BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 678/QĐ-BXD |
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2008 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA BỘ XÂY DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định
số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của chính phủ về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Thanh tra Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Xây dựng và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ngành Xây dựng.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành Xây dựng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Xây dựng.
4. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
6. Giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ngành Xây dựng theo quy định của pháp luật.
8. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở Xây dựng và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thanh tra chuyên ngành Xây dựng tại các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
9. Báo cáo định kỳ, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra với Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng thanh tra Chính phủ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập cộng tác viên thanh tra thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Xây dựng khi có căn cứ cho rằng các quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra.
6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
7. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm. xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
8. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng thanh tra chính phủ.
9. Lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Điều 4. Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng về:
1. Tình hình chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trên phạm vi cả nước.
2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.
3. Tình hình thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, chống tội phạm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng.
4. Tình hình hoạt động của các tổ chức thanh tra chuyên ngành Xây dựng tại các địa phương, các tổ chức thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng.
5. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quyết định này.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ:
1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, một số Phó chánh Thanh tra và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ với định biên phù hợp nhu cầu công tác của Thanh tra bộ theo từng thời kỳ;
Các phòng có Trưởng phòng, một số Phó trưởng phòng và các công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Các phòng trực thuộc Thanh tra Bộ:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
c) Phòng Thanh tra xây dựng 1;
d) Phòng Thanh tra xây dựng 2;
đ) Phòng Thanh tra xây dựng 3;
e) Cơ quan đại diện Thanh tra Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó chánh Thanh tra, Trưởng phòng và Phó trưởng phòng trực thuộc Thanh tra Bộ thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra và các quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ của Chính phủ và của Bộ Xây dựng.
5. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra, Chánh Thanh tra có trách nhiệm cụ thể hoá thành chương trình, kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng; xây dựng quy chế làm việc của Thanh tra Bộ, quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc trên nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân, đơn vị và tuân thủ các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.