ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 673/QĐ-UBND |
Gia Lai, ngày 07 tháng 10 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) TỈNH GIA LAI NĂM 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia năm 2021;
Theo Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 21/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia năm 2021;
Theo đề nghị của Sở kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 135/TTr-SKHĐT ngày 04/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Gia Lai năm 2021 và các năm tiếp theo (có bộ chỉ số kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng), các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương hàng năm. Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để nghiên cứu, rà soát, xây dựng phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát cho phù hợp và tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 của UBND tỉnh ban hành bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương của tỉnh Gia Lai và Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 07/8/2020 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương của tỉnh Gia Lai.
Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) TỈNH GIA LAI NĂM 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Gia Lai)
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU, YÊU CẦU XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI BỘ CHỈ SỐ
1. Cơ sở pháp lý
2. Mục tiêu
3. Yêu cầu
4. Nguyên tắc
II. NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ
1. Đối tượng được đánh giá
2. Phương pháp khảo sát
3. Phạm vi khảo sát
4. Nội dung đánh giá
5. Phương pháp tính điểm và xếp hạng của bộ chỉ số DDCI
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU, YÊU CẦU XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI BỘ CHỈ SỐ
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/04/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “Thực hiện đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chỉ số cạnh tranh cấp sở, cấp huyện”.
- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng cạnh tranh quốc gia năm 2021.
2. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh
- Các mục tiêu cụ thể:
(1) Nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh đến cấp sở, ban, ngành và địa phương. Rút ngắn khoảng cách từ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh đến thực thi ở cấp sở, ban, ngành và địa phương.
(2) Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và cấp huyện. Trên cơ sở đó đánh giá công tác điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương trong năm.
(3) Tiếp tục tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa các sở, ban, ngành và địa phương từ đó tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.
(4) Cung cấp công cụ hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. DDCI là công cụ giúp nắm bắt kịp thời và phản ánh đầy đủ, khách quan về hiện trạng môi trường kinh doanh tại tỉnh qua điều tra DDCI để hỗ trợ công tác hoạch định và thực thi chính sách tại tỉnh.
(5) Xác định những điểm nghẽn trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, song cũng giúp nhận diện nhưng mô hình hay, cách làm tốt để nhân rộng trên địa bàn của tỉnh.
3. Yêu cầu
- Phương pháp hoàn thiện hệ thống chỉ số và tiêu chí đánh giá DDCI được lựa chọn tương tự các chỉ số thành phần của PCI, trên cơ sở áp dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại tỉnh... và có sự tham vấn của chuyên gia PCI trong suốt quá trình hoàn thiện, triển khai thực hiện.
- Hệ thống chỉ tiêu được hoàn thiện theo hướng dễ áp dụng, dễ hành động để các đơn vị có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn giải pháp cải thiện.
- Kết quả khảo sát, điều tra lấy ý kiến phải được tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, minh bạch để báo cáo lãnh đạo tỉnh; đồng thời là căn cứ để các sở, ngành và các tổ chức liên quan trên địa bàn tỉnh tiếp thu ý kiến góp ý của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả; tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền các cấp.
- Kết quả khảo sát, điều tra là một trong những căn cứ để xem xét, so sánh chất lượng điều hành kinh tế của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương thuộc tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
4. Nguyên tắc
Bộ chỉ số DDCI Gia Lai sẽ được hoàn thiện và triển khai trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thực tế: chỉ số DDCI được hoàn thiện dựa trên các nội dung liên quan trực tiếp tới năng lực điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại sở, ban, ngành, địa phương. Các nội dung này phản ánh được các chức năng, công việc thực tế mà các sở, ban, ngành và địa phương đang chịu trách nhiệm đảm nhận.
- Nguyên tắc gắn kết trách nhiệm: các nội dung của chỉ số DDCI phải phản ánh được cảm nhận của các đối tượng điều tra về kết quả xử lý các thủ tục hành chính nói riêng, năng lực và thái độ phục vụ của các sở, ban, ngành, địa phương nói chung. Kết quả đánh giá hỗ trợ cho việc gắn kết trách nhiệm cụ thể của từng sở, ban, ngành và địa phương liên quan.
- Nguyên tắc khả thi: Bộ công cụ chỉ số Năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành và địa phương DDCI phải có khả năng cho thấy những khác biệt về năng lực điều hành kinh tế và hiệu quả cải cách hành chính ở các đơn vị. Nói cách khác, các nội dung của chỉ số DDCI phải có ý nghĩa so sánh được giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh.
- Nguyên tắc trung thực, khách quan: Yêu cầu về tính trung thực, khách quan là điều mà chỉ số DDCI cần đảm bảo. Phương pháp hoàn thiện chỉ số và cách thức tiến hành khảo sát cần phản ánh trung thực, khách quan cảm nhận của các đối tượng được điều tra. Bên cạnh đó, mẫu khảo sát cũng phải thể hiện tính đại diện và độ tin cậy phù hợp.
- Nguyên tắc có ý nghĩa: Các kết quả rút ra từ khảo sát chỉ số DDCI phải có ý nghĩa với việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực điều hành kinh tế cấp sở, ban, ngành và địa phương. Điều này thể hiện qua việc kết quả phân tích chỉ số DDCI sẽ giúp chỉ ra ưu nhược điểm, những điểm đã làm tốt và những điểm tồn tại hạn chế để các sở, ban, ngành và địa phương có định hướng cải thiện.
II. NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ
1. Đối tượng được đánh giá
Đối tượng được đánh giá DDCI gồm 2 nhóm đối tượng sau:
- Nhóm các sở, ban, ngành gồm 18 đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Cục Quản lý Thị trường, Sở Thông tin và Truyền Thông, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Nhóm các huyện, thành phố, thị xã gồm 17 huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, huyện Chư Sê, huyện Ia Grai, huyện Chư Prông, huyện Đăk Đoa, huyện Đức Cơ, huyện Chư Păh, huyện Kbang, huyện Chư Pưh, huyện Krông Pa, huyện Đak Pơ, huyện Ia Pa, huyện Mang Yang, huyện Phú Thiện và huyện Kông Chro.
2. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát có thể ảnh hưởng đáng kể tới kết quả khảo sát. Nhiều cuộc khảo sát tương tự ở cấp độ quốc gia lựa chọn những cách thức tiến hành khác nhau. Ví dụ, với khảo sát chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm của Việt Nam, VCCI thực hiện cách thức gửi phiếu khảo sát qua đường bưu điện tới các DN tại 63 tỉnh thành, đây gọi là hình thức khảo sát gián tiếp (qua thư: mail-out survey). Trong khi đó, Cambodia, Sri Lanka và Indonesia tiến hành khảo sát chỉ số về Quản trị kinh tế (Economic Governance Index), một chỉ số tương tự PCI, theo cách thức khảo sát trực tiếp (face-to-face survey). Mỗi cách thức sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định và cần cân nhắc khi thực hiện khảo sát. Có hai cách thức chính để khảo sát DDCI là khảo sát trực tiếp và khảo sát gián tiếp
2.1. Khảo sát trực tiếp
Ưu điểm của hình thức khảo sát trực tiếp là cho tỷ lệ trả lời cao hơn hẳn so với khảo sát gián tiếp, thông tin nhận được sâu. Nhiều nghiên cứu về điều tra xã hội học cũng đã chỉ ra kết quả có được từ phương pháp này có độ tin tưởng và chính xác khá tốt. Tuy vậy, hình thức này cũng có một số nhược điểm nhất định mà tiềm ẩn khả năng làm thiên lệch tính đại diện của kết quả khảo sát. Thứ nhất, khảo sát trực tiếp có thể khiến một số người trả lời không yên tâm vì lo sợ thông tin cá nhân không được bí mật. Tình trạng này đặc biệt xảy ra khi khảo sát những vấn đề mang tính chất nhạy cảm. Với khảo sát DDCI, cần lường trước tình huống người được hỏi lo lắng khi đánh giá về chính quyền dẫn tới thái độ thiếu cởi mở trong quá trình khảo sát. Biện pháp khắc phục là: đơn vị khảo sát độc lập, giải thích rõ mục đích khảo sát, cam kết không tiết lộ thông tin DN và đội ngũ điều tra viên phải có kinh nghiệm, am hiểu DN. Thứ hai, việc khảo sát trực tiếp đòi hỏi phải tập hợp một số lượng tương đối lớn điều tra viên. Việc này dẫn tới hai vấn đề: (i) chi phí khảo sát sẽ bị đẩy lên cao tùy theo kích cỡ mẫu khảo sát: có thể khắc phục qua việc chọn mẫu hợp lý; và (ii) những điều tra viên thường có trình độ không đồng đều và chính bản thân họ có thể gây sai lệch kết quả khảo sát khi vô tình hoặc cố ý áp đặt ý kiến chủ quan trong cách hỏi làm người được hỏi bị dẫn dắt tới một câu trả lời nào đó theo quan điểm của điều tra viên. Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách lựa chọn điều tra viên có kinh nghiệm, đào tạo, huấn luyện, điều tra thử để điều chỉnh cách thức hỏi hợp lý, thông qua các biện pháp kỹ thuật ở bước làm sạch dữ liệu để khắc phục...
1.2. Khảo sát gián tiếp
Những nhược điểm của khảo sát trực tiếp có thể khắc phục được qua hình thức khảo sát gián tiếp. Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí vì không phải tổ chức một số lượng lớn các điều tra viên tham gia trên thực địa. Khảo sát gián tiếp cũng đảm bảo tính ẩn danh tốt hơn hẳn so với khảo sát trực tiếp, đồng thời hạn chế được các sai sót chủ quan do điều tra viên gây ra. Tuy vậy, hình thức này lại có hai nhược điểm lớn. Thứ nhất, tỷ lệ phản hồi lại có kèm phiếu khảo sát gửi đến là tương đối thấp, thông thường mức độ phản hồi tự nhiên chỉ khoảng 5-10% số lượng DN chọn mẫu. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách thức liên lạc (điện thoại) thúc đẩy khảo sát. Thứ hai, người trả lời phiếu sẽ gặp khó khăn khi gặp phải những câu hỏi chứa các từ ngữ mà họ không biết, không hiểu rõ. Điều này thường được khắc phục bằng việc xây dựng phiếu khảo sát có nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, cũng như xây dựng cuốn cẩm nang hướng dẫn khảo sát để huấn luyện đội ngũ điện thoại viên sẵn sàng hướng dẫn, giải đáp về nội dung phiếu khảo sát cho DN.
1.3. Cách thức khảo sát DDCI cho tỉnh
Nhằm đảm bảo thu được số lượng phiếu khảo sát nhiều nhất có thể, sẽ tiến hành phối hợp các phương thức khảo sát: Khảo sát trực tiếp và khảo sát gián tiếp. Khảo sát gián tiếp có thể gửi và nhận phiếu khảo sát qua đường bưu chính hoặc theo hình thức trực tuyến qua link khảo sát online qua website, email, zalo, facebook,... Vậy đơn vị đầu mối triển khai khảo sát sẽ triển khai khảo sát thông qua các hình thức:
+ Khảo sát trực tiếp: Thực hiện lấy ý kiến khảo sát trực tiếp tại các đơn vị.
+ Khảo sát qua thư: Thực hiện việc gửi và nhận phiếu khảo sát qua đường bưu chính.
+ Khảo sát trực tuyến: Thực hiện qua link khảo sát online qua website, email, zalo, facebook,...
- Sử dụng câu hỏi mở để tiếp thu ý kiến đóng góp, góp ý của các DN, các HTX và HKD.
Đơn vị đầu mối triển khai khảo sát của tỉnh sẽ tập hợp tất cả thư chứa bảng hỏi đã trả lời từ DN và gởi cho đơn vị tư vấn để phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo. Nhằm bảo mật thông tin khảo sát, đảm bảo tính khách quan, đơn vị chủ trì khảo sát để nguyên bì thư DN gửi lại, tổng hợp và gửi cho đơn vị tư vấn. Trường hợp DN khảo sát trực tuyến kết quả khảo sát được chuyển về địa chỉ nhận email là địa chỉ được chỉ định (tạo lập địa chỉ dành riêng cho DDCI của tỉnh, chỉ người có trách nhiệm mới được đăng nhập).
3. Phạm vi khảo sát
Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp đánh giá các sở, ban, ngành và địa phương nơi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hợp tác xã, hộ kinh doanh chỉ đánh giá các địa phương mà hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động. Trong 3 đối tượng khảo sát, doanh nghiệp sẽ là đối tượng đánh giá chủ yếu, hợp tác xã và hộ kinh doanh chiếm số lượng ít hơn. Việc xác định đối tượng khảo sát tuân thủ 3 quy tắc: (1) Đảm bảo tính ngẫu nhiên; (2) Mang tính đại diện và (3) Không lựa chọn mẫu theo định hướng chủ quan của các bên liên quan.
Số lượng doanh nghiệp khảo sát hằng năm sẽ căn cứ trên dữ liệu doanh nghiệp do các đơn vị liên quan của tỉnh cung cấp. Căn cứ vào dữ liệu này, dự kiến số lượng các đối tượng khảo sát DDCI năm 2021 sẽ như sau:
Bảng 1: Dự kiến số lượng đối tượng khảo sát
STT |
Địa phương |
Tổng số lượng DN |
Số phiếu DN thu về dự kiến |
Số phiếu HKD, HTX thu về dự kiến |
Tổng phiếu dự kiến thu về |
Đối tượng dự kiến phải khảo sát |
1 |
Thành phố Pleiku |
3.907 |
90 |
9 |
99 |
415 |
2 |
Thị xã An Khê |
278 |
41 |
8 |
49 |
206 |
3 |
Thị xã Ayun Pa |
120 |
32 |
9 |
41 |
129 |
4 |
Huyện Chư Sê |
336 |
51 |
8 |
59 |
243 |
5 |
Huyện Ia Grai |
236 |
39 |
9 |
48 |
222 |
6 |
Huyện Chư Prông |
320 |
50 |
8 |
58 |
193 |
7 |
Huyện Đak Đoa |
166 |
36 |
9 |
45 |
163 |
8 |
Huyện Đức Cơ |
146 |
35 |
9 |
44 |
191 |
9 |
Huyện Chư Păh |
212 |
38 |
9 |
47 |
162 |
10 |
Huyện Kbang |
104 |
31 |
9 |
40 |
130 |
11 |
Huyện Chư Pưh |
119 |
32 |
9 |
41 |
128 |
12 |
Huyện Krông Pa |
100 |
31 |
9 |
40 |
140 |
13 |
Huyện Đak Pơ |
115 |
32 |
9 |
41 |
160 |
14 |
Huyện Ia Pa |
70 |
27 |
9 |
36 |
115 |
15 |
Huyện Mang Yang |
92 |
30 |
9 |
39 |
119 |
16 |
Huyện Phú Thiện |
76 |
27 |
9 |
36 |
108 |
17 |
Huyện Kông Chro |
84 |
28 |
9 |
37 |
129 |
|
Tổng cộng |
6.481 |
650 |
150 |
800 |
2.953 |
4. Nội dung đánh giá
Bộ chỉ số DDCI của Gia Lai gồm có các chỉ số thành phần sau:
(1) Tính minh bạch;
(2) Tính năng động;
(3) Chi phí thời gian;
(4) Chi phí không chính thức;
(5) Cạnh tranh bình đẳng;
(6) Hỗ trợ doanh nghiệp;
(7) Thiết chế pháp lý;
(8) Vai trò người đứng đầu;
Trên cơ sở 8 chỉ số thành phần như trên, việc đánh giá, xếp hạng sẽ chia làm 2 nhóm: Nhóm các sở, ban, ngành và Nhóm các địa phương (huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.