ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2014/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 10 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về nội dung, danh mục và mức hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
NỘI DUNG, DANH MỤC VÀ MỨC HỖ TRỢ ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TỐT VIETGAP TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số
67/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
1. Đối tượng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông sản, thủy sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (sau đây gọi là Quy trình VietGAP) và thuộc danh mục sau đây:
a) Sản phẩm trồng trọt: rau, củ, quả các loại, các loại nấm ăn, chè, cà phê, lúa, điều, Atiso, cây diệp hạ châu;
b) Sản phẩm chăn nuôi: lợn thịt, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, bò sữa, ong;
c) Sản phẩm thủy sản: cá tầm, cá hồi vân.
Các sản phẩm nông sản, thủy sản nêu tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều này sau đây gọi chung là sản phẩm VietGAP.
2. Phạm vi áp dụng: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quy mô tối thiểu của cơ sở sản xuất được hỗ trợ.
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
1 |
Rau, củ, quả các loại (kể cả nấm ăn) |
ha |
0,2 |
2 |
Chè |
ha |
0,4 |
3 |
Atiso |
ha |
0,2 |
4 |
Cây diệp hạ châu |
ha |
0,2 |
5 |
Cà phê |
ha |
1,0 |
6 |
Cây ăn quả |
ha |
1,0 |
7 |
Lúa |
ha |
0,5 |
8 |
Lợn thịt |
con |
20 |
9 |
Bò thịt, bò sữa |
con |
10 |
10 |
Gia cầm, thủy cầm thương phẩm |
con |
500 |
11 |
Ong |
đàn |
20 |
12 |
Cá nước lạnh |
con |
3.000 |
13 |
Sơ chế rau |
tấn/năm |
200 |
14 |
Sơ chế chè, cà phê |
tấn/năm |
100 |
Điều 3. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất được hỗ trợ.
Các cơ sở sản xuất được xem xét, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Phù hợp với quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sản phẩm phải thuộc danh mục quy định tại Khoản 1, Điều 1 và đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất quy định tại Điều 2, Quy định này.
3. Sản phẩm phải đăng ký áp dụng quy trình VietGAP theo mẫu quy định tại Thông tư số 42/1013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của liên bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong quá trình sản xuất, sơ chế sản phẩm phải thực hiện đúng quy trình VietGAP đã đăng ký.
5. Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm.
Điều 4. Đối tượng ưu tiên hỗ trợ
Trong điều kiện nguồn lực của ngân sách nhà nước chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Rau, củ, quả có quy mô trên 1,0 ha/cơ sở;
- Lợn thịt có quy mô trên 100 con/cơ sở;
- Gia cầm có quy mô trên 3.000/cơ sở;
- Chè có quy mô trên 2,0 ha/cơ sở;
- Sơ chế chè có quy mô trên 200 tấn thành phẩm/cơ sở/năm.
Điều 5: Nội dung và định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cơ sở sản xuất áp dụng quy trình VietGAP và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 3, Quy định này; mức hỗ trợ cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM): nội dung chi và mức chi theo Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
2. Hỗ trợ 5.000.000 đồng/cơ sở để phân tích mẫu đất, nước, sản phẩm trước và sau khi thực hiện mô hình.
3. Hỗ trợ 5.000.000 đồng/cơ sở để thuê tổ chức tư vấn kỹ thuật, đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động tại cơ sở áp dụng VietGAP.
4. Hỗ trợ 100% chi phí và không quá 15.000.000 đồng/cơ sở để thuê tổ chức chứng nhận để đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP lần đầu.
5. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Điều 6: Nguồn kinh phí hỗ trợ.
Từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương thông qua các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn vốn khác được bố trí hàng năm.
Điều 7: Trình tự, thủ tục hỗ trợ.
1. Đăng ký áp dụng quy trình VietGAP:
a) Cơ sở sản xuất có nhu cầu hỗ trợ phải đăng ký áp dụng quy trình VietGAP tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hoặc phòng Kinh tế thành phố (sau đây gọi là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện) theo mẫu Giấy đăng ký tại Phụ lục I, Thông tư số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư).
b) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra thực tế, thẩm định nội dung đăng ký của cơ sở sản xuất, thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở sản xuất bằng văn bản, nếu không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do; định kỳ từ ngày 01-05 hàng tháng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách các cơ sở sản xuất đủ điều kiện kèm theo Giấy đăng ký áp dụng quy trình VietGAP.
c) Từ ngày 05-10 hàng tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ hồ sơ do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất và khả năng cân đối kinh phí từ ngân sách nhà nước để đánh giá, lựa chọn các cơ sở sản xuất được hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 4, Quy định này và thông báo kết quả lựa chọn bằng văn bản cho các cơ sở sản xuất và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện.
2. Sau khi có thông báo chính thức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở sản xuất có trách nhiệm tổ chức sản xuất theo đúng quy trình VietGAP đã đăng ký và thuê tổ chức chứng nhận có thẩm quyền đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP.
3. Đánh giá kết quả và hỗ trợ cho cơ sở sản xuất.
a) Sau khi các cơ sở sản xuất được lựa chọn thực hiện đúng quy trình VietGAP đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy định này);
- Giấy chứng nhận VietGAP (bản sao có chứng thực);
- Hóa đơn kinh phí phân tích mẫu; Hóa đơn kinh phí cấp giấy chứng nhận VietGAP (bản chính);
- Biên nhận tiền tập huấn VietGAP của giảng viên và người tham gia tập huấn (bản chính);
- Hợp đồng tiêu thụ (bản sao có chứng thực) hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm.
b) Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm tra kết quả thực hiện Quy trình VietGAP của các cơ sở sản xuất và thông báo bằng văn bản về mức hỗ trợ cụ thể, thời gian, địa điểm nhận hỗ trợ.
c) Các cơ sở sản xuất, khi đi nhận tiền hỗ trợ phải cung cấp đủ các giấy tờ sau:
- Đối với tổ chức: Giấy giới thiệu của tổ chức được nhận hỗ trợ (bản chính) và giấy chứng minh nhân dân của người trực tiếp nhận tiền.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân: giấy chứng minh nhân dân của người được nhận hỗ trợ; trong trường hợp người được hỗ trợ không thể trực tiếp nhận tiền phải có giấy ủy quyền cho người nhận thay được UBND cấp xã chứng thực và chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.
Điều 8: Trách nhiệm của các sở, ngành cấp tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch, dự toán kinh phí, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở để triển khai thực hiện hàng năm.
c) Tiến hành thẩm định, lựa chọn các cơ sở sản xuất đủ điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng quy trình VietGAP cho các cơ sở sản xuất; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và tổ chức chi trả tiền hỗ trợ theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí ngân ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ trong dự toán ngân sách hàng năm và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách trên địa bàn.
3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan để thực hiện chính sách.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
1. Chỉ đạo việc tuyên truyền về chính sách hỗ trợ thực hiện VietGAP trên địa bàn để các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia.
2. Chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
3. Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan hỗ trợ các cơ sở sản xuất thực hiện quy trình VietGAP.
4. Phối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc căn cứ quy định này để tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh mới, các tổ chức, cá nhân kịp thời có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, điều chỉnh hoặc trình cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VietGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……….., ngày … tháng … năm … GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ THỰC HIỆN VietGAP Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng - Tên tổ chức, cá nhân: ................................................................................................... - Địa chỉ liên lạc: ............................................................................................................ - Điện thoại: ……………………………… Fax: .................................................................... E-mail: .......................................................................................................................... - Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư số …………….. do Cơ quan cấp: ……………. cấp ngày ……………… tại ……………….. (đối với tổ chức) hoặc CMND số …………. cấp ngày ………….. tại …………. (đối với cá nhân, hộ sản xuất). Sau khi đăng ký và thực hiện quy trình VietGAP cho …………………. (1) và đã được tổ chức ………….. (2) cấp chứng nhận cấp Giấy chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt VietGAP. Chúng tôi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng hỗ trợ kinh phí thực hiện quy trình VietGAP theo Quyết định số /2014/QĐ-UBND ngày tháng năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng./.
Hồ sơ gửi kèm: 1. Giấy đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy định này); 2. Giấy chứng nhận VietGAP (bản sao có chứng thực); 3. Hóa đơn kinh phí phân tích mẫu; Hóa đơn kinh phí cấp giấy chứng nhận VietGAP (bản chính); 4. Biên nhận tiền tập huấn VietGAP của giảng viên và người tham gia tập huấn (bản chính); 5. Hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm (bản sao có chứng thực). Ghi chú: (1): Ghi sản phẩm đăng ký thực hiện: - Nếu sản xuất thì ghi rõ tên sản phẩm, quy mô (diện tích, đầu con...). - Nếu là sơ chế, chế biến thì ghi rõ tên sản phẩm, sản lượng: tấn/năm. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.