ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 676/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 19 tháng 04 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3110/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc công bố bổ sung, sửa đổi và thay thế thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 67/TTr-SGTVT ngày 25/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 07 thủ tục hành chính lĩnh vực Đăng kiểm đã được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau; bãi bỏ, hủy bỏ 03 thủ tục hành chính đang áp dụng gồm có: 01 thủ tục hành chính theo Quyết định số 1610/QĐ-UBND ngày 19/10/2010 và 02 thủ tục hành chính theo Quyết định số 866/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (kèm theo danh mục và nội dung từng thủ tục hành chính).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
1. Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới
STT |
Tên thủ tục hành chính |
1 |
Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo |
2 |
Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tất cả các loại phương tiện thủy nội địa |
3 |
Cấp Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới |
4 |
Cấp Giấy chứng nhận lưu hành, tem lưu hành cho xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ |
5 |
Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo |
6 |
Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong kiểm tra lưu hành xe chở người bốn bánh có gắn động cơ |
7 |
Cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (bổ sung) |
2. Danh mục TTHC bị bãi bỏ, hủy bỏ
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC |
a/ Quyết định số 1610/QĐ-UBND ngày 19/10/2010 của UBND tỉnh |
|||
1 |
T-CMU-162162-TT |
Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo |
Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. |
b/ Quyết định số 866/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh |
|||
2 |
T-CMU-238638-TT |
Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa lần đầu |
Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải |
3 |
T-CMU- 238641-TT |
Kiểm tra, cấp lại giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa |
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục 1: Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải (số 269 Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: nếu hồ sơ đầy đủ thì lập phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ không đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.
- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính mà hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Nhận kết quả: Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, tổ chức, cá nhân liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế (bản chính theo mẫu Phụ lục III);
- Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo có thành phần theo quy định sau:
+ Thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới (bản chính) theo quy định tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ;
+ Bản vẽ kỹ thuật (bản chính) theo quy định tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ;
- Tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế (bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế);
- Bản sao có xác nhận của cơ sở thiết kế của một trong các giấy tờ sau: Giấy đăng ký xe ô tô; Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).
b) Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm Đăng kiểm và Cảng vụ thuộc Sở Giao thông vận tải.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
8. Phí và lệ phí: 350.000 đ/hồ sơ.
9. Tên mẫu đơn:
Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo theo mẫu phụ lục III, ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT .
10. Yêu cầu thực hiện TTHC: Không.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải qui định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;
- Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dụng.
PHỤ
LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(CƠ SỞ THIẾT KẾ) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
………, ngày tháng năm |
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam/Sở Giao thông vận tải
Căn cứ Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
(Cơ sở thiết kế) có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ... ngày …../…../……. của (cơ quan cấp); đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam (Sở Giao thông vận tải) thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo sau:
- Tên thiết kế:……………………(tên thiết kế)................................................................
- Ký hiệu thiết kế:…………………(ký hiệu thiết kế)......................................................
1. Đặc điểm xe cơ giới:
- Biển số đăng ký (nếu đã được cấp):............................................................................
- Số khung:.....................................................................................................................
- Số động cơ:..................................................................................................................
- Nhãn hiệu - số loại:......................................................................................................
2. Nội dung cải tạo chính:
(Ghi tóm tắt đầy đủ các nội dung thiết kế cải tạo thay đổi của xe cơ giới)
3. Thông số kỹ thuật trước và sau cải tạo:
STT |
Thông số kỹ thuật |
Đơn vị |
Xe cơ giới trước cải tạo |
Xe cơ giới sau cải tạo |
1 |
Loại phương tiện |
|
|
|
2 |
Kích thước bao ngoài (dài x rộng x cao) |
mm |
|
|
3 |
Chiều dài cơ sở |
mm |
|
|
4 |
Vết bánh xe (trước/sau) |
mm |
|
|
5 |
Khối lượng bản thân |
kg |
|
|
6 |
Số người cho phép chở |
người |
|
|
7 |
Khối lượng hàng chuyên chở CPTGGT |
kg |
|
|
8 |
Khối lượng toàn bộ CPTGGT |
kg |
|
|
…… |
Các thông số kỹ thuật khác của xe cơ giới có thay đổi do cải tạo |
|
|
|
(Cơ sở thiết kế) xin chịu trách nhiệm về nội dung thiết kế và hồ sơ xe cơ giới cải tạo.
|
CƠ
SỞ THIẾT KẾ |
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải (số 269 Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Giải quyết TTHC:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: nếu hồ sơ đầy đủ thì lập phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ không đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.
- Nếu nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính mà hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Kết quả kiểm tra mà phương tiện hoặc trang thiết bị lắp trên phương tiện thỏa mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện chậm nhất một ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường. Các trường hợp khác thực hiện theo thỏa thuận giữa đơn vị đăng kiểm với chủ phương tiện, cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện.
c) Nhận kết quả: Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, tổ chức, cá nhân liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu (bản chính);
- Hồ sơ kỹ thuật phương tiện như sau:
+ Phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi thì trình hồ sơ thiết kế được duyệt (bản chính);
+ Phương tiện đang khai thác thì trình giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cùng với Sổ kiểm tra kỹ thuật của phương tiện (bản chính);
+ Phương tiện nhập khẩu thì nộp: 01 bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục Hải quan (có bản chính để đối chiếu); 01 hồ sơ thiết kế được Cục Đăng kiểm Việt Nam duyệt (bản chính) và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Chậm nhất 01 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm Đăng kiểm và Cảng vụ thuộc Sở Giao thông vận tải.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
8. Phí và lệ phí:
- Phí cấp giấy chứng nhận: 20.000 đ/phương tiện (theo Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Lệ phí kiểm định: Thu theo Thông tư số 123/2013/TT-BTC , ngày 28/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
9. Tên mẫu đơn:
Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu tại phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT , ngày 26/4/2011.
10. Yêu cầu thực hiện TTHC: Không.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
- Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 và Tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2000;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện Giao thông vận tải;
- Thông tư số 123/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng phương tiện thủy nội địa.
PHỤ
LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư 34/2011/TT-BGTVT , ngày
26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải)
SỞ GTVT TỈNH CÀ
MAU |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………… |
………, ngày …. tháng …. năm ….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA
Kính gửi: ………………………………………….
Đơn vị:............................................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................
Số điện thoại:............................................. Số Fax:......................................................
Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa sau:
Tên tàu/ký hiệu thiết kế:................................................ /...............................................
Số ĐKHC/ Số Đăng kiểm (*):........................................ /...............................................
Nội dung kiểm tra:..........................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kích thước cơ bản phương tiện:
Chiều dài (Lmax/L):....................................... (m); Chiều rộng: (Bmax/B):.................... (m);
Chiều cao mạn (D):........................................ (m); Chiều chìm (d):.......................... (m);
Tổng dung tích (GT):................................. ; Trọng tải TP/Lượng hàng:................. (tấn);
Số lượng thuyền viên:........................... (người); Số lượng hành khách:.......... (người);
Máy chính (số lượng, kiểu, công suất):.......................................................................... ;
Kiểu và công dụng của phương tiện:............................................................................. ;
|
Đơn
vị đề nghị |
(*) Áp dụng cho phương tiện đang khai thác.
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi Cục Đăng kiểm Cà Mau (Quốc lộ 63, khóm 3, phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định) để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Giải quyết TTHC:
Công chức tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định. Nếu hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ không đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn bổ sung một lần đầy đủ lại theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
* Kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện:
- Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ;
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính;
+ Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe (có đủ chữ ký, dấu);
- Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực để xuất trình;
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện để nộp, gồm một trong các giấy tờ sau:
+ Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu đối với xe cơ giới nhập khẩu; bản sao chụp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước;
+ Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá và văn bản thông báo kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới của Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với trường hợp xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá chưa có dữ liệu trên Chương trình quản lý kiểm định hoặc có dữ liệu không phù hợp;
+ Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia;
- Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo để nộp (đối với xe cơ giới mới cải tạo);
- Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật của cần cẩu, xi téc, bình nhiên liệu CNG, LPG được trang bị, lắp đặt trên xe cơ giới được cấp theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải để xuất trình.
* Kiểm định các lần tiếp theo:
- Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ;
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính;
+ Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe (có đủ chữ ký, dấu);
- Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực để xuất trình;
- Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo để nộp (đối với xe cơ giới mới cải tạo);
- Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật của cần cẩu, xi téc, bình nhiên liệu CNG, LPG được trang bị, lắp đặt trên xe cơ giới được cấp theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải để xuất trình.
4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Chi cục Đăng kiểm Cà Mau.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy Chứng nhận và Tem kiểm định.
8. Phí và lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm kỹ thuật, chất lượng và an toàn đối với:
+ Xe cơ giới, xe, máy thi công và linh kiện: 50.000 đồng/giấy;
+ Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương): 100.000 đồng/giấy.
- Phí kiểm định an toàn kỹ thuật xe cơ giới đang lưu hành đối với:
+ Xe ô tô tải, đoàn ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc) có trọng tải trên 20 tấn và các loại ô tô chuyên dùng: 560.000đ/xe;
+ Xe ô tô khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt, xe ô tô tải, đoàn xe ô tô (xe ô tô đầu kéo + sơ mi rơ moóc) có trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn và các loại máy kéo: 350.000đ/xe;
+ Xe ô tô khách từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe), xe ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn: 320.000đ/xe;
+ Xe ô tô khách từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe), xe ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn: 280.000đ/xe;
+ Xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương: 240.000 đ/xe;
+ Rơ moóc, sơ mi rơ moóc, máy kéo bông sen, công nông và các loại phương tiện vận chuyển tương tự: 180.000đ/xe.
9. Tên mẫu đơn: Không.
10. Yêu cầu thực hiện TTHC:
- Cá nhân, tổ chức mới đăng ký biển số, khi kiểm định lần đầu để lập Hồ sơ phương tiện thì kiểm định cùng địa phương với địa chỉ chủ xe trong giấy đăng ký xe. Khi kiểm định các lần tiếp theo (kể cả có bổ sung, sửa đổi hồ sơ phương tiện) được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.
- Đối với trường hợp kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm: Cá nhân, tổ chức có văn bản đề nghị nêu rõ lý do kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định gửi đơn vị đăng kiểm trước khi được đăng kiểm. Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét theo đề nghị của chủ xe, nếu đúng đối tượng và đủ điều kiện đường thử thì trong vòng 5 ngày làm việc gửi văn bản đề nghị kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới về Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, xem xét hồ sơ, trong vòng 5 ngày làm việc có văn bản hướng dẫn gửi đơn vị đăng kiểm để kiểm định.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;
- Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các thiết bị, xe máy chuyên dùng.
Thủ tục 4: Cấp Giấy chứng nhận lưu hành, tem lưu hành cho xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi Cục Đăng kiểm Cà Mau (Quốc lộ 63, khóm 3, phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Giải quyết TTHC:
Công chức tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình quản lý kiểm định. Nếu hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ không đầy đủ thì lập phiếu hướng bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới trực tiếp đến Chi cục Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
+ Bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang giữ bản chính Giấy đăng ký xe đó;
+ Bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính đang giữ bản chính Giấy đăng ký xe đó;
- Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực để xuất trình;
- Bản sao chụp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với trường hợp kiểm tra lưu hành lần đầu của các xe có đăng ký lần đầu sau ngày thông tư này có hiệu lực);
- Giấy chứng nhận lưu hành của lần kiểm tra trước (đối với trường hợp kiểm tra lưu hành các lần tiếp theo).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Chi cục Đăng kiểm.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy Chứng nhận và Tem lưu hành.
8. Phí và lệ phí:
- Phí kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đang lưu hành tính theo mục 5, Biểu 1, quy định tại Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Lệ phí: 50.000 đồng/1 Giấy chứng nhận.
9. Tên mẫu đơn: Không.
10. Yêu cầu thực hiện TTHC:
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, chứng nhận chất lượng và khai thác sử dụng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (Theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải).
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải qui định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;
- Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các thiết bị, xe máy chuyên dùng.
Thủ tục 5: Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi Cục Đăng kiểm Cà Mau (Quốc lộ 63, khóm 3, phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Giải quyết TTHC:
Công chức tiếp nhận hồ sơ xem xét:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: nếu hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ không đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.
- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính mà hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Đăng kiểm có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
c) Nhận kết quả: Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, tổ chức, cá nhân liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo (theo mẫu);
- Thiết kế đã được thẩm định. Đối với trường hợp miễn thiết kế 3 (Lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp che khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước bao của xe; Xe ô tô tải tự đổ và xe ô tô xi téc nhập khẩu, sản xuất lắp ráp, cải tạo trước ngày 01 tháng 11 năm 2014 có nhu cầu tự nguyện cắt giảm thể tích thùng hàng, xi téc để phù hợp quy định tại Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ; Cải tạo thay đổi vị trí các trục, cụm trục, chốt kéo đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 đối với sơ mi rơ moóc tải (trừ sơ mi rơ moóc tải tự đổ) và sơ mi rơ moóc chở công-ten-nơ có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn khối lượng toàn bộ theo thiết kế) phải có bản vẽ tổng thể xe cơ giới sau cải tạo do cơ sở cải tạo lập;
- Ảnh tổng thể chụp góc khoảng 45 độ phía trước và phía sau góc đối diện của xe cơ giới sau cải tạo; ảnh chụp chi tiết các hệ thống, tổng thành cải tạo;
- Biên bản nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới cải tạo;
- Bảng kê các tổng thành, hệ thống thay thế mới (theo mẫu);
- Bản sao có xác nhận của cơ sở cải tạo các tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế và tài liệu xác nhận nguồn gốc của các hệ thống, tổng thành cải tạo;
- Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng và các thiết bị chuyên dùng theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc nghiệm thu. Trường hợp không cấp, cơ quan nghiệm thu thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả nghiệm thu.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Chi cục Đăng kiểm.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
8. Phí và lệ phí:
- Phí kiểm định: Theo loại phương tiện;
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 50.000 đồng/giấy.
9. Tên mẫu đơn:
Văn bản đề nghị nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo phụ lục VII, ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014.
10. Yêu cầu thực hiện TTHC:
- Không cải tạo thay đổi mục đích sử dụng (công dụng) đối với xe cơ giới đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, kể từ năm sản xuất của xe cơ giới đến thời điểm thẩm định thiết kế.
- Không cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 05 năm, xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 03 năm, kể từ ngày được cấp biển số đăng ký lần đầu.
- Không cải tạo thùng xe của xe tải nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp mới, chưa qua sử dụng trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lần đầu đến khi thẩm định thiết kế (trừ trường hợp cải tạo thành xe tập lái, sát hạch; cải tạo lắp đặt thêm mui phủ của xe tải thùng hở).
Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp cải tạo xe ô tô chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe ô tô tải VAN.
- Không cải tạo hệ thống treo của xe cơ giới.
- Không cải tạo hệ thống phanh của xe cơ giới, trừ các trường hợp:
+ Lắp đặt bàn đạp phanh phụ trên xe tập lái, xe sát hạch và ngược lại;
+ Cải tạo để cung cấp năng lượng và điều khiển hệ thống phanh của rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
- Không cải tạo hệ thống lái của xe cơ giới, trừ trường hợp cải tạo đối với xe cơ giới tay lái nghịch được nhập khẩu.
- Không cải tạo lắp đặt giường nằm loại hai tầng lên xe chở người.
- Không cải tạo tăng kích thước khoang chở hành lý của xe chở người.
- Không cải tạo xe ô tô đầu kéo thành xe cơ giới loại khác (trừ xe chuyên dùng).
- Không cải tạo thay đổi kích cỡ lốp, số trục và vết bánh xe của xe cơ giới.
- Không cải tạo thay đổi khoảng cách giữa các trục của xe cơ giới, trừ các trường hợp: cải tạo thành xe chuyên dùng, đầu kéo; cải tạo thu ngắn chiều dài cơ sở khi cải tạo trở lại thành xe nguyên thủy và khi cải tạo để giảm chiều dài toàn bộ, kích thước thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải phù hợp quy định tại Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT). Đối với sơ mi rơ moóc tải (trừ sơ mi rơ moóc tải tự đổ) và sơ mi rơ moóc chở công-ten-nơ có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông nhỏ hơn khối lượng toàn bộ theo thiết kế được cải tạo thay đổi vị trí các trục, cụm trục, chốt kéo đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
- Không cải tạo tăng chiều dài toàn bộ của xe cơ giới, trừ các trường hợp cải tạo thành xe chuyên dùng và cải tạo thay đổi tấm ốp mặt trước, sau của xe chở người.
- Không cải tạo tăng kích thước lòng thùng xe của xe tải, thể tích xi téc của xe xi téc. Khi cải tạo lắp thêm mui phủ lên xe tải thùng hở không có mui phủ thì không được tăng chiều cao của thành thùng xe.
- Không được tăng kích thước lòng thùng xe, thể tích xi téc đối với xe tải, xe xi téc đã cải tạo thành xe loại khác khi cải tạo trở lại loại xe nguyên thủy.
- Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo phải đảm bảo:
+ Đối với xe chở người: Không lớn hơn giá trị nhỏ của khối lượng toàn bộ theo thiết kế tương ứng với số người cho phép chở lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông theo quy định về tải trọng cầu đường;
+ Đối với xe tải và xe chuyên dùng: Không lớn hơn giá trị của khối lượng toàn bộ theo thiết kế của nhà sản xuất và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông theo quy định về tải trọng cầu đường;
- Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông của xe cơ giới sau cải tạo không được lớn hơn khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe nguyên thủy.
- Xe cơ giới sau cải tạo là xe tự đổ, xe xi téc, xe tải phải có thông số kỹ thuật phù hợp quy định tại Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT .
- Không sử dụng các hệ thống, tổng thành đã qua sử dụng trong cải tạo xe cơ giới, trừ thiết bị chuyên dùng, động cơ (trường hợp sử dụng lại động cơ của xe cơ giới đã qua sử dụng phải đảm bảo xe được lấy động cơ để sử dụng có thời gian sử dụng tính từ năm sản xuất không quá 15 năm, kể cả trường hợp thay thế động cơ cùng kiểu loại). Động cơ thay thế có công suất lớn nhất nằm trong khoảng từ 90% đến 120% công suất lớn nhất của động cơ của xe nguyên thủy.
- Cần cẩu, xi téc chở hàng nguy hiểm, xi téc chở khí nén, khí hóa lỏng khi lắp mới lên xe cơ giới cải tạo phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận về tính năng, chất lượng, an toàn kỹ thuật.
- Trong suốt quá trình sử dụng, mỗi xe cơ giới chỉ được cải tạo, thay đổi 1 trong 2 tổng thành chính là động cơ hoặc khung và không được cải tạo quá 3 hệ thống, tổng thành sau: buồng lái, thân xe hoặc thùng xe, khoang chở khách; truyền lực; chuyển động; treo; phanh; lái; nhiên liệu.
- Việc cải tạo một hệ thống, tổng thành nếu dẫn đến việc ảnh hưởng tới thông số, đặc tính làm việc của các hệ thống, tổng thành có liên quan khác thì phải được xem xét, tính toán cụ thể và phải được coi là cải tạo cả hệ thống, tổng thành có liên quan.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Quyết định số 101/2008/QĐ-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày 11/11/2008;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực cấp giấy bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
PHỤ
LỤC VII
(Ban hành kèm theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải)
(CƠ SỞ CẢI TẠO) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………. |
………, ngày tháng năm |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU XE CƠ GIỚI CẢI TẠO
(Cơ sở cải tạo) đề nghị (cơ quan nghiệm thu …………….) kiểm tra chất lượng xe cơ giới cải tạo như sau:
1. Đặc điểm xe cơ giới cải tạo:.......................................................................................
- Biển số đăng ký (nếu đã được cấp):............................................................................
- Số khung:.....................................................................................................................
- Số động cơ:..................................................................................................................
- Nhãn hiệu - Số loại:......................................................................................................
2. Căn cứ thi công cải tạo: Thiết kế có ký hiệu ……………………. của (Cơ sở thiết kế) đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam/Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo số ………………. ngày ……./……./……
3. Nội dung thi công cải tạo:............................................................................................
........................................................................................................................................
(Ghi tóm tắt đầy đủ các nội dung thiết kế cải tạo thay đổi của xe cơ giới)
(Cơ sở cải tạo) xin chịu trách nhiệm về các nội dung đã được thi công trên xe cơ giới cải tạo.
|
CƠ
SỞ CẢI TẠO |
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi Cục Đăng kiểm Cà Mau (Quốc lộ 63, khóm 3, phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Giải quyết TTHC:
Công chức tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình quản lý kiểm định. Nếu hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ không đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới trực tiếp đến Chi cục Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị kiểm tra của tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định đối với trường hợp không đưa được xe đến Đơn vị đăng kiểm;
- Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với trường hợp xe sản xuất, lắp ráp trong nước kiểm tra lưu hành lần đầu của các xe có đăng ký lầu đầu sau ngày Thông tư này có hiệu lực);
Các giấy tờ phải xuất trình:
- Bản chính Giấy đăng ký xe hoặc bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang giữ bản chính Giấy đăng ký xe đó hoặc bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính đang giữ bản chính Giấy đăng ký xe đó;
- Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan địa phương có thẩm quyền về khu vực cho phép xe của tổ chức, cá nhân hoạt động còn hiệu lực.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Chi cục Đăng kiểm.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy Chứng nhận và Tem lưu hành.
8. Phí và lệ phí:
- Phí kiểm tra xe: 180.000 đồng/1 lượt kiểm định.
- Lệ phí: 50.000 đồng/1 Giấy chứng nhận.
9. Tên mẫu đơn:
Văn bản đề nghị kiểm tra mẫu phụ lục VII, ban hành kèm theo Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014.
10. Yêu cầu thực hiện TTHC:
Thỏa mãn yêu cầu quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong lưu hành xe chở người bốn bánh có gắn động cơ theo phụ lục VIII của Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT .
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;
- Thông tư số 114/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các thiết bị, xe máy chuyên dùng.
PHỤ
LỤC VII
(Ban hành kèm theo Thông tư số
86/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên tổ chức, cá
nhân |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./……… |
………, ngày tháng năm |
Kính gửi: Đơn vị đăng kiểm ………………………………..
Căn cứ Thông tư số /2014/TT-BGTVT ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế;
Tên tổ chức, cá nhân.....................................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................
Điện thoại: .......................... ; Fax:......................... ; Email:...........................................
Hiện tại (tổ chức, cá nhân) ........................................................ có số lượng Xe là:….
Danh sách Xe
STT |
Biển số |
Số khung |
Số máy (nếu có) |
Ngày hết hạn |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Đề nghị Đơn vị đăng kiểm ………………….. đến địa điểm: ……………………….. từ ngày ……/....../………. đến ngày ……./……./…….. để kiểm tra Xe cho (tổ chức, cá nhân) ……………….
|
Tổ
chức, cá nhân |
Thủ tục 7: Cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Tổ chức, cá nhân đưa liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi Cục Đăng kiểm Cà Mau (Quốc lộ 63, khóm 3, phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào giờ hành chính các ngày làm việc để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Giải quyết TTHC:
Công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ: nếu hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ không đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn bổ sung một lần đầy đủ theo quy định.
- Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính mà hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Đăng kiểm có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Chi cục Đăng kiểm tiến hành kiểm tra đối với sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT , trong thời hạn 01 ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra sản phẩm công nghiệp ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
- Nếu kết quả kiểm tra thỏa mãn các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì Chi Cục Đăng kiểm Cà Mau cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT .
- Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị biết.
c) Nhận kết quả: Theo thời gian ghi trong phiếu hẹn, tổ chức, cá nhân liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhận kết quả.
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu (trừ trường hợp đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại).
- Hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp quy định như sau:
+ Đối với sản phẩm công nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo lô trong nước thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định;
+ Đối với sản phẩm công nghiệp nhập khẩu về Việt Nam đã được cơ quan đăng kiểm nước ngoài do Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận kiểm tra, thì nộp hồ sơ đăng kiểm do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp cho sản phẩm công nghiệp (bản sao có bản chính để đối chiếu) và các tài liệu kỹ thuật liên quan (nếu có); Bản sao chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu gồm Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương, tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
+ Đối với sản phẩm công nghiệp nhập khẩu về Việt Nam đã được kiểm tra bởi cơ quan đăng kiểm nước ngoài nhưng chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận hoặc chưa được cơ quan đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 01 ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra sản phẩm công nghiệp ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Chi Cục Đăng kiểm Cà Mau.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.
8. Phí, lệ phí:
- Phí kiểm định tính theo biểu phí ban hành kèm theo Thông tư số 123/2013/TT-BTC ngày 28/08/2013 của Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng phương tiện thủy nội địa.
- Lệ phí: 20.000 đồng /01 Giấy chứng nhận.
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính
Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu phụ lục V, ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Thỏa mãn các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng: QCVN01:2008/BGTVT, QCVN17:2011/BGTVT, QCVN25:2010/BGTVT, QCVN50:2012/BGTVT, QCVN51:2012/BGTVT, QCVN 54:2013/BGTVT, QCVN55:2013/BGTVT, QCVN56:2013/BGTVT, QCVN72:2013/BGTVT, QCVN72:2014/BGTVT, QCVN84:2014/BGTVT, QCVN 85:2014/BGTVT.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;
- Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
- Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa;
- Thông tư số 123/2013/TT-BTC ngày 28/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng phương tiện thủy nội địa;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
PHỤ
LỤC V
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………. |
……….…, ngày …. tháng …. năm ….. |
GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN/SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: …………………….…………………………….
Tổ chức, cá nhân đề nghị: .............................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................................................
Số điện thoại ..................................... Số Fax: .............................................................
Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa/ giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện sau:
Tên tàu/tên sản phẩm công nghiệp:.............................. /................................................
Số thẩm định thiết kế:......................................................................................................
Số ĐKHC/ Số Đăng kiểm (*):........................................ /.................................................
Nội dung kiểm tra:...........................................................................................................
Tên, địa chỉ nhà sản xuất (**):.........................................................................................
Thời gian dự kiến kiểm tra:..............................................................................................
Địa điểm kiểm tra:............................................................................................................
Tên tổ chức/cá nhân trả phí đăng kiểm:...........................................................................
Địa chỉ, số điện thoại, số fax:............................................................................................
Mã số thuế:.......................................................................................................................
Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.
|
Đơn
vị đề nghị |
(*) Áp dụng cho phương tiện đang khai thác.
(**) Áp dụng cho kiểm tra sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.