NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 668/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
THỐNG ĐỐC |
VỀ
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUẢN
LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 668/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước)
Quy định này quy định tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của: Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là “Ban Cán sự Đảng”); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là “Thống đốc”); Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là “Chi nhánh”); Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Quy định này áp dụng đối với các chức danh sau đây:
1. Chức danh Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; Phó Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng;
2. Chức danh Vụ trưởng và tương đương, Phó Vụ trưởng và tương đương của các Vụ, Cục, đơn vị và đơn vị sự nghiệp (bao gồm các chức danh của Hội đồng quản lý) thuộc Ngân hàng Nhà nước;
3. Chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh;
4. Chức danh Vụ trưởng và tương đương, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
5. Chức danh Chi Cục trưởng, Phó Chi Cục trưởng và tương đương;
6. Chức danh Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương trong các Vụ, Cục, đơn vị và tương đương, chi nhánh, các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các Chi Cục và tương đương; chức danh Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp;
7. Chức danh Chủ tịch Hội đồng Học viện, Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng; Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh;
8. Chức danh lãnh đạo, quản lý và người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Cán sự Đảng và Thống đốc tại các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức, gồm:
a) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát Nhà máy In tiền Quốc gia, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
c) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
d) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
đ) Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
e) Người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức khác.
g) Kế toán trưởng các đơn vị: Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Nhà máy In tiền Quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
1. Về trình độ ngoại ngữ:
a) “Ngoại ngữ thông dụng” trong Quy định này gồm các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc.
b) “Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam” trong Quy định này áp dụng quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (gọi tắt là “Khung 6 bậc ).
c) Khái niệm “tương đương” áp dụng trong trường hợp quy đổi trình độ tiếng Anh xác định theo các Quyết định trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 quy định chương trình tiếng Anh thực hành, trong đó quy định các trình độ theo cấp độ tăng dần lần lượt là A, B, C và Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành, trong đó quy định các trình độ theo cấp độ tăng dần lần lượt là A1, A2, B1, B2, C1, C2) sang bậc tương ứng theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. Cụ thể:
- Trình độ A và A1 tương đương bậc 1 của Khung 6 bậc.
- Trình độ B và A2 tương đương bậc 2 của Khung 6 bậc.
- Trình độ C và B1 tương đương bậc 3 của Khung 6 bậc.
- Trình độ B2 tương đương bậc 4 của Khung 6 bậc.
- Trình độ C1 tương đương bậc 5 của Khung 6 bậc.
- Trình độ C2 tương đương bậc 6 của Khung 6 bậc.
Đối với ngoại ngữ thông dụng khác (Pháp, Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc), việc quy đổi trình độ tương đương sang bậc tương ứng theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam thực hiện theo các quy định, hướng dẫn cụ thể của Nhà nước.
2. Khái niệm “Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc...” trong Quy định này được hiểu là một trong các trường hợp sau:
a) Có văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng (hoặc quy đổi tương đương) với các bậc từ bậc 1 đến bậc 6 trong Khung 6 bậc.
b) Có trình độ ngoại ngữ tương ứng với tiêu chuẩn ngạch công chức/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hiện hưởng (tiêu chuẩn ngạch công chức/chức danh nghề nghiệp viên chức được pháp luật, cơ quan có thẩm quyền quy định).
c) Những trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ; những trường hợp có bằng tốt nghiệp bậc đại học trở lên do các trường/học viện nước ngoài đào tạo bằng ngoại ngữ thông dụng cấp (được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định) tương ứng với việc sử dụng được ngoại ngữ thông dụng trình độ bậc 4 trở lên của Khung 6 bậc.
3. “Thời gian công tác trong Ngành... ” trong Quy định này là tổng cộng dồn thời gian công tác của cá nhân tại cơ quan, đơn vị, tổ chức trong ngành Ngân hàng (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến thời điểm xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng.
4. “Tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm” trong Quy định này áp dụng trong những trường hợp vị trí việc làm thuộc một số lĩnh vực đặc thù đòi hỏi yêu cầu cao hơn về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ hoặc năng lực, kinh nghiệm so với tiêu chuẩn chung; hoặc phải có thêm bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ khác hoặc năng lực, kinh nghiệm khác.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quy định
1. Công chức, viên chức là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, thật sự ưu tú, có bản lĩnh, tài năng, năng lực nổi trội trong công tác, hoạt động thực tiễn, có triển vọng phát triển vào vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao hơn nhưng chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn đối với chức danh lãnh đạo, quản lý cần bổ nhiệm theo Quy định này thì thực hiện theo các chủ trương, chính sách, quy định khác (nếu có) của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Không áp dụng tiêu chuẩn về thời gian và kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng tại Quy định này đối với trường hợp cán bộ được tiếp nhận, bổ nhiệm từ ngoài ngành Ngân hàng theo yêu cầu nhiệm vụ công tác và đúng quy định hiện hành của Chính phủ.
3. Trường hợp được bổ nhiệm kiêm nhiệm thêm chức danh khác thì không nhất thiết phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chức danh kiêm nhiệm.
4. Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi bổ nhiệm lần đầu giữ chức danh lãnh đạo, quản lý ở đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý không nhất thiết phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn trình độ quản lý hành chính nhà nước theo quy định đối với chức danh tương ứng nhưng phải hoàn thiện tiêu chuẩn này trong nhiệm kỳ đầu tiên giữ chức vụ.
5. Trường hợp xem xét, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý mới chưa có trong Quy định này thì vận dụng áp dụng tiêu chuẩn chung của chức danh tương đương có vị trí, tính chất tương đồng tại Quy định này.
Điều 5. Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật
1. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
2. Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống lành mạnh, trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả cao. Không cơ hội, tham nhũng, quan liêu và có ý thức thường xuyên tích cực đấu tranh trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí và ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, gương mẫu về đạo đức, lối sống.
3. Tôn trọng nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, các quy định của địa phương nơi cư trú; phong cách làm việc dân chủ, minh bạch; có ý thức giữ gìn và xây dựng đoàn kết nội bộ; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.
Điều 6. Tiêu chuẩn về trình độ
1. Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Có trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc nếu công tác ở địa phương cần sử dụng tiếng dân tộc thiểu số) và trình độ tin học phù hợp, đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí công tác được giao.
Điều 7. Tiêu chuẩn về hiểu biết
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước.
2. Nắm vững các văn bản pháp luật về chuyên môn, chuyên ngành và lĩnh vực được giao phụ trách.
3. Hiểu biết tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước liên quan đến ngành, lĩnh vực công tác.
Điều 8. Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín
1. Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị.
2. Có khả năng, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao phụ trách, cụ thể: Có năng lực tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành; có khả năng phân tích, tổng hợp, dự báo, cập nhật và xử lý thông tin, số liệu, nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định chiến lược và đề xuất, tham mưu các giải pháp quản lý vĩ mô phục vụ cho hoạt động của Ngành; có khả năng nắm bắt, phát hiện tình hình thực tiễn của Ngành, địa phương và đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cấp dưới và phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan.
3. Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
4. Gương mẫu, quy tụ được và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Điều 9. Tiêu chuẩn về sức khỏe và độ tuổi
Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chung quy định tại Chương II Quy định này, người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo từng chức danh cụ thể:
1. Chức danh Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng là người đứng đầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và là chức danh lãnh đạo, quản lý, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; tham mưu giúp Thống đốc quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Chức danh Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng là cấp phó của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và là chức vụ lãnh đạo, quản lý, giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng phụ trách, chỉ đạo, quản lý, điều hành một hoặc một số mảng, lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo sự phân công của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Điều 11. Tiêu chuẩn chức danh Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với công tác thanh tra, giám sát.
b) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên.
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
đ) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Đã qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ trưởng hoặc tương đương trong các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng hoặc thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; có 05 năm trở lên công tác trong ngành Thanh tra, hoặc trong lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoặc làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
b) Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các Đoàn thanh tra có quy mô lớn, diện rộng, nhiều tình tiết phức tạp, hoặc phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo một mảng chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Điều 12. Tiêu chuẩn chức danh Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với công tác thanh tra, giám sát.
b) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên.
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
đ) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Đã qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm một trong các chức vụ: Vụ trưởng hoặc tương đương thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; lãnh đạo cấp vụ hoặc tương đương trở lên trong các đơn vị Vụ, Cục và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước hoặc thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên; có 03 năm trở lên công tác trong ngành Thanh tra, hoặc trong lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoặc làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
b) Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các Đoàn thanh tra có quy mô lớn, diện rộng, nhiều tình tiết phức tạp, hoặc phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo một mảng chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Mục 2. TIÊU CHUẨN CHỨC DANH VỤ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG, PHÓ VỤ TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA CÁC VỤ, CỤC, ĐƠN VỊ VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1. Chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước là người đứng đầu một Vụ, Cục, đơn vị và đơn vị sự nghiệp (trừ Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh); là chức vụ lãnh đạo, quản lý của đơn vị, có nhiệm vụ tham mưu tổng hợp hoặc tham mưu quản lý nhà nước giúp Thống đốc về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, hoặc là người chịu trách nhiệm quản lý, quản trị nội bộ, điều hành các hoạt động của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước là cấp phó của Vụ trưởng và là chức vụ lãnh đạo, quản lý, giúp Vụ trưởng phụ trách, chỉ đạo một hoặc một số lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Điều 14. Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực công tác.
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
c) Có bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
d) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Có thời gian công tác trong Ngành, lĩnh vực liên quan từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
Điều 15. Tiêu chuẩn chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực công tác.
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương; hoặc đang tham gia chương trình bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
c) Có bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên.
d) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Có thời gian công tác trong Ngành, lĩnh vực liên quan từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao. Đối với đơn vị không có cơ cấu tổ chức cấp phòng, nếu xem xét nhân sự từ nguồn nội bộ để thực hiện quy trình bổ nhiệm, yêu cầu có thời gian công tác tại Ngân hàng Nhà nước từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm liên tục tại đơn vị.
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
Mục 3. TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
1. Chức danh Giám đốc Chi nhánh là người đứng đầu một Chi nhánh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về việc lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
2. Chức danh Phó Giám đốc Chi nhánh là cấp phó của Giám đốc Chi nhánh; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, giúp Giám đốc Chi nhánh quản lý, tổ chức thực hiện một hoặc một số mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Điều 17. Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc Chi nhánh
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Đối với chức danh Giám đốc Chi nhánh Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng tiêu chuẩn về trình độ quy định đối với chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này.
b) Đối với chức danh Giám đốc Chi nhánh tỉnh, thành phố (trừ chức danh Giám đốc Chi nhánh Thành phố Hà Nội và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) áp dụng tiêu chuẩn quy định đối với chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước tại Khoản 1, Điều 15 của Quy định này.
Riêng tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ: yêu cầu sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên (hoặc tiếng dân tộc nếu công tác ở địa phương cần sử dụng tiếng dân tộc thiểu số).
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Hiểu biết sâu các nghiệp vụ ngân hàng được tổ chức triển khai tại Chi nhánh.
b) Có thời gian công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
Điều 18. Tiêu chuẩn chức danh Phó Giám đốc Chi nhánh
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
Áp dụng tiêu chuẩn quy định đối với chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước tại Khoản 1, Điều 15 của Quy định này.
Riêng tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ: yêu cầu sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên (hoặc tiếng dân tộc nếu công tác ở địa phương cần sử dụng tiếng dân tộc thiểu số).
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Hiểu biết sâu về các nghiệp vụ ngân hàng được được tổ chức triển khai tại Chi nhánh.
b) Có thời gian công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
1. Chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là người đứng đầu và là chức vụ lãnh đạo, quản lý của một đơn vị vụ hoặc tương đương thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện quản lý nhà nước hoặc tham gia phục vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là cấp phó của Vụ trưởng (quy định tại Khoản 1, Điều này); là chức vụ lãnh đạo, quản lý, giúp Vụ trưởng phụ trách, chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Điều 20. Tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
Áp dụng tiêu chuẩn về trình độ quy định đối với chức danh Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Có thời gian công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý và 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra, giám sát, hoặc lĩnh vực ngân hàng - tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
b) Có bằng hoặc chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra ngạch thanh tra viên chính trở lên nếu trực tiếp phụ trách chỉ đạo mảng nghiệp vụ thanh tra.
c) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
Áp dụng tiêu chuẩn quy định đối với chức danh Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước tại Khoản 1, Điều 15 của Quy định này.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Có thời gian công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý và 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra, giám sát, hoặc lĩnh vực ngân hàng - tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao. Đối với đơn vị không có cơ cấu tổ chức cấp phòng, nếu xem xét nhân sự từ nguồn nội bộ để thực hiện quy trình bổ nhiệm, yêu cầu có thời gian công tác tại Ngân hàng Nhà nước từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm liên tục tại đơn vị.
b) Có bằng hoặc chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra ngạch thanh tra viên chính trở lên nếu trực tiếp phụ trách chỉ đạo mảng nghiệp vụ thanh tra.
c) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
Mục 5. TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CHI CỤC TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG, PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Chức danh Chi Cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là “Chi Cục trưởng”) là người đứng đầu và là chức danh lãnh đạo, quản lý của một Chi Cục hoặc tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là “Chi Cục”), có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp trên trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của Chi Cục; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Chức danh Phó Chi Cục trưởng và tương đương là cấp phó của Chi Cục trưởng và là chức danh lãnh đạo, quản lý, có nhiệm vụ giúp Chi Cục trưởng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Chi Cục trưởng giao; chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Điều 23. Tiêu chuẩn chức danh Chi Cục trưởng và tương đương, Phó Chi Cục trưởng và tương đương
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực công tác.
b) Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
c) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Có thời gian công tác trong Ngành từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
b) Đối với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Chi nhánh Thành phố Hà Nội và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (tương đương Chi Cục trưởng, Phó Chi Cục trưởng), yêu cầu có bằng hoặc chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra ngạch thanh tra viên chính trở lên hoặc Chương trình bồi dưỡng kiến thức về thanh tra, giám sát ngân hàng.
c) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
1. Chức danh Trưởng phòng và tương đương trong các đơn vị vụ, cục và tương đương (bao gồm cả Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp), chi nhánh, các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các Chi Cục và tương đương (sau đây gọi chung là các “đơn vị”) là người đứng đầu và là chức danh lãnh đạo, quản lý của một phòng hoặc tổ chức tương đương, có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp trên trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương trong các đơn vị là cấp phó của Trưởng phòng và là chức danh lãnh đạo, quản lý, có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Trưởng phòng giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Điều 25. Tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực công tác.
b) Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
c) Sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 2 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương trở lên. Chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng ở các đơn vị Trung ương (trừ các trường hợp nêu tại Điều 26 Quy định này và ở các Chi Cục và tương đương) được bổ nhiệm lần đầu, yêu cầu sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
d) Đã học Chương trình đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc đã học Chương trình bồi dưỡng kiến thức về thanh tra, giám sát ngân hàng nếu chuyên môn được giao phụ trách thuộc lĩnh vực nghiệp vụ thanh tra.
đ) Đáp ứng các tiêu chuẩn khác được pháp luật quy định về công tác kế toán nếu chuyên môn được giao phụ trách thuộc lĩnh vực nghiệp vụ kế toán.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Đối với các đơn vị Vụ, Cục và tương đương (trừ các Chi Cục và tương đương), các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp, Chi nhánh thành phố Hà Nội và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Yêu cầu có thời gian công tác trong Ngành từ 03 năm trở lên, trong đó, có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao phụ trách.
b) Đối với các chi nhánh tỉnh, thành phố (trừ Chi nhánh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các Chi Cục và tương đương: Yêu cầu có thời gian công tác trong Ngành từ 02 năm trở lên, trong đó, có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao phụ trách.
c) Chức danh Trưởng phòng và tương đương phải có kinh nghiệm tối thiểu 06 tháng giữ chức vụ quản lý ở cấp phòng hoặc tương đương.
d) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
1. Tiêu chuẩn về trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
b) Có bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
2. Các tiêu chuẩn khác:
a) Có thời gian công tác trong Ngành từ 02 năm trở lên, trong đó, có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao phụ trách.
c) Chức danh Trưởng phòng và tương đương phải có kinh nghiệm tối thiểu 06 tháng giữ chức vụ quản lý ở cấp phòng hoặc tương đương.
d) Đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm (nếu có).
1. Chức danh Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “Hội đồng trường”) là người đứng đầu Hội đồng trường của một cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là “Trường”) có nhiệm vụ tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan theo trách nhiệm, quyền hạn được quy định tại Luật Giáo dục Đại học; chịu trách nhiệm trước Thống đốc và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Chức danh Giám đốc Học viện Ngân hàng, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là “Hiệu trưởng”) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy và các hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; chịu trách nhiệm trước Hội đồng trường, Thống đốc và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Chức danh Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là cấp phó của Hiệu trưởng và là chức vụ quản lý, giúp Hiệu trưởng phụ trách, điều hành một hoặc một số lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo phân công của Hiệu trưởng; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, Hội đồng trưởng, Thống đốc và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh được quy định tại Luật Giáo dục đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đại học hoặc có nội dung liên quan.
Các chức danh lãnh đạo, quản lý và người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ban Cán sự Đảng và Thống đốc tại các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức quy định tại Khoản 8, Điều 2 Quy định này là chức vụ lãnh đạo, quản lý có vị trí, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động của tổ chức (đơn vị) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước Thống đốc, trước pháp luật về việc lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức (đơn vị) và các nhiệm vụ quy định tại các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn của từng chức danh được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động của tổ chức (đơn vị) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, người giữ một trong các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương, hoặc đang tham gia chương trình bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương và đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu vị trí việc làm của đơn vị (nếu có).
Điều 31. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp đang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành, nếu còn thiếu tiêu chuẩn về trình độ, bằng cấp, chứng chỉ bồi dưỡng thì đơn vị (nơi công chức, viên chức đang công tác) có trách nhiệm cử các trường hợp này tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung đủ những tiêu chuẩn còn thiếu theo quy định.
Thời hạn để bổ sung đủ những tiêu chuẩn còn thiếu tính từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2021 (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này). Trong thời hạn này, nếu đến thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý đang giữ mà chưa bổ sung đủ tiêu chuẩn còn thiếu thì vẫn được thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định.
2. Không nhất thiết phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn nêu tại Điểm b, Khoản 2 các Điều 20, Điều 21 và Điều 30 của Quy định này đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng khi bổ nhiệm lần đầu nhưng người được bổ nhiệm phải hoàn thiện tiêu chuẩn này trong nhiệm kỳ đầu tiên giữ chức vụ.
1. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trong ngành Ngân hàng có trách nhiệm chỉ đạo việc phổ biến, quán triệt thực hiện Quy định này trong đơn vị.
2. Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành Quy định này.
3. Trong quá trình triển khai, thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, giải quyết.
4. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Thống đốc quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.