo đúng quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương xử lý đối với từng dự án cụ thể.
Đối với trường hợp phức tạp, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập tổ công tác chỉ đạo xử lý để chỉ đạo củng cố hồ sơ, báo cáo xin ý kiến cấp thẩm quyền trước khi xem xét quyết định, đảm bảo tính chặt chẽ.
b) Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp ngừng hoạt động và cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư:
- Trường hợp dự án đầu tư ngừng hoạt động và cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện các thủ tục sau:
+ Lập biên bản về việc dự án đầu tư ngừng hoạt động và không liên lạc được với nhà đầu tư;
+ Gửi văn bản yêu cầu nhà đầu tư liên lạc với cơ quan đăng ký đầu tư để giải quyết việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đến địa chỉ mà nhà đầu tư đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi văn bản mà nhà đầu tư không liên lạc, cơ quan đăng ký đầu tư tiếp tục gửi văn bản đề nghị hỗ trợ liên lạc với nhà đầu tư đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhà đầu tư cư trú (đối với nhà đầu tư trong nước là cá nhân), cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch (đối với nhà đầu tư nước ngoài); đồng thời đăng tải thông báo yêu cầu nhà đầu tư liên lạc với cơ quan đăng ký đầu tư để giải quyết việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong thời hạn 90 ngày trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư và Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
- Sau khi thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư ngừng hoạt động mà không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
- Việc quản lý tài sản của dự án đầu tư, xử lý tài sản và các vấn đề liên quan đến dự án sau khi cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều 11. Hồ sơ hủy chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động dự án
1. Báo cáo của cơ quan đăng ký đầu tư về đề nghị hủy chủ trương đầu tư, đính kèm: bản sao biên bản cuộc họp tư vấn các cơ quan liên quan và ý kiến bằng văn bản của các sở, ngành, địa phương liên quan về việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư; bản sao quyết định chủ trương đầu tư, bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư (nếu có).
2. Các văn bản liên quan đến quá trình triển khai dự án:
a) Văn bản cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án và hình thức xử lý cụ thể nếu tiếp tục vi phạm tiến độ dự án.
b) Biên bản kiểm tra tình hình triển khai dự án.
c) Thông báo vi phạm tiến độ thực hiện đầu tư dự án của cơ quan đăng ký đầu tư; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và Đầu tư (nếu có), thông báo vi phạm tiến độ sử dụng đất; xử lý vi phạm hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với dự án đã được giao đất, cho thuê đất (nếu có).
d) Văn bản giãn tiến độ đầu tư đối với dự án (nếu có).
đ) Kết luận của thanh tra chuyên ngành hoặc Đoàn Thanh tra liên ngành (nếu có).
e) Các văn bản khác có liên quan đến quá trình xử lý dự án.
3. Căn cứ hồ sơ đề nghị hủy chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hủy chủ trương đầu tư đối với dự án.
Điều 12. Xử lý vi phạm trong giám sát dự án đầu tư
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong giám sát dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và quy định pháp luật có liên quan.
2. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, được thực hiện cơ sở kết quả giám sát dự án đầu tư theo quy định này.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả gây ra.
Điều 13. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Chịu trách nhiệm tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị của cơ quan đầu mối giám sát đầu tư.
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chức năng giám sát dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư của cơ quan đầu mối, các sở, ngành và địa phương liên quan theo Quy định này.
Điều 15. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác giám sát tình hình triển khai thực hiện dự án đã được Quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Quy định này.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin tình hình thực hiện dự án đầu tư cho các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (nơi có dự án đầu tư) để phối hợp thực hiện giám sát dự án đầu tư. Tổng hợp, báo cáo rà soát giám sát dự án đầu tư theo Quy định này. Kết quả rà soát giám sát dự án đầu tư được đăng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, Đài Phát thanh truyền hình khi có yêu cầu.
3. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hủy chủ trương đầu tư đối với các dự án ngoài khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Ban hành văn bản giãn tiến độ đầu tư, quyết định chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; trường hợp cần thiết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác chỉ đạo xử lý các dự án chậm tiến độ, để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc và củng cố hồ sơ xử lý các dự án vi phạm tiến độ thuộc diện chấm dứt hoạt động theo Quy định này.
Điều 16. Ban quản lý các khu công nghiệp
1. Thực hiện việc theo dõi, báo cáo giám sát dự án đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, dự án đăng ký đầu tư trong khu công nghiệp, dự án đầu tư trong cụm công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định giao quản lý theo Quy định này. Chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để cung cấp thông tin tình hình thực hiện dự án đầu tư cho các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (nơi có dự án đầu tư) để phối hợp thực hiện giám sát dự án đầu tư. Tổng hợp, báo cáo rà soát giám sát dự án đầu tư theo Quy định này. Kết quả rà soát giám sát dự án đầu tư được đăng trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, Đài Phát thanh truyền hình khi có yêu cầu.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực môi trường đối với các trường hợp có liên quan đến khu công nghiệp; cung cấp số liệu để lập báo cáo hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện.
4. Ban hành văn bản giãn tiến độ đầu tư, quyết định chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, dự án đăng ký đầu tư trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định giao quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thực hiện việc theo dõi, báo cáo giám sát dự án đầu tư theo quy định tại Quy định này.
2. Đề xuất kiểm tra dự án đầu tư gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo Quy định này.
1. Thực hiện việc theo dõi, báo cáo giám sát dự án đầu tư theo quy định tại Quy định này.
2. Đề xuất kiểm tra dự án đầu tư gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo Quy định này.
Điều 19. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ giám sát các dự án đầu tư và xử lý sau giám sát đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
2. Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện công tác theo dõi tình hình triển khai dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước của cơ quan, địa phương; qua theo dõi kịp thời phát hiện, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) có biện pháp xử lý theo quy định.
3. Có chính kiến cụ thể về tiến độ thực hiện dự án, nguyên nhân chậm tiến độ, năng lực của nhà đầu tư và các vấn đề liên quan đến tình hình triển khai dự án theo đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư.
4. Chủ động hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc liên quan đến việc triển khai các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền những khó khăn vướng mắc, hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.
5. Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Trung tâm Phát triển quỹ đất cùng cấp lập hồ sơ, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đúng quy định của pháp luật, sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để thực hiện dự án.
Điều 20. Nhà đầu tư có trách nhiệm
1. Triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, tiến độ đã cam kết và các nội dung quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động và pháp luật có liên quan.
2. Khi có sự thay đổi về chủ đầu tư, lĩnh vực đầu tư, ranh giới diện tích đất, nội dung dự án và thay đổi các điều kiện thực hiện dự án đầu tư so với văn bản quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư lập hồ sơ trình cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều chỉnh bổ sung kịp thời.
3. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án; báo cáo đầy đủ, chính xác về những nội dung báo cáo giám sát dự án đầu tư theo quy định tại Điều 4 Quy định này.
4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về mọi hậu quả phát sinh do không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định về giám sát dự án đầu tư hoặc do báo cáo cung cấp thông tin sai sự thực về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi mình quản lý.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.