ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 668/2015/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 20 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 03 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a, khoản 1, điều 6, Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 145/TTr-SNN ngày 16 tháng 10 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 668/2015/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Giang)
Quy định này quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gồm: phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống gà, vịt bố mẹ hậu bị; hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc.
1. Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi).
2. Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
3. Các cơ quan, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
Điều 3. Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò
1. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Chăn nuôi dưới hoặc 10 con lợn nái; dưới hoặc 10 con trâu, bò sinh sản, có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
b) Sử dụng loại tinh theo quy định tại khoản 2 điều này, có nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Loại tinh được hỗ trợ
a) Tinh lợn, bao gồm: Tinh lợn móng cái và tinh lợn ngoại (Yorshire, Landrace, Duroc, Pidu, Pietrance, LY).
b) Tinh trâu, bò bao gồm: Các loại tinh trâu, bò được sản xuất, nhập khẩu bởi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nằm trong danh mục quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Đơn giá hỗ trợ
a) Đơn giá liều tinh lợn: Tinh lợn móng cái 38.100 đồng/liều 50ml; Tinh lợn ngoại 35.200 đồng/liều 50ml.
b) Đơn giá liều tinh và vật tư phối giống đối với trâu, bò: Tinh trâu nội, tinh trâu Murah, tinh bò Zebu sản xuất trong nước là 27.000 đồng/liều; tinh trâu, bò thịt cao sản nhập khẩu là 150.000 đồng/liều; tinh bò sữa 250.000 đồng/liều; nitơ lỏng 23.000 đồng/lít; găng tay 3.500 đồng/đôi; dẫn tinh quản (hoặc ống dẫn tinh) 3.000 đồng/chiếc.
4. Mức hỗ trợ
a) Tinh lợn: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh theo số lượng thực tế liều tinh sử dụng, nhưng không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm.
b) Tinh trâu, bò và vật tư phối giống nhân tạo: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh (tinh đông lạnh) và vật tư phối giống nhân tạo (Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản hoặc ống dẫn tinh) theo số lượng thực tế vật tư phối giống nhân tạo sử dụng, nhưng không quá 02 liều tinh/bò thịt/năm, 04 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.
5. Định mức vật tư phối giống nhân tạo đối với trâu, bò
a) Nitơ lỏng dùng để bảo quản tinh ở các điểm trung chuyển: Theo thực tế sử dụng, nhưng không quá 180 lít/năm/bình 35,5 lít.
b) Nitơ lỏng dùng để vận chuyển tinh đi phối giống: Theo thực tế sử dụng, nhưng tối đa đến 1,5 lít/01 con trâu, bò cái có chửa.
c) Các vật tư khác (găng tay, dẫn tinh quản hoặc ống dẫn tinh): Phù hợp theo số liều tinh sử dụng, mỗi liều tinh sử dụng tương ứng với 01 đôi găng tay và 01 dẫn tinh quản hoặc ống dẫn tinh.
Điều 4. Hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị
1. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Chăn nuôi lợn, trâu, bò đực giống để phối giống dịch vụ hoặc nuôi gà, vịt giống gắn với ấp nở cung cấp con giống; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
b) Mua loại giống theo quy định tại khoản 2 Điều này, có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng đối với lợn, trâu, bò hoặc phẩm cấp giống phù hợp đối với gà, vịt; có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các loại giống sau: Hoặc lợn đực giống, hoặc trâu đực giống, hoặc bò đực giống, hoặc gà giống, hoặc vịt giống.
2. Loại giống được hỗ trợ
a) Lợn đực giống: Các giống lợn ngoại (Yorshire, Landrace, Duroc, Pietrance, Pidu, LY).
b) Trâu, bò đực giống: Các giống bò ngoại thuần, bò lai trên 50% máu ngoại đã qua bình tuyển thuộc các giống bò Zebu, Droughtmaster; giống trâu nhập ngoại hoặc giống trâu đực nội đã qua bình tuyển.
c) Gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: Các giống gà lông màu Lương Phượng, Mía, Ri, gà Chọi; các giống vịt Super, CV2000, vịt Triết Giang.
3. Mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ, nhưng không quá 5.000.000 đồng/01 con lợn đực giống; không quá 20.000.000 đồng/01 con bò đực giống và không quá 25.000.000 đồng/01 con trâu đực giống. Yêu cầu lợn đực giống khi mua về tối thiểu phải từ 6 tháng tuổi trở lên và mỗi hộ chăn nuôi chỉ được hỗ trợ mua không quá 02 con; bò đực giống khi mua về phải từ 12 tháng tuổi trở lên, trâu đực giống phải từ 24 tháng tuổi trở lên và mỗi hộ chăn nuôi chỉ được hỗ trợ mua 01 con trâu hoặc 01 con bò đực giống.
b) Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị, nhưng không quá 50.000 đồng /01 con. Yêu cầu gà, vịt giống bố mẹ hậu bị khi mua về tối thiểu phải từ 02 tháng tuổi trở lên và mỗi hộ chăn nuôi chỉ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
Điều 5. Hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi
1. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn: 05 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 03 con trâu, bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản và tương đương; có nhu cầu xây dựng mới công trình khí sinh học (hầm biogas) hoặc làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xây mới hầm biogas hoặc làm đệm lót sinh học đáp ứng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Mỗi hộ chỉ được hưởng kinh phí hỗ trợ hoặc xây dựng mới hầm biogas hoặc làm đệm lót sinh học.
2. Đơn giá và mức hỗ trợ
a) Đơn giá xây dựng: Xây dựng mới hầm biogas là 800.000 đồng/m3; làm đệm lót sinh học là 36.500 đồng /m2 đối với chăn nuôi gia cầm và 130.000 đồng/m2 đối với chăn nuôi lợn.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị xây dựng mới hầm biogas hoặc làm đệm lót sinh học, nhưng không quá 5.000.000 đồng/01 công trình hoặc đệm lót sinh học/01 hộ.
Điều 6. Hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc
1. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn
a) Điều kiện hưởng hỗ trợ: Đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở đối với khu vực miền núi hoặc Trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng; dưới 40 tuổi; có nhu cầu, làm đơn và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
b) Số lượng học viên: Theo thực tế đăng ký hàng năm và được gửi đi đào tạo, tập huấn tại các đơn vị có đủ năng lực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định. Trường hợp thuê các đơn vị về tổ chức lớp tập huấn, đào tạo tại địa phương (tỉnh, huyện) thì số lượng học viên phải đảm bảo tối thiểu là 20 người/lớp và tối đa do đơn vị đào tạo, tập huấn quy định.
c) Đơn giá đào tạo, tập huấn 6.000.000 đồng/người.
d) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống, nhưng không quá 6.000.000 đồng/người.
2. Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc
a) Điều kiện hưởng hỗ trợ: Đã qua đào tạo, tập huấn có chứng chỉ; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; mua loại bình theo quy định tại điểm b khoản 2 điều này và có cam kết bảo quản, sử dụng bình trong thời gian từ 5 năm trở lên.
b) Loại bình: Bình 3,15 lít dùng để vận chuyển, bảo quản tinh đi phối giống; bình 35,5 lít dùng để bảo quản tinh tại các điểm trung chuyển.
c) Đơn giá: 5.000.000 đồng/bình 3,15 lít; 20.000.000 đồng/bình 35,5 lít.
d) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng 100% kinh phí mua bình chứa Nitơ lỏng, nhưng không quá 5.000.000 đồng/01 bình/01 người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc và không quá 20.000.000 đồng/01 bình/01 điểm trung chuyển bảo quản tinh.
Điều 7. Phương thức hỗ trợ, cơ chế quản lý và nguồn kinh phí hỗ trợ
1. Phương thức hỗ trợ
a) Hỗ trợ về kinh phí liều tinh lợn và kinh phí vật tư phối giống nhân tạo trâu, bò cho các hộ chăn nuôi thông qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật tư chăn nuôi theo quy định hiện hành, được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định và giao kế hoạch. Kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở được căn cứ theo đơn giá liều tinh, vật tư theo định mức quy định tại khoản 3, Điều 3 Quy định này nhân (x) với số thực tế cung cấp cho các hộ chăn nuôi trong kế hoạch số lượng được giao hàng năm.
b) Hỗ trợ trực tiếp cho hộ chăn nuôi sau khi các hộ đã mua lợn, trâu, bò đực giống, gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; có hóa đơn tài chính theo quy định.
c) Hỗ trợ trực tiếp cho hộ chăn nuôi sau khi các hộ đã xây hầm biogas hoặc làm đệm lót sinh học.
d) Hỗ trợ trực tiếp cho người đi đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc sau khi hoàn thành khóa đào tạo, tập huấn; có chứng chỉ của cơ sở đào tạo, tập huấn.
đ) Hỗ trợ trực tiếp cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc sau khi mua bình chứa Nitơ lỏng; có hóa đơn tài chính theo quy định.
e) Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
2. Cơ chế quản lý và nguồn kinh phí hỗ trợ
a) Cơ chế quản lý kinh phí hỗ trợ
Đối với kinh phí hỗ trợ phối giống nhân tạo cho lợn, trâu, bò (quy định tại Điều 3) và kinh phí hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng 35,5 lít để bảo quản tinh ở các điểm trung chuyển (quy định tại Điều 6): Được cấp và thanh toán trực tiếp về cho các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật tư chăn nuôi được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định và giao kế hoạch.
Đối với các kinh phí hỗ trợ còn lại (quy định tại Điều 4, Điều 5 và kinh phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển tinh đi phối giống quy định tại Điều 6): Được cấp bổ sung có mục tiêu về cho Ngân sách cấp huyện để thanh toán hỗ trợ trực tiếp về cho các đối tượng được thụ hưởng.
b) Nguồn kinh phí hỗ trợ
- Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu;
+ Ngân sách tỉnh cấp bù phần kinh phí hỗ trợ do Ngân sách Trung ương cấp còn thiếu.
- Kinh phí từ các chương trình, dự án Trung ương và địa phương; của các tổ chức kinh tế xã hội; các chương trình hợp tác quốc tế khác (nếu có).
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hàng năm tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định và công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật tư chăn nuôi cung cấp liều tinh, con giống và vật tư đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi chủ động lựa chọn.
b) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nhu cầu thị trường về các sản phẩm chăn nuôi và nhu cầu thực tế lập kế hoạch hàng năm về kinh phí hỗ trợ theo Quy định này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch xong trong tháng 8 của năm trước liền kề để các đơn vị, cơ sở chủ động cung cấp đủ về số lượng, chất lượng, thúc đẩy chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.
c) Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xem xét, thẩm định đơn giá của các loại vật tư, con giống, sản phẩm hàng hóa được hỗ trợ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
d) Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy định này tại các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan; tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
a) Tổng hợp kế hoạch kinh phí hỗ trợ hàng năm theo Quy định này gửi Bộ Tài chính đề nghị Ngân sách Trung ương cấp hỗ trợ theo đúng quy định của Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định đơn giá của các loại vật tư, con giống, sản phẩm hàng hóa được hỗ trợ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và phân bổ kế hoạch kinh phí hỗ trợ hàng năm theo Quy định này về cho các địa phương, đơn vị đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai, phổ biến rộng rãi Quy định này đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để thực hiện;
b) Hàng năm, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều tra, thống kê lập danh sách các hộ (đến từng thôn, bản) trên địa bàn có nhu cầu được hỗ trợ kinh phí theo Quy định này, tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xong trước ngày 31 tháng 7 của năm trước liền kề, để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch xong trong tháng 8.
c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Trạm Khuyến nông) xác nhận các hộ mua con giống và áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải đáp ứng quy định để được hưởng chính sách hỗ trợ; triển khai kế hoạch hỗ trợ hàng năm trên địa bàn huyện, thành phố.
d) Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ được phân bổ hàng năm theo đúng quy định và hướng dẫn của các Sở, ngành liên quan;
đ) Định kỳ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6) và 01 năm (trước ngày 31 tháng 12) tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy định có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.